Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế hệ thống bài toán Hóa học nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông
lượt xem 12
download
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế hệ thống bài toán Hóa học nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông nhằm thiết kế được hệ thống bài toán Hóa học nhiều cách giải và phương pháp sử dụng bài toán hợp lí phát triển tư duy cho học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế hệ thống bài toán Hóa học nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Dương Thị Kim Tiên Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn hoá học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRỊNH VĂN BIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ GD- ĐT Bộ Giáo dục – Đào tạo BTHH Bài toán hóa học dd dung dịch ĐC đối chứng HS học sinh GV giáo viên p/ư phản ứng SL số lượng t/d tác dụng THPT trung học phổ thông TN thực nghiệm TT thứ tự
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xu hướng dạy học hiện nay là chuyển trọng tâm của người dạy sang người học. Người học có thể tự làm chủ kiến thức của mình, tự tìm tòi khám phá kiến thức, giành lấy kiến thức cho bản thân mình. Vì vậy, dạy học hiện nay ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sin h thì việc nâng cao khả năng tư duy cho học sinh là một vấn đề quan trọng. Tư duy phát triển người học mới có khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức cho riêng mình. Bài tập hóa học có thể xem là phương tiện tốt nhất để rèn tư duy cho học sinh. Tuy nhiên sử dụng bài tập như thế nào để có thể rèn tư duy một cách hiệu quả nhất đó cũng là cả một vấn đề. Qua quá trình giảng dạy ở trường phổ thông chúng tôi nhận thấy rằng việc dạy học sinh giải bài tập bằng nhiều cách có tác dụng phát triển tư duy tốt hơn việc dạy học sinh giải nhiều bài tập bằng một cách và ngoài ra việc sử dụng bài tập nhiều cách giải còn nâng cao hiệu quả dạy học hóa học. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề sử dụng bài tập nhiều cách giải chưa thật sự được nhiều giáo viên quan tâm trong quá trình tìm kiếm phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thiết kế hệ thống bài toán hóa học nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông”. 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.1. Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông (THPT). 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế và sử dụng bài toán hóa học (BTHH) nhiều cách giải để phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học. 3. Mục đích nghiên cứu Thiết kế hệ thống BTHH nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT. 4. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu lí luận về bài toán hóa học nhiều cách giải và sự phát triển tư duy của học s inh trong quá trình dạy học hóa học. - Xây dựng hệ thống bài toán hóa học nhiều cách giải. - Đề xuất một số biện pháp sử dụng bài toán hóa học nhiều cách giải. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra kết quả của đề tài nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu
- 5.1. Nội dung nghiên cứu: Chương trình hóa học ở trường THPT 5.2. Địa bàn nghiên cứu: các trường THPT tại Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được hệ thống bài toán hóa học nhiều cách giải và phương pháp sử dụng bài toán hợp lí thì sẽ phát triển tư duy cho học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học hóa học. 7. Phương pháp nghiên cứu • Các phương pháp nghiên cứu lí luận: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tư duy (trong các tài liệu Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận dạy học...), các vấn đề của bài toán hoá học, bài tập hoá học đại cương, vô cơ, hữu cơ. - Nghiên cứu nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và kỹ năng môn hoá học THPT. - Nghiên cứu và phân tích bài tập hoá học trong các sách và trên mạng internet. - Phân tích và tổng hợp. • Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra và thu thập thông tin - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra sự đúng đắn của giả thuyết đặt ra • Các phương pháp toán ọhc: sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lí kết quả thực nghiệm.
- Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Vấn đề phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống bài tập đã được nhiều nhà giáo đầu ngành quan tâm, nghiên cứu. Cụ thể có một số dạng sau: • Một số sách tham khảo và luận văn: - Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu lý luận về bài toán hoá học. Sách Lí luận dạy học hóa học Tập 1, Nxb Giáo dục(1994), Hà Nội. Công trình nghiên cứu có ý nghĩa to lớn là đặt nền tảng để các nhà giáo sau này tiếp tục nghiên cứu, phát triển. - Nguyễn Xuân Trường nghiên cứu các phương pháp giải nhanh bài toán hoá học, các bài tập phát triển tư duy, và cách biên soạn bài tập hoá học. Sách xuất bản: Bài tập hóa học ở trường phổ thông (2005), Nxb Giáo dục, Hà Nội; Ôn tập kiến thức và luyện giải nhanh bài tập hoá học vô cơ ở trường trung học phổ thông - Tập 2, Ôn tập kiến thức và luyện giải nhanh bài tập hoá học hữu cơ ở trường THPT - Tập 3 (2008), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. - Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài ật p hóa học , Luận án tiến sĩ Giáo dục học chuyên ngành phương pháp giảng dạy hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội. - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập hóa học vô cơ, Luận văn thạc sĩ Giáo dục chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội. - Nguyễn Chí Linh (2009), Sử dụng bài tập để phát triển tư duy, rèn luyện trí thông minh cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học, Trường ĐHSP Tp. HCM, - Trần Thị Trà Hương (2009), Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ lớp 10 trung học phổ thông nhằm cũng cố kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học môn hóa học, Trường ĐHSP Tp.HCM. - Nguyễn Cao Biên (2008), Rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông thông qua hệ thống bài tập hóa học, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học, Trường ĐHSP Tp. HCM. - Vương Cẩm Hương (2006), Rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh trong dạy hóa học ở trường trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội.
- Trong các công trình nghiên ứu c nêu trên thì luận án của TS Lê Văn Dũng gần với đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhất. Trong luận án, tác giả đã xây dựng được hệ thống phương pháp luận vững chắc, hệ thống bài tập phong phú và bài toán nhiều cách giải là một phần trong các bài toán nhằm phát triển tư duy của ông. Các bài tập mà tác giả chọn đều hay và sâu sắc nhưng vì chỉ là một phần nhỏ của luận văn nên bài toán nhiều cách giải rất ít và đa phần là các bài quen thuộc. So với thời điểm hiện nay ra đề thi trắc nghiệm thì các bài toán đó đã cũ vì quá dài và mang tính chất toán học nhiều. PGS.TS Nguyễn Xuân Trường cũng có đề cập đến bài toán nhiều cách giải trong “bài tập hóa học ở trường phổ thông” với nhận định:“ra một bài tập rồi yêu cầu học sinh giải bằng nhiều cách, tìm những cách giải ngắn nhất, hay nhất đó là một cách rèn luyện trí thông minh cho các em”. Bài toán hóa học nhiều cách giải là một dạng bài tập mà qua đó học sinh rèn kĩ năng và phát triển tư duy tốt. Tuy nhiên dạng bài tập này chưa được quan tâm 1 cách đúng mực. Trước năm 2006, thi cử dưới hình thức tự luận nên giáo viên không quan tâm nhiều đến vấn đề bài đó có bao nhiêu cách có th ể giải được, cách nào giải nhanh và tối ưu nhất, chỉ cần ra k ết quả chính xác mà thôi. Từ sau năm 2006 đến nay hình thức thi trắc nghiệm được sử dụng trong các kì thi học kì, tuyển sinh…, rất nhiều dạng bài tập được khai thác cùng với các phương pháp giải cũng được chú ý tối đa, mục đích chủ yếu là giải bài tập trắc nghiệm nhanh, chính xác. Vì vậy dạng bài tập nhiều cách giải được giáo viên quan tâm nhiều hơn. Chúng tôi xin đơn cử một số bài báo, trang Web, chuyên đề liên quan đến vấn đề này: • Một số trang Web Một số trang Web hóa học hóa học có nói đến bài toán hóa học nhiều cách giải: - http://edu.goonline.vn/e-tap-chi/tin/9/52/1191/bai-toan-kinh-dien-cua-hoa- hoc - http://my.opera.com/hoangtucoi87/blog/bai-toan-hoa-hoc-sieu-kinh-dien - http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-18246.html • Một số bài báo - Năm 2006, 8 cách giải cho bài toán vô cơ, tạp chí Hóa học và Ứng dụng, PGS. TS Nguyễn Xuân Trường. - Tháng 2/2009, 18 cách giải cho 1 bài toán hóa học , tạp chí Hóa học và Ứng dụng, của tác giả Vũ Khắc Ngọc, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội. - Tháng 3/2009, Bài toán vô cơ nhiều cách giải dùng trong giảng dạy các phương pháp giải toán hóa học và phát triển tư duy logic cho học sinh , tạp chí Hóa học và Ứng dụng, của tác giả Hoàng Minh Thắng, sinh viên khóa K40A, trường ĐHSP Thái Nguyên.
- - Tháng 6/2009, bài toán hữu cơ nhiều cách giải, tạp chí Hóa học và Ứng dụng, của tác giả Vũ Khắc Ngọc, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội. • Một số chuyên đề, tiểu luận - Lê Phạm Thành (2006), Xây dựng bài toán hóa học có thể giải bằng nhiều cách nhằm phát triển tư duy cho học sinh, Chuyên đề Hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội. - Lê Phạm Thành (2006), Các phương pháp giải cho 1 bài toán hóa học, Chuyên đề Hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội. - Lê Văn Dũng (1994), Bài tập hóa học rèn luyện trí thông minh cho học sinh phổ thông trung học, Tiểu luận Hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội. Qua những bài báo, trang Web và chuyên đề trên thì dạng bài toán hóa học nhiều cách giải không còn là vấn đề lạ lẫm nữa, nó là vấn đề đang được quan tâm rất nhiều, vấn đề nóng hổi. Tuy nhiên số lượng bài tập nhiều cách giải vẫn chưa được khai thác nhiều mà chỉ xoáy sâu vào một vài bài kinh điển. Nhiều trang web hóa học cứ lập đi lập lại dạng bài tập kinh điển này!. Ví dụ bài toán dưới đây được xuất hiện ở rất nhiều: “Một thanh sắt có khối lượng m gam để lâu ngoài không khí bị oxi hóa thành hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng 12 gam. Cho A tan hoàn toàn trong HNO 3 sinh ra 2,24 lít khí NO duy nhất (ở điều kiện tiêu chuẩn). Tính m?” Qua lượng bài báo, trang web, chuyên đề và các luận văn trên thì chúng ta cũng thấy rất rõ rằng bài toán nhiều cách giải có ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng cao chất lượng học tập cũng như phát triển tư duy cho học sinh. Vì những lẽ trên, thiết nghĩ chúng ta nên tăng cường việc sử dụng dạng bài toán hóa nhiều cách giải vào giảng dạy hóa học và tăng cường số lượng bài toán cũng như cần có một lí luận rõ ràng cho việc thiết kế dạng bài toán hóa học nhiều cách giải. Tuy nhiên, chưa có luận văn nào có một số lượng bài toán hóa học nhiều cách giải đáp ứng yêu cầu học của học sinh và yêu cầu dạy của thầy cô giáo. Luận văn này sẽ khai thác nhiều về cách thiết kế bài toán nhiều cách giải, biện pháp sử dụng bài toán hóa học nhiều cách giải và thiết kế số lượng bài toán phong phú như hóa đại cương, vô cơ, hữu cơ xuyên suốt chương trình phổ thông nhằm phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy của thầy cô giáo. 1.2. Bài tập hóa học 1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học Bài tập hóa học là nhiệm vụ mà giáo viên đặt ra cho người học, buộc người học phải vận dụng các kiến thức đã học hoặc các kinh nghiệm thực tiễn sử dụng hành động trí tuệ hay hành động thực
- tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích cực, chủ động, sáng tạo [29]. 1.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học Qua tham khảo một số tài liệu [29], [12],[44], chúng tôi tóm tắt một số tác dụng của bài tập như sau: - Bài tập có tác dụng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. - Bài tập giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức. - Thông qua bài tập hệ thống hóa các kiến thức đã học: một số lớn các bà i tập hóa học đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức của nhiều nội dung trong bài, trong chương. Dạng bài tổng hợp đòi hỏi học sinh phải vận động vốn hiểu biết trong nhiều chương, nhiều bộ môn (Hóa, Toán..). - Cung cấp thêm kiến thức mới, mở rộng hiểu biết của học sinh về các vấn đề thực tiễn cuộc sống và sản xuất hóa học. - Rèn luyện một số kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh như: + Sử dụng ngôn ngữ hóa học. + Lập công thức, cân bằng phương trình hóa học. + Tính theo công thức và phương trình. + Các tính toán đại số: quy tắc tam suất, giải phương trình và hệ phương trình… + Kỹ năng giải từng loại bài tập khác nhau. - Phát triển tư duy: học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy như: phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch, tổng hợp, suy luận tương tự… - Bài tập cũng giúp giáo viên đánh giá được kiến thức và kỹ năng của học sinh. Học sinh cũng tự kiểm tra biết được những lỗ hổng kiến thức để kịp thời bổ sung. - Giải bài tập rèn cho học sinh tính kiên trì, chịu khó, tính cẩn thận, chính xác khoa học…Làm cho các em yêu thích bộ môn, say mê với khoa học (những bài tập gây hứng thú nhận thức). 1.2.3. Phân loại bài tập hóa học Trên cơ sở nội dung [29], bài tập hóa học có thể chia thành bốn loại: - Bài tập định lượng (bài toán hóa học) - Bài tập lý thuyết - Bài tập thực nghiệm, bài tập có nội dung thí nghiệm - Bài tập tổng hợp, loại bài tập này có nội dung chứa 2 hoặc 3 loại trên. Dựa trên cơ sở phân chia bài tập hóa học ở trên thì chúng tôi đã chọn bài tập định lượng (bài toán hóa học) làm đề tài nghiên cứu
- 1.2.4. Bài toán hóa hoc 1.2.4.1. Khái niệm bài toán hóa học Bài toán hóa học là nhiệm vụ mà giáo viên đặt ra cho người học, buộc người học phải vận dụng các kiến thức đã học sử dụng hành động trí tuệ để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Một bài toán hóa học có hai tính chất: Tính chất toán học: cần dùng các phép tính về số học, đại số học, các kĩ năng toán học để giải. Tính chất hóa học: cần dùng đến các kiến thức về hóa học, ngôn ngữ hóa học mới giải được. 1.2.4.2. Phân loại bài toán hóa học Dựa vào nội dung hóa học của bài toán mà chúng tôi phân bài toán hóa học thành các loại: - Bài toán hóa học đại cương - Bài toán hóa học vô cơ - Bài toán hóa học hữu cơ 1.2.4.3. Các phương pháp giải bài toán hóa học Hiện nay có hơn 10 phương pháp giải toán hóa học, nhiều tác giả đã viết về vấn đề này, trong luận văn này chúng tôi tổng hợp một số phương pháp trong tài liệu [30], [31], [44], [51]. Với mỗi phương pháp chúng tôi nêu đặc điểm và nhận xét những ưu nhược điểm, giúp người đọ c dễ dàng chọn lựa phương pháp phù hợp cho từng loại bài tập. a. Phương pháp đại số • Đặc điểm + Viết phương trình phản ứng. + Đặt ẩn số cho các đại lượng cần tìm sao cho đơn giản. + Tính theo PTPU và đề bài cho để lập các PT toán học. + Giải các PT hay hệ PT này và biện luận kết quả nếu cần. • Nhận xét Đây là một cách không hay nhưng lại được áp dụng nhiều do thói quen, cần hạn chế làm theo cách này vì: - Một số bài có hệ phương trình rất phức tạp, không giải được về mặt toán học (số phương trình ít hơn ẩn), rất khó để biện luận để tìm ra đại lượng cần tìm. - Tính chất toán học của bài toán đã lấn át tính chất hóa học, làm tính chất hóa học bị lu mờ. Vì vậy không có tác dụng khắc sâu kiến thức hóa học, làm giảm tác dụng của bài tập. b. Phương pháp bảo toàn
- • Đặc điểm: Phương pháp này gồm các phương pháp sau: + Phương pháp bảo toàn khối lượng Trong 1 phản ứng hóa học thì tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Khi cô cạn dung dịch thì khối lượng hỗn hợp muối thu được bằng tổng khối lượng các cation kim loại và anion gốc axit. + Phương pháp bảo toàn điện tích Tổng điện tích dương luôn bằng tổng điện tích âm về giá trị tuyệt đối. Dung dịch luôn trung hòa về điện. + Phương pháp bảo toàn nguyên tố Một nguyên tố khi tham gia phản ứng hóa học chỉ chuyển từ chất này sang chất khác, nghĩa là số mol nguyên tố đó trước và sau phản ứng phải bằng nhau. Công thức: Trước phản ứng, nguyên tố X có trong các chất A, B Sau phản ứng, nguyên tố X có trong các chất C, D Áp dụng công thức sau: nA.Số ngtử X trong A + nB.Số ngtử X trong B = nC. Số ngtử X trong C + nD. Số ngtử X trong D + Bảo toàn electron: Đây là trường hợp riêng của bảo toàn điện tích, chỉ áp dụng cho các PU oxi hóa khử. Khi đó n e cho = ne nhận. • Nhận xét: Đây là phương pháp giải toán hóa học dựa vào bản chất của phản ứng hóa học, ít dùng thuật toán. Phương pháp này rất thích hợp cho việc giải nhanh các bài trắc nghiệm c. Phương pháp sơ đồ đường chéo • Đặc điểm: Trộn lẫn 2 dung dịch: Dung dịch 1: có khối lượng m 1, thể tích V 1, nồng độ C1 (C% hoặc C M), khối lượng riêng d 1. Dung dịch 2: có khối lượng m2, thể tích V2, nồng độ C2 (C2 > C1), khối lượng riêng d2. Dung dịch thu được có m = m1 + m2, V = V1 + V2, nồng độ C (C1 < C < C2), khối lượng riêng d. Sơ đồ đường chéo và công thức tương ứng với mỗi trường hợp là: a) Đối với nồng độ % về khối lượng:
- m1 C1 |C2 - C| → m1 | C 2 −C | C = (1) m2 C2 |C1 - C| m2 | C1 − C | b) Đối với nồng độ mol/lít: V1 C1 |C2 - C| → V1 | C2 − C | C = (2) V2 C2 |C1 - C| V2 | C1 − C | c) Đối với khối lượng riêng: V1 d1 |d2 - d| → V1 | d 2 − d | d = (3) V2 d2 |d1 - d| V2 | d1 − d | Khi sử dụng sơ đồ đường chéo ta cần chú ý: Chất rắn coi như dung dịch có C = 100% Dung môi coi như dung dịch có C = 0% Khối lượng riêng của H2O là d = 1 g/ml Nếu trộn lẫn các dd thì phải là dd của cùng một chất hoặc khác chất nhưng do phản ứng với H2O lại cho cùng một chất. Trộn hai dd của chất A có nồng độ khác nhau thu được dd A với nồng độ duy nhất. Vậy lượng chất tan trong phần đặc giảm xuống phải bằng lượng chất tan trong phần loãng tăng lên. • Nhận xét: Phương pháp sơ đồ đường chéo dùng để giải các bài toán trộn lẫn các chất với nhau, lúc đầu có thể là đồng thể hay dị thể nhưng hỗn hợp cuối phải đồng thể. d. Phương pháp tách công thức phân tử • Đặc điểm: Để biểu diễn thành phần của một hợp chất hữu cơ, ta có thể dùng công thức p hân tử viết dưới dạng khác nhau. Nguyên tắc của công thức tách công thức phân tử dựa trên tỷ lệ thành phần (% khối lượng) của C và H trong anken là không đổi bằng 12n/2n = 6/1 nghĩa là trong anken, cacbon chiếm 6/7 khối lượng còn H chiếm 1/7 khối lượng. • Nhận xét: Phương pháp này cho phép gi ải nhanh chóng, đơn giản một số bài toán hữu cơ. Dưới đây là một số mẫu tách công thức phân tử: + Ankan: CnH2n+2 CnH2n.H2
- + Ankadien, ankin: CnH2n-2 CmH2mC trong đó m = n-1 + Aren: CnH2n-6 CmH2m.3C trong đó m = n-3 + Ancol no, đơn chức: CnH2n+1OH CnH2n.H2O + Ancol không no:CnH2n-1OH CnH2nO hoặc CmH2mCHO trong đó m = n-1 + Ancol thơm và phenol: CnH2n-7OH CnH2n.C3O trong đó m = n -3 + Andehit no, đơn chức: CnH2n+1CHO CnH2n.HCHO hoặc CmH2mO trong đó m = n+1 + Axit no, đơn chức: CnH2n+1COOH CnH2nHCOOH hoặc CmH2m.O2 mà m = n+1 + Axit không no, đơn chức: CnH2n-1COOH CnH2n.CO2 e. Phương pháp ghép ẩn số • Đặc điểm: Một bài toán thiếu điều kiện làm cho bài toán có dạng vô định hoặc không giải được. Phương pháp ghép ẩn số là một trong những phương pháp đơn giản để giải các bài toán đó. • Nhận xét: Phương pháp ghép ẩn số là một thủ thuật của toán học, không mang tính chất hoá học. f. Phương pháp tăng giảm khối lượng • Đặc điểm: Dựa vào sự tăng giảm khối lương khi chuyển từ 1 mol chất A thành 1 hoặc nhiều mol chất B (có thể qua các giai đoạn trung gian) ta dễ dàng tính được số mol của các chất hoặc ngược lại. • Nhận xét: Phương pháp tăng giảm khối lượng và phương pháp bảo toàn khối lượng như là “2 anh em song sinh” vì nếu 1 bài toán giải được phương pháp này thì cũng giải được bằng phương pháp kia. Tuy nhiên tùy từng bài toán mà phương pháp này hay phương pháp kia là ưu việt hơn. g. Phương pháp tự chọn lượng chất • Đặc điểm: Khi gặp các bài toán có lượng chất đề cho dưới dạng tổng quát (dạng tỉ lệ mol, tỉ lệ % theo thể tích, khối lượng, hoặc các lượng chất đề cho đều có chứa chung một tham số: m (g), V(l), x(mol)…) thì các bài toán này sẽ có kết quả không phụ thuộc vào lượng chất đã cho. Nếu bài toán khảo sát về % m (hoặc % V) của hỗn hợp thì thường chọn hỗn hợp có khối lượng 100 gam (hoặc 100 lít). Khi khảo sát về 1 PƯHH thì chọn hệ số làm số mol chất phản ứng. • Nhận xét:
- Tự chọn một lượng chất cụ thể theo hướng có lợi cho việc tính toán, biến bài toán từ phức tạp trở nên đơn giản. Sau khi đã chọn lượng chất thích hợp thì bài toán trở thành một dạng rất cơ bản, việc giải toán lúc này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. h. Phương pháp biện luận • Đặc điểm: Để giải bài toán tìm công thức phân tử ta có thể biện luận theo các nội dung sau: - Biện luận theo hoá trị - Biện luận theo lượng chất (g, mol) - Biện luận theo tính chất - Biện luận theo kết quả bài toán. - Biện luận theo các khả năng phản ứng có thể xảy ra. - Biện luận theo phương trình vô định - Biện luận theo giới hạn … • Nhận xét: Với những bài toán thiếu dữ kiện thì phương pháp biện luận sẽ giúp giải ra được kết quả. Đây là dạng bài tập dùng cho học sinh khá giỏi có tư duy cao. i. Phương pháp trung bình • Đặc điểm: Phương pháp này bao gồm các phương pháp sau: - Phương pháp khối lượng mol trung bình - Phương pháp số nguyên tử cacbon trung bình - Phương pháp số nguyên tử hidro trung bình - Phương pháp gốc hidro cacbon trung bình - Phương pháp số nhóm chức trung bình - Phương pháp hóa trị trung bình • Nhận xét: Phương pháp trung bình chỉ áp dụng cho bài toán hỗn hợp các chất, các chất này phải phản ứng hoàn toàn hay có hiệu suất như nhau. Từ giá trị trung bình ta biện luận tìm ra : nguyên tử khối, phân tử khối , số nguyên tử trong phân tử. j. Phương pháp quy đổi • Đặc điểm:
- Quy đổi là phương pháp biến đổi toán học nhằm đưa bài toán ban đầu là một hỗn hợp phức tạp về dạng đơn giản hơn, qua đó làm cho các phép tính trở nên dễ dàng, thuận tiện. Tuy nhiên, dù tiến trình quy đổi theo hướng nào thì cũng phải tuân thủ hai nguyên tắc sau: + Bảo toàn nguyên tố, tức tổng số mol mỗi nguyên tố ở hỗn hợp đầu và hỗn hợp mới phải như nhau. + Bảo toàn số oxi hóa, tức tổng số oxi hóa của các nguyên tố trong hai hỗn hợp là như nhau. • Nhận xét: Do việc quy đổi nên trong một số trường hợp số mol có thể có giá trị âm để tổng số mol có giá trị không đổi (bảo toàn). Trong quá trình làm bài ta thường kết hợp sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố và bảo toàn electron, kết hợp với việc sơ đồ hóa bài toán để tránh viết phương trình phản ứng, qua đó rút ngắn thời gian làm bài. Phương án quy đổi tốt nhất, có tính khái quát cao là quy đổi thẳng về các nguyên tử tương ứng. Đây là phương án cho lời giải nhanh, gọn và dễ hiểu, đồng thời biểu thị đúng bản chất hóa học của bài toán. Một bài toán có nhiều hướng quy đổi khác nhau, trong đó có 3 hướng chính: Hướng 1: Quy đổi hỗn hợp nhiều chất về hỗn hợp hai hay 1 chất Trong trường hợp này thay vì giữ nguyên hỗn hợp các chất như ban đầu, ta chuyển thành hỗn hợp với số chất ít hơn (cũng của cac nguyên tố đó), thường là hỗn hợp hai chất, thậm chí là 1 chất duy nhất. Ví dụ: Với hỗn hợp các chất gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 ta có thể quy đổi thành các tổ hợp (Fe và FeO), (Fe và Fe3O4), (Fe và Fe2O3), (FeO và Fe3O4), (FeO và Fe2O3), (Fe2O3 và Fe3O4), thậm chí chỉ 1 “chất” duy nhất dạng FexOy. Với cách quy đổi này bài toán đã được đơn giản đi rất nhiều, nhờ đó có thể giải nhanh gọn, phù hợp với dạng thi trắc nghiệm hiện nay. Hướng 2: quy đổi hỗn hợp nhiều chất thành các nguyên tử tương ứng. Thông thường ta gặp bài toán hỗn hợp nhiều chất nhưng về bản chất chỉ gồm 2 hoặc 3 nguyên tố. Do đó, ta có thể quy đổi hỗn hợp đầu về hỗn hợp gồm 2 hoặc 3 chất là các nguyên tử tương ứng. Ví dụ: Với hỗn hợp các chất gồm: Fe, FeS, FeS2, Cu, Cu2S, S quy đổi thành hỗn hợp gồm Cu, Fe, S Hướng 3: quy đổi tác nhân oxi hóa trong phản ứng oxi hóa khử
- Với những bài toán trải qua nhiều giai đoạn oxi hóa khác nhau bởi những chất oxi hóa khác nhau, ta có thể quy đổi vai trò oxi hóa của chất oxi hóa này cho chất oxi hóa kia để bài toán trở nên đơn giản hơn. Khi thực hiện phép quy đổi phải đảm bảo: Số electron nhường, nhận là không đổi (ĐLBT electron); Do sự thay đổi tác nhân oxi hóa nên phải có sự thay đổi sản phẩm cho phù hợp. Thông thường ta hay gặp các dạng sau: Kim loại OXH1 hỗn hợp sản phẩm trung gian OXH2 sản phẩm cuối Ví dụ: quá trình oxi hóa hoàn toàn Fe thành Fe3+ +O2 Fe Fe3+ +HNO3 Ở đây, vì trạng thái+O2 oxi hóa ban đầu và cuối của Fe ở hai quá trình là FexOy (2) (1) trong hai quá trình là như nhau. Vì vậy, có thể quy đổi hai tác nhân như nhau, số electron nhường oxi hóa O2 và HNO3 thành một tác nhân dauy nhất là O2 hoặc ngược lại. k. Phương pháp sơ đồ V • Đặc điểm: Phương pháp sơ đồ V áp dụng cho bài tập axit (có tính oxi hóa hoặc không có tính oxi hóa) tác dụng với kim loại, oxit bazơ, bazơ. Ngoài ra còn áp dụng cho các bài tập tan trong nước, H2 hoặc CO khử oxit kim loại. Cụ thể: + Kim loại tác dụng với axit không có tính oxi hóa (HCl, H2SO4 loãng) + Kim loại tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm + Oxit, bazo tác dụng với axit tạo dung dịch muối và nước. + Kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa + Oxit kim loại có tính khử tác dụng với axit có tính oxi hóa + CO, H2 tác dụng với oxit kim loại • Nhận xét: Sử dụng phương pháp này chúng ta không cần viết phương trình phản ứng, nhất là khi cho nhiều chất khác nhau tác dụng với axit. Phương pháp này dùng để giải nhanh bài tập trắc nghiệm, thích hợp với hình thức thi trắc nghiệm hiện nay. l. Phương pháp đồ thị • Đặc điểm: Cơ sở của phương pháp là việc sử dụng đồ thị trong toán học để giải một số hệ phương trình.
- Trong hoá học, một số dạng bài tập được giải dựa trên cơ sở nội dung của phương pháp này. Đó là trường hợp mà trong thí nghiệm hoá học có hai quá trình lượng kết tủa tăng dần, sau đó giảm dần đến hết khi lượng chất phản ứng có dư. Có thể vận dụng phương pháp này trong hoá học ở các trường hợp chủ yếu sau: - Thổi khí CO2 vào dung dịch chứa hiđroxit của kim loại nhóm IIA. - Rót từ từ dung dịch kiềm đến dư vào dung dịch muối nhôm hoặc muối kẽm. - Rót từ từ dung dịch axit đến dư vào dung dịch muối có chứa anion AlO2- hoặc ZnO22-. • Nhận xét: Phương pháp này giúp học sinh dễ học sinh hiểu rõ hơn bản chất của quá trình hóa học, đồng thời nâng cao khả năng tư duy cho học sinh. Bài toán hóa học giải ra nhanh phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm hiện nay. 1.2.4.4. Bài toán hóa học có nhiều cách giải Bài toán hoá học mà có thể giải được bằng nhiều cách với những phương pháp giải khác nhau thì bài toán đó được gọi là bài toán hoá học có nhiều cách giải. Bài toán được giải với các cách giải khác nhau nhưng vẫn có cùng kết quả thì bài toán hoá học nhiều cách giải mang đến tính hứng thú cho học sinh lẫn giáo viên hướng dẫn học sinh giải. Khi được giáo viên yêu cầu làm bài tập với nhiều cách giải khác nhau thì học sinh có cơ hội vận dụng tất cả các phương pháp giải toán hoá học đã được giáo viên giảng dạy, tư duy của học sinh cũng phát triển. Với những bài toán hoá học mà việc chọn cách giải phù hợp sẽ làm tiết kiệm thời gian giải bài điều này rất tốt với cách giải bài toán trắc nghiệm như hiện nay. 1.3. Tư duy 1.3.1. Khái niệm tư duy Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó [53]. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển bách khoa. Hà Nội. 2005); Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt -Bộ não người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận .v.v... Theo triết học duy tâm khách quan, tư duy là sản phẩm của "ý niệm tuyệt đối" với tư cách là bản năng siêu tự nhiên, độc lập, không phụ thuộc vào vật chất. Theo George Wilhemer Fridrick Heghen: "Ý niệm tuyệt đối là bản nguyên của hoạt động và nó chỉ có thể biểu hiện trong tư duy, trong nhân thức tư biện mà thôi". Karl Marx nhận xét: "Đối với Heghen, vận động của tư duy được
- ông nhân cách hóa duới tên gọi "ý niệm" là chúa sáng tạo ra hiện thực; hiện thực chỉ là hình thức bề ngoài của ý niệm". Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao. Về lý thuyết, Karl Marx cho rằng: "Vận động kiểu tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan được di chuyển vào và được cải tạo/tái tạo trong đầu óc con người duới dạng một sự phản ánh”. Những luận cứ này còn dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm của Ivan Petrovich Pavlov, nhà sinh lý học, nhà tư tưởng người Nga. Bằng các thí nghiệm tâm -sinh lý áp dụng trên động vật và con người, ông đi đến kết luận: "Hoạt động tâm lý là kết quả của hoạt động sinh lý của một bộ phận nhất định của bộ óc". Như vậy, tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. L.N.Tonxtoi đã viết: “Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nào nó là thành quả những cố gắng của tư duy chứ không phải trí nhớ”. Như vậy học sinh chỉ lĩnh hội được tri thức khi họ thực sự tư duy. Sự phát triển tư duy nói chung được đặc trưng bởi sự tích lũy các thao tác tư duy thành thạo và vững chắc của con người. Vì vậy môn hóa học cũng không thể tách khỏi việc hình thành và phát triển tư duy cho học sinh. Với môn hóa học thì bài toán hóa học là phương tiện tốt nhất để rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Qua quá trình luận giải các bài toán hóa học mà các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng h ợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa kết hợp với các phương pháp hình thành phán đoán mới là quy nạp, suy diễn và loại suy được phát triển và hoàn thiện. 1.3.2. Các thao tác tư duy Phân tích: là hoạt động tư duy phân chia sự vật, hiện t ượng thành các yếu tố, các bộ phận nhằm mục đích nghiên cứu chúng đầy đủ, sâu sắc, trọn vẹn hơn theo một hướng nhất định. Tổng hợp: là hoạt động tư duy kết hợp các bộ phận, các yếu tố riêng lẻ của sự vật hiện tượng đã được nhận thức để nhận thức cái toàn bộ. Phân tích, tổng hợp là những yếu tố cơ bản của hoạt động tư duy được dùng khi hình thành phán đoán mới và các thao tác tư duy khác. So sánh: là thao tác tư duy nhằm xác định những điểm giống nhau và khác nhau của sự vật, hiện tượng từ đó làm cơ sở để tìm ra nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau đó. Trừu tượng hóa: là quá trình con người dùng trí óc gạt bỏ những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu của sự vật, hiện tượng và chỉ giữ lại nhữnh yếu tố cần thiết cho tư duy.
- Khái quát hóa: là tìm ra cái chung, cái bản chất trong số các dấu hiệu của sự vật, hiện tượng rồi qui chúng lại thành khái niệm. Trong thực tế các thao tác trên đây đan chéo nhau, xen kẽ nhau chứ không tuân theo trình tự máy móc. Phép quy nạp: là cách phán đoán dựa trên sự nghiên cứu nhiều h iện tượng, trường hợp riêng lẻ để đi đến kết luận chung, tổng quát về những tính chất, những mối liên hệ tương quan bản chất nhất, chung nhất. Trong phép quy nạp, sự nhận thức đi từ cái riêng biệt đến cái chung, giúp cho kiến thức được nâng cao và mở rộng . Phép suy diễn (diễn dịch): là cách phán đoán đi từ một nguyên lý chung đúng đắn tới một kết luận thuộc về một trường hợp riêng lẻ đơn nhất. Phép suy diễn có tác dụng phát triển tư duy logic và phát huy tính tự lập, sáng tạo của học sinh. Phép loại suy (suy lý tương tự): là sự phán đoán đi từ cái riêng biệt này đến một cái riêng biệt khác để tìm ra những đặc tính chung và những mối liên hệ có tính quy luật của các chất và hiện tượng. Phép loại suy có bản chất là dựa vào sự giống nhau (hoặc tương tự nhau) của hai vật thể, hiện tượng về một số dấu hiệu để đi đến kết luận về sự giống nhau của các dấu hiệu khác nên kết luận của chúng chỉ gần đúng, có tính giả thiết nhưng có tác dụng tích cực trong nghiên cứu và học tập bộ môn hóa học, tạo điều kiện cho học sinh xây dựng giả thuyết khoa học trước khi kiểm nghiệm bằng thực nghiệm. Như vậy các thao tác tư duy trên được hình thành và phát triển ở học sinh thông qua hoạt động học tập. Việc giải các bài tập hóa học rất cần thiết cho sự phát triển tư duy. 1.4. Sự phát triển tư duy qua bài toán hóa học nhiều cách giải Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: - Nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) - Nhận thức lý tính (tư duy, tưởng tượng) Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Như vậy tư duy là một quá trình tâm lý có sự tìm kiếm và phát hiện cái mới về chất một cách độc lập. Tư duy có đặc điểm quan trọng là tính có vấn đề, tức là trong hoàn cảnh có vấn đề thì tư duy được nảy sinh. Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ của con người và có quan hệ chặt chẽ với
- ngôn ngữ. Tư duy là mức độ cao nhất của sự nhận thức lý tính, nhưng có quan hệ chặt chẽ với quá trình nhận thức cảm tính. Nó có khả năng phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trên cơ sở những dấu hiệu bên ngoài của sự vật và hiện tượng qua cảm giác, tri giác. Hai giai đoạn trên có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. V.I Lênin đã khẳng định về quá trình nhận thức của con người : “Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan” . Tìm những phương pháp khác nhau để giải một BTHH cũng nhằm gây hào hứng học tập và phát triển trí tuệ của HS lên nhiều lần. Một HS trong thời gian nhất định, giải một BTHH bằng nhiều cách khác nhau thì hiệu quả trí tuệ cao hơn nhiều so với một HS giải được nhiều BT khác nhau cũng trong thời gian ấy. Sáng tạo không phải là đặc tính của di truyền. Khả năng phát minh sáng tạo của con người từ lúc ra đời, khả năng đó vẫn tồn tại qua học tập và rèn luyện. Nếu biết tổ chức những kích thích não đúng lúc và đúng mức độ thì sẽ làm cho não phát triển tốt, cơ thể phát triển tốt và trí thông minh phát triển tốt [37]. Mọi năng lực chỉ có thể hình thành và phát triển trong hoạt động của con người. Để giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy sáng tạo thì phải tập luyện cho HS hoạt động tư duy sáng tạo mà đặc trưng cơ bản nhất là tạo ra sản phẩm tư duy mang tính mới mẻ. Trong học tập hóa học, một hoạt động có tính độc lập của học sinh là hoạt động giải bài tập, vì vậy cần tạo điều kiện để rèn tư duy sáng tạo cho HS thông qua hoạt động này. GV nên khuyến khích học sinh không nên bằng lòng với phương pháp giải bài toán sẵn có, chớ vội thỏa mãn với cách giải đã tìm ra, nên say mê hứng thú tìm phương pháp khác, chọn cách giải hay nhất, gọn nhất. Trí thông minh là tổng hợp các năng lực trí tuệ của con người (quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy …) mà đặc trưng cơ bản nhất là tư duy độc lập và sáng tạo nhằm ứng phó với tình huống mới. Theo thuyết hoạt động có đối tượng thì năng lực chỉ có thể hình thành và phát triển trong hoạt động. Để giúp học sinh phát triển năng lực tư duy mà đỉnh cao là tư duy sáng tạo, thì cần phải tập luyện cho học sinh hoạt động tư duy sáng tạo, mà đặc trưng cơ bản nhất là tạo ra được sản phẩm mang tính tư duy mới mẻ. Trong học tập hóa học, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển tư duy cho học sinh là hoạt động giải bài toán hóa học. Vì vậy giáo viên cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt động này các năng lực trí tuệ phát triển, học sinh sẽ có được những sản phẩm tư duy mới, thể hiện ở: - Năng lực phát triển vấn đề mới.
- - Tìm ra hướng đi mới. - Tạo ra kết quả mới. Để làm được điều đó, trước hết người giáo viên cần ý thức được hoạt động giải BTHH để tìm ra đáp số không phải chỉ là mục đích mà chính là phương tiện hiệu nghiệm để rèn tư duy hóa học cho học sinh. BTHH đa dạng, phong phú về thể loại và được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học như khi nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, luyện tập, kiểm tra… Thông qua hoạt động giải bài toán hóa học mà các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, ổt ng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… thường xuyên được rèn luyện, năng lực quan sát, trí nhớ, óc tưởng tượng, năng lực độc lập suy nghĩ … của học sinh không ngừng được nâng cao, biết phê phán, nhận xét đúng, tạo hứng thú và lòng say mê học tập… để rồi cuối cùng tư duy của học sinh được rèn luyện và phát triển thường xuyên, đúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng khả năng hiểu biết thế giới của học sinh lên một tầm cao mới, góp phần cho quá trình hình thành nhân cách toàn diện của học sinh. Việc giải BTHH theo nhiều cách khác nhau là một phương pháp mới để rèn luyện tư duy, trước đây chúng ta thường giải theo một cách sao cho ra được kết quả nhưng cách học này dẫn người học theo lối mòn tư duy sẵn có, theo thói quen cũ. Phương pháp học tập theo cách giải BTHH theo nhiều cách giúp học sinh và giáo viên phá vỡ đi lối mòn tư duy cũ, bẽ gãy những thói quen sẵn có mà theo như mọi người đang hô hào rằng muốn có sáng tạo (tư duy phát triển) thì “breaking the habit” mà theo tiếng Việt là “bẽ gãy thói quen” hay dịch thoát nghĩa là phá vỡ đi lối suy nghĩ trước kia mà hãy suy nghĩ theo hướng khác. Cùng một bài tập học sinh có thể giải bằng nhiều cách với những phương pháp giải khác nhau vẫn có được kết quả chính xác. Với những cách thức giải quyết vấn đề khác nhau mà vẫn đưa ra kết quả giống nhau thì quả là thích thú. Học sinh sẽ tìm thấy niềm vui thật sự khi tìm ra những phương pháp giải mới. Điều này cũng phù hợp với tính cách của người trẻ hơn, họ năng động hơn, không muốn theo lối mòn tư duy cũ, họ muốn được thách thức, được tìm ra cái mới. Để giải được bài toán theo nhiều cách người học tổng hợp tất cả các phương pháp mình đã được thầy cô truyền đạt, khi đó họ vận dụng tối đa khả năng tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát… để tìm ra những phương pháp giải thích hợp. Điều này giúp cho tư duy học sinh linh hoạt hơn, dễ dàng làm được những bài toán với những dạng mới, không giống thầy cô đã dạy. Học sinh thoát khỏi lối mòn tư duy cũ theo phương pháp algorit, dù bất kì bài tập nào thường họ vẫn giải theo phương pháp đại số. Bài tập với những phương pháp giải khác nhau là một hình thức của luyện tập phương pháp kích não (phương pháp động não) cho học sinh. Phương pháp kích não là một trong những phương pháp tốt để phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 593 | 134
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
97 p | 794 | 131
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 552 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian
123 p | 704 | 96
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 850 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 492 | 90
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương
145 p | 294 | 67
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 459 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
167 p | 350 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 248 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 340 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
164 p | 369 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 260 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tại một số trường mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh
201 p | 176 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 49 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trên địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
70 p | 130 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn