intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong các bài Luyện tập, ôn tập Hóa học lớp 11 trung học phổ thông

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

173
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong các bài Luyện tập, ôn tập Hóa học lớp 11 trung học phổ thông trình bày về cơ sở lý luận; phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm; thực trạng sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và một số nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong các bài Luyện tập, ôn tập Hóa học lớp 11 trung học phổ thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Khánh Chi VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM TRONG CÁC BÀI LUYỆN TẬP, ÔN TẬP HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Khánh Chi VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM TRONG CÁC BÀI LUYỆN TẬP, ÔN TẬP HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học môn Hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG THỊ CHIÊN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  3. Lôøi caûm ôn Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Phòng Sau đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học viên học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá học. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến: - TS. Hoàng Thị Chiên - cô hướng dẫn của tôi, dù cô ở xa nhưng tôi luôn cảm thấy rất gần, cô đã cho tôi những góp ý chuyên môn vô cùng quí báu cũng như luôn quan tâm, động viên tôi trước những khó khăn trong khi thực hiện đề tài. - PGS.TS. Trịnh Văn Biều, thầy đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn. - Các thầy cô giáo ở trường THPT Trịnh Hoài Đức, Trần Văn Ơn, Bình An, Tân Phước Khánh, tỉnh Bình Dương; THPT Bình Chánh, TP.HCM cùng các em học sinh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành tốt luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2011 Tác giả
  4. MỤC LỤC Lôøi caûm ôn ................................................................................................................................. 2 8T T 8 MỤC LỤC ...................................................................................................................................... 3 8T T 8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. 9 8T 8T MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 10 8T T 8 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................................... 10 8T 8T 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 11 8T 8T 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 11 8T 8T 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 11 8T T 8 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 11 8T 8T 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ................................................................................................. 11 8T 8T 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 12 8T 8T 8. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 12 8T T 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 13 8T T 8 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 13 8T T 8 1.1.1. Vài nét về lịch sử ra đời của phương pháp dạy học hợp tác [5], [19 .............................. 13 T 8 T 8 1.1.2. Những tiền đề cho dạy học hợp tác theo nhóm [53] ...................................................... 13 T 8 T 8 1.1.3. Các bài báo khoa học về phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm............................... 15 T 8 T 8 1.1.4. Các luận văn, khoá luận tốt nghiệp về tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học.............. 15 T 8 T 8 1.1.5. Các luận văn, khóa luận tốt nghiệp về bài luyện tập hóa học ........................................ 18 T 8 T 8 1.2. BÀI ÔN TẬP, LUYỆN TẬP ............................................................................................... 20 8T 8T 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................................... 20 T 8 8T 1.2.1.1. Bài ôn tập .............................................................................................................. 20 T 8 8T 1.2.1.2. Bài luyện tập ......................................................................................................... 20 T 8 8T 1.2.2. Đặc điểm của bài ôn tập, luyện tập [36]........................................................................ 21 T 8 T 8 1.2.2.1. Bài ôn tập .............................................................................................................. 21 T 8 8T
  5. 1.2.2.2. Bài luyện tập ......................................................................................................... 21 T 8 8T 1.2.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của bài ôn, luyện tập [30] ...................................................... 21 T 8 T 8 1.2.4. Hệ thống bài ôn, luyện tập trong chương trình hóa học phổ thông [30]......................... 22 T 8 T 8 1.2.5. Các phương pháp dạy học được sử dụng trong bài ôn, luyện tập [30] ........................... 23 T 8 T 8 1.2.5.1. Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề .................................................................... 23 T 8 T 8 1.2.5.2. Phương pháp đàm thoại tìm tòi.............................................................................. 23 T 8 T 8 1.2.5.3. Phương pháp grap dạy học .................................................................................... 23 T 8 T 8 1.2.5.4. Phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học ............................................................. 24 T 8 T 8 1.2.5.5. Phương pháp sử dụng bài tập hóa học ................................................................... 25 T 8 T 8 1.2.5.6. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm (trình bày ở mục 1.3) ............................ 25 T 8 T 8 1.2.6. Qui trình chuẩn bị cho một tiết ôn, luyện tập [30]......................................................... 25 T 8 T 8 1.3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM ..................................................... 27 8T T 8 1.3.1. Mô hình ba bình diện về phương pháp dạy học, Phương pháp dạy học hợp tác theo T 8 nhóm [5] ................................................................................................................................ 27 T 8 1.3.2. Những đặc trưng của dạy học hợp tác theo nhóm [5] .................................................... 27 T 8 T 8 1.3.2.1. Làm việc tập thể trên cơ sở cùng hướng đến một mục tiêu chung .......................... 28 T 8 T 8 1.3.2.2. Sự tác động tương hỗ qua lại trực tiếp giữa các thành viên .................................... 28 T 8 T 8 1.3.2.3. Đặt người học vào vị trí chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm kiến thức ............ 28 T 8 T 8 1.3.2.4. Không khí học tập thân thiện, thoải mái, dễ chịu, vui vẻ ....................................... 28 T 8 T 8 1.3.2.5. Đòi hỏi các thành viên có ý thức trách nhiệm, tính tổ chức và sự tự giác cao......... 28 T 8 T 8 1.3.2.6. Tạo điều kiện tốt cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp và khả năng hợp tác .......... 28 T 8 T 8 1.3.2.7. Kết quả học tập thu được lớn hơn và đa dạng hơn ................................................. 28 T 8 T 8 1.3.3. Tác dụng của phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm ................................................ 29 T 8 T 8 1.3.4. Các nguyên tắc hoạt động nhóm [53] ........................................................................... 29 T 8 T 8 1.3.5. Qui trình tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm [28], [34]................................................ 31 T 8 T 8 1.3.5.2. Giáo viên nêu vấn đề thảo luận và đề ra những nhiệm vụ học tập cho các nhóm ... 32 T 8 T 8 1.3.5.3. Học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm ..................................................................... 32 T 8 T 8
  6. 1.3.5.4. Các nhóm trình bày những kết quả công việc trước lớp ......................................... 33 T 8 T 8 1.3.5.5. Tổng kết, rút kinh nghiệm ..................................................................................... 33 T 8 T 8 1.3.6. Ưu điểm, hạn chế của dạy học hợp tác theo nhóm [5], [35] .......................................... 33 T 8 T 8 1.3.6.1. Ưu điểm ................................................................................................................ 33 T 8 8T 1.3.6.2. Hạn chế ................................................................................................................. 34 T 8 8T 1.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM 8T TRONG CÁC BÀI ÔN, LUYỆN TẬP HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG . 34 T 8 1.4.1. Mục đích điều tra: ........................................................................................................ 34 T 8 8T 1.4.2. Đối tượng điều tra ........................................................................................................ 34 T 8 8T 1.4.3. Kết quả điều tra ............................................................................................................ 36 T 8 8T 1.4.3.1. Về việc sử dụng các phương pháp dạy học trong tiết luyện tập, ôn tập .................. 36 T 8 T 8 1.4.3.2. Về việc vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm trong các bài ôn, luyện tập hóa học ... 36 T 8 T 8 1.4.3.3. Về khả năng chuẩn bị và tổ chức hoạt động nhóm của GV trong giờ ôn, luyện tập 38 T 8 T 8 1.4.3.4. Về sự phân biệt giữa tiết luyện tập và tiết ôn tập ................................................... 38 T 8 T 8 1.4.3.5. Về việc sử dụng bài giảng điện tử khi dạy học bài luyện tập, ôn tập ...................... 39 T 8 T 8 Chương 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM ĐỂ THIẾT 8T KẾ CÁC BÀI LUYỆN TẬP, ÔN TẬP HÓA HỌC LỚP 11 - BAN CƠ BẢN ............................ 41 T 8 2.1. CÁC NHIỆM VỤ HỌC TẬP TRONG GIỜ ÔN, LUYỆN TẬP CÓ THỂ TIẾN HÀNH 8T HOẠT ĐỘNG NHÓM ............................................................................................................... 41 8T 2.1.1. Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập ............................................................................... 41 T 8 T 8 2.1.2. Trả lời câu hỏi do GV trực tiếp đưa ra .......................................................................... 43 T 8 T 8 2.1.3. Hỏi - đáp giữa các nhóm xoay quanh nội dung ôn, luyện tập ........................................ 43 T 8 T 8 2.1.4. Xây dựng grap nội dung bài ôn, luyện tập .................................................................... 44 T 8 T 8 2.2. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG GIỜ ÔN, LUYỆN TẬP 8T T 8 ................................................................................................................................................... 46 2.2.1. Tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw trong giờ ôn, luyện tập ......................... 46 T 8 T 8 2.2.2. Tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc Stad trong giờ ôn, luyện tập ............................. 48 T 8 T 8 2.2.3. Tổ chức hoạt động nhóm theo mô hình trò chơi trong giờ ôn, luyện tập ....................... 50 T 8 T 8
  7. 2.2.4. Tổ chức hoạt động theo nhóm ghép đôi trong giờ ôn, luyện tập.................................... 51 T 8 T 8 2.2.5. Tổ chức hoạt động seminar theo nhóm trong giờ ôn, luyện tập ..................................... 52 T 8 T 8 2.3. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ GIÁO ÁN BÀI ÔN, LUYỆN TẬP CÓ SỬ DỤNG PHƯƠNG 8T PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM ............................................................................. 54 T 8 2.4. QUI TRÌNH THIẾT KẾ GIÁO ÁN BÀI ÔN, LUYỆN TẬP ............................................... 56 8T T 8 2.4.1. Xác định mục tiêu bài ôn, luyện tập.............................................................................. 56 T 8 T 8 2.4.2. Chuẩn bị phương tiện dạy học ...................................................................................... 56 T 8 8T 2.4.3. Xác định các phương pháp dạy học phối hợp với phương pháp dạy học hợp tác theo T 8 nhóm...................................................................................................................................... 56 T 8 2.4.4. Thiết kế các hoạt động dạy và hoạt động học ............................................................... 57 T 8 T 8 2.4.5. Ra bài tập về nhà để học sinh tự rèn luyện thêm ........................................................... 57 T 8 T 8 2.4.6. Dạy thử, lấy ý kiến ....................................................................................................... 57 T 8 8T 2.4.7. Chỉnh sửa, hoàn thiện ................................................................................................... 57 T 8 8T 2.5. THIẾT KẾ GIÁO ÁN CÁC BÀI LUYỆN TẬP, ÔN TẬP HÓA HỌC LỚP 11 - BAN CƠ 8T BẢN CÓ DẠY HỌC THEO NHÓM.......................................................................................... 57 8T 2.5.1. Các giáo án bài luyện tập.............................................................................................. 58 T 8 8T 2.5.1.1. Giáo án bài luyện tập: AXIT - BAZƠ - MUỐI (1 TIẾT) ....................................... 58 T 8 T 8 2.5.1.2. Giáo án bài luyện tập: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH T 8 CHẤT ĐIỆN LI (1 TIẾT) .................................................................................................. 63 8T 2.5.1.3. Giáo án bài luyện tập: TÍNH CHẤT CỦA NITƠ, PHOTPHO VÀ HỢP CHẤT T 8 CỦA CHÚNG (2 TIẾT) .................................................................................................... 66 8T 2.5.1.4. Giáo án bài luyện tập: ANKAN VÀ XICLOANKAN (1 TIẾT) ............................ 70 T 8 T 8 2.5.1.5. Giáo án bài luyện tập: ANKEN - ANKAĐIEN - ANKIN (2 TIẾT) ....................... 72 T 8 T 8 2.5.1.6. Giáo án bài luyện tập: DẪN XUẤT HALOGEN, ANCOL, PHENOL (2 TIẾT) ... 79 T 8 T 8 2.5.2. Các giáo án bài ôn tập .................................................................................................. 82 T 8 8T 2.5.2.1. Giáo án bài ôn tập học kỳ I: ÔN TẬP PHẦN HÓA VÔ CƠ (2 TIẾT) ................... 82 T 8 T 8 2.5.2.2. Giáo án bài ôn tập học kỳ II: PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ (2 TIẾT)..................... 86 T 8 T 8 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................................................... 93 8T T 8
  8. 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ............................................................................................ 93 8T 8T 3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ............................................................................................. 93 8T 8T 3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM .......................................................................................... 94 8T 8T 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ....................................................... 94 8T T 8 3.4.1. Phương pháp định lượng .............................................................................................. 94 T 8 8T 3.4.2. Phương pháp định tính ................................................................................................. 95 T 8 8T 3.5. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ........................................................................................... 96 8T 8T 3.6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ............................................................................................... 96 8T 8T 3.6.1. Kết quả thực nghiệm định lượng .................................................................................. 96 T 8 T 8 3.6.1.1. Kết quả bài kiểm tra số 1 ....................................................................................... 96 T 8 8T 3.6.1.2 Kết quả bài kiểm tra số 2 ........................................................................................ 98 T 8 8T 3.6.1.3. Kết quả bài kiểm tra số 3 ..................................................................................... 100 T 8 8T 3.6.1.4. Kết quả bài kiểm tra số 4 ..................................................................................... 102 T 8 8T 3.6.1.5. Kết quả bài số 5 .................................................................................................. 103 T 8 8T 3.6.1.6. Kết quả bài số 6 .................................................................................................. 105 T 8 8T 3.6.1.7. Phân tích kết quả thực nghiệm định lượng........................................................... 106 T 8 T 8 3.6.2. Kết quả thực nghiệm định tính ................................................................................... 107 T 8 8T 3.6.3. Ý kiến của giáo viên tiến hành thực nghiệm ............................................................... 109 T 8 T 8 3.7. MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC KIỂU BÀI LUYỆN TẬP, 8T ÔN TẬP THEO NHÓM ........................................................................................................... 110 8T 3.7.1. Kinh nghiệm về việc trang bị kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh ............................ 110 T 8 T 8 3.7.2. Kinh nghiệm về việc chuẩn bị cho tiết ôn, luyện tập có tổ chức hoạt động nhóm........ 111 T 8 T 8 3.7.3. Kinh nghiệm về tổ chức hoạt động nhóm ................................................................... 112 T 8 T 8 3.7.4. Kinh nghiệm về việc thu hút sự chú ý của HS ............................................................ 113 T 8 T 8 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 116 8T 8T 1. KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 116 8T T 8 3. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................................... 118 8T 8T
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 120 8T 8T PHỤ LỤC.................................................................................................................................... 124 8T T 8
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CG : Chuyên gia CTCT : Công thức cấu tạo CTPT : Công thức phân tử dd : Dung dịch ĐC : Đối chứng ĐHSP : Đại học Sư phạm GV : Giáo viên HS : Học sinh HT : Hợp tác NT : Nhóm trưởng NXB : Nhà xuất bản PHT : Phiếu học tập PP : Phương pháp PPDH : Phương pháp dạy học PTHH : Phương trình hoá học SGK : Sách giáo khoa STT : Số thứ tự THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TV : Thành viên VD : Ví dụ
  11. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự đi lên của xã hội hiện nay đòi hỏi con người phải phát triển một số năng lực như năng lực làm việc theo nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng... Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn diện về mục tiêu, nội dung và cả phương pháp dạy học để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Điều 28.2, Luật Giáo dục đã nêu rõ: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Trong chương trình của các môn học nói chung và môn Hóa học nói riêng, bài luyện tập, ôn tập là hai kiểu bài không thể thiếu được. Nó có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện phương pháp nhận thức, phát triển tư duy cho HS. Tuy nhiên, trên thực tế, GV thường tập trung đầu tư nhiều vào kiểu bài truyền thụ kiến thức mới mà chưa chú ý đầu tư vào tiết luyện tập, ôn tập. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của HS. Hơn nữa, thời lượng dành cho bài luyện tập, ôn tập không nhiều, mỗi chương chỉ có một hoặc hai tiết đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn PPDH của GV. Đa số GV sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại, thầy giảng - trò ghi, vì thế giờ học trở nên buồn tẻ, không khí nặng nề căng thẳng. Qua thực tế dạy học, chúng tôi nhận thấy đa số HS, nhất là các em có học lực trung bình - yếu chưa thực sự tập trung, tích cực trong tiết luyện tập, ôn tập. Các em thường học rất thụ động, không dám hỏi hoặc "ngại" hỏi bạn bè về những vấn đề chưa nắm vững. Làm thế nào để hạn chế đến mức cao nhất tình trạng này? Làm sao để các em có cơ hội trao đổi, học tập lẫn nhau? Thiết nghĩ, người GV có thể sử dụng một trong những phương pháp đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm và được đánh giá là có hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực hoạt động, phát triển năng lực hợp tác cho HS, đó là PPDH hợp tác nhóm. Gần đây, một số tác giả đã nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp này trong dạy học Hóa học. Tuy nhiên, các đề tài này chỉ mới tập trung nghiên cứu vận dụng trong kiểu bài truyền thụ kiến thức mới mà chưa chú trọng đến kiểu bài luyện tập, ôn tập. Với những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu "VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM TRONG CÁC BÀI LUYỆN TẬP, ÔN TẬP HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG".
  12. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu và vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm trong các bài ôn tập, luyện tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học lớp 11 THPT. 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: bài ôn tập, luyện tập; PPDH hợp tác theo nhóm; các yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng mà HS cần đạt được trong chương trình Hóa học lớp 11 - ban cơ bản. - Điều tra thực trạng của việc sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm trong các bài ôn, luyện tập môn Hóa học ở trường trung học phổ thông. - Xây dựng các nguyên tắc và qui trình thiết kế bài ôn, luyện tập có sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm. - Thiết kế bài ôn tập, luyện tập Hóa học lớp 11 - ban cơ bản THPT có vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm. - Thực nghiệm để xác định tính khả thi và tính hiệu quả của các cách thức tổ chức hoạt động nhóm đã được thiết kế trong các bài luyện tập, ôn tập môn Hóa học lớp 11 - ban cơ bản THPT. - Rút ra một số bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học bài ôn, luyện tập có sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm. 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Khách thể: Quá trình dạy và học môn Hóa học lớp 11 - ban cơ bản THPT. - Đối tượng: Việc vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm trong các bài ôn, luyện tập môn Hóa học lớp 11 - ban cơ bản THPT. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Các bài luyện tập, ôn tập môn Hóa học lớp 11 - ban cơ bản THPT. - HS lớp 11 các trường THPT: Trịnh Hoài Đức, Trần Văn Ơn, Tân Phước Khánh, Bình An – tỉnh Bình Dương; THPT Bình Chánh - TP.HCM. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu GV vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm trong các bài ôn, luyện tập một cách hiệu quả sẽ rèn luyện kỹ năng làm việc tập thể và phát huy được tính tích cực học tập của HS, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học.
  13. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra thu thập thông tin. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp thực nghiệm. 7.3. Các phương pháp toán học - Phương pháp phân tích số liệu thu được. - Phương pháp thống kê toán học. 8. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Thiết kế được hệ thống bài ôn tập, luyện tập môn Hóa học lớp 11 - ban cơ bản có vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm. - Nghiên cứu 4 nhiệm vụ học tập có thể tiến hành hoạt động nhóm và 5 hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học các bài ôn, luyện tập. - Rút ra một số bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học bài ôn, luyện tập có vận dụng PPDH theo nhóm.
  14. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Vài nét về lịch sử ra đời của phương pháp dạy học hợp tác [5], [19] John Dewey, nhà giáo dục thực dụng Mỹ, được coi là người đầu tiên khởi xướng ra xu thế dạy học hợp tác. Vào đầu những năm 1900, ông luôn nhấn mạnh vai trò của giáo dục như là một phương tiện dạy cho con người cách sống hợp tác trong một chế độ xã hội dân chủ. Trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1940, nhà tâm lí học xã hội Kurt Lewin đã tạo nên một dấu ấn mới trong lịch sử phát triển của tư tưởng giáo dục hợp tác khi ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cách thức cư xử trong nhóm khi nghiên cứu hành vi của các nhà lãnh đạo và thành viên trong các nhóm dân chủ. Sau đó, Mornton Deutsch, một HS của Lewin đã phát triển lý luận về hợp tác và cạnh tranh trên cơ sở "những lý luận nền tảng" của Lewin. Elliot Aronson với mô hình lớp học Jigsaw đầu tiên (1978) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc hoàn thiện các hình thức dạy học hợp tác. Nhiều công trình nghiên cứu của ông cho thấy rằng thành tích cá nhân cũng như tập thể luôn luôn cao hơn khi mọi người hợp tác với nhau thay vì ganh đua. Bởi vì kết quả cạnh tranh khiến cho một người thành công trên thất bại của người khác và đương nhiên điều đó làm giảm hiệu quả làm việc; mặt khác môi trường cạnh tranh chú trọng vào việc thúc đẩy người ta làm việc xuất sắc hơn người khác, chứ không phải là cùng nhau làm việc tốt. Với 122 nghiên cứu năm 1981 và 193 nghiên cứu năm 1989 về giáo dục hợp tác, Johnson và các cộng sự của mình đã nhận thấy rằng giáo dục hợp tác có nhiều khả năng tạo nên thành công hơn các hình thái tác động khác, kể từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Đến năm 1996, lần đầu tiên PPDH hợp tác được đưa vào chương trình học chính thức hàng năm của một số trường đại học ở Mỹ. Gần đây, David W.Johnson và Roger T.Johnson thuộc trường Đại học Minnesota và Robert Slavin thuộc viện Johns Hopkins cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát triển giáo dục hợp tác thành một trong những PPDH hiện đại nhất hiện nay. 1.1.2. Những tiền đề cho dạy học hợp tác theo nhóm [53] Ba tiền đề mở đường cho những nghiên cứu về hợp tác nhóm: thuyết tương thuộc xã hội, thuyết phát triển tri thức và thuyết thái độ học tập. • Thuyết tương thuộc xã hội
  15. Tương tác với những người khác là điều cơ bản cho sự tồn tại của con người. Trong dạy học, sự tương thuộc xã hội liên quan tới sự nỗ lực của học sinh để phát triển các mối quan hệ tích cực, điều chỉnh tâm lí và thể hiện kỹ năng xã hội. Tiền đề của sự tương thuộc xã hội về hợp tác nhóm giả định rằng cách mà tương thuộc xã hội được xây dựng chỉ ra cách mọi người tác động lẫn nhau. Một trong những yếu tố quan trọng là phải xây dựng được những lớp học trong đó sự hợp tác có tồn tại. Kết quả là sự hợp tác dẫn tới các mối tương thuộc được đẩy mạnh khi những thành viên động viên và khuyến khích tinh thần nỗ lực học. Người đóng góp: - Đầu những năm 1900, Kurt Koffka: Nhóm là động lực cho toàn bộ sự tương thuộc của các thành viên. - 1920 – 1940, Kurt Lewin nghiên cứu sự tương thuộc giữa các thành viên, mục tiêu chung. - 1940 – 1970, Morton Deutsch: Tích cực, tiêu cực và sự tương thuộc không chủ đích (nỗ lực hợp tác, thi đua, chủ nghĩa cá nhân); lòng tin và sự xung đột; sự phân chia công bằng. - Những năm 1960, David và Roger Johnson: Ảnh hưởng của sự tương thuộc xã hội đến thành tích, các mối quan hệ, sức khỏe tâm lý và sự phát triển về mặt xã hội, yếu tố trung gian (sự tương thuộc tích cực, trách nhiệm cá nhân, khuyến khích sự tương tác, kỹ năng xã hội, xử lí nhóm). - Những năm 1970, Dean Tjosvold: nghiên cứu trong môi trường công nghiệp và thương mại. Kết luận: Nỗ lực hợp tác được dựa trên động cơ bên trong phát triển bởi những nhân tố cá nhân khi làm việc tập thể và nguyện vọng chung để đạt được một thành quả có ý nghĩa. Tập trung vào những khái niệm liên quan tới việc giải quyết mối quan hệ giữa các cá nhân. • Thuyết phát triển tri thức Triển vọng phát triển tri thức được đặt nền móng bởi nghiên cứu của Jean Piaget và Lev Vygotsky. Piaget đề nghị rằng khi mỗi cá nhân làm việc với nhau mâu thuẫn về kiến thức xã hội xảy ra và sản sinh sự mất cân bằng về tri thức, từ đó khuyến khích khả năng nhận xét mọi việc trên một quan điểm khác và tranh luận. Thuyết của Vygotsky trình bày về kiến thức như một sản phẩm của xã hội. Người đóng góp: Piaget, Vygotsky, Kohlberg, Murray, những nhà lí luận (Johnson & Tjosvold) cơ cấu lại tri thức. Kết luận: Tập trung vào những gì xảy ra trong một người (Ví dụ: sự mất cân bằng, sự tái cơ cấu kiến thức). • Thuyết thái độ học tập Triển vọng thái độ xã hội bao hàm những nỗ lực hợp tác được cung cấp bởi động cơ bên ngoài để đạt được giải thưởng cho cả nhóm.
  16. Người đóng góp: Skinner (nhóm ngẫu nhiên); Homans, Thibaut & Kelley (sự cân bằng giữa giải thưởng và giá trị); Mesch-Lew-Nevin (ứng dụng của học nhóm). Kết luận: Những nỗ lực hợp tác được tăng cường bởi những động cơ bên ngoài để đạt được giải thưởng nhóm. Tóm lại: Dạy học theo nhóm được quan tâm từ những thập niên đầu của thế kỉ 20, bắt nguồn từ các nước phương Tây. Nhiều nghiên cứu về hoạt động nhóm trong dạy học được xây dựng mang tính ứng dụng thực tiễn cao trải qua nhiều thời kì lịch sử khác nhau. 1.1.3. Các bài báo khoa học về phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm  Bài viết: “Về phương pháp dạy học hợp tác” của TS. Nguyễn Thị Phương Hoa đăng trên Tạp chí Khoa học số 3 năm 2005, Đại học Sư phạm Hà Nội [19]. Bài viết ngắn gọn, cung cấp các nội dung cơ bản của PPDH hợp tác như: lịch sử ra đời, khái niệm, ý nghĩa, một số hình thức tổ chức hoạt động trong lớp, tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc nhóm. Bài báo cũng cho người đọc thấy được hiệu quả giáo dục mà PPDH hợp tác mang lại.  Bài viết:“Một số trao đổi về học hợp tác ở trường phổ thông” của TS. Trần Thị Bích Trà đăng trên Tạp chí Giáo dục số 146 [43]. Sau khi điểm qua một số nội dung chính của học hợp tác như: khái niệm, nét đặc thù của dạy học hợp tác, bài viết đã đề cập nhiều đến những khó khăn, bất cập khi sử dụng PPDH hợp tác đồng thời tác giả đã vạch ra hướng khắc phục để có thể nâng cao hiệu quả học hợp tác ở trường phổ thông.  Bài viết “Dạy học hợp tác – một xu hướng mới của giáo dục thế kỉ XXI”, của PGS.TS. Trịnh Văn Biều đăng trên Tạp chí Khoa học số 25 năm 2011, Đại học Sư phạm TP.HCM [5]. Bài viết ngắn gọn, nhưng tác giả đã giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quát về cả quá trình hình thành và phát triển của PPDH hợp tác trên thế giới với những tên tuổi gắn liền như: John Dewey; Kurt Lewin; Elliot Aronson; anh em nhà Johnson… Tác giả đã phân tích khái niệm dạy học hợp tác để người đọc thấy rõ dạy học hợp tác là PPDH phức hợp ứng với một nhóm người học. Bài viết đã nêu những đặc trưng, ưu điểm và hạn chế của dạy học hợp tác, đồng thời cũng cung cấp những kinh nghiệm sử dụng phương pháp này, giúp cho những ai quan tâm đến PPDH hợp tác dễ định hướng và thành công khi áp dụng vào giảng dạy thực tế. 1.1.4. Các luận văn, khoá luận tốt nghiệp về tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học  Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục “Dạy học bằng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức cho học sinh lớp 10 nâng cao qua chương Nhóm oxi” (2008) của học viên Phan Đồng Châu Thủy, Đại học Sư phạm Huế [40].
  17. Luận văn đã đề ra một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm cho các dạng bài lên lớp thuộc chương Nhóm oxi, hóa học lớp 10 nâng cao: - Dạng bài truyền thụ kiến thức mới có tổ chức hoạt động nhóm sử dụng bài tập, thí nghiệm biểu diễn, phim thí nghiệm, hình ảnh. - Dạng bài thực hành. - Dạng bài luyện tập có tổ chức hoạt động nhóm sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận. Thiết kế được 11 tiết giáo án hóa học 10 nâng cao theo PPDH hợp tác nhóm. Nhận xét: Đề tài nghiên cứu trên đã góp phần vào việc đổi mới PPDH. Các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm và nội dung hoạt động đã phát huy được tính tính cực, khả năng tư duy của HS. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu xây dựng hoạt động nhóm nhỏ trong thời gian ngắn (3-5 phút); chưa chú trọng đến cách chia nhóm và rèn luyện các kỹ năng hoạt động cho HS. Phương án đánh giá kết quả hoạt động nhóm còn chưa đánh giá được sự đóng góp của mỗi thành viên vào kết quả chung của nhóm.  Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục "Vận dụng dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học lớp 10 THPT nâng cao" (2009) của học viên Nguyễn Thị Ngọc Quí, Đại học Vinh [33]. Tác giả đã đề xuất được các nguyên tắc, qui trình thiết kế và tổ chức giờ dạy theo phương pháp học hợp tác theo nhóm. Dựa vào nguyên tắc và qui trình đó tác giả đã đề xuất cách thức tổ chức hoạt động học tập hợp tác theo cấu trúc: Stad (3 ví dụ); Jigsaw (5 ví dụ); nhóm rì rầm (6 ví dụ); nhóm lớn 8-10 người (2 ví dụ); cạnh tranh hay thi đua giữa các nhóm (2 ví dụ). Thiết kế được 4 giáo án cho 4 loại bài dạy trong chương trình hóa học lớp 10 nâng cao có sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm với các cấu trúc trên. Nhận xét: Tác giả đã nghiên cứu khá đầy đủ về PPDH hợp tác theo nhóm. Tuy nhiên, tác giả chưa chú trọng đến cách chia nhóm và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS trong nhóm.  Luận văn thạc sĩ Giáo dục học "Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông - Phần hóa 10 chương trình nâng cao" (2009) của học viên Hỉ A Mổi, Đại học Sư phạm TP.HCM [29]. Luận văn đã đề xuất và thử nghiệm 5 hình thức tổ chức hoạt động nhóm thích hợp với dạy học môn Hóa học ở trường THPT: - Tổ chức hoạt động nhóm chuyên gia. - Tổ chức hoạt động nhóm chia sẻ kết quả học tập. - Tổ chức hoạt động nhóm theo mô hình trò chơi.
  18. - Tổ chức hoạt động nhóm có sử dụng thí nghiệm. - Tổ chức hoạt động nhóm ở ngoài lớp học và báo cáo sản phẩm tại lớp. Thiết kế 10 bài lên lớp có vận dụng 5 hình thức tổ chức hoạt động nhóm.  Luận văn thạc sĩ Giáo dục học "Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11 - chương trình nâng cao ở trường THPT" (2010) của học viên Trần Thị Thanh Huyền, Đại học Sư phạm TP.HCM [24]. Tác giả đã nghiên cứu và đề xuất qui trình sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm gồm 5 bước: phân tích thông tin; xác định mục tiêu bài học; lập kế hoạch bài giảng; tổ chức giờ học và rút kinh nghiệm. Tác giả đã thiết kế 10 bài lên lớp thuộc chương trình hóa học lớp 11 nâng cao có sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ. Mỗi giáo án được trình bày theo cấu trúc sau: - Xác định mục tiêu bài học. - Chuẩn bị của GV và HS. - Hướng dẫn HS hoạt động. - Lựa chọn hình thức hoạt động và phân chia thời gian. - Tiến trình hoạt động. Sau mỗi bài lên lớp, tác giả tiến hành phân tích các hoạt động và kỹ năng mà HS đạt được sau giờ học và nêu ra những lưu ý để việc sử dụng hình thức dạy học hợp tác nhóm được thành công. Nhận xét: Hai luận văn trên đã giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về PPDH hợp tác theo nhóm. Các giáo án đã thiết kế phù hợp với đối tượng HS khá - giỏi. Tuy nhiên, các đề tài này chưa đề cập đến việc vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm trong các bài ôn tập, tổng kết.  Khóa luận tốt nghiệp "Hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông" (2008) của sinh viên Phan Thị Thùy Trang, Đại học Sư phạm TP.HCM [45]. Tác giả đã thiết kế được 10 giáo án có vận dụng phương pháp hoạt động nhóm, trong đó các hình thức như: - Thảo luận nhóm kết hợp công nghệ thông tin. - Thảo luận nhóm kết hợp SGK. - Học sinh thuyết trình theo nhóm. - Thảo luận nhóm kết hợp phiếu học tập. Thông qua thực nghiệm sư phạm, tác giả đã thu được một số bài học kinh nghiệm về PPDH hợp tác theo nhóm. Cụ thể: - Kinh nghiệm lựa chọn nội dung học nhóm. - Kinh nghiệm về việc phân nhóm. - Kinh nghiệm về tổ chức hoạt động nhóm.
  19. - Kinh nghiệm về việc gây hứng thú cho học sinh hoạt động nhóm. Nhận xét: Tác giả đã nghiên cứu khá đầy đủ về PPDH hợp tác theo nhóm. Những bài học kinh nghiệm mà tác giả đề xuất sẽ giúp cho việc giảng dạy của GV đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tác giả chưa chú trọng đến cách chia nhóm và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS trong nhóm. Các hình thức hợp tác nhóm còn đơn giản, dễ gây nhàm chán cho HS nếu GV sử dụng thường xuyên. 1.1.5. Các luận văn, khóa luận tốt nghiệp về bài luyện tập hóa học  Luận văn thạc sĩ Giáo dục học "Thiết kế các bài luyện tập thuộc chương trình lớp 11 THPT (Nâng cao) theo hướng hoạt động hóa người học" (2009) của học viên Đỗ Thanh Mai, Đại học Sư phạm TP.HCM [27]. Luận văn đã đề xuất 4 nguyên tắc thiết kế bài luyện tập, 4 phương pháp thực hiện chính khi dạy bài luyện tập, 6 thao tác thực hiện dùng trong việc thiết kế các bài giảng điện tử có sử dụng trắc nghiệm khách quan với nội dung liên quan đến thí nghiệm hóa học theo hướng hoạt động hóa người học. Tác giả đã thiết kế 14 giáo án điện tử là các bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT (nâng cao) theo hướng dạy học tích cực, trong đó sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan với nội dung liên quan đến thí nghiệm hóa học. Nhận xét: Luận văn đã xây dựng được một hệ thống các bài luyện tập trong chương trình hóa học lớp 11 (nâng cao), phục vụ đắc lực cho GV trong việc dạy học. Tuy nhiên, tác giả chỉ khai thác loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà chưa chú trọng đến loại câu trắc nghiệm tự luận, vì thế việc đánh giá kết quả học tập của HS có phần còn hạn chế.  Luận văn thạc sĩ Giáo dục học "Thiết kế bài luyện tập theo hướng dạy học tích cực phần hóa học lớp 10 - trung học phổ thông" (2010) của học viên Võ Thị Thái Thủy, Đại học Sư phạm TP.HCM [41]. Tác giả đã đề xuất 8 nguyên tắc và 6 PPDH chính khi thiết kế bài luyện tập theo hướng dạy học tích cực cùng với các qui trình thiết kế. Tác giả cũng đã thiết kế 11 giáo án bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực. Nhận xét: Qua phần thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy các giáo án mà tác giả thiết kế đã phát huy được tính tích cực, tự giác học tập của HS. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu sâu cơ sở lý luận của bài luyện tập hóa học.
  20.  Khóa luận tốt nghiệp "Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bài luyện tập nhằm gây hứng thú cho học sinh phổ thông" (2009) của sinh viên Trương Thị Huyền Trang, Đại học Sư phạm TP.HCM [44]. Khóa luận đã nghiên cứu một số hình thức tổ chức hoạt động học tập kích thích hứng thú nhận thức như: thảo luận nhóm nhỏ và trò chơi dạy học. Từ đó thiết kế được một số trò chơi dạy học trong các tiết luyện tập hóa học lớp 11 chương trình nâng cao tương tự như các gameshow trên truyền hình như: Đấu trường 100, Chung sức, Đối mặt, Đường lên đỉnh Olympia... Thiết kế được 4 giáo án tiết luyện tập minh họa. Rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong thiết kế và tổ chức trò chơi dạy học khi dạy bài luyện tập. Nhận xét Tác giả đã nghiên cứu khá chi tiết hai hình thức tổ chức hoạt động học tập kích thích hứng thú nhận thức. Các trò chơi dạy học mà tác giả đã thiết kế đã gây được hứng thú nhận thức cho học sinh trong tiết luyện tập. Kết luận PPDH hợp tác theo nhóm đã được các nhà giáo dục nhìn nhận và đánh giá là PPDH hiện đại và tích cực. Hiệu quả giáo dục mà phương pháp đem lại không chỉ là những kiến thức hàn lâm sách vở mà còn nâng cao chất lượng giá trị cuộc sống cho mỗi cá nhân người học… Vấn đề đặt ra là làm sao vận dụng phương pháp này vào dạy học ở nước ta cho phù hợp với thực tiễn mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức, tổ chức hoạt động nhóm có ưu điểm nổi bật, đó là rèn luyện các kỹ năng hoạt động, giúp người học mạnh dạn, tự tin hơn khi bảo vệ ý kiến của mình; trao đổi, chia sẻ nguồn thông tin, kinh nghiệm làm việc; biết hợp tác và chung sống với cộng đồng... Các bài báo, luận văn và khoá luận trong những năm gần đây cho thấy sự quan tâm đặc biệt đối với việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học. Tuy nhiên, các đề tài chưa đi sâu nghiên cứu về việc vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm trong bài luyện tập, ôn tập. Vì vậy, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài này nhằm giúp HS rèn khả năng tư duy, tạo cơ hội cho HS được trao đổi, chia sẻ thông tin, giúp đỡ nhau trong học tập, nhất là trong giờ ôn, luyện tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2