Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 19
download
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh xác định thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Bình Tân và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________________ Nguyễn Thị Diễm Hằng THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. Hồ Chí Minh - năm 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ Nguyễn Thị Diễm Hằng THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ ĐÌNH QUA TP. Hồ Chí Minh - năm 2011
- LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Khoa Tâm lý giáo dục, Phòng Khoa học công nghệ & Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô giảng viên lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa 20 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các giáo viên mầm non của các trường mầm non quận Bình Tân; các anh chị học viên lớp Cao học Quản lý giáo dục Khóa 20 và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn TS Ngô Đình Qua đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tác giả
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CBQL Cán bộ quản lý BGH Ban giám hiệu CSVC Cơ sở vật chất ĐTB Điểm trung bình GDMN Giáo dục mầm non GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GVMN Giáo viên mầm non NXB Nhà xuất bản QLGD Quản lý giáo dục TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh YDHDT Y dược học dân tộc
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 3 T 0 T 0 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 4 T 0 T 0 MỤC LỤC .............................................................................................................. 5 T 0 T 0 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 9 T 0 T 0 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 9 T 0 T 0 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 11 T 0 T 0 3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 11 T 0 T 0 4. Giả thuyết ......................................................................................................................... 11 T 0 T 0 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 11 T 0 T 0 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 11 T 0 T 0 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG, CHỐNG T 0 BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON ............................ 14 T 0 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................ 14 T 0 T 0 1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ...................................................... 17 T 0 T 0 1.2.1. Quản lý .................................................................................................................. 17 T 0 T 0 1.2.2. Quản lý giáo dục.................................................................................................... 19 T 0 T 0 1.2.3. Quản lý nhà trường ................................................................................................ 20 T 0 T 0 1.2.4. Quản lý giáo dục mầm non.................................................................................... 23 T 0 T 0 1.2.5. Bệnh béo phì .......................................................................................................... 23 T 0 T 0 1.3. Một số vấn đề lý luận liên quan đến trường mầm non[4] ............................................. 23 T 0 T 0 1.3.1. Trường mầm non ................................................................................................... 23 T 0 T 0 1.3.2. Vị trí, vai trò của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân .............. 24 T 0 T 0 1.3.3. Các loại hình trường mầm non .............................................................................. 26 T 0 T 0
- 1.3.4. Nhiệm vụ trường mầm non ................................................................................... 27 T 0 T 0 1.3.5. Nội dung, chương trình giáo dục mầm non ........................................................... 27 T 0 T 0 1.3.6. Tổ chức và quản lý trường mầm non .................................................................... 28 T 0 T 0 1.3.6.1. Hiệu trưởng .................................................................................................... 28 T 0 T 0 1.3.6.2. Phó hiệu trưởng ............................................................................................. 29 T 0 T 0 1.3.6.3. Tổ chuyên môn .............................................................................................. 29 T 0 T 0 1.3.6.4. Giáo viên mầm non........................................................................................ 29 T 0 T 0 1.3.6.5. Trẻ mầm non .................................................................................................. 30 T 0 T 0 1.3.6.6. Cơ sở vật chất và quan hệ xã hội ................................................................... 30 T 0 T 0 1.4. Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì ................. 31 T 0 T 0 1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh béo phì ở trẻ ....................................................... 31 T 0 T 0 1.4.1.1. Yếu tố kinh tế - xã hội ................................................................................... 31 T 0 T 0 1.4.1.2. Yếu tố gia đình .............................................................................................. 32 T 0 T 0 1.4.1.3. Yếu tố trường Mầm non ................................................................................ 32 T 0 T 0 1.4.2. Nguyên nhân của bệnh béo phì ............................................................................. 33 T 0 T 0 1.4.3. Cách phát hiện trẻ bị bệnh béo phì ........................................................................ 35 T 0 T 0 1.4.4. Những tác hại của bệnh béo phì đối với trẻ mầm non........................................... 36 T 0 T 0 1.4.5. Quản lý việc phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non ............. 38 T 0 T 0 1.4.5.1. Khái niệm ...................................................................................................... 38 T 0 T 0 1.4.5.2. Chủ thể và đối tượng quản lý......................................................................... 39 T 0 T 0 1.4.5.3. Nội dung công tác phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non T 0 T 0 .................................................................................................................................... 39 1.4.5.4. Các chức năng quản lý việc phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường T 0 mầm non ..................................................................................................................... 40 T 0
- Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG, T 0 CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN TPHCM ............................................................................... 47 T 0 2.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội, giáo dục mầm non ở Quận Bình Tân ........................... 47 T 0 T 0 2.1.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội quận Bình Tân .............................. 47 T 0 T 0 2.1.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục và đào tạo quận Bình Tân ....................... 48 T 0 T 0 2.1.3. Khái quát tình hình phát triển giáo dục mầm non quận Bình Tâ .......................... 50 T 0 T 0 2.1.3.1. Về huy động và phát triển số lượng ............................................................... 50 T 0 T 0 2.1.3.2. Về chất lượng giáo dục .................................................................................. 51 T 0 T 0 2.2. Thực trạng về bệnh béo phì của trẻ mầm non ở một số trường mầm non tại quận Bình T 0 Tân Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 52 T 0 2.3. Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ tại các trường mầm T 0 non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................. 57 T 0 2.3.1. Mô tả công cụ ........................................................................................................ 57 T 0 T 0 2.3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường mầm non tại Quận T 0 Bình Tân TPHCM ........................................................................................................... 58 T 0 2.3.3. Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ tại các trường T 0 mầm non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh xét theo các chức năng quản lý . 61 T 0 2.3.3.1. Chức năng xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ............. 61 T 0 T 0 2.3.3.2. Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ . 65 T 0 T 0 2.3.3.3. Chức năng chỉ đạo phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ................................. 68 T 0 T 0 2.3.3.4. Chức năng kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh béo T 0 phì cho trẻ ................................................................................................................... 72 T 0 2.4. Nhận xét thực trạng ....................................................................................................... 74 T 0 T 0 2.4.1. Mối liên hệ giữa điểm trung bình thực trạng quản lý với điểm trung bình thành T 0 tích phòng, chống bệnh béo phì....................................................................................... 74 T 0 2.4.2. Ưu điểm ................................................................................................................. 76 T 0 T 0
- 2.4.3. Hạn chế .................................................................................................................. 78 T 0 T 0 2.5. Đề xuất giải pháp quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm T 0 non tại Quận Bình Tân TPHCM .......................................................................................... 79 T 0 2.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ....................................................................................... 79 T 0 T 0 2.5.1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 79 T 0 T 0 2.5.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 81 T 0 T 0 2.5.2. Các giải pháp quản lý ....................................................................................... 82 T 0 T 0 2.5.2.1. Sử dụng biểu đồ tăng trưởng trong việc theo dõi sức khỏe của trẻ ............... 82 T 0 T 0 2.5.2.2. Khám sức khỏe, tẩy giun định kỳ cho trẻ ...................................................... 83 T 0 T 0 2.5.2.3. Tăng cường tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ béo phì ........................... 84 T 0 T 0 2.5.2.4. Quản lý việc xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ ............................... 85 T 0 T 0 2.5.2.5. Tăng cường quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm ........................................... 89 T 0 T 0 2.5.2.6. Nâng cao trình độ nhận thức về dinh dưỡng đối với đội ngũ cấp dưỡng, đội T 0 ngũ GVMN, can thiệp dinh dưỡng vào các trường mầm non .................................... 92 T 0 2.5.2.7. Quản lý việc tuyên truyền về dinh dưỡng và phòng chống bệnh béo phì cho T 0 phụ huynh trẻ .............................................................................................................. 94 T 0 2.5.2.8. Đổi mới công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện ............ 96 T 0 T 0 2.6. Trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ............... 97 T 0 T 0 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 100 T 0 T 0 1. Kết luận .......................................................................................................................... 100 T 0 T 0 2. Kiến nghị ........................................................................................................................ 102 T 0 T 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 107 T 0 T 0 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 110 T 0 T 0
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tuổi trẻ là mùa xuân của đời người. Trẻ em là tương lai của đất nước. Một thế hệ trẻ khỏe mạnh là điều kiện cần để xây dựng một đất nước giàu mạnh. Chính vì vậy, chăm sóc và giáo dục con người từ tuổi ấu thơ là việc làm cần thiết và quan trọng. Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra ở các nước đang phát triển kéo theo những thay đổi trong cách ăn uống và lối sống đã ảnh hưởng không ít đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em. Đặc biệt ở các nước Châu Á, mặc dù tỉ lệ béo phì trong số người lớn còn thấp nhưng xu hướng gia tăng của béo phì trẻ em rất rõ rệt. Vì vậy, béo phì ở trẻ em đang là một trong những vấn đề sức khỏe ưu tiên trong chiến lược y tế dự phòng tại các nước này và đang được xem là một trong những thách thức của vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe. Bệnh béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới coi là một thách thức của thiên niên kỷ và là một trong “tứ chứng nan y” của loài người: AIDS, ung thư, béo phì và ma túy. Điều này chứng tỏ đây là một bệnh khó trị. Bệnh béo phì thường dẫn đến những bệnh tật khác như: tăng huyết áp, tiểu đường, viêm xương khớp... Ngoài ra, bệnh béo phì còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, sự sáng tạo và sự phát triển của trẻ. Điều 6 của Luật Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em nêu rõ: “Trẻ em phải được chăm sóc và giáo dục nhằm phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và thẩm mỹ. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non (0 – 6 tuổi) là thời kỳ đầu tiên của con người với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời kỳ có vị trí đặc biệt quan trọng, đặt tiền đề cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con
- người mai sau. Nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ phát triển nhanh, khỏe mạnh và thông minh.” [5] Hiện nay tình hình bệnh béo phì đang tǎng lên với tốc độ đáng báo động không những ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển cũng vậy. T 0 T 0 T 0 T 0 Tại các nước đang phát triển, bệnh béo phì tồn tại song song với tình trạng thiếu dinh dưỡng và thường gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Tỉ lệ béo phì của trẻ em trên toàn thế giới là 3,3%. Tại Mỹ, tỉ lệ trẻ em và thanh thiếu niên béo phì là 17,1% (2003 – 2004), trong khi tại Trung Quốc tỉ lệ này gia tăng từ 1,5% (1983) đến 12,6% (1997). Tại Việt Nam, bên cạnh tỉ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn khá cao, số trẻ em bị béo phì cũng đang gia tăng ở mức báo động, nhất là tại các thành phố lớn. Theo số liệu điều tra của trung tâm Dinh dưỡng TPHCM vào năm 1999, chỉ khoảng 2,2% trẻ dưới năm tuổi bị bệnh béo phì nhưng sau đó tỉ lệ này tăng dần qua các năm: 2000 là 2,7%; năm 2002 là 3,6% và lên đến 6,3% vào năm 2005, 10,9% vào năm 2008. Một nghiên cứu khác ở học sinh 6 – 11 tuổi tại các trường tiểu học ở quận I TPHCM năm 1997 cho thấy 12,2% học sinh tại đây bị béo phì. Tại Hà Nội, cũng vào năm 1997, hai cuộc điều tra ở học sinh tiểu học tại một số trường tiểu học có điều kiện kinh tế khá giả ở quận Hoàn Kiếm cho thấy: có từ 4,1 đến 7,4% học sinh bị béo phì. Thực trạng trên đã làm thức tỉnh các nhà dinh dưỡng, các thầy cô giáo, các giáo viên mầm non, các bậc phụ huynh cũng như của cộng đồng về việc cần cảnh giác với hiện tượng béo phì đang gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em. Tại các trường mầm non, nếu công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì được thực hiện tốt sẽ góp phần kéo giảm tỷ lệ phần trăm trẻ bị bệnh béo phì. Nhưng thực trạng công tác quản lý này tại các trường mầm non Quận Bình Tân TPHCM hiện nay ra sao, chưa có ai nghiên cứu. Chính vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM.”
- 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. 3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý tại trường mầm non. - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM. 4. Giả thuyết Công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân bên cạnh những thành tựu còn có những hạn chế như: công tác tổ chức, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chưa được tốt và thường xuyên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài. - Khảo sát thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở phương pháp luận Quan điểm hệ thống - cấu trúc
- Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc, người nghiên cứu thấy thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân bao gồm những yếu tố sau đây: - Mục tiêu quản lý: + Phòng chống bệnh béo phì ở các trường mầm non; + Phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ (đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực...). - Nội dung quản lý: Quản lý việc phòng ngừa và chữa trị bệnh béo phì: + Quản lý việc trang bị kiến thức cho giáo viên, phụ huynh và cho trẻ; + Quản lý chế độ dinh dưỡng, vận động của trẻ (giờ ăn, ngủ, chế độ sinh hoạt, vui chơi của trẻ); + Quản lý việc khám sức khỏe định kỳ của trẻ. - Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường mầm non Quận Bình Tân. - Kết quả quản lý: + Nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ; + Trẻ phát triển khỏe mạnh, hài hòa cân đối; + Tỉ lệ % trẻ béo phì năm sau thấp hơn năm trước. Quan điểm thực tiễn Xuất phát từ thực trạng quản lý của hiệu trưởng nhằm phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân còn gặp nhiều khó khăn… Do đó, cần tìm hiểu các nguyên nhân và đề xuất các biện pháp để thực hiện tốt công tác này. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phân tích và tổng hợp lý luận về công tác quản lý nói chung cũng như quản lý việc phòng chống bệnh béo phì; - Lý luận về bệnh béo phì.
- 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.2.1. Phương pháp quan sát Đối tượng quan sát: Cán bộ quản lý, cô giáo mầm non, trẻ mầm non. Nội dung quan sát: công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở một số trường mầm non tại quận Bình Tân. 6.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn: Ban giám hiệu, các cô giáo mầm non, đội ngũ cấp dưỡng các trường; Nội dung phỏng vấn: công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở một số trường mầm non những năm gần đây và trong năm học 2009 – 2010. 6.2.2.3. Phương pháp điều tra Đối tượng điều tra: Cán bộ quản lý, cô giáo mầm non, phụ huynh. Nội dung điều tra: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì.
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG, CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Béo phì là chứng bệnh thường dẫn đến những chứng bệnh khác như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường. Trẻ mầm non là mùa xuân của đời người, nếu mắc phải chứng béo phì và không điều trị khỏi sẽ có một sức khỏe tương lai không mấy tốt đẹp. Vì vậy, từ trước đến nay, ở nước ta cũng như trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể, ở trong nước, chúng tôi có thể điểm qua một số công trình như: Đề tài “Khảo sát khuynh hướng béo phì và các yếu tố nguy cơ ở trẻ 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non nội thành TPHCM năm 2005” do bác sỹ Phạm Thị Ngân Hà làm chủ nhiệm đã đưa ra những kết luận như: khuynh hướng trẻ bệnh béo phì ngày càng tăng do điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, đặc biệt là trẻ ở nội thành dễ bệnh béo phì hơn trẻ ở nông thôn. Hội nghị khoa học “Thừa cân – béo phì, mối nguy cơ của các bệnh thời đại” do trung tâm Dinh dưỡng và Viện Y dược học dân tộc TPHCM tổ chức năm 2007, đã cho thấy bệnh béo phì có mối quan hệ chặt chẽ với một số bệnh như bệnh đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ sỏi mật ở mọi lứa tuổi và giới tính. Ngoài ra, bệnh béo phì dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ, làm tăng nguy cơ của các bệnh lý như viêm tụy, xương khớp… Đề tài “Thừa cân – béo phì, gánh nặng của dinh dưỡng và sức khỏe hiện nay” của tác giả Lê Thị Kim Qui – Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TPHCM đã nêu lên được những yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì; hậu quả, chiến lược dự phòng và điều trị thừa cân, béo phì.
- Đề tài “Mười năm xây dựng phương pháp điều trị béo phì tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM”, tác giả Lê Thúy Tươi đã cho thấy được quy trình xây dựng phương pháp điều trị thừa cân, béo phì. Qua đó cho thấy được cái nhìn tổng thể về việc điều trị bệnh béo phì hiện nay là nhu cầu của cộng đồng mà ngành y tế cần quan tâm giải quyết. Đề tài cũng cho thấy số bệnh nhân bệnh béo phì ở nội thành TPHCM chiếm hơn 50% trong tổng số bệnh nhân đến điều trị, trong đó phái nữ chiếm trên 80%. Đề tài “Béo phì – căn bệnh của thời đại, các hiểu biết mới và một số nghiên cứu ở Huế” của tác giả Trần Hữu Dàng – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y dược Huế đã nêu lên được những nguy cơ bệnh tật do béo phì gây ra như: bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường và có thể một số loại ung thư. Đề tài “Béo phì và ung thư” của tác giả Quan Vân Hùng – Trưởng khoa nội II Viện YDHDT đã đưa ra những nghiên cứu về số lượng người chết vì ung thư có liên quan đến béo phì. Tác giả cũng đưa ra kết luận rằng những người nặng cân có tỷ lệ tử vong do ung thư cao hơn so với người có cân nặng bình thường. Đề tài “Đặc điểm trẻ thừa cân – béo phì có gan nhiễm mỡ tại khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2005 – 2006” của tác giả Hoàng Thị Tín – Bệnh viện Nhi đồng 1 đã đưa ra những kết luận như: có mối liên quan giữa gan nhiễm mỡ với giới nam, tuổi tác và mức độ béo phì; nhóm trẻ có gan nhiễm mỡ có trung bình chiều dài vòng eo, tỷ số vòng eo/vòng hông, đường huyết, insulin máu cao hơn nhóm không có gan nhiễm mỡ. Đề tài “Kết quả lượng giá hồ sơ béo phì trẻ em tại phòng khám trung tâm Dinh dưỡng TPHCM năm 2005 – 2006” của tác giả Lê Thị Kim Qui - Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TPHCM đã đưa ra những kết luận như: bệnh béo phì xảy ra với tần suất cao ở trẻ của những gia đình khá giả tại các đô thị lớn; trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến tình trạng dinh
- dưỡng của trẻ và muốn điều trị béo phì thành công đòi hỏi phải có sự quan tâm theo dõi, chăm sóc liên tục của gia đình trẻ. Ở Mỹ, năm 1994 bác sĩ Jeffrey Fridman (Đại học Rockefeller ở New York) khám phá ra một gien gọi là OB ở loài chuột béo phì. Tại mô mỡ của loài chuột này xuất hiện chất có tên là leptin, một protein gồm 146 acid amin được gọi là hormon điều chỉnh cân nặng. Leptin làm nhiệm vụ truyền lên não thông tin về sự no, thiếu leptin con vật ăn mãi mà không có cảm giác no gây ra béo phì. Vài tháng sau đó, cũng nhóm nghiên cứu này tìm được gien tương ứng ở người, cũng gọi là OB, nằm ở nhiễm sắc thể số 7. Thực tế, các nhà khoa học ước đoán có gần 200 gien liên quan đến béo phì. Các nhà khoa học Thụy Điển thuộc Đại học Goteborg đã phát hiện ở chuột một gien giúp chúng ăn chất béo thoải mái mà vẫn có thân hình thon thả. Gien này có tên là FOXC2. Họ hy vọng sẽ dùng gien này để điều trị béo phì cho người. Các nhà khoa học Anh, Mỹ, Australia đã tìm ra hormon peptide YY – 36 hay còn gọi là PYY nằm ở thành ruột có tác dụng chống cảm giác thèm ăn. Các nhà khoa học Thụy Điển thuộc đại học Goteborg còn phát hiện ra một gen có tên là FOXC2 có tác dụng chống hấp thu chất béo và làm giảm số lượng các tế bào mỡ. Hướng nghiên cứu tác động vào gen gây béo phì vẫn đang là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm. Hiện nay, qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ mầm non. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM” là cần thiết và phù hợp với công tác quản lý giáo dục trong tình hình thực tế hiện nay ở Quận Bình Tân TPHCM.
- 1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Quản lý Quản lý là một hoạt động được hình thành từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động, con người có sự hợp tác với nhau hoặc cùng nhau hoạt động với những mục đích chung nào đó. Quản lý rất cần thiết cho tất cả mọi lĩnh vực hoạt động đời sống của con người. Ở đâu con người tạo lập nên nhóm xã hội là ở đó cần đến quản lý, dù đó là nhóm nhỏ, nhóm lớn, nhóm chính thức, nhóm không chính thức và bất kể nội dung hoạt động nhóm đó là gì. Có thể nói quản lý là một thuộc tính gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó. K.Marx đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất… Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. [19] Điều đó cho thấy rằng hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công hợp tác lao động của xã hội loài người, nhằm đạt mục đích nhất định. Đây chính là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng để đạt mục tiêu đề ra. Hoạt động quản lý còn là hoạt động lao động để điều khiển lao động, một loại lao động có ý nghĩa tất yếu và vĩnh hằng với chức năng điều khiển mọi hoạt động xã hội về kinh tế, quân sự, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục. Có nhiều tác giả với những phát biểu khác nhau về quản lý, cụ thể như: W.Taylor, người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động đã nêu: “Quản lý là một nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất và rẻ nhất”. [17] H.Koonts cho rằng “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân để đạt được những mục đích của nhóm. Mục tiêu
- của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được những mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”.[12] Nhà lý luận quản lý kinh tế người Pháp H.Fayon viết “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”.[9] Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng “Quản lý là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và lý. Đó là hoạt động chăm sóc, giữ gìn (quản) và sửa sang, sắp xếp (lý) để cho cộng đồng theo sự phân công hợp tác lao động được ổn định và phát triển.[1] Tác giả Nguyễn Thị Liên Diệp cho rằng “Quản lý là một hoạt động cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức, nhằm đạt được những mục tiêu chung. Như vậy, hoạt động quản lý là hoạt động chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành một tập thể”.[8] Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu: o Quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động. o Quản lý là một hệ thống xã hội trên nhiều phương diện (Quản lý hành chính, Quản lý văn hóa, Quản lý sản xuất...) o Quản lý là một nghệ thuật tác động vào một hệ thống. o Quản lý là một tổ hợp phương pháp tạo nên vận hành của hệ nhằm thực hiện các mục tiêu. o Quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm hai phân hệ chủ thể quản lý và khách thể quản lý. o Đối tượng quản lý chủ yếu vẫn là con người. Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hoạt động, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra. [21]
- 1.2.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội. Khái niệm QLGD được hiểu khá rộng trong nhiều phạm vi, từ vĩ mô đến vi mô cũng có những định nghĩa sau: QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân. [34] QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT đến trường), nhằm mục đích đảm bảo giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung vốn có của chủ nghĩa xã hội cũng như những quy luật khách quan của quá trình dạy học – giáo dục, của sự phát triển về thể chất, về tinh thần của các thế hệ. [22] QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển và quản lý hoạt động giáo dục của những người làm công tác giáo dục (khách thể quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục đặt ra. [26] Như vậy, các nhà nghiên cứu QLGD đều thống nhất quan niệm: QLGD nói chung (quản lý trường học nói riêng) là hệ thống những tác động có mục đích, có khoa học, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. [22] QLGD cũng là thực hiện các chức năng quản lý trong công tác giáo dục, bao gồm kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá các quá trình giáo dục. Thực chất QLGD là quá trình tổ chức, điều chỉnh các yếu tố cơ bản sau:
- + Đường lối, chiến lược và chính sách giáo dục của đất nước. + Tập thể các nhà sư phạm (Cán bộ QLGD, giáo viên), trẻ em, gia đình, các đoàn thể và xã hội... + Điều kiện cơ sở vật chất (bàn ghế, trường lớp, đồ dùng trang thiết bị dạy học, đồ chơi...). Tóm lại, QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được kết quả mong muốn (mục tiêu) một cách có hiệu quả nhất. 1.2.3. Quản lý nhà trường Quản lý, lãnh đạo nhà trường là quản lý, lãnh đạo hoạt động của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh trong trường. Nhà trường là đơn vị cơ sở trực tiếp giáo dục – đào tạo, hoạt động của nhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nên việc quản lý, lãnh đạo chặt chẽ, khoa học sẽ bảo đảm đoàn kết thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục.[20] Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường, mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới.[25] Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.[11]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 594 | 134
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 464 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 556 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 850 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 494 | 90
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 462 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
167 p | 352 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 310 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 251 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
164 p | 376 | 51
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
26 p | 423 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 268 | 47
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường trung học cơ sở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
26 p | 191 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng kế hoạch phát triển quy mô giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
142 p | 173 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 54 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trên địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
70 p | 131 | 14
-
Luân văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau
115 p | 115 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn