Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế bài tập âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc
lượt xem 18
download
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế bài tập âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc được thực hiện nhằm xây dựng hệ thống bài tập dưới dạng trò chơi Flash có thể tích hợp hài hòa với các bài tập khác nhằm hỗ trợ hiệu quả việc học âm vần của học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế bài tập âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Trang THIẾT KẾ BÀI TẬP ÂM VẦN DƯỚI DẠNG TRÒ CHƠI FLASH HỖ TRỢ HỌC SINH LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 0
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Trang THIẾT KẾ BÀI TẬP ÂM VẦN DƯỚI DẠNG TRÒ CHƠI FLASH HỖ TRỢ HỌC SINH LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC Chuyên ngành : Giáo dục học (Tiểu học) Mã số : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ LY KHA Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 1
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang 1
- LỜI CẢM ƠN Khoá học Sau Đại học ngành Giáo dục học (Tiểu học) tại trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã mang lại cho tôi những kiến thức hữu ích về chuyên môn, những kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và những tình cảm tốt đẹp từ thầy cô, bạn bè. Khoá học đã giúp tôi thay đổi tư duy trong giảng dạy, trong khoa học và cả những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Ly Kha, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cô đã tận tình chỉ dạy, định hướng cũng như động viên tôi từ việc chọn đề tài, viết bài báo cho đến khi hoàn thành nghiên cứu. Đã có những lúc tôi mệt mỏi, chính cô luôn ủng hộ và thôi thúc tôi đi tiếp. Tôi xin chân thành cảm ơn cô. Với lòng biết ơn của mình, tôi xin gửi đến cô lời chúc sức khoẻ và thành công trong công tác. Bên cạnh đó, tôi cũng trân trọng cảm ơn thầy Dương Thái Sơn, hiệu trưởng trường Tiểu học Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận, thầy Lê Văn Trưởng, hiệu trưởng trường Tiểu học Dương Công Khi, huyện Hóc Môn và toàn thể giáo viên khối lớp 1 của hai trường đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình tìm hiểu thực tế và thực nghiệm ở trường. Tôi cũng xin cảm ơn các Thầy Cô, Cán bộ thuộc phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh quan tâm, động viên, cảm thông và giúp đỡ tôi trong suốt hai năm theo học. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn và lời chúc thành công đến tập thể lớp Cao học Giáo dục học (Tiểu học) K23 vì đã chia sẻ cùng tôi nhiều khó khăn trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn. 2
- DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT SGK Sách giáo khoa GV Giáo viên HS Học sinh PH Phụ huynh BT Bài tập VBT Vở bài tập TV Tiếng Việt 3
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 2 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................... 3 MỤC LỤC ........................................................................................................ 4 DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ......................................................................... 9 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 10 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 10 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 12 3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 19 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 19 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 19 6. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 19 7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................... 20 8. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 20 9. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 24 10. Bố cục của luận văn..................................................................................... 24 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................ 25 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 25 1.1.1. Khái niệm về đọc và chứng khó đọc ..................................................... 25 1.1.2. Đặc điểm tâm lý, ngôn ngữ của HS lớp 1 mắc chứng khó đọc ............. 26 4
- 1.1.3. BT âm - vần cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc ..................................... 27 1.1.4. Flash và tác dụng của BT dưới dạng trò chơi Flash trong việc hỗ trợ hoạt động đọc của HS lớp 1 mắc chứng khó đọc................................................. 29 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 32 1.2.1. Những khó khăn của của trẻ mắc chứng khó đọc khi học âm - vần theo chương trình SGK ........................................................................................ 32 1.2.2. Tác dụng của BT - trò chơi Flash trong việc hỗ trợ hoạt động đọc của HS mắc chứng khó đọc trong các công trình nhiên cứu trước đây .................... 38 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 40 Chương 2. BÀI TẬP ÂM VẦN DƯỚI DẠNG TRÒ CHƠI FLASH HỖ TRỢ CHO HỌC SINH LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC ............................... 41 2.1. Cơ sở xây dựng bài tập âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc ................................................................................... 41 2.1.1. Bài tập nhận thức âm vị - tự vị và âm thanh .......................................... 41 2.1.2. Đặc điểm âm tiết, âm vị, chữ viết và từ tiếng Việt ................................ 43 2.1.3. Những lỗi sai về âm vần của nhóm học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc đang tác động ........................................................................................................ 46 2.1.4. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin đồng thời tránh tình trạng trẻ “nghiện game” .............................................................................................. 48 2.2. Nguyên tắc, phương pháp xây dựng hệ thống bài tập âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc...................................... 49 2.2.1. Nguyên tắc ............................................................................................. 49 2.2.2. Phương pháp .......................................................................................... 50 2.3. Hệ thống BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ HS lớp 1 mắc chứng khó đọc ................................................................................................................ 51 5
- 2.3.1. Bài tập “Dẫn thỏ về nhà” ....................................................................... 52 2.3.2. Bài tập “Vườn hoa của bé” .................................................................... 54 2.3.3. Bài tập “Cùng đi tàu lửa” ....................................................................... 57 2.3.4. Bài tập “Gà con tìm mẹ” ........................................................................ 59 2.3.5. Bài tập “Hái quả” ................................................................................... 62 2.3.6. Bài tập “Câu cá” .................................................................................... 64 2.3.7. Bài tập “Bé đi nhà sách” ........................................................................ 67 2.4. Độ khó và độ tin cậy của BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ HS lớp 1 mắc chứng khó đọc ................................................................................... 69 2.4.1. Độ khó của hệ thống BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash ................... 69 2.4.2. Độ tin cậy của hệ thống BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash .............. 72 Chương 3. THỰC NGHIỆM BÀI TẬP ÂM VẦN DƯỚI DẠNG TRÒ CHƠI FLASH HỖ TRỢ HS LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC ............. 75 3.1. Chọn mẫu thực nghiệm .............................................................................. 75 3.1.1. Nguyên tắc chọn mẫu ............................................................................ 75 3.1.2. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 75 3.1.3. Mô tả mẫu chọn thực nghiệm ................................................................ 76 3.2. Tổ chức thực nghiệm................................................................................... 80 3.2.1. Nguyên tắc thực nghiệm ........................................................................ 80 3.2.2. Quy trình thực nghiệm ........................................................................... 80 3.2.3. Hình thức tổ chức thực nghiệm ............................................................. 83 3.3. Kết quả thực nghiệm và bàn luận về kết quả ........................................... 86 3.3.1. Kết quả thực nghiệm đợt 1 và bàn luận về kết quả................................ 86 3.3.2. Kết quả thực nghiệm đợt 2 và bàn luận về kết quả................................ 89 6
- Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1 7
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Những lỗi sai HS lớp 1 mắc chứng khó đọc thường mắc phải........... 35 Bảng 2.1. Sự phân nhóm chữ cái Tiếng Việt ...................................................... 45 Bảng 2.2. Thống kê lỗi sai về âm/vần của nhóm HS lớp 1 mắc chứng khó đọc đang tác động .................................................................................... 46 Bảng 2.3. Kết quả thử nghiệm đo độ khó của hệ thống BT MRVT theo hướng đa giác quan ........................................................................................... 71 Bảng 2.4. Kết quả thử nhiệm đo độ tin cậy bằng hệ thống BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash .................................................................................... 73 Bảng 3.1. Kết quả khả năng ngôn ngữ của đối tượng nghiên cứu ...................... 76 Bảng 3.2. So sánh khả năng ngôn ngữ của đối tượng nghiên cứu với HS lớp 1 79 Bảng 3.3. So sánh độ chú ý và tính tự giác phát âm các loại âm - tiếng - từ của nhóm thực nghiệm trong đợt 1.......................................................... 86 Bảng 3.4. Bảng thống kê tỉ lệ lỗi đọc sai của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi thực nghiệm đợt 1(tỉ lệ %) .......................................................... 87 Bảng 3.5. So sánh độ chú ý và tính tự giác phát âm các loại âm - tiếng - từ của nhóm thực nghiệm trong đợt 2.......................................................... 90 Bảng 3.6. Bảng thống kê tỉ lệ lỗi đọc sai của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi thực nghiệm đợt 2(tỉ lệ %) .......................................................... 91 Bảng 3.7. Nhận xét của GV về khả năng đọc của HS nhóm thực nghiệm trước và sau quá trình thực nghiệm ................................................................. 94 8
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mật độ các lỗi sai của HS lớp 1 mắc chứng khó đọc .......................... 36 Hình 2.1. Tỉ lệ lỗi sai về âm, vần của HS mắc chứng khó đọc đang tác động .. 47 Hình 3.1. Tỉ lệ lỗi đọc sai của đối tượng nghiên cứu trước khi thực nghiệm .... 88 Hình 3.2. Tỉ lệ lỗi đọc sai của đối tượng nghiên cứu sau khi thực nghiệm đợt 188 Hình 3.3. Tỉ lệ lỗi đọc sai của đối tượng nghiên cứu sau khi thực nghiệm đợt 291 9
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chứng khó đọc (Dyslexia) hiện nay là một vấn đề khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Tỉ lệ người mắc chứng khó đọc đã đạt tới con số từ 5 - 10% trên tổng số dân trên thế giới (theo UNESCO 2010) [40]. Người mắc chứng khó đọc thường gặp nhiều khó khăn trong việc nhận diện từ, đọc trôi chảy, đọc hiểu và cảm thấy khó khăn ngay cả trong các tình huống giao tiếp thường ngày. Như vậy, việc nghiên cứu trị liệu cho người mắc chứng khó đọc là vấn đề thực sự cấp thiết để giúp họ vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Trị liệu cho người mắc chứng khó đọc cần được tiến hành từ sớm, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu tiếp xúc với việc đọc. Ở giai đoạn này, HS cần được tác động bằng những biện pháp trị liệu riêng như các tác động về tâm lý, các hệ thống BT chuyên biệt dành cho HS có vấn đề về đọc. Những nghiên cứu cho thấy rằng khó đọc không phải là một bệnh lý nên không dùng biện pháp trị liệu bằng thuốc mà cần có những biện pháp hỗ trợ từ gia sư, chuyên gia hay bác sĩ trị liệu (Tổ chức Chứng khó đọc thế giới) [46]. Do đó, các BT trị liệu riêng cho HS mắc chứng khó đọc thực sự có ý nghĩa quan trọng. Để trị liệu cho HS mắc chứng khó đọc, cần tìm hiểu trẻ thường gặp phải những khó khăn nào, mắc phải những lỗi nào để có những biện pháp thích hợp trong việc dạy đọc cho HS. Qua khảo sát cho thấy HS mắc chứng khó đọc thường gặp khó khăn nhiều ở việc rèn đọc và phân biệt âm - vần. Cần có những BT phù hợp có thể hỗ trợ cho HS mắc chứng khó đọc trong quá trình học âm vần. Quá trình đọc của HS lớp 1 là giai đoạn đọc giải mã bậc 1, giai đoạn này chủ yếu là nhận thức âm, vần để ghép vần và đọc thành tiếng. HS cần có ý thức âm vần tốt mới có thể thực hiện tốt việc đọc các văn bản. Tuy nhiên, hệ thống 10
- BT rèn kĩ năng đọc và phân biệt âm - vần trong SGK và VBT TV lớp 1 vẫn chưa thực sự giúp HS thực hành rèn luyện nhiều về kĩ năng này. Máy vi tính và những ứng dụng của nó được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho HS mắc chứng khó đọc, giúp HS vượt qua rào cản trong việc hình thành văn bản. Đây cũng là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên giảng dạy HS mắc chứng khó đọc (Tổ chức Chứng khó đọc thế giới) [46]. Trên thế giới đã có nhiều trang web, phần mềm cung cấp những BT dưới dạng phim hoạt hình, trò chơi hoạt hình để hỗ trợ cho HS mắc chứng khó đọc tiếng Anh. Có thể kể đến như Nessy Learning Program (từ 1999), Fast ForWord Language, Tutoring with Alphie’s Alley (2008),… Như vậy việc xây dựng BT có ứng dụng công nghệ thông tin thực sự mang lại hiệu quả trong việc trị liệu cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc. Trong đó, BT được xây dựng bằng phần mềm Adobe Flash CS4 Professional thực sự mang lại sự hứng thú, có tác động tích cực đối với HS có khó khăn về đọc [6]. Ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu xây dựng BT trị liệu cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc. Tác giả Mai Thị Hương (2011) đã bước đầu cung cấp một hệ thống BT trị liệu can thiệp có hiệu quả cho 1 trường hợp HS lớp 1 mắc chứng khó đọc với những phương tiện dạy học tĩnh. Nhóm tác giả Võ Thị Tuyết Mai, Vũ Ngọc Mai Nhi, Võ Ngọc Nhi, Huỳnh Thanh Trúc, Phạm Tường Yến Vũ (2013) cũng đưa ra những BT thú vị được xây đựng bằng chương trình Microsoft PowerPoint để giúp HS mắc chứng khó đọc cải thiện khả năng viết chính tả. Có thể nói những nghiên cứu trong việc xây dựng BT trên máy vi tính để trị liệu cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc ở Việt Nam thực sự chưa nhiều, đặc biệt là việc thiết kế BT trên phần mềm Flash. Nghiên cứu của Đặng Ngọc Hân (2012) là hệ thống BT Flash gồm nhiều dạng bài như: BT nhận thức âm vị - tự vị và âm thanh; BT nhận thức chính tả và viết; BT đọc lưu loát; BT đọc hiểu; 11
- BT mở rộng vốn từ. Như vậy, vẫn chưa có nghiên cứu nào xây dựng hệ thống BT chuyên biệt để cải thiện khả năng học âm vần cho đối tượng HS có khó khăn về đọc. Ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống, công nghệ thông tin gia tăng tốc độ tìm hiểu và nhận thức của con người thông qua các kênh hình ảnh, tin tức, tài liệu thường xuyên được cập nhật. Chính vì vậy, định hướng chương trình và SGK sau 2015 có nội dung tìm hiểu thế giới công nghệ bên cạnh nội dung tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội [9]. Việc chọn lựa xây dựng BT dưới dạng trò chơi Flash thực sự phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ hiện nay. BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash có thể tích hợp trong các nội dung, phương pháp dạy học cho HS mắc chứng khó đọc đã nghiên cứu trước đây để mang lại hiệu quả tác động tốt nhất. Cụ thể như tích hợp trong các BT đa giác quan, các BT giải nghĩa từ, các BT vận động tri nhận không gian… Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ HS lớp 1 mắc chứng khó đọc” nhằm góp phần giúp HS mắc chứng khó đọc cải thiện khả năng đọc, đạt hiệu quả tốt hơn trong học tập. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tài liệu John Stein (2006), trang web của Hiệp hội Dyslexia Úc [45], The Dyslexia Center [46] đã có những nghiên cứu về các đặc điểm cụ thể của HS mắc chứng khó đọc, trong đó có các biểu hiện trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng phân biệt và nhận biết âm vần của HS như: lẫn lộn giữa các chữ cái, từ; khi đọc hoặc viết thường lẫn lộn, đảo, đổi, bỏ sót; thêm từ, chữ; hoặc thay thế từ; khó khăn trong việc học những tiếng - chữ có nhiều chữ cái và học cách đánh vần chính xác; khó khăn trong nhận thức âm vị học; khó khăn trong việc gọi tên kí tự trong một chuỗi một cách nhanh chóng… UNESCO 2010 [40, tr.2] nhấn 12
- mạnh việc HS đọc và viết chính tả lộn xộn là do gặp khó khăn khi ghi nhớ các biểu tượng từ âm thanh và hình thành ký hiệu cho các từ. Như vậy, việc xây dựng một hệ thống BT chuyên biệt về âm vần cho đối tượng HS mắc chứng khó đọc là một trong những cách thức hiệu quả để hỗ trợ hoạt động nhận thức âm vị của đối tượng HS này. Nhận thức âm vị là khả năng nhận biết, khả năng suy nghĩ và thao tác trên âm vị, giúp HS nhận biết và xác định các âm vị trong lời nói. Khả năng nhận thức âm vị chỉ được hình thành qua quá trình huấn luyện và học tập, chứ không thể phát triển một cách tự phát [34]; những HS không có khả năng nhận thức âm vị hay có khả năng nhận thức âm vị kém thường có xu hướng đọc kém bởi vì chúng gặp khó khăn trong việc nắm được các nguyên tắc chữ cái và nhận biết từ [37], [38]. Việc rèn luyện khả năng nhận thức âm vị tăng khả năng đọc từ và đánh vần, cũng như khả năng đọc hiểu [25]. Từ cuối thập niên 80, nhận thức âm vị bắt đầu là phần phổ biến trong chương trình trị liệu cho HS mắc chứng khó đọc. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu những trẻ em ở Italy và Pháp trong độ tuổi từ 8-14 bị mắc chứng khó đọc. Ở cả hai quốc gia, mở rộng khoảng cách giúp trẻ cải thiện khả năng đọc về cả tốc độ và sự chính xác. Trẻ em đọc nhanh hơn 20% và tốc độ chính xác của việc đọc tăng gấp đôi. Bên cạnh đó, một ứng dụng iPad/iPhone được gọi là “DYS” được phát triển để điều chỉnh khoảng cách giữa các chữ cái và kiểm tra sự thay đổi trên việc đọc [28, tr.318-323]. Chúng ta thấy rằng, khoảng cách cũng như độ lớn của chữ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến khả năng đọc của HS. Hay cũng có thể nói, khả năng đọc của HS chịu chi phối khá nhiều từ tương quan về kích thước, màu sắc, khoảng cách của các chữ trong văn bản cần đọc. Ứng dụng công nghệ thông tin là phương pháp hữu hiệu để tính toán hợp lý những vấn đề nói trên về ngữ liệu. Dạy học âm vần là giai đoạn đầu tiên trong quá trình dạy - học đọc, giai đoạn này HS mắc chứng khó đọc càng cần dựa vào trực quan để có thể tiếp xúc với chữ một cách dễ 13
- dàng. BT dạy âm vần có ứng dụng công nghệ thông tin thực sự giải quyết được những yêu cầu về thị giác cho HS. Bài báo của chính người nghiên cứu được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế về “Dạy học cho HS lớp 1 có khó khăn về đọc” [19] đã khảo sát về những lỗi mà HS mắc chứng khó đọc thường mắc phải, qua đó kết luận được rằng HS mắc chứng khó đọc không thể đọc tốt phần lớn là do nhầm lẫn hoặc không biểu tượng được đúng về âm vần. Như vậy, cần xây dựng 1 hệ thống BT giúp HS mắc chứng khó đọc học âm vần dễ dàng hơn. Để có cơ sở và một số phương pháp nhận diện HS mắc chứng khó đọc từ sớm, ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình (2007) [2, tr.21-25] đã làm rõ rằng trẻ mắc chứng khó đọc là trẻ phát triển trí tuệ bình thường, không thể nhầm lẫn với trẻ chậm phát triển, thiểu năng hay trẻ có dấu hiệu tự kỉ. Cùng mạch với nghiên cứu này, tài liệu của Hoàng Tuyết (2007) [20, tr.92-102] nhấn mạnh thêm việc phân biệt giữa HS đọc kém do mắc chứng khó đọc với HS đọc kém do mắc các bệnh lý khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu của nhóm sinh viên Đặng Thị Mai Thanh, Trần Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Thị Thanh Hương, Bùi Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Phụng Ái Thiên (2012) cũng cung cấp cách nhận diện HS mắc chứng khó đọc qua việc khảo sát khả năng đọc của các em. Những tài liệu này giúp người nghiên cứu có được định hướng tốt hơn trong quá trình nhận diện đối tượng HS có khó khăn về đọc để can thiệp trị liệu. Tài liệu của Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Thu Mai (2007) trình bày các đặc điểm tâm lý của HS tiểu học. Từ đó người nghiên cứu có thể phân tích sự khác nhau trong tâm lý của HS tiểu học bình thường và HS có khó khăn về đọc để có hướng xây dựng BT trị liệu phù hợp. Tài liệu của Phạm Ngọc Thanh (2007) [16, tr.201-204] đề cập tới những lưu ý và một số phương pháp khi trị liệu cho HS mắc chứng khó đọc cũng như 14
- khẳng định việc trị liệu cho HS mắc chứng khó đọc cần được tiến hành từ sớm, đặc biệt khi HS bắt đầu tiếp xúc với ngôn ngữ. Vì vậy, đề tài xây dựng BT trị liệu cho đối tượng HS lớp 1. Tài liệu UNESCO (2010) [40, tr.3] và tài liệu của Jim Rose (2009) [26, tr.14] đã đưa ra một số nguyên tắc để xây dựng BT cho HS mắc chứng khó đọc, trong đó có những nguyên tắc khá tương đồng, cụ thể các BT được xây dựng cần có cấu trúc chặt chẽ và có hệ thống; cho phép trẻ có thời gian và cơ hội để điều chỉnh; thời gian thực hiện BT phải được diễn ra thường xuyên, liên tục; khuyến khích dạy học một kèm một; tạo cảm giác tự tin cho HS… Ở Việt Nam, nghiên cứu của Mai Thị Hương (2011), Nguyễn Thị Ly Kha (2012) đề cập đến các nhóm BT, hướng xây dựng BT và gợi ý về BT trị liệu cho HS mắc chứng khó đọc. Những nghiên cứu này cho thấy rằng việc xây dựng BT trị liệu cho HS mắc chứng khó đọc cần dựa trên những nguyên tắc, đặc điểm ngôn ngữ mà HS đang tiếp xúc và sử dụng. Đồng thời cần xây dựng BT dựa trên những lỗi mà HS mắc chứng khó đọc thường mắc phải. BT âm vần được thiết kế dưới dạng trò chơi Flash sẽ đáp ứng tốt những nguyên tắc trên, đặc biệt là vấn đề tạo điều kiện cho HS thực hành nhiều lần và có cơ hội điều chỉnh lỗi một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhờ các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh báo hiệu trong suốt quá trình HS thực hiện BT. Các tài liệu của Huỳnh Mai Trang (2007) [17, tr.208-216], Nguyễn Thị Ly Kha (2007), Đặng Ngọc Hân, Lê Thị Thuỳ Dương (2012) cung cấp một số phương pháp và BT giúp HS mắc chứng khó đọc học âm vần, là cơ sở ban đầu để người nghiên cứu định hướng xây dựng BT. Những nghiên cứu này cho thấy rằng việc tác động hỗ trợ ý thức âm vị từ sớm sẽ có hiệu quả tích cực trong quá trình học đọc của HS. Tác giả Huỳnh Mai Trang đưa ra hệ thống bài tập huấn luyện về âm vị gồm các dạng: BT nhận biết âm vị, BT phân loại âm vị, BT kết hợp âm vị. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ly Kha, Đặng Ngọc Hân, Lê Thị Thuỳ 15
- Dương cũng đưa ra các BT dưới dạng trò chơi bao gồm: BT nhận biết âm vị - tự vị, BT nhận ra âm vị cho trước trong một tiếng - từ đã cho, BT phân tách âm vị, BT kết hợp âm vị, BT thay thế âm vị. Như vậy, để huấn luyện ý thức âm vị cho HS cần xây dựng một hệ thống BT đảm bảo để HS có thể thực hành các thao tác với âm, vần, từ đó HS hình thành thói quen và phản xạ tốt với âm, vần trong tiếng, từ, câu và có thể tiến đến phát triển khả năng đọc. Việc trị liệu cho HS mắc chứng khó đọc đã và đang có những bước phát triển đáng ghi nhận trong giáo dục toàn thế giới. Đặc biệt, việc sử dụng công nghệ trong hỗ trợ cho HS mắc chứng khó đọc bắt đầu có sự phát triển đáng kể từ năm 1989 [23, tr.68] với những yếu tố cần lưu ý như: chủ yếu tập trung vào những khó khăn mà người mắc chứng khó đọc thường mắc phải, cần đưa ra một chương trình hỗ trợ phù hợp với người mắc chứng khó đọc (không quá rộng cũng không quá cụ thể), cần tạo điều kiện cho người học phối hợp nhiều giác quan thông qua âm thanh, màu sắc, chuyển động, các yếu tố hài hước…, tạo môi trường tương tác giữa người học với các phương tiện công nghệ được sử dụng. Các tài liệu Chambers (2005), Mayer, R. E., Moreno, R. (2003) cũng đã đề cập đến việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin, đa phương tiện vào dạy học. Mục tiêu của ứng dụng công nghệ thông tin là tìm ra cách để sử dụng các từ và hình ảnh để thúc đẩy học tập có ý nghĩa. Đa phương tiện trong học tập là học hỏi từ từ và hình ảnh, hướng dẫn đa phương tiện là một cách trình bày lời nói và hình ảnh được dự định để thúc đẩy học tập [33, tr.43]. Sử dụng đa phương tiện trong quá trình dạy học sẽ thu hút được sự hứng thú của HS, có tác động tích cực đến các giác quan tạo điều kiện cho HS phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học cũng cần chú ý đến nội dung truyền tải và sự phối hợp với các phương pháp khác. Một thách thức phải đối mặt với trung tâm thiết kế giảng dạy đa phương tiện là khả năng nhận thức tình trạng quá tải, trong đó cần dự kiến quá trình nhận thức 16
- của người học vượt quá khả năng nhận thức có sẵn của người học [33, tr.44]. Bên cạnh đó, tài liệu [22, tr.17] cũng nhấn mạnh máy tính chỉ là đối tác của GV chứ không thể thay thế GV. Chúng ta cần chú ý không lạm dụng các BT ứng dụng công nghệ thông tin trong suốt quá trình dạy học, không thể để mặc HS với các BT công nghệ mà còn cần có sự hướng dẫn, động viên của GV. Ở nước ngoài đã có nhiều công trình xây dựng BT có ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ HS học âm vần bằng ngôn ngữ Anh. Trang web www.starfall.com có trò chơi nhận diện chữ cái từ (kết hợp nhận diện chữ in hoa và chữ in thường); www.cookie.com xây dựng hệ thống trò chơi flash trong đó có trò chơi nhận biết chữ cái, ghép vần; http://www.bbc.co.uk/bitesize/ks1/literacy/ có trò chơi Alphabetical Adventure cho HS nhận biết các chữ cái trong từ, cụm từ, câu bằng cách chọn theo chữ cái đầu tiên trong từ (theo thứ tự alphabe), HS có thể vừa học nhận biết chữ cái vừa học thứ tự bảng chữ cái; Nessy Learning Program là một nguồn lực rất lớn của các chiến lược, trò chơi, bảng tính và phát âm, bao gồm độ tuổi từ 6 đến 11. Đây là chương trình được trao giải thưởng đã được thiết kế bởi giáo viên để giúp trẻ mắc hội chứng dyslexia nhưng vẫn có thể sử dụng cho tất cả trẻ em. Nghiên cứu của Võ Thị Tuyết Mai, Vũ Ngọc Mai Nhi, Võ Ngọc Nhi, Huỳnh Thanh Trúc, Phạm Tường Yến Vũ (2013) cung cấp những trò chơi có ứng dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để hỗ trợ HS mắc chứng khó đọc luyện các kỹ năng để viết tốt chính tả, trong đó có các trò chơi điền, tách, ghép âm - vần. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Bùi Thị Thành, Trần Thị Tố Trinh (2013) cung cấp những trò chơi có ứng dụng phần mềm ActivInspire giúp HS lớp 1 mắc chứng khó đọc cải thiện khả năng tri nhận không gian cũng hỗ trợ khắc phục một số lỗi sai về âm vần. Đặc biệt, nghiên cứu của Đặng Ngọc Hân (2012) đã xây dựng hệ thống BT - trò chơi Flash hỗ trợ hoạt động đọc cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc đã mang lại những hiệu quả 17
- tích cực trong quá trình trị liệu cho đối tượng HS này, trong đó có cải thiện khả năng thao tác với âm vần. Tuy nhiên, các BT hỗ trợ HS nhận dạng, phân biệt, tách, ghép âm vần vẫn chiếm số lượng chưa cao, đặc biệt là các BT thay thế âm/vần để tạo ra tiếng/ từ mới. Đồng thời, những nghiên cứu trên cũng cho thấy các BT có ứng dụng công nghệ thông tin có sức thu hút sự tập trung và gợi sự hứng thú cho HS. Tuy nhiên, để hỗ trợ hiệu quả cho HS mắc chứng khó đọc, các BT có ứng dụng công nghệ thông tin cần được sử dụng kết hợp với các dạng BT trên giấy và các BT vận động cũng như một số biện pháp tác động tâm lý khác. Nếu tác động bằng các BT ứng dụng công nghệ thông tin với thời lượng không hợp lý cũng sẽ gây mệt mỏi và làm giảm đi sự hứng thú ở HS. Vì vậy, chúng tôi mong muốn xây dựng một hệ thống BT chuyên sâu hơn giúp HS khắc phục những khó khăn về âm vần dưới dạng trò chơi có ứng dụng công nghệ thông tin nhưng vẫn đảm bảo phối hợp tốt với các phương pháp khác để mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình tác động. Như vậy, có thể nói, mảng nghiên cứu về BT Flash tập trung luyện tập âm vần cho trẻ mắc chúng khó đọc ở Việt Nam vẫn chưa có. Đa số là những phương pháp trị liệu bằng BT trên giấy, các trò chơi… hoặc ứng dụng bằng các phần mềm khác cũng chưa chú trọng hoàn toàn vào rèn khả năng phân biệt âm - vần. Nghiên cứu của Đặng Ngọc Hân (2012) bắt đầu mở ra hướng xây dựng BT Flash hỗ trợ trẻ khó đọc. Nghiên cứu đã đưa ra một hệ thống BT trị liệu toàn diện về khả năng đọc cho HS mắc chứng khó đọc gồm các dạng bài: BT nhận thức âm vị - tự vị và âm thanh; BT nhận thức chính tả và viết; BT đọc lưu loát; BT mở rộng vốn từ; BT đọc hiểu. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa có một hệ thống BT chuyên sâu cải thiện khả năng âm, vần cho HS. Vì vậy, đề tài “Thiết kế BT âm vần dưới dạng trò chơi Flash hỗ trợ HS lớp 1 mắc chứng khó đọc” có thể củng cố và làm đa dạng hơn hệ thống BT dành cho HS mắc chứng khó đọc. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 593 | 134
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
97 p | 793 | 130
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 552 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian
123 p | 701 | 96
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 850 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 491 | 90
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương
145 p | 294 | 67
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 453 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
167 p | 349 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 302 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 248 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 338 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
164 p | 368 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 260 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tại một số trường mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh
201 p | 174 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 47 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trên địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
70 p | 129 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn