intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn bóng chuyền cho học sinh trường THPT Nguyễn Trãi – tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

37
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn Bóng chuyền để phát triển thể chất cho học sinh của trường THPT Nguyễn Trãi tỉnh Đồng Nai. Để hiểu rõ hơn mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết Luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn bóng chuyền cho học sinh trường THPT Nguyễn Trãi – tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO, VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …………………. LÊ NGỌC THÀNH LONG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY NGOẠI KHÓA MÔN BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO, VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …………………. LÊ NGỌC THÀNH LONG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY NGOẠI KHÓA MÔN BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: 60140103 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Hoàng Tùng Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Ngọc Thành Long
  4. Với tấm lòng biết ơn chân thành nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lớp cao học và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi và các bạn hoàn thành tốt khóa học này. Tôi xin bày tỏ biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô giảng dạy lớp cao học 17, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức quý báu làm cơ sở nghiên cứu luận văn cũng như làm hành trang trong công tác mai sau. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Phạm Hoàng Tùng đã tận tình động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn quý thầy cô đã dành những thời gian quý báu đọc và góp ý giúp tôi hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cá nhân và tập thể: - Ban giám hiệu trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh. - Khoa sau đại học - Trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh. - Trường THPT Nguyễn Trãi, tỉnh Đồng Nai. - Gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp Đã quan tâm động viên và tạo mọi điều kiện về tinh thần cũng như vật chất để tôi hoàn thành tốt chương trình học tập. Học viên Lê Ngọc Thành Long
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ, ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG VIẾT TẮT VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT GDĐT Giáo dục và đào tạo GDTC Giáo dục thể chất GV Giáo viên HS Học sinh TDTT Thể dục thể thao THPT Trung học phổ thông Tp Thành phố VIẾT TẮT ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG cm Centimet kg Kilôgram g Gram m Mét s Giây
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng TÊN BẢNG Trang 1.1 Thực trạng giáo viên môn Thể dục trường THPT Nguyễn Trãi 39 Bảng phân phối chương trình giảng dạy môn thể dục cho học sinh 3.1 Sau 49 THPT thông Nguyễn Trãi Tỉnh Đồng Nai Thực trạng kết quả học tập môn thể dục của học sinh trường thpt nguyễn 3.2 54 trãi tỉnh đồng nai năm học 2012-2013 So sánh thực trạng thể lực của học sinh khối 10 trường THPT 3.3 Nguyễn Trãi Tỉnh Đồng Nai (năm học 2013 - 2014) với mức trung Sau 55 bình của người việt nam lứa tuổi 16 So sánh thực trạng thể lực của học sinh khối 11 trường THPT 3.4 Nguyễn Trãi Tỉnh Đồng Nai (năm học 2013 - 2014) với mức trung Sau 55 bình của người việt nam lứa tuổi 17 So sánh thực trạng thể lực của học sinh khối 12 trường THPT Nguyễn 3.5 Trãi Tỉnh Đồng Nai (năm học 2013 - 2014) với mức trung bình của Sau 55 người việt nam lứa tuổi 18 Tổng hợp kết quả đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh trường 3.6 Sau 55 THPT Nguyễn Trãi Tỉnh Đồng Nai Kết quả so sánh lực bóp tay thuận của nam học sinh trường THPT 3.7 56 Nguyễn Trãi với nam thanh niên Việt Nam năm 2001 Kết quả so sánh Nằm ngửa gập bụng của nam học sinh trường THPT 3.8 57 Nguyễn Trãi với nam thanh niên Việt Nam năm 2001 Kết quả so sánh Bật xa tại chỗ của nam học sinh trường THPT Nguyễn 3.9 58 Trãi với nam thanh niên Việt Nam năm 2001 Kết quả so sánh Chạy 30 xuất phát cao của nam học sinh trường THPT 3.10 59 Nguyễn Trãi với nam thanh niên Việt Nam năm 2001 Kết quả so sánh chạy con thoi 4x10m của nam học sinh trường THPT 3.11 61 Nguyễn Trãi với nam thanh niên Việt Nam năm 2001 Kết quả so sánh chạy tùy sức 5 phút của nam học sinh trường THPT 3.12 62 Nguyễn Trãi với nam thanh niên Việt Nam năm 2001 Kết quả so sánh lực bóp tay thuận của nữ học sinh trường THPT 3.13 63 Nguyễn Trãi với nữ thanh niên Việt Nam năm 2001 Kết quả so sánh Nằm ngửa gập bụng của nữ học sinh trường THPT 3.14 64 Nguyễn Trãi với nữ thanh niên Việt Nam năm 2001 Kết quả so sánh Bật xa tại chỗ của nữ học sinh trường THPTNguyễn 3.15 66 Trãi với nữ thanh niên Việt Nam năm 2001 Kết quả so sánh Chạy 30 xuất phát cao của nữ học sinh trường THPT 3.16 67 Nguyễn Trãi với nữ thanh niên Việt Nam năm 2001 Kết quả so sánh chạy con thoi 4x10m của nữ học sinh trường THPT 3.17 68 Nguyễn Trãi với nữ thanh niên Việt Nam năm 2001 Kết quả so sánh chạy tùy sức 5 phút của nữ học sinh trường THPT 3.18 70 Nguyễn Trãi với nữ thanh niên Việt Nam năm 2001
  7. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác giáo dục thể chất cho học 3.19 Sau 74 sinh trường trường THPT Nguyễn Trãi Tỉnh Đồng Nai Kết quả phỏng vấn về ưu tiên sử dụng hình thức hoạt động TDTT 3.20 ngoài giờ chính khoá đối với học sinh trường THPT Nguyễn Trãi Tỉnh Sau 75 Đồng Nai Kết quả phỏng vấn về ưu tiên sử dụng môn thể thao cho tập luyện 3.21 ngoài giờ chính khoá đối với học sinh trường THPT Nguyễn Trãi Tỉnh Sau 75 Đồng Nai Kết quả điều tra về nhu cầu tập luyện môn thể thao ngoài giờ chính 3.22 Sau 75 khoá của học sinh THPT Nguyễn Trãi Tỉnh Đồng Nai Kết quả khảo sát về công tác giáo dục thể chất và nhu cầu tập luyện 3.23 Sau 75 ngoại khoá của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi Tỉnh Đồng Nai Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC tại trường 3.24 79 THPT Nguyễn Trãi Tỉnh Đồng Nai Kết quả điều tra về trình độ học vấn của đội ngũ giáo viên đang dạy môn 3.25 80 thể dục tại trường THPT Nguyễn Trãi Tỉnh Đồng Nai Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung tập luyện ngoại khóa 3.26 Sau 80 Bóng chuyền cho học sinh trường THPT Nguyễn Trãi tỉnh Đồng Nai Bảng phân phối thời gian chung của chương trình tập luyện ngoại khóa 3.27 82 môn Bóng chuyền tại trường THPT Nguyễn Trãi tỉnh Đồng Nai Tiến trình giảng dạy ngoại khóa môn Bóng chuyền cho học sinh 3.28 Sau 83 trường THPT Nguyễn Trãi tỉnh Đồng Nai Kết quả kiểm tra thể lực học sinh trường THPT Nguyễn Trãi trước 3.29 85 thực nghiệm So sánh kết quả kiểm tra thể lực của nhóm học sinh khối 10 trước và 3.30 Sau 87 sau thực nghiệm So sánh kết quả kiểm tra thể lực của nhóm học sinh khối 11 trước và 3.31 Sau 89 sau thực nghiệm Kết quả so sánh nhịp độ phát triển thể lực của nam học sinh khối 10 4.1 Sau 94 trường THPT Nguyễn Trãi với trường THPT Nguyễn Việt Hồng Kết quả so sánh nhịp độ phát triển thể lực của nữ học sinh khối 10 4.2 Sau 94 trường THPT Nguyễn Trãi với trường THPT Nguyễn Việt Hồng Kết quả so sánh nhịp độ phát triển thể lực của nam học sinh khối 11 4.3 Sau 94 trường THPT Nguyễn Trãi với trường THPT Nguyễn Việt Hồng Kết quả so sánh nhịp độ phát triển thể lực của nữ học sinh khối 11 4.4 Sau 94 trường THPT Nguyễn Trãi với trường THPT Nguyễn Việt Hồng Kết quả đối chiếu giá trị trung bình của nhóm nghiên cứu trước và sau 4.5 Sau 96 thực nghiệm với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh lứa tuổi 16 Kết quả đối chiếu giá trị trung bình của nhóm nghiên cứu trước và sau 4.6 Sau 96 thực nghiệm với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh lứa tuổi 17
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu TÊN BIỂU ĐỒ Trang đồ 3.1 So sánh lực bóp tay thuận giữa nam học sinh trường THPT Nguyễn 57 Trãi với nam thanh niên Việt Nam ( năm 2001) 3.2 So sánh nằm ngửa gập bụng giữa nam học sinh trường THPT 58 Nguyễn Trãi với nam thanh niên Việt Nam ( năm 2001) 3.3 So sánh bật xa tại chỗ giữa nam học sinh trường THPT Nguyễn 59 Trãi với nam thanh niên Việt Nam ( năm 2001) 3.4 So sánh chạy 30m xuất phát cao giữa nam học sinh trường THPT 60 Nguyễn Trãi với nam thanh niên Việt Nam ( năm 2001) 3.5 So sánh chạy con thoi 4x10m giữa nam học sinh trường THPT 62 Nguyễn Trãi với nam thanh niên Việt Nam ( năm 2001) 3.6 So sánh chạy tùy sức 5 phút giữa nam học sinh trường THPT 63 Nguyễn Trãi với nam thanh niên Việt Nam ( năm 2001) 3.7 So sánh lực bóp tay thuận giữa nữ học sinh trường THPT Nguyễn 64 Trãi với nữ thanh niên Việt Nam ( năm 2001) 3.8 So sánh nằm ngửa gập bụng giữa nữ học sinh trường THPT Nguyễn 65 Trãi với nữ thanh niên Việt Nam ( năm 2001) 3.9 So sánh bật xa tại chỗ giữa nữ học sinh trường THPT Nguyễn Trãi 67 với nữ thanh niên Việt Nam ( năm 2001) 3.10 So sánh chạy 30m xuất phát cao giữa nữ học sinh trường THPT 68 Nguyễn Trãi với nữ thanh niên Việt Nam ( năm 2001) 3.11 So sánh chạy con thoi 4x10m giữa nữ học sinh trường THPT 69 Nguyễn Trãi với nữ thanh niên Việt Nam ( năm 2001) 3.12 So sánh chạy tùy sức 5 phút giữa nữ học sinh trường THPT Nguyễn 71 Trãi với nữ thanh niên Việt Nam ( năm 2001) 4.1 So sánh nhịp độ phát triển thể lực của Nam học sinh khối 10 trường Sau 94 THPT Nguyễn Trãi và trường THPT Nguyễn Việt Hồng 4.2 So sánh nhịp độ phát triển thể lực của Nữ học sinh khối 10 trường Sau 94 THPT Nguyễn Trãi và trường THPT Nguyễn Việt Hồng 4.3 So sánh nhịp độ phát triển thể lực của Nam học sinh khối 11 trường Sau 94 THPT Nguyễn Trãi và trường THPT Nguyễn Việt Hồng 4.4 So sánh nhịp độ phát triển thể lực của Nữ học sinh khối 11 trường Sau 94 THPT Nguyễn Trãi và trường THPT Nguyễn Việt Hồng
  9. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Giáo án mẫu Phụ lục 2: Bảng phân phối chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền Phụ lục 3. Phiếu phỏng vấn về ưu tiên sử dụng hình thức hoạt động TDTT ngoài giờ chính khóa và ưu tiên sử dụng môn thể thao cho tập luyện ngoài giờ chính khóa đối với HS trường THPT Nguyễn Trãi. Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn về thực trạng GDTC cho học sinh trường THPT Nguyễn Trãi tỉnh Đồng Nai Phụ lục 5: Phiếu phỏng vấn học sinh Phụ lục 6: Phiếu phỏng vấn chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên GDTC Phụ lục 7: Bảng số liệu học sinh nữ khối 10 lần 1 + lần 2 Phụ lục 8: Bảng số liệu học sinh nam khối 10 lần 1 + lần 2 Phụ lục 9: Bảng số liệu học sinh nữ khối 11 lần 1 + lần 2 Phụ lục 10: Bảng số liệu học sinh nam khối 11 lần 1 + lần 2
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã không ngừng quan tâm đến giáo dục và phát triển giáo dục nước nhà theo xu thế hiện đại đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX, X và tiếp tục được khẳng định ở Đại hội XI đã đưa ra nhiều chủ trương và nhiều biện pháp nhằm phát triển đất nước và xem việc phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển văn hoá và xã hội là mục tiêu then chốt. Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi giáo dục phải tạo ra những con người phát triển toàn diện về trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục và nghề nghiệp. Vì vậy giáo dục thể chất (GDTC) trong hệ thống giáo dục nói chung và trong nhà trường nói riêng có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người, góp phần không nhỏ nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng cho đất nước. Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã có nhận định. Công tác thể dục thể thao đã có tiến bộ, phong trào thể dục thể thao từng bước được mở rộng với nhiều hình thức, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của thế hệ trẻ, của học sinh, sinh viên và thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện nhiều môn thể thao dân tộc được khôi phục và phát triển; một số môn thể thao đạt thành tích đáng khích lệ; cơ sở vật chất, kỹ thuật thể dục thể thao ở một số địa phương và ngành đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới. Để đạt được những tiến bộ đó là do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các ban ngành đoàn thể, do sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên và
  11. 2 sự tham gia của nhân dân trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.[1] Tuy nhiên, thể dục thể thao của nước ta vẫn còn ở trình độ thấp. Số người thường xuyên tham gia tập luyện thể dục thể thao còn rất ít, đặc biệt là thanh thiếu niên chưa tích cực tham gia tập luyện. Hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học còn chưa đáp ứng được nhu cầu, lực lượng vận động viên trẻ kế cận mỏng. Đội ngũ cán bộ thể dục thể thao rất thiếu và yếu về nhiều mặt, cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật của thể dục thể thao vừa thiếu, vừa lạc hậu, ngay cả các thành phố lớn, các địa bàn dân cư, các trường học… Nhiều sân bãi, cơ sở tập luyện bị lấn chiếm, sử dụng vào việc khác. Nguyên nhân của những mặt hạn chế, yếu kém kể trên chủ yếu là do nhiều cấp uỷ đảng chính quyền chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư thích đáng cho công tác thể dục thể thao; Công tác quản lý, chỉ đạo của ngành Thể dục thể thao chậm được đổi mới, chưa thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá hoạt động thể dục thể thao. Ngành Giáo dục - Đào tạo chưa có những giải pháp tích cực và hiệu quả để phát triển thể dục thể thao trong trường học. Do vậy Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng yêu cầu phải. “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên”. Công tác TDTT cần được coi trọng và nâng cao cao chất lượng GDTC trong các trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân tham gia rèn luyện hàng ngày. GDTC trong trường học là thực hiện mục tiêu phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên, góp phần vào việc đào tạo con người phát triển toàn diện cả về thể chất và nhân cách bởi họ là những chủ nhân tương lai của đất nước, sứ mệnh tương lai của đất nước đều trông vào thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đang được sống và học tập dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa và được thừa hưởng những thành quả của ông cha ta để lại trong sự nghiệp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đảng và nhà nước luôn luôn
  12. 3 và hết sức quan tâm, chăm sóc đến thế hệ trẻ. Trong di chúc của Chủ Tịch Hồ chí Minh người đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Thấm nhuần lời dạy của người, thế hệ trẻ Việt Nam trong đó lực lượng học sinh, sinh viên đang ra sức thi đua học tập và rèn luyện, góp phần vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hiện nay ở các bậc học đều có xu hướng phát triển về quy mô và đa dạng hoá loại hình đào tạo. Với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng học sinh như hiện nay, vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có GDTC đang đứng trước nhiều thử thách to lớn. Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chỉ thị số 12/2005/TC-BGD&ĐT về việc tăng cường công tác GDTC và hoạt động thể thao, việc nâng cao hiệu quả công tác GDTC bằng các hoạt động thể thao ngoại khóa và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy chính khóa là một trong những nhiệm vụ quan trong của GDTC để phát triển các tố chất thể lực và năng lực vận đông của học sinh Công tác GDTC đã được các cấp lãnh đạo từ Bộ, sở, phòng giáo dục và đào tạo, các lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm, thể hiện thường xuyên đổi mới về sách giáo khoa nâng cao trang thiết bị cơ sở vật chất, dụng cụ, sân tập và cả đội ngũ giáo viên. Nhiều trường đã được đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình TDTT mới phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khoá và hoạt động ngoại khoá cho học sinh… Nhưng thực tế công tác GDTC và thể thao học đường ở nhiều trường còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục đào tạo đã đề ra. Về thực trạng công tác GDTC hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đã nhận định, chất lượng GDTC còn thấp, giờ dạy còn đơn điệu, thiếu sinh động, có nội dung lặp đi lặp lại kéo dài cả năm học. Ở phần quy định chủ yếu là đội hình đội ngũ, điền kinh, thể dục phát triển chung, thể dục nhịp điệu được giảng dạy từ lớp 6 đến lớp 12 nên có nhiều bài
  13. 4 học lặp đi, lặp lại làm giờ học Thể dục trở nên nhàm chán, không phát huy được niềm say mê và tính tích cực của học sinh Ở phần thể thao tự chọn thời lượng còn quá ít (20 tiết/70 tiết học trong cả năm học) nên không đáp ứng được việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng vận động cho các em. Từ đó, học sinh không thích học môn Thể dục, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh trở nên thừa cân, béo phì, và có thể lực kém do thiếu vận động, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Qua nhiều khảo sát ở các trường phổ thông, phần lớn học sinh thích học các môn thể thao tự chọn: Bơi lội, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng rổ, Vovinam, Cầu lông, Taekwondo .... và các phong trào rèn luyện ngoại khóa hoạt động hết sức sôi nổi, thu hút nhiều học sinh tham gia tập luyện. Như vậy để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra song song với chương trình nội khóa cần kết hợp chương trình tập luyện ngoại khóa từ một số môn thể thao mà trường có điều kiện tổ chức giảng dạy trong phần thể thao tự chọn của chương trình. Bóng chuyền là môn thể thao có tính hấp dẫn cao, dễ tập, thích hợp với mọi lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra môn bóng chuyền còn được coi như phương tiện để xả stress, phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc. Khi tập luyện môn bóng chuyền, người tập có thể phát triển đầy đủ các tố chất: nhanh, mạnh, bền, khéo... Đây là một trong những môn học được trường THPT Nguyễn Trãi – tỉnh Đồng Nai lựa chọn giảng dạy ở phần thể thao tự chọn trong chương trình môn Thể dục, và cũng là một trong những môn thể thao được nhà trường lựa chọn để tổ chức Hội khỏe phù đổng cấp trường hàng năm. Ở trường THPT Nguyễn Trãi thời gian chơi thể thao của các em học sinh còn quá ít (học sinh thường tranh thủ chơi bóng chuyền vào giờ ra chơi và 30 phút sau giờ tan học ). Để nâng cao chất lượng GDTC tại trường đòi hỏi phải có một đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm tạo cho các em một sân chơi lành mạnh để tập
  14. 5 luyện môn thể thao mình yêu thích nhằm phát triển đầy đủ sức khỏe, bởi có sức khỏe thì con người mới có thể phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức, kỹ năng, ở các môn học khác kỹ xảo vận động trong cuộc sống. Đây là một băn khoăn lớn của các giáo viên giảng dạy môn thể dục của trường. Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn như trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn bóng chuyền cho học sinh trường THPT Nguyễn Trãi – tỉnh Đồng Nai” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn Bóng chuyền để phát triển thể chất cho học sinh của trường THPT Nguyễn Trãi tỉnh Đồng Nai. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá thực trạng việc thực hiện giáo dục thể chất và thực trạng thể lực của học sinh của trường THPT Nguyễn Trãi trước khi tham gia tập luyện ngoại khóa. 2. Xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn Bóng chuyền cho học sinh phù hợp với điều kiện của trường THPT Nguyễn Trãi - tỉnh Đồng Nai. 3. Đánh giá hiệu quả của chương trình giảng dạy ngoại khóa môn Bóng chuyền với sự phát triển thể lực của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi - tỉnh Đồng Nai
  15. 6 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ TDTT TRƯỜNG HỌC Đối với lĩnh vực TDTT trong đời sống xã hội, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm định hướng về quan điểm và mục tiêu phát triển. Sinh thời, Bác rất quan tâm đến hoạt động TDTT. Sự thật lịch sử đã chứng minh, Bác Hồ là người đã khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời Bác cũng là người khai sinh, người sáng lập nên TDTT cách mạng của nước ta. Ngay từ năm 1941, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh đã nêu những định hướng lớn đầu tiên về quan điểm, chính sách TDTT của chính quyền cách mạng. “Chương trình Việt Minh” công bố tháng 10 - 1941 (được bổ chính tháng 3 - 1944) đề cập một hệ thống chính sách của nước Việt Nam mới, trong đó có hai nội dung về TDTT: Một là, “khuyến khích và giúp đỡ nền thể dục quốc dân, làm cho nòi giống ngày thêm mạnh”; hai là, “trẻ em được Chính phủ đặc biệt săn sóc về thể dục, trí dục và đức dục” [25]. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa lãnh đạo nhân dân chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; vừa quan tâm khắc phục nạn yếu, tức là sức khoẻ sút kém của nhân dân, hậu quả của chế độ thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột kéo dài, trực tiếp là nạn đói và chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó, dù công việc lãnh đạo đất nước vô cùng bề bộn, khẩn trương, nhưng với trí tuệ siêu việt, tinh thần cách mạng và tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho công tác TDTT một sự quan tâm đặc biệt. Từ yêu cầu của thực tế và định hướng chính sách đã nêu trên, đặt ra nhiệm vụ sớm xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT của chế độ mới, để góp phần tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, cải tạo nòi giống. Do vậy, phải thành lập cơ quan lãnh đạo, chỉ huy về TDTT của quốc gia. Ngày 30/01/1946, với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh số
  16. 7 14 thiết lập tại Bộ Thanh niên một Nha Thể dục Trung ương, đăng trong Việt Nam dân quốc công báo" ngày 23-2-1946. Sắc lệnh nêu rõ mục đích "Xét vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam", do vậy: "Nay thiết lập tại Bộ Thanh niên một Nha Thể dục Trung ương, nhiệm vụ là liên lạc mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục để nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc" [26]. Sắc lệnh số 14 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về TDTT, khai sinh nền TDTT của chế độ mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng tới việc giữ gìn sức khỏe cho mình và quan tâm tới việc giữ gìn sức khỏe của đồng bào cả nước bởi theo Người: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe”. Chính việc tập luyện thể dục là bổn phận của mỗi người, lại không hề khó khăn, tốn kém nên Người cho rằng: “Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí khuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ” [26]. Triết lý sâu xa nhất của việc rèn luyện thể thao theo Người đó là “dân cường thì quốc thịnh”. Người đã động viên, mong mỏi đồng bào cả nước ai cũng tập thể dục và Người làm gương trước quốc dân khi khẳng định “tự tôi ngày nào cũng tập”. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Người đã có tác động sâu sắc tới mọi giới, mọi nhà, mọi người dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng TDTT đối với thế hệ trẻ. Bởi vì thế hệ trẻ là một bộ phận rất đông đảo của quần chúng nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT bao hàm các quan điểm cơ bản và có vị trí, vai trò to lớn trong nền văn hoá thể chất Việt Nam. Hầu hết các mặt quan trọng về TDTT đối với lợi ích con người về sức khoẻ và tinh thần đều được Hồ Chí Minh đề cấp với các quan điểm đúng đắn, sáng tạo. Các quan điểm đó toát lên sự hiện hữu tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT.
  17. 8 Về giáo dục thể chất tuổi trẻ học đường, Hồ Chí Minh xác định là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục quốc dân của nước Việt Nam độc lập và dân chủ: “Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” [26]. Từ quan điểm đó, sau này Hồ Chí Minh đã chỉ ra một cách cụ thể về giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng, giáo dục toàn diện đó là “Thể dục kết hợp với gìn giữ vệ sinh chung và riêng, trí dục, mỹ dục, đức dục”. Bốn mặt giáo dục đó có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó Thể dục là tiền đề đầu tiên để phát triển các mặt giáo dục khác. Về giáo dục thể chất cho thanh niên đang tham gia mọi hoạt động trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy bảo tuổi trẻ thanh niên rằng: “Thanh niên phải rèn luyện TDTT vì thanh niên là tương lai của đất nước”. Ngoài các mặt học tập và rèn luyện khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên phải tích cực rèn luyện thể chất “Phải giữ vững đạo đức cách mạng. Phải xung phong trong mọi công tác. Phải học tập chính trị, văn hoá, nghề nghiệp để tiến bộ mãi. Phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh. Khoẻ mạnh thì mới đủ sức tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước lợi dân” [26] Một trong những yếu tố cơ bản cấu thành chất lượng cao của nguồn nhân lực là sức khoẻ của mỗi con người. Hồ Chí Minh rất coi trọng sức khoẻ của nguồn nhân lực này. Để giữ gìn và tăng cường sức khoẻ cho họ, Hồ Chí Minh khuyên bảo họ tích cực tập TDTT. Người viết “muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khoẻ. Muốn giữ sức khoẻ thì nên thường xuyên tập TDTT”. [26] Thực hiện theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, các nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, thứ VII và thứ VIII, IX và X của Đảng đã xác định những quan điểm cơ bản và chủ trương lớn để chỉ đạo công tác TDTT trong sự nghiệp đổi mới. Các quan điểm của Đảng về phát triển TDTT là những định
  18. 9 hướng cơ bản để xác định vị trí và mối quan hệ của toàn bộ sự nghiệp TDTT đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội...các mối quan hệ nội tại của TDTT. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, về thể dục thể thao đã nêu rõ: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng cường tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục thể thao, kết hợp tốt thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao của khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới” [12]. Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thể dục thể thao 5 năm 2006-2010, Nghị quyết Đại hội Đảng X tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao cả về quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học” [12] . Văn kiện Đại Hội X đã thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, tuỳ vào nhiệm vụ và tình hình cụ thể, Đảng ta luôn có những Chỉ thị, Nghị quyết lãnh đạo kịp thời, nhằm đẩy mạnh, phát triển phong trào thể dục thể thao. Đặc biệt từ trước đến nay, trong các báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX và X; trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ TDTT toàn miền Bắc 31/3/1960; huấn thị của nguyên cố Thủ tướng tướng Phạm Văn Đồng tại các Hội nghị TDTT năm 1966, 1972; chỉ thị 108/CT-TW
  19. 10 ngày 26/8/1970 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong tình hình mới,… đều xác định vai trò to lớn của TDTT. Chỉ thị 112 CT của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt nhiệm vụ và biện pháp sau: “Đối với học sinh, sinh viên, trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn thể dục theo chương trình quy định, có biện pháp tổ chức, hướng dẫn các hình thức tập luyện và hoạt động thể thao tự nguyện ngoài giờ học” [9] . Đồng thời, Đảng và Nhà nước cũng đã thấy rõ được thực trạng một số nơi công tác GDTC vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của tuổi trẻ học đường về một số mặt như: cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ cán bộ giáo viên còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn nhiều yếu kém, chất lượng chưa đảm bảo,…nên đã đề ra một số giải pháp cho công tác GDTC ở tất cả các trường các cấp, điều đó được thể hiện trong Chỉ thị 36 của Ban chấp hành Trung ương Đảng: “Hiệu quả giáo dục thể chất trong các nhà trường còn thấp, hai ngành giáo dục – đào tạo và thể chất thể thao phối hợp chỉ đạo cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên thể dục thể thao cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC ở tất cả các trường học” [1]. Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT-BGDĐT-UBTDTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Thể dục thể thao về việc Hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006 – 2010 cũng đã nêu rõ quan điểm về TDTT: “1. Thể dục thể thao trường học là bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thể dục thể thao trường học là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước. [4]
  20. 11 2. Phát triển giáo dục Thể dục thể thao trường học theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giờ học thể dục nội khóa, đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa, đồng thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với người học.” [4] Sau 7 năm thực hiện chỉ thị số 17-CT/TW về phát triển TDTT đến năm 2010 được Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) ký ban hành ngày 23/10/2002. TDTT nước ta đã có những bước tiến bộ rõ nét, nhiều nội dung của Chỉ thị đã đi vào cuộc sống, góp phần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội. Chỉ thị không chỉ tác động đến việc nâng cao sức khoẻ của nhân dân mà còn rèn luyện ý chí, nhân cách, tinh thần, đời sống văn hoá của con người; nâng cao lòng tự tôn, tự hào dân tộc cũng như tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Từ khi Chỉ thị 17/CT-TW được triển khai, sự nghiệp TDTT nước ta đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ từ phong trào TDTT cho mọi người, thể thao trường học và đặc biệt là thể thao thành tích cao. Năm học 2013-2014, năm đầu thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, trước những yêu cầu mới, với mục tiêu và nhiệm vụ của công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học đó là: [2] Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, bảo đảm yêu cầu phát triển toàn diện, góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc người Việt Nam, làm nền tảng cho phát triển thể thao thành tích cao và xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh, thiếu niên. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học; đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học sinh, sinh viên Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2