intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan giúp học sinh tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập trên máy tính chương Động học chất điểm và chương Động lực học chất điểm (thuộc chương trình Vật lý lớp 10 ban Cơ bản)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

194
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan giúp học sinh tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập trên máy tính chương Động học chất điểm và chương Động lực học chất điểm (thuộc chương trình Vật lý lớp 10 ban Cơ bản) nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương I và II thuộc chương trình Vật lý 10 bằng phần mềm tin học để nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp học sinh tự kiểm tra – đánh giá quá trình học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan giúp học sinh tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập trên máy tính chương Động học chất điểm và chương Động lực học chất điểm (thuộc chương trình Vật lý lớp 10 ban Cơ bản)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Ngọc Hằng “XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN GIÚP HỌC SINH TỰ KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRÊN MÁY TÍNH CHƯƠNG ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM VÀ CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM (THUỘC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10-BAN CƠ BẢN) Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.LÊ THỊ THANH THẢO Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
  2. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học, thời gian làm luận văn và đến khi luận văn hoàn chỉnh, tôi đã được sự giúp đỡ, quan tâm của quý thầy cô trong khoa Vật Lý – trường ĐHSP TP.HCM. Tôi xin chân thành quý thầy cô và nhất là Tiến sĩ Lê Thị Thanh Thảo đã hướng dẫn tận tình trong suốt 1 năm để luận văn của tôi được hoàn thành. Trong suốt thời gian làm việc với cô, cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi cũng như các bạn rất nhiều. Qua đó, tôi cũng đã học hỏi rất nhiều với phương pháp giảng dạy mới, những kiến thức-kỹ năng của người giáo viên trong tương lai,…và cả phương pháp tự học, nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn bạn Thu Vân, Thanh Trang cùng gia đình đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học và luận văn. Luận văn này còn một số chưa hoàn chỉnh, thiếu sót cũng như chưa đáp ứng đúng như mong muốn nên rất mong được sự góp ý, chỉ bảo, hướng dẫn của quý thầy cô và các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn, có thể ứng dụng và phục vụ cho giáo dục. Vũ Thị Ngọc Hằng
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kiểm tra-đánh giá là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học. Nếu kiểm tra-đánh giá phản ánh tốt mục tiêu dạy học thì kết quả kiểm tra sẽ cung cấp những thông tin phản hồi đáng tin cậy để điều chỉnh tất cả các khâu còn lại của quá trình dạy học, từ nội dung đến phương pháp, phương tiện dạy và học. Trong thực tiễn giáo dục phổ thông Việt Nam nhiều năm qua, kiểm tra - đánh giá thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên, giáo viên có toàn quyền quyết định từ nội dung đến hình thức kiểm tra-đánh giá, trong đa số trường hợp kiểm tra chủ yếu nhằm mục đích đánh giá, xếp loại học sinh, vai trò điều chỉnh của kiểm tra chưa được xác định đúng tầm quan trọng của nó trong quá trình dạy học, khai thác và quan tâm đúng mức. Từ lâu trong thực tế chủ yếu chỉ sử dụng hình thức kiểm tra tự luận, một hình thức kiểm tra có nhiều hạn chế như: không bao quát được các mục tiêu giáo dục, thông tin phản hồi đến từng cá nhân học sinh là yếu nên kết quả kiểm tra không đủ thông tin phản hồi về kết quả học tập cả chương trình học, không giúp ích thiết thực cho học sinh trong việc tự điều chỉnh kiến thức, hành vi, thái độ. Đa dạng hóa hình thức, làm phong phú nội dung kiểm tra, thi cử, làm thế nào để việc kiểm tra-đánh giá giúp học sinh chủ động hơn trong việc tự điều chỉnh kiến thức, hành vi, thái độ, phương pháp học tập để không ngừng tiến bộ và phát triển trong quá trình học tập là những vấn đề phải quan tâm cải tiến. Theo công văn số 14653/BGDĐT–KT& KĐ của Bộ giáo dục và đào tạo thì bắt đầu từ năm học 2006-2007, phương pháp trắc nghiệm khách quan được đưa vào trong các kỳ thi quan trọng và ngay cả trong chương trình sách giáo khoa mới (từ chương trình lớp 6) học sinh cũng đã làm quen với hình thức kiểm tra, thi cử trắc nghiệm khách quan nhưng chưa được thông dụng, phổ biến. Trong tương lai rất gần, kỳ thi đại học sẽ không còn và thay thế vào đó là kỳ thi tốt nghiệp với nhiều môn bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Muốn đạt
  4. được kết quả cao, học sinh cần được làm quen, rèn luyện với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Giáo dục ngày càng đổi mới, đòi hỏi người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá cho phù hợp. Hiện nay chương trình hỗ trợ tự ôn tập bằng trắc nghiệm rất nhiều, tập trung nhiều vào chương trình lớp 12. Học sinh muốn đạt kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng thì cần phải rèn luyện và làm quen phương pháp trắc nghiệm ngay từ lớp dưới . Trong thời đại mà công nghệ thông tin và truyền thông được áp dụng ngày càng rộng rãi và mang lại chất lượng, hiệu quả cho hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội thì giáo dục cũng không phải là ngoại lệ. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục nói chung, trong kiểm tra-đánh giá nói riêng giúp đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá, giúp người học chủ động và được tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ giáo dục. Làm thế nào để học sinh chủ động tự kiểm tra để tự đánh giá để kịp thời điều chỉnh kiến thức, hành vi, thái độ, phương pháp học tập để không ngừng tiến bộ là vấn đề mà luận văn này quan tâm giải quyết. “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan giúp học sinh tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập trên máy tính chương Động học chất điểm và chương Động lực học chất điểm (thuộc chương trình Vật lý lớp 10- Ban cơ bản) ” là nội dung đề tài nghiên cứu, được trình bày trong khuôn khổ luận văn này. Lý do tôi chọn chương trình Vật lý 10 để xây dựng hệ thống câu hỏi là: Hiện nay chương trình Vật lý 10 đã được áp dụng đại trà, mục tiêu của chương trình học đã được xác định mà trên cơ sở đó có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá và đưa ra những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh cần thực hiện. Lý do tôi chọn hình thức của câu hỏi là trắc nghiệm khách quan là vì hình thức này giúp bao quát tất cả các mục tiêu dạy học của chương trình học, hơn hữa, đây sẽ là hình thức chủ yếu được sử dụng trong các kỳ thi quốc gia mà học sinh rất cần phải làm quen từ sớm (Theo công văn số 14653/BGDĐT–KT& KĐ của Bộ giáo dục và đào tạo thì bắt đầu từ năm học 2006-2007, phương pháp trắc nghiệm khách quan được đưa vào trong các kỳ thi quan trọng).
  5. Lý do tôi xây dựng hệ thống câu hỏi trên máy tính là mong muốn học sinh được chủ động tự kiểm tra-đánh giá trong suốt quá trình học tập và nhiều học sinh được làm quen với dịch vụ này. Từ kết quả nghiên cứu này nếu tiếp tục được phát triển trong tương lai thì có thể phát triển thành dịch vụ tự kiểm tra-đánh giá trực tuyến. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương I và II thuộc chương trình Vật lý 10 bằng phần mềm tin học để nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp học sinh tự kiểm tra–đánh giá quá trình học tập khi học chương I: Động học chất điểm và chương II: Động lực học chất điểm, hỗ trợ giáo viên trong việc ra đề kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm. 3. Giả thuyết khoa học Một hệ thống câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn được xây dựng bao quát những mục tiêu của chương trình học với những thông tin phản hồi cần thiết cho từng lựa chọn trả lời sẽ giúp học sinh tự kiểm tra và tự đánh giá kết quả học tập trong suốt quá trình học tập ở trường, đó là cơ sở để học sinh kịp thời tự điều chỉnh việc học tập, từ kiến thức đến hành vi (kỹ năng), thái độ, phương pháp học tập sẽ là cơ sở để kết quả học tập không ngừng tiến bộ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được kết quả của mục đích đề tài đưa ra, cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau :  Nghiên cứu các hình thức kiểm tra–đánh giá trong giáo dục.  Nghiên cứu cơ sở lý luận của tự kiểm tra–đánh giá trong giáo dục.  Nghiên cứu cơ sở khoa học về xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.  Nghiên cứu nội dung chương trình Vật lý 10, đặc biệt là chương I: Động học chất điểm và chương II: Động lực học chất điểm.  Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương I: Động học chất điểm và chương II: Động lực học chất điểm.
  6.  Biên soạn thông tin phản hồi cho từng câu hỏi.  Hợp tác xây dựng phần mềm vận hành ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm mục đích tự kiểm tra-đánh giá.  Thực nghiệm sư phạm để điều chỉnh ngân hàng câu hỏi và phần mềm, đánh giá sự phù hợp của dịch vụ này với thực tiễn và với học sinh.  Hoàn chỉnh phần mềm và nội dung luận văn. 5. Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự kiểm tra–đánh giá và xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn qua các tài liệu, tạp chí, văn bản, trang Web, …  Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.  Điều tra.  Thực nghiệm sư phạm.  Thống kê giáo dục. 6. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trên máy tính trong chương trình Vật lý 10. 7. Bố cục luận văn Chương 1: Tìm hiểu về các hình thức kiểm tra đánh giá trong giáo dục như: khái niệm, chức năng, các hình thức kiểm tra- đánh giá với ưu điểm và hạn chế. Tìm hiểu cơ sở lý luận của tự kiểm tra–đánh giá: khái niệm, cơ sở lý luận, vai trò, ý nghĩa, mục đích, ưu điểm và nhược điểm, tiến trình và kỹ thuật tự kiểm tra-đánh giá, vai trò và ý nghĩa thông tin phản hồi. Tìm hiểu về câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn: khái niệm, nguyên tắc khi soạn thảo, cách soạn thảo, cách đánh giá một câu trắc nghiệm, 1 bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Xây dựng và phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương trình Vật lý 10 và xây dựng phần mềm hỗ trợ. Chương 2: Tìm hiểu nội dung và cấu trúc của chương I: Động học chất điểm và chương II: Động lực học chất điểm (Vật lý 10). Xây dựng và phân loại câu hỏi
  7. trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương trình Vật lý 10 theo từng mức độ và xây dựng phần mềm hỗ trợ. Chương 3: Đưa phần mềm vào trường trung học phổ thông sử dụng với đối tượng sử dụng là học sinh lớp 10 (ban cơ bản). Thu thập thông tin phản hồi để hoàn chỉnh luận văn. 8. Ý nghĩa của đề tài  Về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu tổng thuật để bổ sung những hiểu biết khoa học về tự kiểm tra-đánh giá, về một lĩnh vực quan trọng của kiểm tra-đánh giá, đó là tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập.  Về thực tiễn : - Là tài liệu tham khảo cho giáo viên. - Thêm một hình thức đánh giá quá trình, giúp học sinh chủ động trong quá trình tự học, tự điều chỉnh kiến thức, hành vi, thái độ, phương pháp học tập trong suốt quá trình học tập. - Thêm một kênh giúp học sinh làm quen với hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan. - Tạo cơ hội để nhiều học sinh được tiếp cận với hình thức kiểm tra này. - Giúp học sinh nâng cao tinh thần và khả năng tự học. - Là cơ sở để từng bước tiến hành việc xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra- đánh giá trực tuyến cho chương trình Vật lý trung học phổ thông .
  8. Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các hình thức kiểm tra – đánh giá trong giáo dục 1.1.1. Khái niệm kiểm tra – đánh giá Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh theo lẽ thông thường quen thuộc là công việc thường xuyên làm của người dạy nhưng làm thế nào để việc kiểm tra phản ánh đúng mục tiêu của chương trình học và đánh giá đúng trình độ của học sinh là vấn đề không hề đơn giản, đó là vấn đề còn nhiều khó khăn. Kiểm tra - đánh giá là khâu không thể thiếu trong quá trình giảng dạy, là một biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy trong giáo dục, không chỉ việc dạy của giáo viên mà còn việc học của người học.  Kiểm tra là 1 giai đoạn kết thúc của quá trình dạy và học của một quá trình học, là một chức năng cơ bản, chủ yếu của quá trình dạy-học. Chức năng của kiểm tra bao gồm:  Đánh giá kết quả học tập của người học là quá trình xác định mức độ đạt được những mục tiêu của môn học.  Nhờ kiểm tra có thể phát hiện được những lệch lạc so với mục tiêu. Qua đó, thấy được những thuận lợi hay khó khăn trong quá trình dạy – học.  Điều chỉnh lệch lạc, cần thiết trong quá trình giảng dạy. Tháo gỡ, đưa ra phương án giải quyết vấn đề còn khó khăn, từ đó thúc đẩy và nâng cao quá trình dạy–học .  Đánh giá là căn cứ vào các số liệu, thông tin nhận được trong kiểm tra để ước lượng, nhận định, phán đoán, đề xuất các ý kiến để việc dạy và học đạt hiệu quả tốt hơn. Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán, nhận xét về kết quả học tập của người học dựa trên những thông tin thu thập được qua kiểm tra. Từ đó đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn nhằm đưa ra những phương pháp cải tiến thực trạng, điều chỉnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy. Những thông tin, dữ liệu thường được sử dụng trong đánh giá giáo dục  Số đo: là điểm số bài kiểm tra của người học.
  9.  Lượng giá: dựa vào số đo đưa ra những kết luận về trình độ kiến thức, kỹ năng của người học.  Lượng giá theo chuẩn: so sánh số đo của từng người học với số đo chung của lớp học.  Lượng giá theo tiêu chí: so sánh số đo của cá nhân với tiêu chí đề ra lúc ban đầu. Kiểm tra – đánh giá là 2 công việc có nội dung khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau.  Kiểm tra (người dạy kiểm tra người học, người học tự kiểm tra hoặc kiểm tra lẫn nhau), sau đó đánh giá (người dạy đánh giá người học, người học tự đánh giá bản thân hoặc tự đánh giá lẫn nhau). Tuy nhiên có thể người dạy kiểm tra người học để nắm tình hình học tập của lớp, của từng học sinh; khả năng nhận thức của người học, đánh giá phương pháp giảng dạy của giáo viên.  Muốn đánh giá phải có cơ sở, đó là kiểm tra. Mục tiêu Nội dung chương trình Phương pháp Phương tiện giảng dạy Người học Đánh giá Kiểm tra Sơ đồ 1.1: Vị trí của kiểm tra – đánh giá trong giáo dục
  10. Từ mục tiêu của môn học, đề ra nội dung chương trình học, để thực hiện được nội dung chương trình học thì phải có phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học cho phù hợp với đặc thù từng môn học. Tùy theo từng đối tượng người học mà có phương pháp dạy cho phù hợp. Kiểm tra mức độ nhận thức, lĩnh hội kiến thức của người học, từ đó có thể đánh giá kết quả cho chính xác. Có kết quả đánh giá, quay lại điều chỉnh mục tiêu cho hợp lý, hoàn chỉnh hơn. Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra – đánh giá cũng có vị trí to lớn. Kỹ năng Trình độ Kiến thức Kiểm tra Mục tiêu xuất phát Đánh giá Trình độ phát triển Sơ đồ 1.2: Vị trí của kiểm tra – đánh giá trong quá trình đào tạo Ngoài việc người dạy (giáo viên) tiến hành kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của người học, người học cũng có thể tự kiểm tra – đánh giá chính mình, hoặc người học có thể tự đánh giá lẫn nhau nhằm tìm ra phương pháp học có hiệu quả. 1.1.3. Chức năng kiểm tra – đánh giá Nhiệm vụ của kiểm tra – đánh giá là xác định mức độ nhận thức, kiến thức của người học, sự thành thạo các kỹ năng, khả năng tư duy: phân tích, tổng hợp, phán đoán, khái quát hóa, hệ thống hóa.  Đối với người dạy Thông qua kiểm tra – đánh giá, người dạy xem xét lại phương pháp sư phạm đã sử dụng, thấy được những mặt làm được và thiếu sót để có biện pháp cải tiến,
  11. nâng cao hay đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng người học, phải biết khắc phục hạn chế, vận dụng ưu điểm. Người dạy phải nghiêm túc nhận ra thiếu sót, khuyết điểm của mình, phải tiếp thu ý kiến đóng góp của người khác, có như vậy người dạy mới tìm ra được biện pháp giảng dạy tốt. Người dạy có thể nắm được tình hình học tập chung của lớp. Nếu lớp khá giỏi thì nên dạy nâng cao hơn, nếu lớp có trình độ trung bình thì nên có phương pháp khác . Người dạy phát hiện ra sự sáng tạo, tư duy của người học thông qua việc lắp ráp các dụng cụ thực hành thí nghiệm hay trong tình huống giải quyết vấn đề cụ thể.  Đối với người học Người học tự đánh giá được năng lực và trình độ nhận thức của bản thân. Người học thấy rõ việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức môn học, sự thành thạo kỹ năng, tư duy ở mức độ nào. Nhận ra mặt mạnh để tạo điều kiện phát triển, khắc phục được thiếu sót, điểm yếu của bản thân để đạt được mục tiêu.  Đối với nhà trường, cơ quan quản lý Thấy được kết quả để tạo điều kiện, hỗ trợ cho người dạy phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại và thích hợp. Kiểm tra được mục tiêu mà mình đưa ra đã đạt yêu cầu hay chưa? Trong kiểm tra – đánh giá, người dạy nên tạo mối quan hệ tốt với người học như: tạo không khí thoải mái, công bằng, tránh căng thẳng, không tạo áp lực cao và nhất là tạo điều kiện cho người học thể hiện được tính sáng tạo, tư duy, độc lập, tự tin, trung thực, tự giác,…của bản thân trong khi kiểm tra. 1.1.3. Các hình thức kiểm tra – đánh giá trong giáo dục Tùy theo từng thời điểm, thời gian, đối tượng kiểm tra, mà có các hình thức kiểm tra – đánh giá cho phù hợp. - Kiểm tra trước khi khóa học bắt đầu: nhằm chọn lựa những người có năng lực, trình độ đáp ứng được mục tiêu, tiêu chí của đơn vị đào tạo, chương trình đào tạo. Ví dụ: kỳ thi vào đại học hay vào lớp 10,….
  12. - Kiểm tra trong khóa học, có thể sau 1 bài, 1 chương, 1 nội dung. Có thể báo trước hoặc không báo trước cho người học. Kiểm tra để nắm tình hình học tập của người học, mức độ nhận thức người học hoặc phương pháp sư phạm của người dạy. Ví dụ : kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết (45 phút), giữa học kỳ. - Kiểm tra sau khi khóa học kết thúc: để kiểm tra trình độ nhận thức, kỹ năng của người học. Đây là loại hình kiểm tra bắt buộc. Ví dụ: kiểm tra học kỳ, thi hết môn, thi tốt nghiệp (chương trình đại học). Một số phương pháp kiểm tra- đánh giá thông dụng trong giáo dục: 1.1.3.1. Quan sát Hình thức này dựa trên việc xác định thái độ, kỹ năng thực hành hoặc cách giải quyết, xử lý tình huống thực tế của người học. Trong môn Vật lý, hình thức này thường sử dụng trong phần thực hành thí nghiệm. Người dạy có thể đánh giá qua thao tác rắp láp, sử dụng dụng cụ thí nghiệm. Để hình thức này đạt hiệu quả, nên chuẩn bị đầy đủ kiến thức lý thuyết và trang thiết bị trước khi thực hành. Ưu điểm : - Có tính khách quan cao vì bản thân người học tự giải quyết vấn đề. - Tạo điều kiện cho người học thể hiện hết kỹ năng, sự sáng tạo, sự nhạy bén của mình. Hạn chế: - Mất nhiều thời gian do phải quan sát từng người, phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất. - Số lượng người học được kiểm tra – đánh giá ít. - Không thể hiện hết kỹ năng viết của người học. 1.1.3.2. Vấn đáp Hình thức này người học sẽ trả lời từ câu hỏi trực tiếp của người dạy, hình thức này có thể kiểm tra kiến thức của người học kỹ hơn, rộng hơn và có sự chọn lựa. Qua đó, người dạy thấy được thái độ học tập, sự nhạy bén nắm bắt vấn đề, khả năng ứng đối, xử lý tình huống của người học. Hình thức này thường được sử dụng
  13. vào đầu mỗi giờ học. Để hình thức này đạt hiệu quả cao nên đặt ra nhiều câu hỏi, thời gian suy nghĩ câu hỏi dài, vấn đề đặt ra cần trọng tâm, chính xác. Ưu điểm: - Đối thoại trực tiếp với người học để nắm rõ hơn tình hình học tập. - Nếu có nhiều người cùng hỏi thì kết quả sẽ khách quan hơn. - Đặt ra được nhiều câu hỏi để lượng giá nhiều mặt: mức độ suy luận, khả năng đối đáp, sự nhanh trí, thông minh. Hạn chế: - Tốn nhiều thời gian nếu người học không có tự giác, sự chủ động, tích cực trong học tập. - Số lượng người được vấn đáp ít. - Kiểm tra chưa bao quát hết nội dung, chương trình học. - Không có tính khách quan cao nếu chỉ có 1 người dạy vấn đáp. Kết quả đánh giá dễ phụ thuộc vào người dạy. 1.1.3.3. Viết Đây là hình thức sử dụng thông thường, phổ biến nhất trong giáo dục. Hình thức này là người dạy trả lời câu hỏi của giáo viên bằng hình thức viết ra giấy. Hình thức này thường được dùng để kiểm tra 15 phút, 1 tiết (45 phút), thi giữa kỳ, thi học kỳ, thi tốt nghiệp,… Hình thức viết bao gồm 2 nhóm chính:  Nhóm câu hỏi dưới dạng mở (thường gọi là luận đề hay tự luận), người học tự trình bày ý kiến, quan điểm của mình hoặc giải quyết tình huống mà người dạy đưa ra. Hình thức này sử dụng rất nhiều trong giáo dục và hiện vẫn còn sử dụng ở các môn xã hội: Văn, Sử, Địa,… Để hình thức này đạt kết quả cao cần được có điều kiện: - Vấn đề đưa ra phải chính xác, khoa học, cách giải quyết khách quan. - Vấn đề phải phù hợp với mục tiêu đề ra.
  14. - Vấn đề cần giải quyết vừa có tính phân tích, tổng hợp, so sánh và sự suy luận của người học. - Câu hỏi đưa ra có tính kiểm tra sự tự học của người học. - Ngoài ra có thể kiểm tra kiến thức không có trong giáo trình nhưng có liên quan đến bài học nhằm mục đích kích thích sự tự học, thông minh, suy luận. Ưu điểm: - Người dạy ít tốn công ra đề, ít tốn kém. - Kiểm tra – đánh giá được số lượng người học đông. - Đánh giá được khả năng diễn đạt, nhất là khả năng diễn đạt tư duy hình tượng, khả năng phê phán và ý tưởng cá nhân. - Thể hiện được ý tưởng, tư duy sáng tạo và khả năng viết của người học. Hạn chế: - Mất nhiều thời gian chấm bài. - Kết quả không chính xác, khách quan vì phụ thuộc vào người chấm, chữ viết, trình bày, khả năng diễn đạt ngôn ngữ. - Người học sẽ dễ có tình trạng học vẹt, gian lận, quay cóp, “học tủ”,.. - Lượng kiến thức cần kiểm tra – đánh giá ít, không bao quát. - Không thể hiện hết mức độ nhận thức của người học.  Nhóm câu hỏi dưới dạng mà có câu hỏi ngắn, mỗi câu có nhiều phương án trả lời với đầy đủ thông tin có sẵn, thí sinh chỉ trả lời ngắn gọn. Thường gọi loại câu kiểu này là trắc nghiệm khách quan. Loại câu trắc nghiệm khách quan có nhiều dạng, sẽ được đề cập cụ thể và rõ ràng hơn ở phần 1.3. Hiện nay hình thức này rất phổ biến trong giáo dục, trước đây hình thức này chỉ có môn tiếng Anh sử dụng nhưng đến nay các môn: Lý, Hóa, Sinh đã sử dụng hình thức này. Trong tương lai gần, hình thức trắc nghiệm khách quan sẽ thay thế dần cho hình thức tự luận.
  15. 1.1.3.4. Người học kiểm tra Hình thức kiểm tra đánh giá không còn là của giáo viên mà dần chuyển sang công việc của người học. Ở Việt Nam, đây là hình thức mới và chưa được áp dụng nhiều trong thực tiễn giáo dục phổ thông. Hình thức này người học tự kiểm tra bản thân hoặc kiểm tra lẫn nhau. Ở hình thức này người học tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân mà không thông qua giáo viên. Hình thức này giúp người học chủ động tự mình nhìn nhận ra những chỗ thiếu sót, chưa hoàn thiện của bản thân nên có tác dụng rất lớn trong việc tự điều chỉnh trong quá trình học tập. Có nhiều cách để học sinh tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của mình, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông người học có thể sử dụng phần mềm được xây dựng nhằm mục đích này để tự kiểm tra, tự đánh giá kiến thức, kỹ năng. Kiểm tra lẫn nhau là người học trình bày quan điểm, nhận xét, ý kiến của mình về vấn đề hay cách giải quyết vấn đề trước tập thể, tập thể đánh giá người học. Trong giáo dục, hình thức kiểm tra lẫn nhau bằng hình thức thuyết trình, thuyết giảng trước lớp, tập thể. Tuy nhiên vẫn còn có sự giám sát của người dạy. Các hình thức tự kiểm tra, tự đánh giá thường không có sự hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên nên cần 1 số điều kiện để đạt kết tốt: - Học sinh phải trung thực, nghiêm khắc với bản thân mình. - Cần kiểm tra 1 vấn đề, nội dung nhiều lần với nhiều câu hỏi ở các mức độ khác nhau. - Nội dung bài giảng, bài học và tài liệu tham khảo đầy đủ, chính xác, khoa học. Ưu điểm: - Phát triển, kích thích tính tự học, tự giải quyết tình huống, vấn đề của người học. - Người học dễ nhớ kiến thức, biết nhiều kiến thức hơn do tự tham khảo, nghiên cứu. - Chủ động thời gian kiểm tra, chủ động tự kiểm tra những kiến thức, kỹ năng chưa vững, tự nghiên cứu kiến thức sâu hơn.
  16. - Có đủ thời gian và cơ hội để tự điều chỉnh kiến thức, kỹ năng, thái độ hay phương pháp học tập trước những kỳ kiểm tra quan trọng ở trường. - Khả năng nói, tranh luận trước đám đông tốt hơn. Môi trường học tập thân thiện, hòa đồng, không có áp lực, mọi người hỗ trợ nhau, hợp tác cùng học tập. Hạn chế: - Tính khách quan không cao do người học tự đánh giá nên dễ thỏa mãn với câu trả lời hoặc trình độ của mình. - Yêu cầu tự kiểm tra (về kiến thức, kỹ năng) thường không cao do người học không nắm được mục tiêu của chương trình học nếu không có sự hỗ trợ của giáo viên hay của hệ thống kiểm tra – đánh giá. - Phụ thuộc nhiều vào ý thức học tập, trình độ của học sinh Tóm lại, không có hình thức kiểm tra-đánh giá nào là vạn năng, cũng không có hình thức nào là hoàn chỉnh. Mỗi phương pháp giảng dạy có hình thức kiểm tra– đánh giá phù hợp. Mỗi hình thức kiểm tra–đánh giá đều có ưu điểm và hạn chế, nếu biết phối hợp các hình thức kiểm tra với nhau thì sẽ đạt kết quả cao. Hình thức kiểm tra – đánh giá Quan sát Viết Vấn đáp Tự kiểm tra Trắc nhiệm khách quan Tự luận Ghép Điền Đúng Câu hỏi Nhiều lựa đôi khuyết Sai ngắn chọn Sơ đồ 1.3: Các hình thức kiểm tra – đánh giá trong giáo dục.
  17. 1.2. Cơ sở lý luận của tự kiểm tra–đánh giá 1.2.1. Khái niệm của tự kiểm tra–đánh giá Là một hình thức giúp đánh giá, phán đoán quá trình mà bản thân người học biết mình thích hay không thích cái gì, làm gì và có thể tự giải quyết một tình huống, vấn đề như thế nào cho phù hợp. Bản thân người học tự đánh giá năng lực, kiến thức của mình ở mức độ nào, để từ đó có thể điều chỉnh cho phù hợp. Biết được nhiều việc sẽ giúp người học dễ dàng quyết định nghề nghiệp trong tương lai. Đây cũng là một hình thức đánh giá trong giáo dục nhưng còn mới mẻ và chưa được sử dụng phổ biến rộng rãi. Có thể đánh giá người học thông qua bài tiểu luận, bài báo cáo, kế hoạch thực hiện, luận văn hay bài kiểm tra. 1.2.2. Vai trò, chức năng của tự kiểm tra-đánh giá trong giáo dục Trong giáo dục, tự kiểm tra-đánh giá (self-assessment) giúp học sinh, sinh viên (người học) tự phán đoán, nhận xét công việc của chính bản thân họ. Tự kiểm tra đánh giá còn có giá trị rất lớn khi người học có thể tự phê bình, đánh giá công việc của bản thân và nhận ra ưu điểm-hạn chế, kỹ năng-tài năng, sở thích, mục đích và tham vọng của bản thân. Tự kiểm tra-đánh giá còn được xem như là một phần của quá trình đánh giá trước khi được công nhận hoàn thành công việc. Ngoài ra, tự kiểm tra-đánh giá còn tạo cho người học tâm lý thoải mái trước buổi phỏng vấn hay buổi thương lượng. Mats Oscarsson - một học giả thuộc lãnh vực tự kiểm tra-đánh giá đưa ra các lý do tại sao tự kiểm tra–đánh giá có lợi trong giáo dục . - Tự kiểm tra–đánh giá thúc đẩy việc học rõ ràng và đơn giản. Điều đó giúp người học cố gắng đạt kết quả cao trong quá trình học . - Tự kiểm tra–đánh giá giúp học sinh lẫn giáo viên tăng mức độ nhận biết, kỹ năng và tài năng. - Tự kiểm tra–đánh giá thúc đẩy người học đạt được mục tiêu, định hướng đúng trong toàn khoá học hay trong học kỳ.
  18. - Bằng việc tự kiểm tra–đánh giá, người học tự kiểm tra kết quả tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bản thân. Người học cũng có thể đánh giá với giáo viên. - Thành công của tự kiểm tra–đánh giá giúp cho người học tự kiểm tra đánh giá bản thân, hành động theo hướng thuận lợi cho bản thân. - Kỹ thuật, phạm vi đánh giá được mở rộng và người học có kinh nghiệm hơn khi đánh giá. Những cách giúp học sinh tự kiểm tra-đánh giá:  Trong lớp học (tự nhận xét, nhận xét lẫn nhau): hình thức này được sử dụng trong lớp, nhưng chưa sử dụng phổ biến, rộng rãi đối với khối trung học phổ thông nhưng rất phổ biến đối với khối đại học, cao đẳng. Đó là hình thức thuyết trình. Một nhóm học sinh (khoảng từ 3-5 học sinh) được giáo viên giao nhiệm vụ tìm hiểu về một nội dung, 1 lượng kiến thức nào đó. Sau khi tìm hiểu, thu thập thông tin xong, nhóm học sinh này thuyết trình nội dung được giao trước tập thể lớp. Giáo viên và các học sinh khác thảo luận, trao đổi với nhau để từ đó đi đến nhận xét, đánh giá chung. Hiện nay ở một số trường trung học phổ thông trong thành phố có đầu vào cao mới sử sụng phương pháp này nhưng chỉ phổ biến ở một số lớp có trình độ khá-giỏi, học sinh thuyết trình bằng trình chiếu Microsoft office powerpoint. Ưu điểm:  Kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo, tư duy độc lập, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên.  Tạo không khí học sôi nổi, sinh động, tránh sự căng thẳng, nhàm chán.  Người nghe dễ tiếp thu kiến thức hơn. Người thuyết trình, người nghe có kiến thức sâu và nhớ lâu hơn.  Tăng khả năng nói, tranh luận trước đám đông của học sinh. Hạn chế:
  19.  Để buổi thuyết trình đạt hiệu quả thì cần có sự hướng dẫn của giáo viên. Ví dụ: giáo viên có thể hướng dẫn nhóm thuyết trình cách trình bày có logic, giới thiệu tài liệu tham khảo, nội dung trọng tâm cần trình bày,…  Đối với học sinh trung học phổ thông, đối tượng tham gia thuyết trình có trình độ khá, giỏi.  Hạn chế thời gian do 1 tiết học 45 phút không đủ.  Ngoài lớp học (sử dụng ngân hàng câu hỏi hỗ trợ tự kiểm tra-đánh giá) Thông qua các thiết bị thông tin hiện đại như máy tính, mạng Internet, người học có thể tự học trên máy tính hay thông qua mạng để tự kiểm tra-đánh giá trình độ của bản thân. Hiện nay có một số trang Web với ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan như: hocmai.com, onthi.com,.. thì người học có thể tự kiểm tra-đánh giá. Luận văn này được xây dựng trên cơ sở ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để giúp học sinh tự kiểm tra-đánh giá kiến thức thuộc chương 1 và 2 của chương trình Vật lý 10 thông qua phần mềm hỗ trợ. 1.2.3. Mục đích của tự kiểm tra–đánh giá  Giúp người học tự phán đoán, xem xét về công việc của bản thân và tự phê bình với những ưu điểm, hạn chế; nhờ vậy người học điều chỉnh hành vi, thái độ học tập.  Đo lường các quá trình từ kế hoạch, mục tiêu, mục đích và định hướng tương lai.  Gợi cho người học nhớ lại vai trò và trách nhiệm của bản thân mình. Nhận thức được tầm quan trọng của toàn bộ quá trình hoạt động, giúp người học nâng cao khả năng tiến bộ và tập trung chú ý hơn.  Khuyến khích người học làm việc độc lập, không phụ thuộc vào người hướng dẫn và động cơ của người học được rõ ràng hơn. Nhờ vậy, người học tự tin hơn trong công việc. 1.2.4. Kỹ thuật và tiến trình của tự kiểm tra – đánh giá Tiến trình thực hiện tự kiểm tra-đánh giá được thực hiện thông qua các bước sau:
  20. - Lập bảng mô tả quá trình hoạt động của người học: bảng này gồm những mục tiêu nhỏ và các mức độ khó khăn đã phân loại theo từng mức độ. Người dạy và người học đều tham gia vào mọi hoạt động, người học đánh dấu vào hoạt động nào mà chắc chắn sẽ thành công, sau đó người dạy đánh dấu vào hoạt động mà người học đã hoàn thành (đánh dấu vào cột dành cho người dạy). Ví dụ: bảng mô tả quá trình học ngoại ngữ Kỹ năng Người học Người dạy Đọc và hiểu chủ đề về du lịch. Nghe và hiểu đoạn văn có chủ đề du lịch. Nói chuyện quá khứ, tương lai của chuyến đi chơi hay kỳ nghỉ. Viết nhật ký hành trình của kỳ nghỉ. - Lập mức độ xếp loại, bảng câu hỏi, liệt kê danh sách là kỹ thuật thường sử dụng để tự kiểm tra-đánh giá. Người học tự xếp loại mức độ, kỹ năng mà bản thân mình nắm được. - Viết nhật ký hàng ngày hay trong khóa học cũng là một cách để hệ thống hóa tự kiểm tra-đánh giá. Khuyến khích người học viết về những gì học được, tiếp thu được, hiểu ở mức độ nào, khả năng làm việc thành thạo, kế hoạch làm gì để có được kỹ năng, kiến thức. - Thu băng video: là hình thức khai thác và khuyến khích người học tự kiểm tra-đánh giá. Người học có thể tự thu băng hay mọi người thu băng lẫn nhau để có thể đánh giá kỹ năng thông qua hành động, hình ảnh. 1.2.5. Vai trò, ý nghĩa của thông tin phản hồi (feedback) Thông tin phản hồi là một quá trình người dạy cung cấp cho người học những kiến thức và phương pháp hoạt động cụ thể để giúp người học đạt được mục tiêu học tập, hoặc người học phản hồi lại thông tin về kiến thức cho giáo viên thông qua câu trả lời. Tạo được thông tin phản hồi tốt thì tự học, tự kiểm tra–đánh giá thông qua máy tính sẽ đạt hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2