Luận văn Thạc sĩ Hồ Chí Minh học: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh vào việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em ở Việt Nam. Từ đó, vận dụng và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện quyền trẻ em dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hồ Chí Minh học: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh vào việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- NGUYỄN THỊ CẢNH VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Hà Nội, 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- NGUYỄN THỊ CẢNH VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Mã số: 60310204 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Phúc An Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, đƣợc thực hiện trên nghiên cứu lý thuyết, khảo sát trên tác phẩm cụ thể, không sao chép của ai. Số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Cảnh
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Trần Thị Phúc An, người trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình tôi làm luận văn.. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các hiệu trưởng của các trường mầm non tư thục khu vực quận Hoàng Mai-thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tiến hành điều tra, khảo sát và thu thập số liệu . Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học chính trị đã định hướng, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và làm luận văn. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè,… những người đã tạo điều kiện thuận lợi và cổ vũ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này! Dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ, những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn! Học viên Nguyễn Thị Cảnh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu............................................................. 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 9 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 10 6. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 11 7. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 11 NỘI DUNG Chƣơng 1. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN TRẺ EM .......12 1.1. Một số quan niệm cơ bản về quyền trẻ em .......................................... 12 1.1.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................... 12 1.1.2. Quyền trẻ em trong Luật pháp quốc tế và Luật pháp Việt Nam ........... 18 1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em và sự cần thiết của việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam............................................................. 24 1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em ở Việt Nam................... 24 1.2.2. Sự cần thiết của việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam .................... 36 Tiểu kết chƣơng I .......................................................................................... 42 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞ NG HỒ CHÍ MINH....................................................................................................... 43 2.1. Thực trạng của việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay... 43 2.1.1. Thành tựu .............................................................................................. 43 2.1.2 Hạn chế ................................................................................................. 47 2.1.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay ............................................................................. 54 2.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay ..... 64
- 2.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức ............................................................... 64 2.2.2. Nhóm giải pháp về hoạt động thực tiễn ................................................ 68 2.2.3. Nhóm giải pháp về kiểm tra, đánh giá ................................................. 75 2.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam giai đoạn hiện nay (Qua khảo sát một số trƣờng mầm non tƣ thục khu vực Hà Nội) ............. 76 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 85 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của xã hội loài ngƣời từ khi xuất hiện đến nay và mai sau. Cùng với sự phát triển của lịch sử, ý thức xã hội thì điều này ngày càng đƣợc thể hiện rõ, mặc dù nó có mang nội dung, mục đích và phƣơng thức thực hiện khác nhau trong các xã hội có giai cấp khác nhau. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc phê chuẩn Công ƣớc Liên Hợp quốc về quyền trẻ em (1990); Công ƣớc số 138 của ILO về tuổi tối thiểu đi làm việc (1973); phê chuẩn Công ƣớc số 182 của ILO về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (17/6/1999); Nghị định thƣ không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em (25/5/2000); cam kết thực hiện Tuyên bố về một thế giới phù hợp với trẻ em (2002). Việc phê chuẩn các văn kiện nêu trên đã đặt ra trách nhiệm pháp lý của Việt Nam trƣớc cộng đồng quốc tế về thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em. Hiến pháp của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến trẻ em đều thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Đảng và nhà nƣớc về trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc bảo vệ quyền trẻ em . Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam đã hy sinh cả cuộc đời để phấn đấu cho dân tộc đƣợc độc lập, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Ngƣời cũng sớm có ý thức, quan điểm về giáo dục, chăm sóc và bảo vệ quyền trẻ em. Ngƣời chỉ rõ, trẻ em cần đƣợc chăm sóc về mọi mặt: sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí và các hoạt động đoàn thể. Đối với Ngƣời, trẻ em là những đƣa cháu thân yêu, là những vị 1
- khách nhỏ, những búp non.Vì vậy, Ngƣời luôn dành cho trẻ em những cử chỉ chăm sóc ân cần trìu mến và đối xử bình đẳng với trẻ em. “Trẻ em nhƣ búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan …”[44, tr. 240] Xuất phát từ những tình cảm và hành động cao đẹp của Ngƣời. Khi đến thăm Lăng Hồ Chủ tịch, đại diện quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc đã viết những dòng cảm tƣởng đầy xúc động: “Nơi làm việc và ngôi nhà giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự phản ánh chân thực tính cách sâu sắc, phong cách sống giản dị, tình yêu sâu rộng đối với thiên nhiên và sự cống hiến của Ngƣời đối với đất nƣớc, dân tộc, đặc biệt đối với các cháu nhỏ của Ngƣời. Qũy nhi đồng Liên Hợp Quốc, cơ quan đại diện của UNICEF là một tổ chức dành riêng chăm lo cho trẻ em trên toàn thế giới. Song có thể nói rằng thành tích của chúng tôi chƣa đƣợc bao nhiêu, hơn nữa lại chìm đi trƣớc sự quan tâm và tình thƣơng bao la của Chủ tịch đối với các cháu nhỏ” 1 Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là sự nghiệp lớn lao và hệ trọng, nó đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nƣớc, sự nỗ lực và kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Việc thực hiện Quyết định số 23/2001/QĐ-TT của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chƣơng trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 cũng đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, nguy cơ các mục tiêu bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam không đạt yêu cầu. Bởi trên thực tế, cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nƣớc diễn biến rất phức tạp. Sau gần ba mƣơi năm đổi mới, chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, kinh tế thị trƣờng cũng có những mặt trái, những nhân tố tiêu cực từng giờ ảnh hƣởng đến trẻ em. Trong đó khoảng cách giàu nghèo ngày càng 1 Trích cảm tƣởng của đại diện Qũy nhi đồng Liên Hợp Quốc( UNICEF) tại Việt Nam trong “ sổ tay ghi cảm tƣởng” của Khu di tích Chủ tich Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch, Hà Nội ngày 30-07-1986. 2
- gia tăng làm cho cuộc sống của trẻ em thay đổi theo chiều hƣớng bất lợi. Bên cạnh đó, nhận thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, nhà trƣờng và xã hội chƣa đầy đủ, năng lực của đội ngũ chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên chƣa cao. Tình trạng trẻ em bị ngƣợc đãi trong gia đình, ngƣợc đãi trong trƣờng mầm non, tử vong khi tiêm vắc xin, bị xâm hại tình dục, buộc phải buôn bán chất ma túy, sử dụng văn hóa phẩm khiêu dâm, sử dụng trẻ em làm việc trong điều kiện tồi tệ, tình trạng tảo hôn ở lứa tuổi trẻ em và ngƣời chƣa thành niên vẫn chƣa đƣợc phòng ngừa và ngăn chặn một cách có hiệu quả; thậm chí có vụ việc nghiêm trọng và tồn tại trong thời gian dài, gây dƣ luận bức xúc trong xã hội. Tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ em vi phạm pháp luật vẫn xảy ở nhiều nơi với diễn biến và tính chất ngày càng phức tạp. Hơn nữa, môi trƣờng sống vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rủi ro chƣa đƣợc loại bỏ. Do vậy hàng năm vẫn có một số lƣợng lớn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, quyền của trẻ em chƣa đƣợc bảo vệ. Vì vậy, nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về quyền trẻ em giúp chúng ta thấy rõ tầm quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Từ đó vận dụng quan điểm của Ngƣời một cách linh hoạt, sáng tạo vào việc bảo vệ quyền trẻ em trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà đời sống xã hội đang đƣợc nâng lên nhƣng quyền trẻ em đang bị xâm hại nghiêm trọng. Từ những phân tích trên cho thấy đề tài luận văn “Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh vào việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, đã có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu công bố nhiều công trình có đề cập đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về trẻ em, về quyền trẻ em và việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Những công trình này có giá trị tham khảo tốt cho quá trình nghiên cứu, biên soạn luận văn này. Có thể nhìn nhận lịch sử vấn đề đã đƣợc nghiên cứu theo các nhóm tƣ liệu sau: 3
- 2.1. Nhóm tư liệu viết về tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng Trƣớc hết phải kể đến luận án PGS.TS của tác giả Đoàn Thanh Âm về “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quyền trẻ em xét dƣới góc độ giáo dục”, Hà Nội, 1993. Luận án gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Tác giả trình bày một cách có hệ thống tƣ tƣởng giáo dục tiến bộ trong lịch sử (thế giới và Việt Nam) về vấn đề trẻ em, quyền trẻ em qua đó cho thấy rằng Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa nhân loại, kết hợp truyền thống dân tộc với hoạt động thực tiễn cùng với năng lực tƣ duy của mình để hoàn thành tƣ tƣởng về quyền trẻ em. Chƣơng II: Trình bày lịch sử hình thành, phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quyền trẻ em trong sự nghiệp cách mạng của Ngƣời nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con ngƣời qua đó nêu lên nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quyền trẻ em xét dƣới góc độ giáo dục. Chƣơng III: Tác giả trình bày giá trị thời đại của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển quyền trẻ em. Đề xuất nhiều biện pháp thực hiện công ƣớc quốc tế và luật pháp của nƣớc ta về quyền trẻ em dƣới ánh sáng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Cuốn sách Lời bác dạy thiếu niên, nhi đồng, Nxb. Kim Đồng, Hà Nội, 1975. Tuy chỉ gói gọn trong 60 trang giấy nhỏ bằng bàn tay, trích dẫn những lời dạy của Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng, nhƣng trải qua mấy chục năm cuốn sách vẫn giữ nguyên đƣợc giá trị bởi những lời Bác dạy sáng suốt, đầy tình yêu thƣơng thiếu niên, nhi đồng. Trong đó trang đầu tiên của cuốn sách là 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Điều này thể hiện tình yêu thƣơng, quan tâm, tôn trọng của bác với thế hệ trẻ. Tác phẩm “Hồ Chí Minh về chăm sóc và giáo dục trẻ em” của tác giả Phan Ngọc Liên – Đào Thanh Âm, Nxb, Đại học sƣ phạm 1 Hà Nội, Hà Nội, 1996. Tác phẩm này đã kết hợp đƣợc tri thức hài hòa quan điểm sử học và quan điểm giáo dục học, sử dụng quan điểm lịch sử cụ thể để xem xét vấn đề 4
- làm rõ tƣ tƣởng của Bác về chăm sóc, giáo dục trẻ em là việc làm có tính khoa học, có tính thực tiễn bổ ích, kết quả nghiên cứu của tác giả góp phần làm cho tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ngày càng đi vào cuộc sống, trở thành sức mạnh tinh thần thúc đẩy sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em ngày một phát triển. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá, có nhiều tƣ liệu về tƣ tƣởng, hoạt động của Hồ Chí Minh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, đƣợc phân tích so sánh với các điều khoản của công ƣớc Liên hợp quốc về quyền trẻ em, làm rõ tính thời đại và giúp ngƣời đọc hiểu về tƣ tƣởng của Ngƣời và chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta hiện nay. Tác phẩm “Về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em”, Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Cuốn sách là kho tàng chứa đựng những quan điểm cơ bản, những lời chỉ bảo ân cần, cụ thể, gần gũi với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hồ Chí Minh chỉ rõ việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là sự nghiệp lớn lao và hệ trọng. Nó đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nƣớc, sự nỗ lực và kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Trong cuốn sách “Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 do tiến sĩ Võ Bá Lộc xây dựng bản thảo, tác giả đã tập hợp những bài viết, bài nói của Bác Hồ với thiếu nhi, những mẩu chuyện, những lời dạy của Ngƣời về nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục các cháu thiếu niên, nhi đồng. Tác phẩm “Hồ Chí Minh đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại” do PGS. TS Lê Văn Tích chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012. Trong tác phẩm, tác giả đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến những cống hiến của Hồ Chí Minh đối với đấu tranh hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Tƣ tƣởng về một nền hòa bình chân chính về quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, về giải phóng con ngƣời. 5
- Tác phẩm “Hồ Chí Minh nhân văn và phát triển” của tác giả Nguyễn Đài Trang, Nxb. Chính trị quốc gia,Hà Nội, 2013. Trong tác phẩm này, tác giả đi sâu nghiên cứu lý tƣởng nhân văn sâu xa của Hồ Chí Minh, đó là độc lập dân tộc, bình đẳng, tiến bộ và công bằng xã hội – những mục tiêu cao nhất mà cả xã hội đang vƣơn tới. Thông qua tác phẩm này độc giả sẽ hiểu hơn về tƣ tƣởng, nhân cách, đạo đức, triết lý của Hồ Chí Minh. Nhóm tƣ liệu này là nguồn tài liệu quý giá giúp tôi hiểu hơn về quá trình hình thành phát triển, nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, giúp tôi thấy đƣợc sự cống hiến vĩ đại của Ngƣời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời trong đó có giải phóng trẻ em. 2.2. Nhóm tư liệu của Đảng, Nhà nước và các văn kiện quốc tế viết về vấn đề bảo vệ con người, bảo vệ quyền trẻ em Tác phẩm “Việt Nam với công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em”, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991. Đây là tác phẩm thiết thực giới thiệu về nội dung công ƣớc của Liên hợp quốc và tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới những việc đã làm, đang làm và sẽ làm vì trẻ em Việt Nam. Xây dựng kế hoạch hành động của các cơ quan và đoàn thể nhằm thực hiện ở Việt Nam mục tiêu đề ra trong công ƣớc quốc tế. Trong cuốn sách “Quyền trẻ em trong pháp luật quốc gia và quốc tế” do tác giả Vũ Ngọc Bình tuyển chọn, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Cuốn sách này gồm 2 phần: Quyền trẻ em trong các văn bản pháp luật Việt Nam chọn lọc và quyền trẻ em trong các văn bản quốc tế chọn lọc. Đây là cuốn sách giới thiệu những điều quan trọng nhất về những tình huống thƣờng gặp nhằm giúp độc giả tìm ra câu trả lời cho vấn đề đƣợc đặt ra trong thực hiện công tác trẻ em và những văn bản mà Việt Nam chƣa tham gia ký kết về quyền trẻ em. Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị. 6
- Tác phẩm “Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em”, Nxb Chính trị quốc gia, ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội,1997. Cuốn sách giới thiệu, chọn lọc một số văn bản quốc tế về quyền trẻ em và một số phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc cùng các báo cáo tham luận của đại diện Chính Phủ Việt Nam tại các hội nghị quốc tế về những vấn đề liên quan đến trẻ em, phản ánh những nỗ lực lớn lao của Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em từ khi có bản Tuyên ngôn độc lập (2-9-1945) đến nay và cả tƣơng lai. Đây là tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu cũng nhƣ triển khai các hoạt động toàn xã hội nhằm mục tiêu vì sự sống còn bảo vệ và phát triển trẻ em Việt Nam. Cuốn sách “Chỉ số quyền trẻ em Việt Nam”, Tổng cục thống kê – ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam.1998. Đây là tác phẩm phản ánh chỉ số quyền của trẻ em Việt Nam nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các biện pháp giúp các em đƣợc chăm sóc hay phục hồi hòa nhập với cộng đồng. Trên cơ sở chỉ số này sẽ xây dựng hệ thống biểu điều tra giúp cho việc giám sát, đánh giá, phân tích tình hình thực hiện công ƣớc về quyền trẻ em theo yêu cầu của Uỷ ban Bảo vệ cuộc sống trẻ em. Tác phẩm “Trẻ em trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc ta” c ủa Uỷ ban bảo vê, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách trình bày có hệ thống các vấn đề trẻ em trong xã hội hiện nay, truyền thống dân tộc với vấn đề trẻ em, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quan điểm của Đảng và Nhà Nƣớc về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, công ƣớc Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật pháp của Việt Nam về trẻ em, chƣơng trình hành động vì trẻ em, công tác truyền thông - vận động xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cơ sở. Đây là những nội dung rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu, về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. 7
- Tác phẩm “Giới thiệu công ƣớc Liên hợp quốc về quyền trẻ em”, Vũ Ngọc Bình – Tái bản có bổ sung. Nxb chính trị quốc gia 2000. Tác giả bổ sung nhiều thông tin mới về số liệu cập nhật cho việc chuẩn bị soạn thảo công ƣớc trong cộng đồng quốc tế và Việt Nam. Trong tác phẩm này tác giả đã so sánh đánh giá một cách tích cực, đƣa ra các điểm mới về quyền trẻ em. Cuốn sách “Quyền trẻ em”, Nxb.Thế giới, 2002, đã giới thiệu một cách ngắn gọn súc tích nội dung công ƣớc theo 4 nhóm quyền: Quyền đƣợc sống còn, quyền đƣợc bảo vệ, quyền đƣợc phát triển và quyền đƣợc tham gia. Thông qua các nhóm quyền, cuốn sách không chỉ trình bày nội dung các quyền trẻ em mà còn nêu rõ nghĩa vụ của các em đối với gia đình, xã hội, đối với chính bản thân mình. Đồng thời, cuốn sách cũng đặt ra cho gia đình, nhà trƣờng, xã hội phải có trách nhiệm thực hiện những quyền mà trẻ em đƣợc hƣởng. Tác phẩm “Áp dụng quyền trẻ em vào nhà trƣờng”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004 – save the children. Cuốn sách giới thiệu ngắn gọn nhƣng sâu sắc về các nguyên tắc chính và các điều khoản liên quan đến giáo dục của Công ƣớc về quyền của trẻ em có giá trị về mặt thực tiễn, có ý nghĩa hƣớng dẫn trong việc thực hiện công ƣớc trong trƣờng học. Giúp cho chúng ta hiểu đƣợc hiệu quả của công ƣớc để đảm bảo quyền trẻ em. Đặc biệt là quyền đƣợc giáo dục Tác phẩm “Thành tựu bảo vệ và phát triển con ngƣời ở Việt Nam”, Bộ ngoại giao, Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nxb. Hà Nội, 2005. Tác phẩm này gồm 4 chƣơng, trong đó mục II của chƣơng II đề cập cơ bản về việc đảm bảo quyền cho trẻ em với nhiều số liệu sát thực tế thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Tác phẩm này giúp dƣ luận thế giới hiểu rõ hơn về truyền thống bảo vệ và phát triển quyền con ngƣời ở Việt Nam, về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Nhóm tƣ liệu của Đảng, Nhà nƣớc và các văn kiện quốc tế viết về vấn đề bảo vệ con ngƣời, bảo vệ quyền trẻ em là những văn bản pháp luật của 8
- quốc tế và quốc gia về quyền trẻ em. Đây là những tài liệu mang tính định hƣớng để Việt Nam áp dụng các văn bản đó vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhóm tƣ liệu này cũng phản ánh nỗ lực của Đảng và Nhà nƣớc trong sự nghiệp giải phóng trẻ em trong giai đoạn hiện nay. Những công trình trên là cơ sở quan trọng để chúng tôi tham khảo và kế thừa, đối chiếu và so sánh khi tiếp cận các vấn đề liên quan đến quan điểm Hồ Chí Minh về quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em. Qua đó, chúng tôi có thể xử lý nguồn tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Nhƣng chúng tôi cũng ý thức đƣợc rằng đó chỉ là những tài liệu tham khảo phản ánh chủ quan của các tác giả, trong quá trình nghiên cứu về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Những tác phẩm, bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh đƣợc in trong Hồ Chí Minh toàn tập sẽ là tƣ liệu gốc để chúng tôi làm nền tảng cho kết quả nghiên cứu của mình. 3. Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em ở Việt Nam. Từ đó, vận dụng và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện quyền trẻ em dƣới ánh sáng Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Trình bày nội dung, vai trò và ý nghĩa to lớn của quan điểm Hồ Chí Minh về quyền trẻ em. - Nghiên cứu thực trạng quyền trẻ em ở Việt Nam. Để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ này luận văn tập trung nghiên cứu kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế trong việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam trong thời gian qua và nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó. - Vận dụng và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản về việc bảo vệ quyền trẻ em theo quan điểm Hồ Chí Minh ở Viêt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay. 9
- 4.1. Phạm vi nghiên cứu - Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một vấn đề rộng lớn. Tuy nhiên, đề tài không nghiên cứu toàn bộ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu quan điểm của Ngƣời về quyền trẻ em. Đồng thời, vận dụng tƣ tƣởng đó vào việc bảo vệ những quyền lợi chính đáng của trẻ em ở Việt Nam hiện nay. - Để làm rõ hơn việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em hiện nay, tác giả có tiến hành khảo sát môt số trƣờng mầm non ở khu vực Hà Nội. Từ đó vận dụng và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng một cách tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chính trị nhƣ: phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgic, phƣơng pháp kết hợp lịch sử - lôgic, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp điều tra xã hội học, phƣơng pháp so sánh và một số phƣơng pháp khác… - Ngoài ra, luận văn ƣu tiên sử dụng một số phƣơng pháp cụ thể trong giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu: + Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: xây dựng cơ sở lý thuyết phục vụ nghiên cứu đề tài. + Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Điều tra thu thập các tài liệu định lƣợng và định tính, trong đó, định lƣợng là chủ yếu, định tính là bổ trợ. Xây dựng bảng hỏi thông tin để định lƣợng nghiên cứu quyền trẻ em ở một số trƣờng mầm non tƣ thục khu vực Hà Nội + Phƣơng pháp phỏng vấn: Nhằm thu thập đƣợc thông tin đa chiều về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đối với giáo viên mầm non và phụ huynh từ đó, đề ra các giải pháp phù hợp. 10
- + Phƣơng pháp xử lý thông tin: Từ các số liệu thu thập đƣợc và từ các báo cáo, tiến hành phân tích và tổng hợp, đƣa ra đánh giá và nhận định khách quan về thực hiện quyền trẻ em ở các trƣờng mầm non. 6. Đóng góp của luận văn - Trình bày có hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về quyền trẻ em. Thông qua đó đánh giá vị trí, ý nghĩa và vai trò của quan điểm ấy trong sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục, chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em nói riêng ở Việt Nam. - Khẳng định giá trị khoa học của những quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em ở Việt Nam. Đồng thời, vận dụng và đề xuất một số giải pháp để thực hiện quyền trẻ em theo quan điểm Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. - Luận văn là sản phẩm bổ sung tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung, quan điểm Hồ Chí Minh quyền trẻ em nói riêng 7. Kết cấu luận văn Ngoài Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn đƣợc kết cấu thành 2 chƣơng, 5 tiết. 11
- NỘI DUNG Chƣơng 1 QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN TRẺ EM 1.1. Một số quan niệm cơ bản về quyền trẻ em 1.1.1. Các khái niệm có liên quan Thứ nhất, khái niệm quyền “Quyền” theo nghĩa tiếng Việt là cái mà luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hƣởng thụ, tận dụng, thi hành... và khi thiếu đƣợc yêu cầu để có, nếu bị tƣớc đoạt có thể đòi hỏi và giành lại. (“Quyền” là nguyên tắc đạo đức xác định và thừa nhận sự tự do bình đẳng và sự tự do hành động của con ngƣời trong xã hội nhất định. Khái niệm quyền liên quan đến hành động mà cụ thể là liên quan đến tự do hành động, nghĩa là thoát khỏi những cƣỡng chế về mặt thể xác, khỏi tình trạng ép buộc hay bị can thiệp từ ngƣời khác). Theo từ điển Bách khoa Việt Nam tập 3: “Quyền là những hành vi hợp pháp mà các cá nhân, pháp nhân, nhà nƣớc thực hiện không ai có thể ngăn cấm. Việc thực hiện quyền phụ thuộc vào ý chí của chủ thể không bắt buộc trừ những trƣờng hợp quyền đồng thời là nghĩa vụ, trách nhiệm. Quyền của chủ thể có thể là quyền tự nhiên, vốn có, không do ai quy định cho phép và cũng có thể trên cơ sở quy định của pháp luật, trên cơ sở ủy quyền từ chủ thể khác”. [75, tr. 634] Nhƣ vậy có thể hiểu :Quyền là những nguyên tắc đạo đức được xác định và thừa nhận sự tự do bình đẳng và sự tự do hành động của chủ thể trong xã hội nhất định và không ai có thể xâm phạm được. Trong mỗi xã hội, quyền là những đòi hỏi cơ bản và chính đáng của một ngƣời phải đƣợc hƣởng và đƣợc làm. Đó chính là quyền đƣợc công nhận về mặt pháp lý, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ buộc ngƣời khác phải tôn trọng, 12
- bảo vệ và đáp ứng. Mỗi ngƣời đều đòi hỏi quyền cho bản thân và những ngƣời khác cũng vậy. Vì thế, mọi thành viên trong cộng đồng và xã hội đều phải có nghĩa vụ đáp ứng quyền tƣơng ứng. Khi đòi hỏi đáp ứng hay tôn trọng một quyền nào đó của bản thân; cũng có nghĩa là bản thân phải có nghĩa vụ không làm bất cứ điều gì xâm hại hoặc lấy bớt hoặc tƣớc đi quyền của ngƣời khác. Thứ hai, khái niệm quyền con người. Có rất nhiều định nghĩa về quyền con ngƣời, mỗi định nghĩa là một sự biểu hiện khác nhau ở góc độ nhìn nhận về quyền con ngƣời. Tuy nhiên, tổng hợp lại có thể chia thành ba nhóm quan niệm chủ yếu về quyền con ngƣời nhƣ sau: - Quan niệm thứ nhất: Bắt nguồn từ chỗ coi con ngƣời là một thực thể tự nhiên, nên quyền con ngƣời phải là quyền "bẩm sinh", là "đặc quyền", nghĩa là quyền con ngƣời, quyền lợi của con ngƣời với tƣ cách là ngƣời, gắn liền với cá nhân con ngƣời, không thể tách rời. Quan điểm này đƣợc các đại biểu tƣ tƣởng của giai cấp tƣ sản ở thế kỷ XVII, XVIII nhƣ Crotius, Hobbes, Kant, Locke, Spinoza, Rousseau hoàn thiện và nêu ra trong học thuyết về pháp luật tự nhiên. Trƣờng phái này cho rằng, quyền tự nhiên, pháp luật tự nhiên đứng trên, cao hơn pháp luật nhà nƣớc. Xuất phát từ quan điểm này, nhà xã hội học Jacques Mourgon đƣa ra định nghĩa: "Quyền con ngƣời là những đặc quyền đƣợc các quy tắc điều khiển mà con ngƣời giữ riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân và với chính quyền" [30, tr.12]. Định nghĩa này chủ yếu đề cập đến quyền con ngƣời ở khía cạnh tự nhiên của nó. - Quan niệm thứ hai: Trái với quan niệm thứ nhất, quan niệm này lại chỉ đặt con ngƣời và quyền con ngƣời trong mối quan hệ xã hội. Quan niệm này cho rằng, con ngƣời chỉ là một thực thể xã hội, nên quyền của nó chỉ đƣợc xác định trong mối tƣơng quan với các thực thể xã hội khác và vì là quan hệ xã hội nên nó đƣợc chế độ nhà nƣớc, pháp luật điều chỉnh bảo vệ. 13
- Quan niệm này có tính tích cực khi coi quyền con ngƣời là một khái niệm có tính lịch sử, đặt con ngƣời trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Vì con ngƣời là thực thể của xã hội, có mối quan hệ phổ biến với xã hội nên quyền con ngƣời cũng luôn gắn liền với đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh chống bạo lực, chống bất công trong xã hội. Cơ sở của quyền con ngƣời ở đây chính là trình độ phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội và do chế độ kinh tế, chế độ xã hội quyết định. - Quan niệm thứ ba: Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề quyền con ngƣời. Xuất phát từ quan niệm coi con ngƣời vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng vấn đề quyền con ngƣời: "Về bản chất bao hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội" [40, tr.12]. Ngƣời ta đƣa ra nhiều cách hiểu khác nhau về quyền con ngƣời, tuy nhiên có thể hiểu quyền con ngƣời là quyền của tất cả mọi ngƣời, các quyền này bắt nguồn từ nhân phẩm vốn có của con ngƣời đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Điều này có nghĩa là chính nhân phẩm con ngƣời làm nảy sinh nhu cầu về quyền của con ngƣời và các nhu cầu này đƣợc pháp luật thừa nhận, bảo vệ trở thành quyền con ngƣời. Quyền con ngƣời bao gồm các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội đó là một thể thống nhất không thể phân chia, không thể ban phát hay chuyển nhƣợng; các quyền có mối quan hệ gắn bó mật thiết chặt chẽ với nhau không thể thực hiện quyền này và lãng quên quyền khác… Nhƣ vậy, “quyền con ngƣời là tổng hợp các quyền và các tự do cơ bản để đánh giá về địa vị pháp lý của cá nhân. Các quyền kinh tế xã hội là cốt lõi của quyền con ngƣời. Nguyên tắc tôn trọng quyền con ngƣời không mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà kết hợp hài hòa các nguyên tắc đó. Cho nên không thể viện lý do bảo vệ quyền con ngƣời để vi phạm các nguyên tắc nhƣ tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nƣớc, không dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp phát triển Logistics trong các công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
89 p | 355 | 120
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Kiểm soát tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hồ Chí Minh
99 p | 221 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại các đơn vị dự án toán cấp 3 thuộc học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
14 p | 231 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
54 p | 220 | 51
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Trị
138 p | 129 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Hồ Chí Minh học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo và vận dụng vào giáo dục sinh viên ngành Báo chí ở Việt Nam hiện nay
107 p | 53 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chi phí áp dụng cho việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội
94 p | 76 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hồ Chí Minh học: Mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
101 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Kon Tum hiện nay
117 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Hồ Chí Minh: Giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
110 p | 20 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phong cách Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng hiện nay
111 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng hiện nay
111 p | 7 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Kon Tum hiện nay
26 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh
129 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển cho vay hộ gia đình chăm sóc cây cà phê tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Đăk Lăk
98 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn