Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học An ninh Nhân dân
lượt xem 30
download
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học An ninh Nhân dân được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học An ninh Nhân dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học An ninh Nhân dân
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Quyên Chinh THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Quyên Chinh THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ VĂN LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học An ninh Nhân dân” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, tài liệu nghiên cứu phục vụ Luận văn là những tài liệu đang được quản lý và sử dụng, phản ánh đúng với thực tiễn công tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên ở trường Đại học An ninh nhân dân. Nguyễn Quyên Chinh
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các bạn bè, đồng nghiệp… Qua đây tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Tiến sĩ Hồ Văn Liên, trưởng khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. - Quý thầy cô là giáo viên lớp Cao học quản lý giáo dục Khóa 21 đã hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. - Ban Giám hiệu, Khoa Tâm lý giáo dục, Phòng Khoa học Công nghệ & Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. - Ban Giám hiệu trường Đại học An ninh nhân dân, Lãnh đạo và cán bộ, giáo viên các Khoa, Bộ môn, Phòng và Trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. - Các anh chị lớp Cao học quản lý giáo dục Khóa 21 đã gắn bó, động viên và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc. - Gia đình và đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Nguyễn Quyên Chinh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................6 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................6 1.1.1 Ở thế giới ........................................................................................................6 1.1.2 Ở trong nước ...................................................................................................8 1.2 Một số vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động ngoài giờ lên lớp ..........................11 1.2.1 Khái niệm về hoạt động ngoài giờ lên lớp....................................................11 1.2.2 Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của HĐNGLL ....................................................12 1.2.3 Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức HĐNGLL ......................................................16 1.2.4 Mục tiêu, nội dung tổ chức HĐNGLL ..........................................................18 1.3 Một số vấn đề lí luận cơ bản về quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp ..............24 1.3.1 Các khái niệm về sinh viên, quản lí, quản lí giáo dục, quản lí HĐNGLL ....24 1.3.2 Các chức năng quản lý HĐNGLL ................................................................27 1.3.3 Nội dung quản lí HĐNGLL...........................................................................30 1.3.4 Phối hợp quản lí HĐNGLL ...........................................................................36 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN ........39 2.1 Khái quát về trường Đại học An ninh nhân dân ..............................................39 2.2 Thực trạng HĐNGLL tại trường Đại học An ninh nhân dân ..........................46 2.2.1 Nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về HĐNGLL ..........................47 2.2.2 Nội dung, hình thức tổ chức HĐNGLL .........................................................52 2.2.3 Điều kiện, phương tiện tổ chức HĐNGLL ....................................................63 2.3 Thực trạng công tác quản lí HĐNGLL tại trường Đại học ANND .................65 2.3.1 Quản lý CBGV, SV tham gia HĐNGLL ........................................................65 2.3.2 Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐNGLL .......................69 2.3.3 Thực hiện các chức năng quản lý HĐNGLL ................................................70 2.3.4 Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong tổ chức HĐNGLL ...............72 2.4 Đánh giá thực trạng quản lí HĐNGLL tại trường Đại học ANND .................73 2.4.1 Những ưu điểm và hạn chế ...........................................................................73
- 2.4.2 Những thuận lợi, khó khăn ...........................................................................75 2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng..................................................................77 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN ...................................................................................................................................81 3.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp. ...................................................................................................................81 3.1.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................81 3.1.2 Cơ sở pháp lý ................................................................................................81 3.1.3 Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................84 3.2 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường đại học ANND .......................................................................................................84 3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên và học viên về vai trò và ý nghĩa của HĐNGLL .........................................................................................................84 3.2.2 Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ....................................................................................................................86 3.2.3 Tăng cường công tác kế hoạch hóa trong việc quản lý các HĐGD NGLL ..90 3.2.4 Nâng cao năng lực quản lí và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho cán bộ, giáo viên và học viên .......................................................................................92 3.2.5 Đầu tư các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ cho hoạt động ngoài giờ lên lớp ...................................................................................93 3.2.6 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác tổ chức và quản lý HĐNGLL.............................................95 3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá HĐNGLL .................................96 3.2.8 Có biện pháp động viên và khen thưởng kịp thời .........................................98 3.3. Trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.........................99 3.3.1. Tính cần thiết ...............................................................................................99 3.3.2 Về tính khả thi .............................................................................................101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................107 PHỤ LỤC ....................................................................................................................1
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tính cần thiết của HĐNGLL 49 Bảng 2.2: Tầm quan trọng của HĐNGLL 51 Bảng 2.3: Thái độ của sinh viên khi tham gia HĐNGLL 52 Bảng 2.4: Mức độ ảnh hưởng của HĐNGLL đến kết quả học tập rèn luyện 53 Bảng 2.5: Mức độ thực hiện về công tác giáo dục chính trị tư tưởng-đạo đức lối sống 54 Bảng 2.6: Kết quả thực hiện về công tác giáo dục chính trị tư tưởng-đạo đức lối sống 55 Bảng 2.7: Mức độ thực hiện về công tác tổ chức hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp 56 Bảng 2.8: Kết quả thực hiện về công tác tổ chức hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp 57 Bảng 2.9: Mức độ thực hiện các hoạt động văn hóa văn nghệ- thể dục thể thao 58 Bảng 2.10: Kết quả thực hiện các hoạt động văn hóa văn nghệ- thể dục thể thao 59 Bảng 2.11: Mức độ thực hiện các hoạt động chính trị xã hội 60 Bảng 2.12: Mức độ thực hiện các hoạt động chính trị xã hội 61 Bảng 2.13: Mức độ thực hiện các hoạt động bồi dưỡng kiến thức chuyên môn 61 Bảng 2.14: Kết quả thực hiện các hoạt động bồi dưỡng kiến thức chuyên môn 62 Bảng 2.15: Cải tiến HĐNGLL 63 Bảng 2.16: Đánh giá điều kiện phương tiện tổ chức HĐNGLL 65 Bảng 2.17: Mức độ áp dụng các biện pháp đối với CBGV để QL hiệu quả HĐNGLL 66 Bảng 2.18: Kết quả áp dụng các biện pháp đối với cán bộ giáo viên để quản lý hiệu quả HĐNGLL 67 Bảng 2.19: Mức độ áp dụng các biện pháp quản lý sinh viên tham gia HĐNGLL 68 Bảng 2.20: Kết quả thực hiện các biện pháp quản lý sinh viên tham gia HĐNGLL 69 Bảng 2.21: Ý kiến về việc thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐNGLL 70 Bảng 2.22: Kết quả thực hiện các chức năng quản lý 71 Bảng 2.23: Mứcđộ vàkết quả thực hiện côngtác phối hợp giữa các lực lượng trong tổ chức HĐNGLL 73 Bảng 2.24: Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý HĐNGLL 76 Bảng 2.25: Nguyên nhân của thực trạng quản lý HĐNGLL 78,79 Bảng 3.1: Khảo sát về tính cần thiết của việc thực hiện các biện pháp 100 Bảng 3.2: Khảo sát về tính khả thi của việc thực hiện các biện pháp 101,102
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 nêu rõ: “ Mục tiêu giáo dục là phát triển con người toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành phẩm chất nhân cách và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 đưa ra mục tiêu “Trong vòng 20 năm tới, phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế; nền giáo dục này phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Những nội dung trên thể hiện việc quan tâm đầu tư của Đảng và Chính phủ trong việc phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay không thành công trong phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Ngoài gia đình và xã hội thì nhà trường là nơi giúp cho người học hình thành và phát triển nhân cách một cách khoa học và đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của xã hội. Những yếu tố góp phần hình thành nên phẩm chất nhân cách con người khi học tập không chỉ là những giờ học trên lớp mà còn thông qua các hoạt động thực tiễn, được rèn luyện và củng cố bằng những hoạt động giáo dục khác mà quan trọng nhất là hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nêu rõ: “ Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà
- 2 nước và nhân dân, được nhân dân tin yêu. Xây dựng Quân đội nhân dân với số quân thường trực hợp lý, có sức chiến đấu cao; lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp. Xây dựng lực lượng Công an nhân dân vững mạnh toàn diện; kết hợp lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách, các cơ quan bảo vệ pháp luật với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chăm lo nâng cao phẩm chất cách mạng, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong điều kiện mới. Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang được trang bị kỹ thuật từng bước hiện đại.” Là trường trọng điểm ở phía Nam của Bộ Công an, trong công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ An ninh, Đại học An ninh nhân dân luôn không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như công tác quản lí giáo dục học viên nhằm phát triển một cách toàn diện nhất phẩm chất và nhân cách của học viên đảm bảo đáp ứng kịp thời cho đất nước những con người vừa hồng vừa chuyên. Với những đặc thù như 100% sinh viên ở nội trú, mọi sinh hoạt của sinh viên đều theo lịch trình cụ thể, công tác đánh giá sinh viên được chú trọng trên mặt học tập cũng như rèn luyện thì hoạt động ngoài giờ lên lớp luôn là một trong những nội dung được nhà trường quan tâm, đầu tư nhằm giúp sinh viên hoàn thiện hơn kiến thức chuyên môn đã học trong giờ lên lớp, phát triển kĩ năng sống và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Trong những năm qua trường đại học ANND đã không ngừng quan tâm đến hoạt động ngoài giờ lên lớp và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều cán bộ, giáo viên và sinh viên chưa nhận thức được sâu sắc được tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp, chưa huy động hết được các nguồn lực của nhà trường trong công tác quản lí cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo còn thiếu chặt chẽ, chưa phối hợp đồng bộ các lực lượng trong tổ chức hoạt động, công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm còn sơ sài chưa được quan tâm đúng mức.
- 3 Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học An ninh Nhân dân” làm luận văn thạc sĩ. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Từ cơ sở lí luận và thực trạng hoạt động ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường Đại học An ninh Nhân dân đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Đại học An ninh Nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp và chất lượng giáo dục học viên. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động giáo dục ở trường Đại học An ninh nhân dân. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học An ninh Nhân dân. 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân đã đạt được một số kết quả nhất định bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như nhận thức của sinh viên và cán bộ, giáo viên về vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa đầy đủ, chưa có sự đổi mới trong công tác tổ chức, công tác phối hợp trong tổ chức và quản lí chưa hiệu quả, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động còn thiếu so với nhu cầu thực tế của sinh viên. Từ nghiên cứu thực trạng công tác quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học ANND 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên.
- 4 Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường đại học An ninh nhân dân Đề xuất một số biện pháp nâng cao công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường Đại học An ninh nhân dân. 6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động ngoài giờ của sinh viên hệ chính qui tập trung tại trường trong những năm gần đây, cụ thể từ năm 2008-2011. Ngoài ra do hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên rất đa dạng và phong phú, do vậy tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các hoạt động chủ yếu liên quan đến việc hình thành nhân cách của học viên và phát triển khả năng chuyên môn của học viên như các hoạt động về văn hóa văn nghệ-thể dục thể thao, hoạt động học tập ngoài giờ học chính khóa, hoạt động giao lưu, tình nguyện, bồi dưỡng kiến thức chính trị-xã hôi, pháp luật. 7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1 Cơ sở phương pháp luận 7.1.1 Quan điểm hệ thống - cấu trúc Quản lý nhà trường là quá trình lãnh đạo, quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học của học viên, hoạt động phục vụ việc dạy học của cán bộ, công nhân viên trong nhà trường. Công tác quản lý ở trường Đại học An ninh nhân dân gồm nhiều nội dung nhằm đạt được mục tiêu đặt ra là đào tạo người chiến sĩ an ninh vừa hồng vừa chuyên nhằm đáp ứng yêu cầu công tác trong thời kỳ mới. Trong đó, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một nội dung trong các nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Do vậy, công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân phải được xem xét trong hệ thống những tác động của cán bộ, giáo viên và học viên nhà trường. 7.1.2 Quan điểm thực tiễn Việc nghiên cứu hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường đại học ANND cần bám sát thực tiển công tác quản lý nhà trường của hiệu trưởng để tìm ra những mâu
- 5 thuẫn, khó khăn, cản trở trong việc thực hiện công tác quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp trong hiện tại từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác này 7.1.3 Quan điểm lịch sử-Logic Hệ thống hóa lịch sử lí luận hoạt động ngoài giờ lên lớp trên thế giới cũng như Việt Nam trong thời gian qua. Nghiên cứu công tác tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường đại học An ninh nhân dân trong thời gian gần đây, cụ thể trong năm học 2008-2011 để từ đó nhận xét đánh giá đúng thực trạng của hoạt động, đồng thời đưa ra những biện pháp quản lí phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động này. 7.2 Phương pháp nghiên cứu 7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp, phân loại, mô hình hóa, khái quát hóa. 7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiển 7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.2.2 Các phương pháp bổ trợ - Quan sát - Phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm - Lấy ý kiến chuyên gia 7.2.2.3 Phương pháp thống kê: trên cơ sở xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, dùng phần mềm tin học về toán thống kê để xử lý số liệu đã thu thập được. 8. Cấu trúc luận văn Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về QL HĐNGLL Chương 2: Thực trạng QL HĐNGLL tại trường đại học ANND Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường đại học ANND Phần kết luận và kiến nghị
- 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Ở thế giới Nghiên cứu lịch sử phát triển giáo dục thế giới cho thấy, mặc dù chưa được xem xét chính thức như một môn học bắt buộc, nhưng hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được các nhà giáo dục đánh giá là một hoạt động cần thiết trong quá trình giáo dục. Các nhà giáo dục thời kỳ phục hưng đã lý giải các vấn đề giáo dục theo một khuynh hướng mới và khoa học, không bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến cũng như triết lý nhà thờ, hình thành tiền đề cho thời kỳ giáo dục mới: giáo dục cận đại. Văn hóa Phục hưng đã mang lại cho xã hội châu Âu một sức sống mới khi các hoạt động khoa học, nghệ thuật dần tách rời sự kiểm soát của giáo hội Thiên chúa La mã. Các vấn đề của xã hội và tự nhiên dần được lí giải một cách khoa học. Hoạt động giáo dục cũng bước sang một thời kì mới: Giáo dục cận đại. Tư tưởng tiêu biểu cho nền giáo dục Phục Hưng chính là Thomas More (1478-1535), ông đề cao “phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực hành trong dạy học và giáo dục, theo ông lao động là nghĩa vụ của mọi người, song mỗi ngày chỉ làm việc 6 giờ, thời gian còn lại để học văn hóa và sinh hoạt xã hội, giáo dục nhằm phát triển nhiều mặt ở trẻ em: về thể chất, đạo đức, trí tuệ và kỹ năng lao động”. [24. tr 80] Đây là một tư tưởng tiến bộ về giáo dục trong thời kỳ Phục hưng, khác hoàn toàn với tư tưởng giáo dục hà khắc, cổ hủ của giáo hội phong kiến. Anton Semenovych Makarenko- nhà văn, nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga đã đánh giá tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp như sau: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra là phải trên mỗi mét vuông đất nước ta…. Nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp. Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ cuộc sống của trẻ.”[1. Tr19]Trong thực tiển ông đã tổ chức các tổ hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ cho học sinh ở trại M.Gorki và ở công xã F.E Dzerjinki như: tổ đồng ca, tổ văn học Nga, tổ khiêu vũ, tổ thử nghiệm khoa học tự nhiên, tổ vật lí, hóa học, thể thao….
- 7 “Việc phân phối các em vào tổ ngoại khóa hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào nhưng các tổ phải có kỉ luật trong quá trình hoạt động”. [1.tr173-174] Một tư tưởng thể hiện rất rõ quan điểm học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tiển trong nền giáo dục hiện đại của Mĩ là John Dewey (1859-1952), một triết gia, nhà tâm lí học, nhà giáo dục nổi tiếng trong thế kỹ XX. Người có ảnh hưởng lớn đến triết học thực dụng ở Âu-Mỹ. Ông là giáo sư trường đại học Columbia (New York). Ông đề ra khẩu hiệu “ giáo dục bằng việc làm” là phương thức thực hiện của nhà trường tiến bộ, điều đó có nghĩa là thay cho việc tiếp thu tri thức nhân loại một cách hệ thống bằng việc nắm vững những thói quen thực tiển với các hình thức đa dạng của cuộc sống và được tiến hành ở mọi nơi như vườn trường, xưởng trường, dưới nhà bếp, ngoài công xưởng và được trạng bị bằng những công cụ lao động với những phương tiện hiện đại. [24. Tr140] HĐNGLL lần đầu tiên xuất hiện ở các trường đại học ở Mĩ vào đầu thế kỹ XIX. Nó bổ sung cho các phần còn thiếu của chương trình giảng dạy chính khóa. Sinh viên có thể làm việc ở các phòng thí nghiệm hay tham gia thực tập nghề nghiệp. Những hoạt động đầu tiên là của sinh viên ở hội văn học(bắt nguồn từ các trường Havard và Yale ở thế kỉ trước), câu lạc bộ hùng biện. Vào đầu thế kỹ XXI các hoạt động của các hội văn chương giảm dần, các nhà giáo dục cảm thấy ngày càng ít có hoạt động để lôi cuốn sinh viên tham gia. Sau đó, học sinh bắt đầu khởi xướng và tổ chức các chương trình thể thao tại các trường đại học Mĩ và các hoạt động thể thao liên trường đã nhanh chóng trở thành phần nổi bật hơn các hoạt động khác ở hầu hết các trường trung học và đại học ở Mĩ. Một lần nữa tư tưởng học tập gắn liền với lao động sản xuất được nêu rõ trong tác phẩm Tư bản của Mác: “Học tập kết hợp với lao động sản xuất là phương pháp tổng quát của sản xuất xã hội và là phương pháp duy nhất để hoàn thành con người toàn diện. Lao động tạo ra nhân cách con người. Nhà trường phải giáo dục, đào tạo ra những con người lao động chân chính và có nhân cách tốt. Mục tiêu tổng quát của giáo dục là phải phát triển con người toàn diện; đối với xã hội, phát triển
- 8 con người toàn diện để phát triển kinh tế xã hội, đối với từng người để có năng lực nghề nghiệp, để sống và đóng góp cho gia đình, cho cộng đồng…” [27. Tr38] 1.1.2 Ở trong nước Phát biểu tại buổi lể khai giảng Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 19/1/1955, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “trường đại học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên. Thanh niên phải chuyên tâm đi học và công tác, cũng cần có vui chơi. Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên… Trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hóa, tập thể và quần chúng. Trường học, gia đình, đoàn thể thanh niên cần chú ý giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của thanh niên, để kịp thời uốn nắn sửa chữa.” [15. Tr123] Xuyên suốt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục là phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với xã hội”, Người luôn căn dặn những người làm công tác giáo dục cần chú ý công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9/1946 Người viết “ các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia các hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong công cuộc phòng thủ đất nước…..”, [16. Tr 41] trong thư gửi hội nghị các cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc Người viết “ Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều vui, đều học…..”. [17. Tr 1393] Trong bài nói tại đại hội sinh viên lần thứ II, ngày 7/5/1958, Hồ Chí Minh đã nói “Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lí luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nữa. Vì vậy, các cháu trong lúc học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành và tất cả các ngành khác đều phải: lý luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động.” [18. Tr193] Hồ Chí Minh khẳng định “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn”. Trong nghị quyết liên tịch số 12/2008/NQLT-BGDĐT-TWĐTN, ngày 28/3/2008, về “Tăng cường công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên và
- 9 xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường giai đoạn 2008-2012”. Nội dung bao gồm việc: tăng cường công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, SV; chỉ đạo phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tay nghề, nghiệp vụ trong học sinh, SV; tổ chức các hoạt động đồng hành hỗ trợ học sinh, SV; đẩy mạnh các hoạt động xã hội, nhân đạo, phong trào tình nguyện trong học sinh, SV; tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường. [19] Chiến lược phát triển giáo dục Việt nam 2011-2020 nêu rõ quan điểm phát triển giáo dục trong giai đoạn tới “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp người học có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Thông qua các hoạt động giáo dục, các giá trị văn hóa tốt đẹp cần được phát triển ở người học, giúp người học hoàn thiện tố chất cá nhân, phát triển hài hòa các mặt trí, đức, thể, mỹ. Nội dung, phương pháp và môi trường giáo dục phải góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam.” [6] Luật thanh niên qui định rõ về quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong học tập, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí, bảo vệ sức khỏe, hoạt động thể dục thể thao như: khoản 1 điều 9 qui định thanh niên được học tập và bình đẳng về cơ hội học tập; khoản 1 điều 13 qui định thanh niên được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí lành mạnh; khoản 1,2 điều 14 qui định thanh niên được bảo vệ, chăm sóc, hướng dẫn nâng cao sức khoẻ, kỹ năng sống lành mạnh,
- 10 phòng ngừa bệnh tật; được chăm lo phát triển thể chất; tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể. [23. Tr3] Đã có nhiều luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục nghiên cứu đề tài HĐNGLL như: - Luận văn “Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT các tỉnh phía Nam”, tác giả Nguyễn Thị Hoàng Trâm, năm 2003. - Luận văn “Thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở bán công TP Hồ Chí Minh”, tác giả Trần Thị Minh Thi, năm 2005. - Luận văn “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT Huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Nguyễn Như Ý, năm 2005. - Luận văn “Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Tháp”, tác giả Nguyễn Đức Điền, năm 2007. - Luận văn ““Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh”, tác giả Phan Thị Hiền, năm 2008. - Luận văn “Công tác quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên học theo hệ tín chỉ tại Trường cao đẳng nghề Sài Gòn” tác giả Huỳnh Kim Thủy Tiên, năm 2010. Các đề tài trên chỉ tập trung nghiên cứu về lí luận và thực tiển công tác quản lí hoạt động ngoài giờ tại trường phổ thông và cao đẳng, chưa có đề tài nghiên cứu về công tác quản lí hoạt động ngoài giờ ở trường đại học. Do vậy tác giả chọn đề tài “Thực trạng quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học An ninh Nhân dân” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần bổ sung cho công tác nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiển về công tác quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp đầy đủ hơn ở các bậc học.
- 11 1.2 Một số vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động ngoài giờ lên lớp 1.2.1 Khái niệm về hoạt động ngoài giờ lên lớp Trong đời sống sinh viên, ngoài giờ học trên lớp sinh viên còn tham gia rất nhiều hoạt động như hoạt động văn hóa văn nghệ-thể dục thể thao, tình nguyện, tự học, giao lưu học hỏi, làm thêm, sinh hoạt hàng ngày v.v… trong đó các hoạt động có tính chất giáo dục và tổ chức cao chính là các hoạt động hóa văn nghệ-thể dục thể thao, tình nguyện, tự học, giao lưu. Đây thường là những hoạt động được nhà trường, các đơn vị đoàn thể tổ chức có tính kế hoạch và giáo dục cao. Ở bậc đại học, đây chính là các hoạt động góp phần giáo dục và bồi dưỡng kĩ năng sống cũng như kiến thức chuyên môn cho sinh viên ngoài các hoạt động chính khóa trên lớp học. Theo T.A Ilina: “Công tác giáo dục học sinh ngoài giờ học thường được gọi là công tác giáo dục ngoại khóa. Công tác này bổ sung và làm phát huy công tác giáo dục nội khóa, trước tiên là phương tiện để phát hiện đầy đủ tài năng và năng lực của trẻ em, làm thức tỉnh hứng thú và thiên hướng của học sinh đối với một hoạt động nào đó; đó là một hình thức tổ chức giải trí của học sinh và là cơ sở để tổ chức việc thực tập về hành vi đạo đức, để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này” Tác giả Lê Trung Tấn cho rằng HĐNGLL là những hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh tự chọn các chuẩn mực đạo đức, nghệ thuật, rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực sở thích của từng cá nhân. Tác giả Đặng Vũ Hoạt quan niệm: “HĐGD NGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiển của học sinh về khoa học – kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mỉ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí v.v…để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường…)” [10. Tr7] Trong tài liệu bồi dưỡng giáo viên về HĐNGLL do Hồ Văn Liên biên soạn năm 2006 “HĐNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các bộ môn văn hóa. HĐNGLL có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động dạy học tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, thống nhất nhận thức với hành động, góp phần
- 12 quan trọng vào sự hình thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin, tạo cơ sở cho sự phát triển nhân cách toàn diện học sinh trong giai đoạn hiện nay”. Như vậy có thể thấy rằng hoạt động ngoài giờ lên lớp hay hoạt động ngoại khóa là những hoạt động nhằm phát triển các kỹ năng sống, phẩm chất nhân cách của sinh viên theo định hướng của Đảng và nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong tình hình mới. Đây là một nội dung không thể thiếu trong đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Nếu quá trình giáo dục sinh viên chỉ diễn ra trong giờ học chính khóa trên giảng đường thì kết quả giáo dục sẽ rất hạn chế, không thể đảm bảo được yêu cầu giáo dục toàn diện. 1.2.2 Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của HĐNGLL 1.2.2.1 Vị trí của HĐNGLL Theo Giáo trình giáo dục học đại cương do Trần Thị Hương biên soạn thì “Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động giáo dục tổng thể hình thành và phát triển nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của con người.” [11. Tr 29] Như vậy, giáo dục là một bộ phận của quá trình xã hội hình thành cá nhân con người, bao gồm những nhân tố có mục đích, có tổ chức của xã hội, do những người có kinh nghiệm, có chuyên môn gọi là nhà giáo dục, nhà sư phạm đảm nhận. Với nghĩa rộng như trên thì giáo dục chính là một hoạt động tổng thể bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhà trường phụ trách. Trong quá trình giáo dục thì hoạt động ngoài giờ lên lớp có một mối quan hệ hữu cơ với hoạt động dạy học cũng như hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp. Nó chính là sự kết nối giữa lí luận và thực tiển, là sự dung hòa giữa nhận thức và hành động, giúp hình thành niềm tin, thế giới quan phù hợp với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách sinh viên đáp ứng nhu cầu thực tiển của xã hội. Hoạt động giáo dục tổng thể cho sinh viên ở bậc đại học cũng không nằm ngoài những điều này. Quá trình hình thành nhân cách, các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp của sinh
- 13 viên không chỉ hình thành qua những giờ học trên giảng đường mà còn thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Như vậy, hoạt động ngoài giờ lên lớp chính là một bộ phận không thể tách rời của hoạt động giáo dục nhằm hoàn tất quá trình khép kín của hoạt động giáo dục, đảm bảo hoạt động giáo dục được diễn ra mọi lúc mọi nơi. Sự kết hợp giữa hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp là sự hoàn thiện quá trình hình thành và phát triển nhân cách người học theo mục tiêu, yêu cầu xã hội trong thời kì mới. 1.2.2.2 Vai trò của HĐNGLL HĐNGLL là cầu nối tạo sự liên kết hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Các hoạt động tham quan, giao lưu, văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao, các hoạt động bồi dưỡng và giáo dục nghề nghiệp khác cho sinh viên trong nội dung tổ chức hoạt động HĐNGLL chính là sự thể hiện tính kết nối giữa nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục. Các hoạt động trên tạo ra sự kết nối hữu cơ giữa nhà trường và xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với xã hội, thực tế cuộc sống một cách khoa học. HĐNGLL là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình đào tạo sinh viên, vào sự nghiệp phát triển của nhà trường. Việc huy động các nguồn lực của xã hội trong sự nghiệp giáo dục của đất nước ngày càng được Đảng và Chính phủ quan tâm. Sức mạnh cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhà trường không thể tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách hiệu quả nếu thiếu sự phối hợp hỗ trợ về mặt vật chất cũng như tinh thần của các tổ chức chính quyền, đoàn thể, các cá nhân tích cực. Các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… chính là các đơn vị đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức HĐNGLL, các công ty, xí nghiệp, trung tâm nghiên cứu....là những nơi giúp cho sinh viên cơ hội tiếp thu các kinh nghiệm thực tiển cũng như trau dồi các kiến thức đã học, hình thành đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp. Ngoài ra kinh phí thu được từ nguồn tài trợ của các cá nhân, tổ chức xã hội cũng đóng góp không nhỏ cho việc tổ chức các HĐNGLL.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 593 | 134
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
134 p | 1072 | 132
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
97 p | 794 | 131
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 552 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian
123 p | 704 | 96
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 850 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 491 | 90
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 457 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 248 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 303 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 340 | 55
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
26 p | 419 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 260 | 47
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường trung học cơ sở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
26 p | 186 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng kế hoạch phát triển quy mô giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
142 p | 169 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 49 | 17
-
Luân văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau
115 p | 115 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn