intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường THPT tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

126
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường THPT tỉnh Bình Dương nêu lên cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường THPT tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường THPT tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Hải Thanh THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Hải Thanh THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám hiệu trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh . - Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương. - Phòng Sau đại học và Phòng Khoa học công nghệ Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. - Thầy cô khoa Tâm lý giáo dục giảng dạy cao học khóa 22 - Ban Giám hiệu các trường THPT Võ Minh Đức, THPT Nguyễn Trãi, THPT Dĩ An, THPT Bến Cát, THPT Tân Phước Khánh, THPT Phước Vĩnh, THPT Dầu Tiếng của tỉnh Bình Dương - Thầy hướng dẫn - PGS.TS. Đoàn Văn Điều. - Gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp. Đã khuyến khích, tạo điều kiện, hướng dẫn cho tôi hoàn thành việc học cao học Quản lý giáo dục và luận văn tốt nghiệp. Bình Dương, tháng 9 năm 2013 TRƯƠNG HẢI THANH
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................................. 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 7 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề phối hợp và quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở nước ngoài ....................................................... 7 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề phối hợp và quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở trong nước ....................................................... 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................ 13 1.2.1. Quản lý ..................................................................................................... 13 1.2.2.Hoạt động .................................................................................................. 15 1.2.3. Phối hợp.................................................................................................... 15 1.2.4. Quản lý hoạt động phối hợp ..................................................................... 16 1.3. Các yếu tố liên quan đến hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh ......................................................... 16 1.3.1. Nhà trường THPT trong công tác giáo dục học sinh............................. 16 1.3.2. Gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục học sinh .................................................................................................. 19 1.4. Lý luận về hoạt động phối hợp giữa nhà trường – gia đình ........................... 31 1.4.1. Ý nghĩa của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ................. 31 1.4.2. Nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình ...................................... 32 1.4.3. Cách thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình ..................................... 33
  5. 1.5. Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh.......................................................................................... 35 1.5.1. Nội dung quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ............... 35 1.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ................................................................................ 37 1.6. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT ...................................................... 39 1.6.1. Đặc điểm phát triển thể lực ...................................................................... 39 1.6.2. Nảy sinh cảm nhận về “tính chất người lớn” của bản thân ...................... 40 1.6.3. Sự phát triển tự ý thức .............................................................................. 41 1.6.4. Sự hình thành thế giới quan...................................................................... 42 1.6.5. Sự phát triển tình cảm .............................................................................. 42 1.6.6. Hoạt động học tập..................................................................................... 42 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG ...................................... 44 2.1. Một số đặc điểm tình giáo dục đào tạo tại tỉnh Bình Dương ......................... 44 2.2. Thể thức và phương pháp nghiên cứu: ........................................................... 45 2.2.1. Phiếu thăm dò ý kiến ................................................................................ 45 2.2.2. Mẫu chọn .................................................................................................. 46 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình tại các trường THPT tỉnh Bình Dương (theo đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên) ................................................................................................. 47 2.3.1. Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giáo viên ..................................... 48 2.3.2. So sánh đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên ................................... 78 2.4. So sánh đánh giá (theo thứ bậc) về tính khả thi quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình tại các trường THPT tỉnh Bình Dương của CBQL- GV và học sinh ............................................................. 82 2.5. Nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình tại các trường THPT tỉnh Bình Dương .......................... 92
  6. 2.5.1. Nguyên nhân từ phía nhà trường .............................................................. 92 2.5.2. Nguyên nhân từ phía gia đình .................................................................. 92 2.5.3. Nguyên nhân từ Ban đại diện cha mẹ học sinh ........................................ 93 2.5.4. Nguyên nhân từ ngành Giáo dục và Đào tạo ........................................... 93 2.5.5. Nguyên nhân từ xã hội ............................................................................. 93 Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................................................... 95 3.1. Cơ sở đề ra các biện pháp ............................................................................... 95 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình.............. 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 112 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở GDTX - KT - HN : Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật hướng nghiệp HS : Học sinh CBQL & GV : Cán bộ quản lý và giáo viên GD : Giáo dục HT : Hiệu trưởng NT - GĐ : Nhà trường - Gia đình ĐLTC : Độ lệch tiêu chuẩn TB : Trung bình cộng N : Số khách thể tham gia nghiên cứu
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ......................................................... 48 Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của cách thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình ......................................................... 50 Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh ......................................................................................... 53 Bảng 2.3.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh - Xây dựng kế hoạch phối hợp ...................................... 53 Bảng 2.3.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh -Tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình ................................................................................................ 54 Bảng 2.3.3. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh - Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ................................................................................................ 57 Bảng 2.3.4. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh - Kiểm tra, đánh giá sự phối hợp .................................. 58 Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp ....................................................................................................... 60 Bảng 2.4.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ......................................................... 60 Bảng 2.4.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp - gia đình ...................................................................................... 61
  9. Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của nội dung của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ........................................ 63 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của cách thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình ......................................................... 65 Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh................................................................................................ 68 Bảng 2.7.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh................................................................................................ 68 Bảng 2.7.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh- Tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình ...................................................................................................... 70 Bảng 2.7.3. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh- Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ...................................................................................................... 72 Bảng 2.7.4. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh- Kiểm tra, đánh giá sự phối hợp ........................................... 74 Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ......................................................... 75 Bảng 2.8.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp - Nhà trường ................................................................................ 75 Bảng 2.8.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp - Gia đình...................................................................................... 77 Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ................................ 78
  10. Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ........................................ 79 Bảng 2.11. So sánh đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ................... 80 Bảng 2.12. So sánh đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ............................ 81 Bảng 2.13. Nội dung của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình .......... 82 Bảng 2.14. Cách thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình ................................ 84 Bảng 2.15. Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh ......................................................................... 86 Bảng 2.16. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ......................................................... 90
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” (Điều 27-Luật Giáo dục 2005) Trong nhà trường, những tác động của giáo viên, tập thể lớp, nội qui, nội dung, phương pháp giảng dạy ảnh hưởng đến quá trình giáo dục học sinh. Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm với học sinh, phụ huynh, chỉ quan tâm đến kết quả học tập, chú trọng dạy chữ và chưa thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh, chưa phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong và ngoài nhà trường để công tác giáo dục học sinh ngày một tốt hơn. Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng tới nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú ý đến hành vi ứng xử thực tế. Gia đình là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho học sinh, là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong gia đình, đây là môi trường có tác động rất mạnh đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh vì: người lớn trong gia đình là mẫu hình nhân cách mà học sinh bắt chước theo ngay từ khi còn nhỏ và ngay cả khi học THPT, sự hình thành nhân cách chịu tác động mạnh với những tình cảm con người cụ thể, thời gian hoạt động ở gia đình của học sinh THPT dài gấp nhiều lần ở các môi trường khác...Thực tế cho thấy không ít gia đình quên đi vai trò của mình, đẩy hết trách nhiệm giáo dục về phía nhà trường mà không quan tâm chú ý đến
  12. 2 việc học tập của con cái, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Giáo dục nhân cách cho học sinh là một quá trình khó khăn, lâu dài, nếu phối hợp các lực lượng giáo dục sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, sự thống nhất và liên tục. Học sinh sống và học tập không chỉ ở nhà trường mà còn ở gia đình và xã hội, cho nên phải phối hợp giáo dục để nâng cao tinh thần trách nhiệm của gia đình. Do đó giáo dục học sinh không chỉ là công việc riêng của nhà trường mà cần phải có sự tham gia phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, trong đó giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng nhất. Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập, nhiều học sinh có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, cơ chế mở cửa và sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh khiến gia đình và xă hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, quay cóp bài, cờ bạc, nghiện rượu, trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ, người lớn….Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm… ngày càng nhiều hơn ở đối tượng là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Những hành vi lệch chuẩn ấy là kết quả của việc giáo dục không đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã nêu: ”Về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý
  13. 3 thức trách nhiệm xã hội. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ.”[7] Thực tiễn giáo dục tỉnh Bình Dương cho thấy, công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được sức mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp với nhu cầu về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng một số trẻ em chưa được hưởng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tốt nhất; vẫn tồn tại một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. Chính vì thế gia đình và nhà trường cần phải có biện pháp phối hợp chặt chẽ, thường xuyên để giáo dục học sinh một cách tốt nhất. Từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường THPT tỉnh Bình Dương. “ để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát đúng thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh ở các trường THPT tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình nói riêng và công tác giáo dục nói chung.
  14. 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động giáo dục học sinh ở trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường THPT tỉnh Bình Dương. 4. Giả thuyết nghiên cứu Sự phối hợp giữa nhà trường-gia đình và công tác quản lý sự phối hợp nhà trường-gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường THPT tỉnh Bình Dương đã được thực hiện nhưng còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả không cao. Nếu khảo sát đúng thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình thì sẽ đề xuất được những biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở trường trung học phổ thông. 5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường THPT tỉnh Bình Dương. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường trung học phổ thông. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nghiên cứu
  15. 5 Luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THPT tỉnh Bình Dương. 6.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức học sinh một số trường THPT công lập ở tỉnh Bình Dương. Mẫu khảo sát gồm các nhóm đối tượng: -Nhóm 1: bao gồm cán bộ quản lý và giáo viên -Nhóm 2: học sinh 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận -Quan điểm hệ thống cấu trúc: xem xét đối tượng nghiên cứu như một bộ phận của hệ thống, vận động và phát triển trong một hệ thống chung. Vận dụng vào đề tài nghiên cứu, tác giả thấy rằng việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh. Quản lý tốt việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình sẽ giúp người quản lý nâng cao hiệu quả quản lý việc dạy và học trong nhà trường. -Quan điểm lịch sử: xem xét vấn đề nghiên cứu trong một quá trình phát triển lâu dài từ quá khứ đến hiện tại, từ đó phát hiện ra mối liên hệ của vấn đề. -Quan điểm thực tiễn: khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường THPT để đề ra các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Qua khảo sát phát hiện những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế, từ đó đề ra các biện pháp quản lý khả thi hơn.
  16. 6 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp và hệ thống những vấn đề lý luận qua các tài liệu khoa học, văn kiện của Đảng, luật pháp của Chính phủ, các chỉ đạo của ngành giáo dục , sách và tạp chí giáo dục …có liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình, nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 7.2.4.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng phiếu hỏi cán bộ quản lý-giáo viên và học sinh đang học tại các trường THPT tỉnh Bình Dương về công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh. Thăm dò tính cấp thiết, khả thi của những biện pháp đề xuất. 7.2.4.2. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bao gồm: Hiệu trường, Phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh nhằm thu thập thông tin về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh ở các trường THPT tỉnh Bình Dương. 7.2.4.3. Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ một số nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, các chuyên viên nhằm hiểu rõ thực trạng và một số biện pháp đề xuất. 7.2.4.4. Phương pháp thống kê toán học Phân tích các số liệu bằng cách sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 13.0 để tính về số liệu phần trăm, điểm trung bình nhằm đưa ra những kết luận phù hợp.
  17. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề phối hợp và quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở nước ngoài Nhiều nhà giáo dục lỗi lạc trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh có ảnh hưởng lớn đến kết quả giáo dục. Aristote (384 - 322 TCN) đánh giá rất cao vai trò của giáo dục gia đình – gia đình được ông coi là môi trường giáo dục đầu tiên của con trẻ và người mẹ chính là nhà giáo dục đầu tiên của con trẻ. [32, tr 44] Khổng Tử (551- 479 TCN) coi trọng việc giáo dục đạo đức trong nhân cách con người. Đó là việc giáo dục lòng nhân ái và biết sống có trên dưới, trung trực, thủy chung, có kỉ cương từ gia đình đến xã hội.[32, tr 62] Nhà giáo dục lỗi lạc J.A Comenxki (1592-1670) khẳng định: " Lòng ham học ở các em cần được kích thích từ bố mẹ, nhà truờng, bản thân môn học, phuơng pháp dạy học phải thống nhất làm thức tỉnh và duy trì khát vọng học tập trong học sinh."[32, tr 85] Nhiều nhà giáo dục lỗi lạc của Liên Xô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc thực hiện mục đích giáo dục của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Sự hợp tác thống nhất giữa cha mẹ và thầy cô giáo không những định hướng mà còn là động lực giúp cho trẻ có niềm tin vững chắc trong quá trình học tập và rèn luyện. [32, tr 289] Jonh Locke (1632-1704) lí tưởng hóa việc giáo dục trẻ ở gia đình vì những tri thức và kĩ năng bổ ích thu nhận được ở nhà trường cũng không thể sánh với các thiếu sót của việc giáo dục ở gia đình.[32, tr 95]
  18. 8 Péxtalodi (1746-1827) đánh giá cao giáo dục gia đình hết sức quan trọng mà sau này giáo dục nhà trường chỉ là sự tiếp nối của giáo dục gia đình.[32, tr 116] John Dewey (1859-1925) cho rằng chính những người thầy – cha mẹ, thầy cô và học sinh mới có những cứu cánh, chính họ tham dự vào những hoạt động cụ thể của cuộc sống và phải đảm nhận trách nhiệm hướng dẫn những hoạt động này đến một kết thúc nào đó.[17, tr 200] A.S Makarenco (1888-1939) đã phân tích sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Cha mẹ, gia đình phải có trách nhiệm cùng với nhà trường và xã hội kết hợp, giúp đỡ và thống nhất trong việc giáo dục trẻ.[32, tr 277] V.A.Xukhomlinxki (1918-1970) đã khẳng định nếu gia đình và nhà trường không có sự hợp tác để thống nhất mục đích, nội dung giáo dục thì sẽ dẫn đến tình trạng " gia đình một đường, nhà trường một nẻo". 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề phối hợp và quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở trong nước Lịch sử giáo dục của nước ta rất coi trọng việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục trẻ: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Đó là một trong những mục đích cao cả của giáo dục, của nhà trường, gia đình. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Câu ca dao: “Con ơi muốn nên thân người, lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha” thêm một lần nữa khẳng định quan điểm đúng đắn trên. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà giáo dục lớn của dân tộc, Bác đã nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy, phân ra kẻ dữ hiền. Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục
  19. 9 mà nên”[trích Nhật ký trong tù]. Đặc biệt Người luôn coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt đối hoá bất cứ một hình thức giáo dục nào. Tại hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/1957 Bác căn dặn: "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, đã giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn. Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn". [2, tr 79] Con người là sản phẩm tổng hợp của các mối quan hệ xã hội. Nền giáo dục hình thành nên tính cách con người trước hết là mối quan hệ trong gia đình, việc dạy và học ở trường và các hoạt động xã hội, môi trường xã hội mà người đó tham gia. Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng hợp quan điểm lý luận và thực tiễn về vai trò, nhiệm vụ của gia đình và sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về nội dung, cách thức và phương pháp giáo dục nhằm ngày càng hoàn thiện lý luận về giáo dục gia đình phù hợp với sự phát triển của khoa học hiện nay. Điều 64 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã viết: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ”. Điều 93, Luật Giáo dục năm 2005 qui định về trách nhiệm của nhà trường: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.[3, tr 31] Điều 94, Luật Giáo dục năm 2005 qui định trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục của gia đình: ”Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động học tập của nhà trường. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn
  20. 10 hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục”.[3, tr 31] Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các lực lượng giáo dục: “Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, giàu lòng nhân ái…” Và văn kiện đã nêu cao vai trò của gia đình: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”.[7,tr 77] Các công trình nghiên cứu về phối hợp giữa nhà trường và gia đình như: - “ Phối hợp việc giáo dục của gia đình với nhà trường và các thể chế xã hội khác”, chương 3 giáo trình Giáo dục gia đình, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội năm 1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ”(Giáo trình đào tạo giáo viên THCS) đã tổng hợp quan điểm lý luận và thực tiễn về vai trò, nhiệm vụ của gia đình và sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ.[2] - “Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại”, Nhà xuất bản Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001 của tác giả Trần Thị Kim Xuyến. Nội dung cuốn sách gồm hai phần. Phần thứ nhất trình bày những tranh luận về những vấn đề chung nhất có liên quan đến những thành quả nghiên cứu xã hội học về gia đình trong quá khứ và hiện tại, những cơ sở lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu xã hội học về gia đình. Phần thứ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2