intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy phong cách chức năng ngôn ngữ

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

176
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy phong cách chức năng ngôn ngữ nêu lên cơ sở lí luận; thiết kế các kiểu bài tập phong cách chức năng ngôn ngữ theo phương pháp dạy học hợp tác; thực nghiệm sư phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy phong cách chức năng ngôn ngữ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đào Thị Dung VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đào Thị Dung VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn học Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG NGỌC LỆ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2014 Đào Thị Dung
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ không chỉ về chuyên môn mà còn động viên, khích lệ tinh thần để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô trực tiếp giảng dạy lớp Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và tiếng Việt khóa 23 đã tận tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức bổ ích, thiết thực về chuyên môn, phương pháp nghiên cứu khoa học và các kiến thức cơ bản để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô và các em học sinh trường THPT Tân Phước Khánh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực nghiệm. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người luôn hết lòng ủng hộ, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đào Thị Dung
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt trong luận văn Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................ 9 1.1. Lí thuyết về dạy học hợp tác .................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm về dạy học hợp tác ........................................................................... 9 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của dạy học hợp tác ................................................. 10 1.1.3. Những ưu điểm của dạy học hợp tác ............................................................... 12 1.1.4. Loại hình nhóm, cách chia nhóm trong dạy học hợp tác ................................. 14 1.1.5. Quy trình tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác ....................... 22 1.2. Cơ sở của việc dạy và học PCCNNN theo hình thức dạy học hợp tác .................. 30 1.2.1. Mối quan hệ giữa dạy học TV và phương pháp dạy học hợp tác .................... 30 1.2.2. Mối quan hệ giữa dạy học PC CNNN với dạy học hợp tác............................. 35 Chương 2. THIẾT KẾ CÁC KIỂU BÀI TẬP PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC .......... 38 2.1. Đặc điểm chung của các bài phong cách chức năng ngôn ngữ .............................. 38 2.2. Vận dụng hình thức dạy học hợp tác để thiết kế một số bài tập cho nhóm bài phong cách chức năng ngôn ngữ............................................................................. 39 2.2.1. Dạng bài tập định hướng bài học ..................................................................... 47 2.2.3. Dạng bài tập củng cố / ôn tập kiến thức .......................................................... 54 2.2.4. Dạng bài tập phát triển kĩ năng (thực hành) .................................................... 56 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................... 60 3.1. Thiết kế giáo án....................................................................................................... 60 3.2. Thực nghiệm ........................................................................................................... 74
  6. 3.2.1. Mục tiêu thực nghiệm ...................................................................................... 74 3.2.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................... 75 3.2.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 77 3.2.4. Cách thức thực nghiệm .................................................................................... 77 3.2.5. Theo dõi tiến trình thực nghiệm ...................................................................... 77 3.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................... 79 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................................ 88 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 97 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TV : Tiếng Việt HS : Học sinh GV : Giáo viên PPDH : Phương pháp dạy học PC CN : Phong cách chức năng DHHT : Dạy học hợp tác TV THPT : Tiếng Việt Trung học phổ thông THPT : Trung học phổ thông PC CNNN : Phong cách chức năng ngôn ngữ SGK : Sách giáo khoa TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các hoạt động nhóm và chức năng của của chúng (Kagan, 1990) ......... 18 Bảng 1.2. Phiếu quan sát HS .................................................................................. 28 Bảng 3.1. Bảng so sánh học lực môn Ngữ văn ở năm trước của lớp TN và lớp ĐC 76 Bảng 3.2. Bảng tổng so sánh kết quả học tập của hai lớp TN và ĐC ...................... 76 Bảng 3.3. Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra ngắn của các lớp TN và ĐC .......... 80 Bảng 3.4. Bảng tổng so sánh kết quả học tập lớp TN và ĐC sau TN ...................... 80
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ở nước ta hiện nay, việc giáo dục ngôn ngữ được đặt vào phân môn tiếng Việt (TV). Dạy và học TV nhằm cung cấp cho học sinh (HS) những tri thức về ngôn ngữ học, hệ thống TV, quy tắc hoạt động và những sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Mặt khác, TV là công cụ giao tiếp và tư duy, vì vậy, phân môn TV còn đảm nhiệm thêm một chức năng khác mà các môn học khác không có đó là chức năng trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp: tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường và xã hội. Nhưng dường như chúng ta chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Việc dạy TV hầu như chỉ thiên về dạy kiến thức ngôn ngữ học, kiến thức về đặc điểm cấu trúc TV; dạy lí thuyết, dạy những bài tập minh họa cho lí thuyết mà ít quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sử dụng TV, khả năng ứng dụng những bài học đó vào thực tế cuộc sống cho học sinh. Phong cách chức năng ngôn ngữ chiếm thời lượng không nhiều trong chương trình tiếng Việt Trung học Phổ thông (TV THPT) nhưng lại là chùm bài có vai trò quan trọng liên quan đến quá trình tạo lập văn bản của HS. Trên thực tế, đại đa số, HS còn sử dụng ngôn ngữ của phong cách này cho phong cách khác, thậm chí, HS học xong lớp 12 vẫn chưa tự mình viết hoàn chỉnh được một lá đơn.... Việc sử dụng ngôn ngữ của HS chỉ do thói quen, cảm tính mà ít có ý thức lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợpvới các phong cách của từng loại văn bản. Chính vì vậy, khi tạo lập văn bản (nói và viết) học sinh vẫn thường lúng túng, không biết sử dụng câu từ như thế nào để diễn đạt ý kiến của mình. Hơn thế nữa, ngày nay trong hoạt động dạy học, vấn đề quan trọng đang đặt ra là làm thế nào để phát triển được năng lực cho HS. Để thực hiện được vấn đề này trong nhà trường phổ thông ở tất cả các môn học quả là một vấn đề nan giải. Và làm thế nào để phát triển được năng lực cho HS trong dạy học Ngữ văn nói chung và TV nói riêng thì càng khó khăn gấp bội. Thế nhưng, nếu GV
  10. 2 không có cách tổ chức học tập tốt, môn học này sẽ trở thành một môn học buồn chán, nặng nề, làm nguội lạnh sự nhạy bén trong tư duy, xúc cảm của người học, làm mai một những khả năng diễn đạt và cảm nhận tác phẩm văn chương của HS. Chính vì thế, việc vận dụng, thực hiện những phương pháp nhằm phát triển năng lực cho HS vào dạy học là một yêu cầu rất cần thiết đối với môn Ngữ văn. Và với phương pháp dạy học hợp tác, vai trò người học được phát huy, HS phải làm việc thực sự để tự mình trải nghiệm, tự mình lĩnh hội kiến thức thông qua những hoạt động tương tác giữa HS và HS, HS và GV. Với phương pháp này GV chỉ là người hướng dẫn, điều khiển hoạt động học, còn HS sẽ là trung tâm trong quá trình lĩnh hội tri thức. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, xuất phát từ những lợi ích của dạy học hợp tác (DHHT) là nâng cao kết quả học tập, rèn kĩ năng sống, kĩ năng làm việc cho HS tôi đã lựa chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy phong cách chức năng ngôn ngữ”. Từ đề tài nghiên cứu này tôi mong muốn tìm ra được một hướng đi cụ thể và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng trong việc dạy và học phong cách chức năng ngôn ngữ nói riêng và Ngữ văn nói chung. Đặc biệt, mục tiêu của tôi trong đề tài này là hướng dẫn HS học hướng tới ứng dụng vào trong học tập và trong thực tế cuộc sống xã hội của các em. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phương pháp dạy học truyền thống không thể đáp ứng được những yêu cầu của nền giáo dục hiện đại. V ì t h ế , v i ệ c đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là một đòi hỏi cấp bách nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo cho người học ngay từ trên ghế nhà trường. Do đó, phải tìm ra một phương pháp dạy học khác cho phù hợp, một trong những phương pháp đó là dạy học hợp tác. Tuy phương pháp dạy học này không phải hoàn hảo nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhận thức được điều đó, trong những năm gần đây vấn đề sử dụng hình thức DHHT trong
  11. 3 dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng được các nhà nghiên cứu giáo dục, những nhà giáo có tâm huyết trong và ngoài nước quan tâm nhiều hơn, góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả dạy học. Trong những năm gần đây, cùng với việc thay sách giáo khoa Ng ữ văn ở phổ thông, đã dấy lên phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Hướng đi này có nhiều hứa hẹn, góp phần vào việc đổi mới cách thức dạy học Ngữ văn hiện nay. Trong những tài liệu nói về phương pháp dạy học đó, một số nhà nghiên cứu, nhà giáo đã đưa ra phương pháp DHHT nói chung và DHHT trong Ngữ văn nói riêng để GV cùng tham khảo và học hỏi. Nguyễn Hữu Châu trong bài viết Dạy học hợp tác đăng trên Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục số 114, năm 2005 đã bàn đến phương pháp DHHT. Tác giả cho rằng: “Hợp tác nghĩa là cùng chung sức để đạt được những mục tiêu chung. Trong các tình huống hợp tác, cá nhân tìm kiếm những kết quả có ích cho họ và cho cả các thành viên của nhóm” [tr. 2; 16]. Và tác giả cũng chỉ ra cụ thể: “Học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để HS làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng như người kác” [tr. 2; 16]. Như thế, theo tác giả, DHHT nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong giờ học. Và theo Nguyễn Hữu Châu, để đạt được sự hợp tác có hiệu quả thì GV phải tạo lập được 5 yếu tố cơ bản trong mỗi bài học, đó là: sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực; trách nhiệm của cá nhân và của nhóm; khuyến khích sự tác động qua lại, tốt nhất là bằng hình thức trực diện; dạy HS một số kĩ năng hoạt động liên cá nhân và nhóm nhỏ cần thiết; và quá trình hoạt động nhóm. Trong 5 yếu tố trên, tác giả cho rằng yếu tố quan trọng nhất là sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực. Kết thúc bài viết, ông chỉ ra thành công của DHHT là: “Những hiệu quả to lớn mà sự hợp tác đem lại tạo nên sự khác biệt của học hợp tác với nhiều phương pháp và làm cho nó trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất đảm bảo sự thành
  12. 4 công của HS” [tr. 5; 16]. Và quyển Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới của Thái Duy Tuyên, Nhà xuất bản giáo dục, 2007, có bài viết Dạy học hợp tác nhóm. Ở bài viết này, tác giả khẳng định: Việc tổ chức học tập tập thể, học nhóm là hết sức quan trọng. Các em phải hợp tác với nhau, thầy trò phải hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập ngày càng nặng nề trong điều kiện hiện đại. Hình thức dạy học này có ưu điểm là tạo ra những thành công trong học tập; tăng cường khả năng tư duy phê phán; tăng cường thái độ tích cực với các môn học; nâng cao năng lực hợp tác giữa các HS với nhau; tạo ra tâm lí lành mạnh; phát triển và hòa nhập xã hội; yêu thương lẫn nhau; có trách nhiệm thích hợp. Và hình thức học hợp tác nhóm có đặc trưng chủ yếu là dùng hội thoại, tranh luận để tìm tòi, phát hiện chân lí. Điều này đưa người học đến chỗ tự phát hiện ra cái chưa biết và tự tìm cái cần biết. Ý nghĩa quan trọng của hình thức dạy học này là ở chỗ: người học phải cùng với người dạy làm chủ quá trình lĩnh hội tri thức, sau đó mới có được tri thức, tức là làm chủ được tri thức của bản thân. Đóng góp đáng ghi nhận ở bài viết là những suy tư khá sâu sắc của tác giả về vấn đề dạy học hợp tác nhóm như: những tính chất cơ bản của sự hợp tác học tập, quy trình tổ chức dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm trong đó có những bước như thành lập nhóm học tập, giải thích mục tiêu và nhiệm vụ bài học cho HS, theo dõi và điều chỉnh tiến trình hợp tác nhóm, nhận xét tương tác nhóm. Qua kinh nghiệm của mình, Thái Duy Tuyên khẳng định: “dạy học hợp tác nhóm tại lớp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nó quyết định sự thành bại của mỗi cá nhân trong xã hội” [tr. 411; 36]. Bên cạnh đó, tác giả cũng bàn luận thêm: “Rèn luyện các kĩ năng hợp tác ngay từ khi HS còn ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng. Dạy các kĩ năng hợp tác cần được coi trọng như việc dạy kiến thức và kĩ năng cơ bản khác” [tr. 411; 36].
  13. 5 Như vậy, bài viết của tác giả Thái Duy Tuyên đã khẳng định thêm vai trò của phương pháp DHHT. - Trong giáo trình “Tổ chức học hợp tác trong dạy học Ngữ văn” (2006), PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Nam đề cập đến những vấn đề chung về học hợp tác, tổ chức học hợp tác trong dạy học Ngữ văn và các hình thức đánh giá hiệu quả học hợp tác. Tác giả nhấn mạnh đến vai trò của GV trong dạy học hợp tác, thiết kế bài tập thảo luận, đưa ra các dạng bài tập thảo luận nhóm và xây dựng các dạng bài tập trong môn Ngữ văn và trong đó có một số bài tập thảo luận dành riêng cho phần TV. - Ngoài ra, còn có khá nhiều bài nghiên cứu, bài luận văn, bài báo… đã nghiên cứu về đề tài này. Đó là một điều kiện thuận lợi và là nguồn tài liệu cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. - Cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt” (2009) của nhóm tác giả Lê A, Nguyễn Quang Ninh và Bùi Minh Toán, là một tài liệu giúp ích cho các GV bởi những hướng dẫn giảng dạy cụ thể cho từng phân môn TV bao gồm từ ngữ, ngữ pháp và phong cách học. Tài liệu này đưa ra các phương pháp dạy học cụ thể cho TV như: Phương pháp thông báo – giải thích; phương pháp phân tích ngôn ngữ; phương pháp giao tiếp. Một số hình thức thể hiện của phương pháp như: Hình thức diễn giảng; hình thức đàm thoại; hình thức đọc SGK và hình thức làm bài tập TV. Tất cả những tài liệu, công trình đã được đề cập trên đây đều có những đóng góp nhất định vào việc đổi mới phương pháp dạy học TV. Có bài quan tâm đến vấn đề xây dựng câu hỏi trong DHHT, có bài đưa ra những ưu, khuyết điểm của DHHT, có bài lại đề cập đến mục đích và những hình thức của DHHT. Còn lại, đa phần các giáo trình có nội dung liên quan đến phương pháp dạy học TV đều chú trọng đến phương pháp giao tiếp trong dạy học TV hoặc sử dụng phương pháp thông báo – giải thích yêu cầu học trò phải chú ý lắng nghe một cách thụ động. Trong khi đó, TV là một phân môn mang tính thực hành cao, đòi hỏi sự
  14. 6 chung sức để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất bằng cách vận dụng tối đa năng lượng hoạt động của HS. Điều đó cho phép chúng ta xem xét môn TV nói chung và những bài thuộc nhóm PC CNNN nói riêng hoàn toàn có thể thích hợp cho việc vận dụng hình thức DHHT vào quá trình giảng dạy. Mặc dù những bài viết và tài liệu liên quan chưa đưa ra những quan điểm cụ thể về vấn đề vận dụng hình thức DHHT vào dạy học TV, cũng như nhóm bài PC CNNN nhưng những tài liệu trên lại là những gợi ý vô vùng quý giá và cần thiết để giúp người viết có những định hướng để xây dựng đề tài của mình hợp lí và chặt chẽ hơn. 3. Mục tiêu nghiên cứu Thực hiện đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy phong cách chức năng ngôn ngữ”, chúng tôi muốn hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học phong cách chức năng ngôn ngữ nói riêng và phân môn TV nói chung. Đồng thời chúng tôi muốn góp một phần nhỏ trong việc giải quyết vấn đề trọng tâm của giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp giáo dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho HS trong đời sống xã hội. 4. Phạm vi nghiên cứu Có nhiều quan điểm khác nhau chi phối đến việc dạy TV trong nhà trường cũng như dạy nhóm bài PCCCNN. Song trong bài viết này chúng tôi chỉ hướng đến việc vận dụng lí thuyết của DHHT vào việc dạy các bài phong cách chức năng ngôn ngữ. Do điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên những bài thuộc Phong cách chức năng ngôn ngữ và tiến hành thực nghiệm bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” cho HS lớp 11C7 và 11C8 trong trường THPT Tân Phước Khánh – Huyện Tân Uyên – Tỉnh Bình Dương. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng, kết hợp các phương pháp:
  15. 7 Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề, lí thuyết về DHHT, tổng hợp các vấn đề có liên quan đến PP DHHT và ứng dụng vào dạy học TV. Và từ việc phân tích những tư liệu cụ thể để rút ra những kết luận cần thiết về việc ứng dụng PP DHHT vào dạy học PC CNNN Phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp này sử dụng để thấy được hiệu quả khác nhau của lớp thực nghiệm (dạy theo phương pháp dạy học hợp tác) với lớp đối chứng (dạy theo truyền thống). Từ đó rút ra tác dụng của phương pháp dạy học hợp tác trong việc dạy phong cách chức năng ngôn ngữ nói riêng và dạy TV nói chung. Phương pháp thực nghiệm, ở đề tài này, xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, việc thực nghiệm sẽ tổ chức dạy ở phạm vi dạy giáo án đề xuất được thiết kế theo chủ yếu phương pháp dạy học hợp tác để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài. Phương pháp thống kê, sử dụng phương pháp này để xử lí số liệu thu thập trong quá trình thống kê kết quả thực nghiệm (trên cơ sở định lượng, định tính). 6. Đóng góp của luận văn Thực hiện đề tài nghiên cứu này, người viết mong muốn có những đóng góp sau: - Thứ nhất, tổng hợp và hệ thống lí thuyết về phương pháp dạy học hợp tác để vận dụng một cách thích hợp nhất vào dạy phong cách chức năng ngôn ngữ. - Thứ hai, thiết một số bài tập, giáo án của nhóm bài PC NNNN dạy theo phương pháp dạy học hợp tác. - Thứ ba, hi vọng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo có thể giúp ích cho giáo viên dạy các bài PC CNNN trong trường THPT. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
  16. 8 Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Thiết kế các kiểu bài tập phong cách chức năng ngôn ngữ theo phương pháp dạy học hợp tác Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục
  17. 9 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Lí thuyết về dạy học hợp tác Dạy học hợp tác là hình thức dạy học đã và đang rất phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Hình thức này được xác định là đáp ứng được những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học và đem lại hiệu quả giáo dục cao. DHHT yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực tiếp của học sinh vào quá trình học tập chung. Trong quá trình đó, mỗi cá nhân học sinh tìm thấy lợi ích cho chính mình và cho tất cả các thành viên trong nhóm. Học sinh học bằng cách làm chứ không phải bằng cách nghe giáo viên giảng. Trong hình thức học hợp tác, việc tổ chức cho HS thảo luận nhóm đóng vai trò quan trọng, then chốt. HS sẽ trở thành nhân vật trung tâm của giờ học. Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu về DHHT, chúng tôi xin trình bày một số vấn đề lí luận nền tảng về DHHT. 1.1.1. Khái niệm về dạy học hợp tác Về khái niệm dạy học hợp tác, có khá nhiều khái niệm của nhiều tác giả, trong đó có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu như: - Tác giả Nguyễn Hữu Châu trong bài viết “Dạy học hợp tác” có đưa ra quan điểm sau: “Hợp tác nghĩa là cùng chung sức để đạt được những mục tiêu chung. Trong các tình huống hợp tác, cá nhân tìm kiếm những kết quả có ích cho họ và đồng thời cho cả các thành viên của nhóm. Học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng như người khác” [tr. 2; 17]. - Còn trong giáo trình Tổ chức hoạt động hợp tác trong dạy học Ngữ văn - (Nguyễn Thị Hồng Nam - Cần Thơ - 2006), tác giả cho rằng hình thức học tập hợp tác “yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực tiếp của học sinh vào quá trình học tập, đồng thời yêu cầu HS phải làm việc cùng nhau để đạt được kết quả học tập chung. Trong quá trình hợp tác, mỗi cá
  18. 10 nhân tìm thấy lợi ích cho chính mình và cho tất cả các thành viên trong nhóm” [tr. 1; 31]. Và trong quá trình hợp tác, học sinh học bằng cách làm chứ không phải bằng cách nghe giáo viên giảng. Trong hình thức học hợp tác này, việc tổ chức cho HS thảo luận nhóm đóng vai trò then chốt. Nếu mức độ tham gia thảo luận của HS càng lớn thì hiệu quả học tập càng cao. HS sẽ trở thành nhân vật trung tâm của giờ học. Từ các nguồn tài liệu trên, cùng với việc phân tích các định nghĩa về hợp tác trong các từ điển và sự hợp tác trong thực tế cuộc sống, chúng tôi rút ra một số đặc điểm của sự hợp tác: + Có mục đích chung trên cơ sở cùng có lợi. + Bình đẳng tin tưởng lẫn nhau và tự nguyện hoạt động. + Phụ thuộc lẫn nhau trên cơ sở trách nhiệm cá nhân cao. + Cùng chung sức, giúp đỡ hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Như vậy, có thể hiểu học hợp tác là một hình thức tổ chức dạy học trong đó có sự liên kết giữa các cá nhân để hình thành một nhóm cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập do GV nêu ra. Qua đó, HS làm việc cùng nhau để mở rộng khả năng học tập của chính bản thân mình qua quá trình chia sẻ ý tưởng với những người khác. Điều này trái ngược với việc học cá nhân trong đó HS tự thân làm việc với mục đích ganh đua, hơn thua điểm số với những người khác. Hình thức học tập này đòi hỏi sự tham gia đóng góp trực tiếp và tích cực của mỗi cá nhân HS vào hoạt động thảo luận nhóm và sẽ tạo nên một môi trường giao tiếp, hợp tác GV và HS, giữa HS và HS. 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của dạy học hợp tác Học hợp tác không phải là xếp chỗ ngồi cho HS ngồi cạnh nhau trong bàn học và mỗi em độc lập thực hiện nhiệm vụ của mình; không phải là mỗi cá nhân làm bài sau đó thông báo là đã hoàn thành công việc và giúp đỡ bạn khác. Học hợp tác cũng không phải chỉ là việc học sinh ngồi cạnh nhau, cùng trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau, chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm, mà theo giáo trình Tổ
  19. 11 chức hoạt động hợp tác trong dạy học Ngữ văn - (Nguyễn Thị Hồng Nam - Cần Thơ - 2006) phải có 5 tính chất sau đây: - Phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực Yêu cầu trước tiên cho việc xây dựng một bài học hợp tác có hiệu quả là làm sao cho học sinh tin rằng họ “cùng chìm hoặc cùng nổi”. Trong tình huống hợp tác, các em có hai trách nhiệm: thực hiện nhiệm vụ được giao; giúp các thành viên khác trong nhóm mình hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hiện tượng này được gọi là phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực. Điều đó có thể đạt được qua việc: thiết lập mục tiêu bài dạy chung cho các em, giao nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng, phát huy vai trò độc lập của từng em và động viên, khích lệ đúng lúc. Để cho việc học tập có sự hợp tác chặt chẽ cần cho trẻ cảm nhận sự độc lập với các thành viên trong nhóm hợp tác học tập. - Sự tương tác “mặt đối mặt” trong nhóm học sinh Học hợp tác đòi hỏi sự qua lại một cách tích cực giữa các học sinh trong nhóm. Nói cách khác, các thành viên nhóm cần được nhìn thấy nhau trong quá trình trao đổi nhóm. Tương tác mặt đối mặt có một số tác động tốt đối với học sinh như sau: + Tăng cường động cơ học tập. Trong quá trình trao đổi làm nảy sinh những hứng thú mới; + Kích thích sự giao tiếp, sự chia sẻ những tư tưởng, nguồn lực và đáp án giải quyết vấn đề; + Tăng cường kĩ năng xã hội như thái độ, cách biểu đạt; + Tăng cường sự phản hồi của học sinh bằng các hình thức khác nhau: lời nói, ánh mắt, cử chỉ... + Khích lệ mọi thành viên tham gia; + Phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau. - Trách nhiệm cá nhân Nhóm hợp tác được tổ chức và cấu trúc sao cho bảo đảm từng thành viên
  20. 12 trong nhóm không trốn tránh công việc hoặc trách nhiệm học tập. Mỗi thành viên trong nhóm được phân công thực hiện một vai trò nhất định và hiểu rằng họ không thể dựa vào công việc của người khác. Do đó, việc hợp tác nhóm còn làm cho mỗi thành viên trở nên mạnh dạn hơn. Mục tiêu của hợp tác học tập là phát huy tối đa kết quả học tập của từng thành viên. Phát hiện khả năng học tập của các em là điều cần thiết để giúp đỡ các em học tập có hiệu quả. - Sử dụng những kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội Để hình thành kĩ năng, người học không chỉ nắm vững cách thức hành động mà còn phải hiểu mục đích, phương tiện và điều kiện hành động. - Đánh giá hoạt động nhóm Nhận xét hoạt động nhóm là một bộ phận cấu thành của học hợp tác. Sau khi kết thúc công việc, học sinh phải thảo luận để đánh giá nhóm mình làm việc với nhau có tốt không, nên tiếp tục thế nào để đạt hiệu quả cao hơn. Việc này giúp học sinh học được kĩ năng hợp tác với người khác một cách có hiệu quả. Nội dung nhận xét nhóm có thể là những vấn đề sau đây: + Những mặt tốt trong hoạt động chung và những đóng góp cá nhân nổi bật, cần được phát huy. + Những mặt cần thay đổi để hoạt động của nhóm có hiệu quả hơn. Có hai hình thức trong nhận xét nhóm: nhận xét của các thành viên trong từng nhóm và nhận xét của học sinh hay giáo viên về hoạt động của các nhóm. 1.1.3. Những ưu điểm của dạy học hợp tác Theo quan điểm của Thái Duy Tuyên, học hợp tác có những ưu điểm sau: . Tạo ra những thành công trong học tập [tr. 411; 36]. Quá trình trao đổi nhóm trong hợp tác nhóm đã làm tăng khả năng khám phá và phát triển các thao tác tư duy trong quá trình nhận thức ở mức độ cao. Trong phương pháp học hợp tác nhóm, luôn luôn nảy sinh những yếu tố sau: mâu thuẫn giữa các tư tưởng, quan điểm, đưa ra kết luận, cơ sở lí luận và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2