Luận văn Thạc sĩ: Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở nước ta hiện nay
lượt xem 3
download
Mục đích của luận văn là khái quát những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra của DNNN trong và sau khi CPH; trên cơ sở đó luận giải những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH ở nước ta hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở nước ta hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THU BĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Hồng Tiến Hà nội - 2008
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................4 Chƣơng 1. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM ...................8 1.1. Một số vấn đề lý luận về công ty cổ phần và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ........................................................................................ 8 1.2. Tình hình doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trước cổ phần hóa . 17 1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước .................................................. 17 1.2.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trước cổ phần hóa .... 20 1.3. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta .............. 25 1.3.1. Cơ sơ lý luận và thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam .............................................................................................................. 25 1.3.2. Quá trình hoàn thiện quan điểm của Đảng về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta ........................................................................................ 31 1.3.3. Quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta ..... 36 1.4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa 49 1.4.1. Những thành tựu đã đạt được............................................................... 49 1.4.2. Những hạn chế của doanh nghiệp nhà nước và nguyên nhân của nó .... 55 1.4.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở nước ta .................................................................... 63 1.5. Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở nước ta .......................................................................................... 68 1.5.1. Nhận thức về mô hình doanh nghiệp cổ phần hoá ................................ 68 1.5.2. Doanh nghiệp cổ phần và môi trường hoạt động .................................. 71 1.5.3. Quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá ............................................... 75 Chƣơng 2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC SAU CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM............................................................................86 2.1. Phương hướng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam ........................................................................................ 86 1
- 2.1.1. Đảm bảo sự vận hành có hiệu quả của bộ máy quản lý và điều hành của doanh nghiệp cổ phần.................................................................................... 86 2.1.2. Giải quyết các vấn đề liên quan đến cổ đông trong doanh nghiệp cổ phần .............................................................................................................. 87 2.1.3. Tiếp tục cải thiện môi trường hoạt động của công ty cổ phần .............. 89 2.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trong thời gian tới ở Việt Nam ..................... 90 2.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trong thời gian tới ở Việt Nam .................. 90 2.2.2. Những giải pháp vi mô nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong thời gian tới ............................................. 104 KẾT LUẬN..................................................................................... 128 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 130 Phụ lục: DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN TỚI SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC ..................................... 136 2
- BẢNG QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CTCP: Công ty cổ phần CPH: Cổ phần hoá CNXH: Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DN: Doanh nghiệp DNCP: Doanh nghiệp cổ phần DNNN: Doanh nghiệp nhà nước HĐQT: Hội đồng quản trị TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TBCN: Tư bản chủ nghĩa UBND: Uỷ ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa 3
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về sắp xếp và đổi mới các DNNN. Hàng loạt các giải pháp đã được tiến hành, trong đó có giải pháp chuyển đổi một số DNNN thành CTCP hay CPH các DNNN. Đây được coi là trọng tâm của quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN ở Việt Nam. Vai trò của CPH DNNN đã được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn, là nhân tố thúc đẩy phát triển của kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Quá trình thực hiện CPH DNNN đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương sắp xếp, đổi mới DNNN của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, tốc độ CPH DNNN còn chậm so với yêu cầu đặt ra; bên cạnh những chuyển biến tích cực trong tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty cổ phần, cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ. Có những vấn đề mới phát sinh, nếu không giải quyết kịp thời, sẽ ảnh hưởng không chỉ đến các DNNN đã CPH mà còn ảnh hưởng đến tiến trình CPH những DNNN còn lại. Thực tiễn đang đòi hỏi Đảng và Nhà nước nói chung, bộ, ngành, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế nói riêng tập trung công sức, trí tuệ để nâng cao chất lượng hoạt động của DNNN sau CPH. Do 4
- đó “Hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa ở nƣớc ta hiện nay” được chọn làm đề tài của luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu Tuy Việt Nam tiến hành thí điểm CPH DNNN từ năm 1992, nhưng hiện nay nó vẫn mang tính thời sự. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề CPH DNNN. Như: “Cơ sở khoa học của việc chuyển một số DNNN thành CTCP ở Việt Nam”- Chương trình khoa học cấp Nhà nước mã số KX 03.07.05 do Bộ Tài chính chủ trì năm 1993; “CTCP và chuyển DNNN thành CTCP”- Sách chuyên khảo do PTS Đoàn Văn Hạnh biên soạn, NXB Thống kê, Hà Nội, 1998; “Tiến trình và triển vọng CPH DNNN ở Việt Nam” tác giả Trần Công Bảng đăng trên Tạp trí Kinh tế phát triển tháng 3/1998; “Thách thức và triển vọng đối với DNNN khi chuyển sang hoạt động theo luật DN (năm 2005)” của tác giả Hồ Xuân Hùng đăng trên Tạp Chí Cộng Sản tháng 7/2006; “Đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN ở nước ta”- Luận văn thạc sĩ của Đặng Ngọc Hiếu, 2006. Những công trình nghiên cứu đó tuy đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quá trình CPH DNNN, nhưng tập trung nghiên cứu về tiến trình CPH DNNN; hoặc mang tính tổng kết theo giai đoạn của tiến trình CPH. Có rất ít công trình nghiên cứu, tổng kết những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó ở DNNN sau CPH, nhất là những vấn đề kinh tế, xã hội đặt ra cho DNNN đã thực hiện CPH ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu khoa học của các công trình nghiên cứu trước đây, luận văn tập trung làm rõ triển vọng và những vấn đề đặt ra đối với DNNN sau CPH. Từ đó, luận văn đề xuất những phương hướng; giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN sau CPH ở nước ta. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích của luận văn: 5
- Khái quát những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra của DNNN trong và sau khi CPH; trên cơ sở đó luận giải những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH ở nước ta hiện nay. * Nhiệm vụ của luận văn: - Đánh giá những thành tựu và hạn chế của DNNN sau CPH ở nước ta trong những năm qua. - Đề xuất những phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH ở nước ta hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Quán triệt những vấn đề lý luận và thực tiễn; những vấn đề kinh tế và tổ chức, để nghiên cứu, phân tích dưới góc độ kinh tế chính trị học hoạt động của DNNN trong quá trình CPH. Đồng thời đề tài tập trung chủ yếu vào việc phân tích hoạt động của DNNN sau CPH ở nước ta hiện nay để đề xuất những phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của DNNN sau CPH ở nước ta hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và những phương pháp đặc trưng của kinh tế chính trị học như phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lôgíc kết hợp với lịch sử, phân tích và tổng hợp để thực hiện những nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Phạm vi nghiên cứu của đề tài khá rộng, cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về CPH DNNN, các vấn đề nghiên cứu phức tạp, trong khi khảo sát, nghiên cứu thực tế, luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp điều tra thống kê - so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp... để làm sáng tỏ các nội dụng của đề tài. 6
- 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết. Chương 1: Những thành tựu và hạn chế của các doanh nghiệp nhà nước và quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam. Chương 2: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam. 7
- Chƣơng 1 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ QUẤ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề lý luận về công ty cổ phần và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc Từ nửa cuối thế kỉ XIX trong lòng chủ nghĩa tư bản với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đang thống trị đã bắt đầu xuất hiện một loại hình xí nghiệp mới - xí nghiệp cổ phần hay công ty cổ phần, mà sở hữu trong đó là của các cổ đông . Trong tập III Bộ “ Tư bản” [37] Mác và Ăng-ghen đã tiên đoán về hai khuynh hướng quan trọng của sự xuất hiện các công ty cổ phần trong xã hội tư sản : Thứ nhất, dưới chủ nghĩa tư bản, C.Mác chỉ ra rằng công ty cổ phần ra đời là sự manh nha của một hình thức sản xuất mới, sẽ đưa đến việc lập ra chế độ độc quyền và đưa đến sự can thiệp của nhà nước tư sản. Khi xuất bản tác phẩm này (1894) Ph. Ăng-ghen có bổ sung thêm một số ý như: Các-ten ra đời xoá bỏ tự do cạnh tranh. Trong một số ngành mà trình độ sản xuất cho phép làm được, người ta đi đến tập hợp toàn bộ sản xuất của ngành đó vào một công ty cổ phần lớn duy nhất có một sự lãnh đạo thống nhất ( ví dụ, sản xuất a-mô-ni-ắc của cả nước Anh vào tay một hãng duy nhất, tư bản lưu động được đưa ra mời công chúng góp). Chính trong quá trình này sẽ phát sinh ra một loại ăn bám mới,- “quí tộc tài chính” mới và cả một hệ thống “lừa đảo” và “bịp bợm” về việc sáng lập, phát hành và buôn bán cổ phiếu. Sự xuất hiện công ty cổ phần lần đầu tiên trong lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cho quyền sở hữu tư bản hoàn toàn tách rời 8
- với chức năng của tư bản trong quá trình tái sản xuất thực tế. Tiền công lao động của người quản lý cộng với lợi nhuận doanh nghiệp về tay nhà tư bản cổ phần, tức là các cổ đông, được thu về dưới dạng lợi tức cổ phần.Thực chất đây là tiền thù lao trả cho quyền sở hữu tư bản, biến những người sở hữu tư bản thành những người sở hữu thuần tuý, nghĩa là những nhà tư bản - tiền tệ thuần tuý. Những đặc điểm cổ điển của nhà tư bản đã được biến đổi thành một người chỉ giản đơn điều khiển và quản lý tư bản của những người khác. Thứ hai, xuất hiện những tiền đề thủ tiêu tư bản với tư cách là sở hữu tư nhân ở ngay trong những giới hạn của bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các công ty cổ phần là điểm quá độ để biến tất cả các chức năng của quá trình tái sản xuất hiện còn gắn liền với quyền sở hữu tư bản đơn giản thành những chức năng của những người sản xuất liên hiệp, tức là thành những chức năng xã hội. Công ty cổ phần ra đời là sự thủ tiêu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngay trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở đó, xuất hiện mâu thuẫn tự nó lại thủ tiêu nó và đây chính là giai đoạn quá độ sang một phương thức sản xuất mới: “ một phương thức sản xuất mới này phải nảy ra và phát triển trên cơ sở một phương thức sản xuất cũ”[38]. Theo C.Mác, chính bản thân những công ty cổ phần của công nhân như là một loại nhà máy hợp tác, và đây chính là một lỗ thủng đầu tiên trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự đối kháng giữa lao động làm thuê và chủ tư bản đã được xoá bỏ trong phạm vi những nhà máy hợp tác đó; mặc dầu ban đầu nó chỉ được xóa bỏ bằng cách biến những người lao động liên hiệp thành những “nhà tư bản” với chính bản thân mình. Nghĩa là cho họ“ có thể dùng tư liệu sản xuất để bóc lột lao động của chính họ”. Thực chất của quá trình hình thành các công ty cổ phần là sản xuất tư nhân không còn có sự kiểm soát của quyền sở hữu tư nhân. Những tư 9
- liệu sản xuất này sẽ không còn là tư liệu và sản phẩm của nền sản xuất tư nhân nữa, mà sẽ chỉ có thể là tư liệu sản xuất trong tay những người sản xuất liên hiệp, tức là chỉ có thể là sở hữu xã hội của họ, cũng như chúng là sản xuất xã hội của họ. C. Mác đã nhận xét: "Trong các CTCP, chức năng tư bản tách rời quyền sở hữu tư bản; và do đó lao động cũng vậy, nó hoàn toàn tách rời với quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và về lao động thặng dư. Đó là kết quả của sự phát triển cao nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là điểm quá độ tất nhiên để tư bản lại chuyển thành sở hữu của những người sản xuất, nhưng không phải với tư cách là sở hữu tư nhân của những người sản xuất riêng lẻ nữa, mà với tư cách là sở hữu của những người sản xuất liên hiệp, thành sở hữu xã hội trực tiếp" [38, tr.668]. Cả hai khuynh hướng trên, tức là những xí nghiệp cổ phần tư bản chủ nghĩa, cũng như những nhà máy hợp tác, theo C.Mác, đều phải được coi là những hình thái qua độ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thức sản xuất tập thể. Nhưng điểm khác nhau căn bản giữa hai khuynh hướng trên là trong xí nghiệp cổ phần tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn được giải quyết một cách tiêu cực, còn trong những nhà máy hợp tác, mâu thuẫn được giải quyết một cách tích cực. Thời đó, C.Mác cũng đã đề cập đến các xí nghiệp của các nhà nước tư sản cũng có thể trở thành các công ty cổ phần để tăng thêm quy mô sản xuất của chúng. Vì rằng, công ty cổ phần ra đời đã làm cho quy mô sản xuất có thể được tăng lên, mở rộng một cách to lớn, đến nỗi những tư bản riêng lẻ không thể làm nổi. Ngay cả những xí nghiệp của nhà nước (của chính phủ) cũng được tổ chức thành công ty cổ phần, tham gia vào công ty cổ phần. Trong quá trình phát triển lịch sử của chủ nghĩa tư bản, do những điều chỉnh thích nghi để bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, cố gắng duy trì sự tồn 10
- tại của chủ nghĩa tư bản trên thế giới nên khuynh hướng thứ nhất đã trở nên mạnh mẽ hơn. Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh đã chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, tức chủ nghĩa đế quốc. Ở các tác phẩm V.I.Lê-nin, các hình thức của công ty cổ phần ít được bàn đến, ngay cả trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới. Quá trình này, V.I.Lê-nin đã đề cập rất nhiều đến CNTB độc quyền Nhà nước và sự vận dụng sáng tạo trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước Nga (thành phần kinh tế CNTB nhà nước). Trong đó, V.I.Lê-nin cho rằng, việc nhà nước Xô- viết có thể chỉ cần nắm khoảng 25% cổ phần là có thể chi phối được các cổ đông tư nhân khác trong các xí nghiệp thuộc thành phần kinh tế chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Một luận điểm rất đáng lưu ý của V.I.Lê-nin những năm 20 của thế kỷ XX về các hình thức hợp tác xã được thể hiện trong tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác xã” là dưới CNTB tư nhân, xí nghiệp hợp tác xã khác với xí nghiệp TBCN, cũng như xí nghiệp tập thể khác với xí nghiệp tư nhân. Dưới CNTB Nhà nước, xí nghiệp hợp tác xã khác với xí nghiệp TB Nhà nước, trước hết ở chỗ nó là xí nghiệp tư nhân, sau nữa ở chỗ nó là xí nghiệp tập thể. Dưới chế độ hiện nay của chúng ta, xí nghiệp hợp tác xã khác với xí nghiệp TB tư nhân ở chỗ nó là xí nghiệp tập thể, nhưng nó không khác với xí nghiệp XHCN, nếu miếng đất trên đó nó được xây dựng và những tư liệu sản xuất đều thuộc về Nhà nước, nghĩa là về giai cấp công nhân [39]. Như vậy, chứng tỏ sự xuất hiện công ty cổ phần về mặt lịch sử là bước tiến từ sở hữu tư nhân lên sở hữu tập thể của các cổ đông. Còn ở nước ta, việc thiết lập mới các công ty cổ phần hay Cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước hiện nay không phải là tư nhân hoá mà là sự hình thành các doanh nghiệp đa sở hữu cho mọi thành phần kinh tế có thể tham gia, hợp tác cùng chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro thị trường và cùng hưởng lợi trong điều kiện có Đảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước XHCN quản lý. 11
- Ở nước ta, ngoài quá trình hình thành các công ty cổ phần từ những cổ đông là các chủ sở hữu vốn tư nhân lập nên theo Luật Doanh nghiệp, thì quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước, - một bộ phận rất quan trọng các công ty cổ phần được hình thành từ những Doanh nghiệp Nhà nước có chế độ sở hữu của toàn dân mà người đại diện cho chủ sở hữu toàn dân đó là Nhà nước. Chủ trương của Đảng về việc triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước từ ĐHVIII của Đảng đã khẳng định cổ phần hoá “…không phải để tư nhân hoá”. Thế nhưng, chính sự khác nhau về quá trình dẫn đến sự hình thành các Công ty cổ phần theo trình tự khách quan và trong thực tiễn cải cách doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đã làm cho không ít người (kể cả trong và ngoài nước) lầm tưởng rằng, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là tư nhân hoá. Những nhận thức như vậy, cùng với những vướng mắc và thiếu sót, lệch lạc trong quá trình cổ phần hoá đang có tác động không thuận đến quá trình tiến hành cổ phần hoá trên thực tế với các biểu hiện như sau: Việc bán cổ phần thiếu công khai, minh bạch còn khép kín trong nội bộ doanh nghiệp ở một số trường hợp đã dẫn tới những yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa và chậm được khắc phục. Chần chừ không muốn cổ phần hoá để cố trì hoãn sự tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước với mục đích đeo bám lấy “bầu sữa” của bao cấp, không dám nghĩ, dám làm, mặc dù hiệu quả hoạt động thấp, kéo dài nhiều năm. Không ít cán bộ cấp trên sợ mất quyền quản lý đối với doanh nghiệp trực thuộc, vì gắn với nó là lợi ích cá nhân, cục bộ. 12
- Tìm cách đánh giá sai, thiếu công tâm, khách quan giá trị thực với số tài sản có của Doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện cổ phần hoá theo hướng có lợi cho một số cá nhân. Khi tiến hành cổ phần hoá xong, tìm mọi cách để thôn tính dần số cổ phiếu của cổ đông là Nhà nước, mua gom số cổ phiếu khác dưới nhiều thủ đoạn rất tinh vi dẫn đến thâu tóm quyền lực, thao túng công ty cổ phần dưới nhiều hình thức. Lo ngại rằng sau khi công nhân được bán ưu đãi cổ phiếu sẽ đem bán cổ phiếu cho những người đầu cơ cổ phiếu. Lo sợ các công ty, các nhà tư bản nước ngoài đầu cơ cổ phiếu để thao túng doanh nghiệp cổ phần hoá mà không hiểu rằng, chỉ có một số doanh nghiệp Nhà nước khi được đưa vào thực hiện cổ phần hoá, thì trong đó cũng đã quy định một lượng cổ phiếu nhất định được bán ra bên ngoài và khống chế tỷ lệ phần trăm cổ phiếu tối đa của một cổ đông được quyền nắm giữ với mục đích là để huy động thêm vốn, công nghệ và kĩ thuật quản lý sản xuất, kinh doanh, thị trường... Lo ngại cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ dẫn đến “chệch hướng”, mà không nhận thức được rằng, nếu không có giải pháp hữu hiệu để đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước thì tụt hậu xa hơn về kinh tế cũng là một nguy cơ đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những biểu hiện trên không phải không có cơ sở, nhưng không thể vì những lo ngại đó và vì những lợi ích cục bộ mà chần chừ thiếu kiên quyết “đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá và mở rộng diện các doanh nghiệp Nhà nước cần cổ phần hoá” như nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khoá IX) và chỉ thị 45/ CT - TW của Đảng đã chỉ rõ. Cần khẳng định rằng trong điều kiện Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý, cổ phần hoá ở nước ta về bản chất không phải 13
- là tư nhân hoá.Tuy nhiên, chúng ta cần tăng cường chỉ, đạo kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình cổ phần hoá vừa qua, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, hoàn thiện cơ chế, chính sách để thực hiện ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Mặt khác, phải thấy rằng quá trình CPH một số DNNN ở nước ta, tuy là quá trình chuyển đổi một bộ phận thuộc sở hữu xã hội, sở hữu toàn dân thành đa sở hữu, nhưng về bản chất đây là một nội dung quan trọng của quá trình hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất). Cụ thể là tìm tòi hình thức quản trị CTCP vừa phát huy quyền lợi thiết thân và trách nhiệm đầy đủ của người lao động, cổ đông, hội đồng quản trị của công ty cổ phần vừa bảo đảm quản lý một cách dân chủ, nâng cao hiệu quả sử dụng những tài sản của doanh nghiệp, trong đó có một phần đáng kể hay cổ phần chi phối sở hữu nhà nước. Từ sở hữu của của một chủ sở hữu là nhà nước đối với tài sản của doanh nghiệp sau khi chuyển sang CTCP thì chuyển thành hình thức đa sở hữu, nhưng tựu chung cũng chỉ có một số hình thức cụ thể như sau: Các hình thức cổ phần hóa trong đó nhà nước đều có tham gia cổ phần, như giữ nguyên giá trị của doanh nghiệp, kêu gọi thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu; hoặc vừa bán một phần vốn vừa phát hành thêm cổ phiếu; Bán một phần tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức bán cổ phiếu; CPH một bộ phận của doanh nghiệp tuỳ theo đặc thù của quy trình công nghệ, CPH một công ty hoặc một tổng công ty. Các hình thức cổ phần hóa nêu trên đều có tỷ trọng sở hữu của nhà nước hoặc là nhà nước nắm giữ cổ phiếu không chế (tối thiểu 51%) hoặc không nắm giữ cổ phiếu khống chế, hoặc không cần nắm giữ cổ phần. 14
- Loại hình doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước lấy lại toàn bộ vốn bằng cách bán toàn bộ doanh nghiệp cho người lao động. Chúng ta biết rằng dù dưới hình thức nào khi chuyển sang công ty cổ phần là tạo ra các doanh nghiệp đa sở hữu, trong đó người lao động có sở hữu thực sự, từ đó tạo ra quyền làm chủ đích thực của họ đối với doanh nghiệp. Khi có lợi ích thiết thân của chính họ, sự giám sát tập thể đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được tăng cường và chính quá trình này cũng tạo ra cơ chế phân phối hài hoà giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Trên cơ sở đó hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng dần lên. Trong tương lai sở hữu cổ phần sẽ trở thành phổ biến trong xã hội, thì vai trò làm chủ của người lao động dưới hình thức “tham dự” cổ phiểu đối với sở hữu xã hội về vốn và tư liệu sản xuất, hi vọng, sẽ khắc phục được những hạn chế của hình thức sở hữu toàn dân theo kiểu “vô chủ” như đã từng diễn ra. Như vậy, về mặt lý luận, chúng ta có thể chứng minh được rằng nội dung và bản chất quá trình cổ phần hoá ở nước ta không phải là tư nhân hoá. Riêng hình thức thứ tư, bán toàn bộ tài sản doanh nghiệp, ý kiến cho đây là tư nhân hóa dựa vào mấy lý do sau: Trước hết, về mặt hình thức là bán toàn bộ tài sản nhà nước cho cá nhân; tiếp theo là giả sử người lao động nắm cổ phần rồi nhưng sau một thời gian do quá trình trao đổi tích tụ, đầu cơ trên thị trường chứng khoán nên số cổ phiếu ấy có thể sẽ dồn lại cho một số ít các cá nhân. Điều lo ngại đó là chính đáng, nhưng cũng phải thấy rằng, trong kinh tế thị trường quyền bán là có thể quy định được bằng các văn bản pháp luật, nhưng giá trị của cổ phiếu lại hoàn toàn lệ thuộc vào hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần, nó có thể lên đến hàng trăm lần giá giao dịch ban đầu, nhưng cũng có thể chỉ còn là một mớ “giấy lộn” nếu doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kém hiệu quả dẫn đến nguy cơ phá sản. 15
- Tinh thần chỉ đạo của các Nghị quyết Hội nghị TW 3 và 9 (Khoá IX) cũng như hoạch định chính sách, những vấn đề nêu lên trong quá trình cổ phần hoá đã được lường trước và đã tính đến việc làm sao dành một phần vốn của Nhà nước để lại cho doanh nghiệp trong quá trình bán nhằm tạo ra một lượng cổ phiếu không chia dành cho người lao động (nghĩa là vốn Nhà nước nhưng được hưởng cổ tức)… Theo đó Nhà nước giành 30% tài sản của doanh nghiệp để hình thành các cổ phần ưu đãi cho người lao động. Điều này trong thực tế hiện nay các doanh nghiệp được cổ phần hoá thì tỷ lệ đó thậm chí còn cao hơn khi tạo ra các cổ phiếu không chia. Như vậy, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chính là tạo điều kiện cho Nhà nước tập trung nắm những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, cũng như những lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân không thể hoạt động hiệu quả được. Và như vậy, bán toàn bộ tài sản chỉ được áp dụng đối với những ngành, những lĩnh vực, những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ. Nhà nước bán doanh nghiệp là nhằm thu hồi vốn về cho Nhà nước. Quan điểm khi thực hiện cổ phần hoá là lĩnh vực nào các thành phần kinh tế khác có khả năng đem lại hiệu quả cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn thì mạnh dạn thực hiện bởi Đảng ta coi các thành phần kinh tế đều là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế nhiều thành phần là để không ngừng nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các thành phần kinh tế, tạo môi trường kinh doanh, - sân chơi do Nhà nước tạo ra, bảo đảm sự bình đẳng trong cạnh tranh để đạt được hiệu quả cao, phát triển nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Việc phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước chính là để bảo đảm chắc chắn cho mục tiêu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh 16
- tế quốc dân. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (Khoá IX) nêu rõ: “Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước”. Bởi vậy, có thể nói, gấp rút nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của chính bản thân doanh nghiệp Nhà nước là để góp phần thực hiện tốt mục tiêu trên. Những biện pháp, giải pháp mà Trung ương đã đề ra có chung một mục tiêu như vậy. Chương trình hành động của Chính phủ, các đề án sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước của các ngành, các địa phương đã đưa ra lộ trình cụ thể. Hy vọng rằng tới đây cùng với việc thực hiện thành công 104 đề án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước; cũng như rà soát và xem xét các lĩnh vực mà doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (Khoá IX) của Đảng và Quyết định số 155QĐ/TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương sẽ tạo điều kiện tốt hơn để các doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh cùng với khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2. Tình hình doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam trƣớc cổ phần hóa 1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhà nƣớc Mọi nhà nước đều có chức năng kinh tế. Chức năng này được thực hiện ở mức độ khác nhau, tuỳ theo giai đoạn phát triển. Nhìn chung, chức năng kinh tế của nhà nước luôn gắn liền và thể hiện qua các hoạt động kinh tế của Nhà nước trên cơ sở tiềm lực vật chất của Nhà nước. Nhà nước cần có lực lượng vật chất mạnh trong tay để điều tiết sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế phát triển theo hướng đã định. DNNN là một lực lượng có vai trò, vị trí rất quan trọng của Nhà nước để thực hiện sự điều tiết ấy. 17
- Trên thế giới, quan niệm về DNNN cũng rất khác nhau. Hiện nay, nhiều nhà kinh tế trên thế giới quan niệm rằng, DNNN là thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ mà phần lớn thu nhập của nó được tạo ra thông qua việc bán các hàng hoá và dịch vụ. Trong điều kiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung, DNNN ở Việt Nam- được gọi là DN quốc doanh, chiếm vai trò độc tôn trong nền kinh tế. Đây là DN hạch toán kinh tế theo nguyên tắc “bao cấp”. Khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, việc cải cách, đổi mới cơ chế đối với DNNN luôn là vấn đề trọng tâm. Kết quả là các DNNN không những thay đổi về nguyên tắc hỗ trợ, cơ chế và hạch toán mà còn thay đổi cả cơ cấu sở hữu, phát triển một số hình thức đan xen sở hữu mới. Do vậy, Luật DNNN ban hành ngày 30/4/1995, lần đầu tiên Việt Nam đã đưa ra khái niệm có tính pháp lý về DNNN là: DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do DN quản lý. Luật Doanh nghiệp nhà nước (năm 2003) định nghĩa: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn [43] . Luật Doanh nghiệp (năm 2005) áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, định nghĩa DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong số nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc sự điều tiết của Luật Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ [43]. 18
- Xét về mặt lịch sử, khái niệm về DNNN đã có nhiều thay đổi. Quá trình hình thành và phát triển DNNN ở Việt Nam từ khi giành được độc lập ở miền Bắc năm 1954 và thống nhất đất nước năm 1975 cho đến thời kỳ trước đổi mới, gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH theo mô hình kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp. Đầu tiên, các DNNN được hình thành từ việc quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản tư nhân hoặc tiếp quản các DN của chính quyền cũ để lại. Một số DN trong quá trình cải tạo XHCN theo mô hình công - tư hợp doanh, mặc dù không được quốc hữu hoá trực tiếp bằng pháp lý, nhưng trên thực tế do áp đặt cơ chế kiểu quốc doanh dần dần cũng bị biến thành DNNN. Tuy nhiên, số lượng các DNNN loại này không nhiều và trên thực tế sau khi trở thành DNNN đã được Nhà nước tiếp tục đầu tư phát triển mạnh về quy mô. Loại thứ hai được hình thành do Nhà nước đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước hoặc vốn viện trợ xây dựng mới. Các DNNN thuộc lĩnh vực này dần dần chiếm lĩnh các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ quan trọng. Các DNNN thuộc lĩnh vực công nghiệp này sử dụng công nghệ và thiết bị chủ yếu là ngoại nhập (chủ yếu từ hệ thống các nước XHCN (cũ), nhất là Liên Xô (cũ) và Trung Quốc). Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, các DNNN được thành lập ở các địa bàn ít dân cư, cần khai thác tài nguyên đất, rừng với các ngành nghề khác nhau, chủ yếu là trồng và khai thác gỗ, các cây công nghiệp dài ngày. Các DNNN do chính quyền địa phương đầu tư vào giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX, chủ yếu thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, cơ khí sửa chữa, hầu hết có quy mô nhỏ, năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động không cao. Nhìn chung, đến năm 1990, với 12.084 DNNN chiếm giữ hầu như toàn bộ các ngành công nghiệp: năng lượng như điện lực, dầu khí,…; khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, dược phẩm, sản xuất xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất, công nghiệp phục vụ quốc phòng. Trong các ngành sản xuất 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam
118 p | 403 | 154
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động truyền thông thương hiệu tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
18 p | 323 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của tổng Công ty Bưu chính Việt Nam đến năm 2015
26 p | 166 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý - qua thực tiễn ở thành phố Hải Phòng
10 p | 124 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động tại Thành phố Thanh Hóa
106 p | 207 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Bất động sản tại Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
120 p | 53 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạt động truyền thông Marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam
26 p | 49 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoạt động Công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
140 p | 53 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao chất lượng kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
11 p | 40 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Uông Bí
10 p | 48 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ: Giảng dạy một số nội dung điện hóa học ở trường trung học phổ thông
61 p | 33 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
8 p | 32 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phân tích tài chính khách hàng phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
15 p | 20 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
7 p | 20 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex
17 p | 22 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường huy động tiền gửi từ dân cư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Sở giao dịch 1
5 p | 26 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh
6 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp mở rộng hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
89 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn