intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính – Bằng chứng thực nghiệm đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định và phân tích tác động của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp của thông tin đối trên báo cáo tài chính với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2016. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính – Bằng chứng thực nghiệm đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- NGUYỄN THỊ THÙY DUNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẬN TRỌNG KẾ TOÁN CÓ ĐIỀU KIỆN ĐẾN GIÁ TRỊ THÍCH HỢP CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH– BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- NGUYỄN THỊ THÙY DUNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẬN TRỌNG KẾ TOÁN CÓ ĐIỀU KIỆN ĐẾN GIÁ TRỊ THÍCH HỢP CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tài liệu tham khảo đã được tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Hồ Chí Minh, ngày......tháng......năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 4 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................................................................................... 5 6. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA THẬN TRỌNG KẾ TOÁN ĐẾN GIÁ TRỊ THÍCH HỢP CỦA THÔNG TIN .................................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan trước đây liên quan đến ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin. ................................................................... 7 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................................. 8 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................................... 12 1.2. Khe hổng nghiên cứu .............................................................................................. 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................... 15 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 16 2.1. Các khái niệm có liên quan ..................................................................................... 16
  5. 2.1.1. Giá trị thích hợp của thông tin kế toán (value relevance) .................................... 16 2.1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................................... 16 2.1.1.2. Các mô hình đo lường giá trị thích hợp của thông tin kế toán .......................... 18 2.1.2. Thận trọng kế toán ............................................................................................... 20 2.1.2.1. Định nghĩa ......................................................................................................... 20 2.1.2.2. Các mô hình đo lường thận trọng kế toán ......................................................... 28 2.2. Phân loại các hình thức thận trọng kế toán ............................................................. 36 2.3. Lý thuyết nền tảng liên quan ................................................................................... 38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................... 41 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 42 3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ................................................. 42 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 42 3.1.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 42 3.2. Mô hình hồi quy và đo lường các biến trong mô hình ............................................ 46 3.2.1. Mô hình hồi quy đo lường giá trị thích hợp thông tin.......................................... 46 3.2.2. Mô hình hồi quy đo lường thận trọng kế toán có điều kiện ................................. 48 3.3. Giả thuyết nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 49 3.4. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 52 3.4.1. Mẫu nghiên cứu.................................................................................................... 52 3.4.2. Thu thập dữ liệu ................................................................................................... 53 3.4.3. Quy trình phân tích dữ liệu .................................................................................. 54 3.4.3.1. Loại dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu ............................................................. 54
  6. 3.4.3.2. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy ................................................... 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................... 57 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................................... 58 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu............................................................................................. 58 4.2. Phân tích thống kê mô tả ......................................................................................... 59 4.3. Kết quả kiểm tra sự vi phạm các giả định trong hồi quy tuyến tính ....................... 61 4.3.1. Giả định của phương sai của sai số không đổi ..................................................... 61 4.3.2. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư ........................................................... 62 4.3.3. Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến) ...................................................................................................... 63 4.4. Mô hình hồi quy kết hợp đo lường thận trọng kế toán có điều kiện ....................... 64 4.5. Mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông tin và ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin ..................................... 66 4.5.1. Kết quả mô hình Easton & Harris (1991) ............................................................ 67 4.5.2. Kết quả mô hình Ohlson (1995) ........................................................................... 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................... 75 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................... 76 5.1. Kết luận chung ........................................................................................................ 76 5.2. Một số hàm ý chính sách ......................................................................................... 77 5.2.2. Đối với các công ty niêm yết ............................................................................... 79 5.2.3. Đối với nhà đầu tư ................................................................................................ 79 5.3. Hạn chế đề tài nghiên cứu ....................................................................................... 79
  7. 5.4. Định hướng nghiên cứu trong tương lai .................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các biến trong mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin 47 Bảng 3.2. Các biến trong mô hình đo lường thận trọng kế toán có điều kiện 48 Bảng 3.3. Mẫu nghiên cứu 53 Bảng 4.1. Số lượng và tỷ lệ các công ty thuộc mẫu nghiên cứu theo ngành 58 nghề Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả 60 Bảng 4.3. Hệ số khuếch đại phương sai VIF mô hình Basu (1997) 63 Bảng 4.4. Hệ số khuếch đại phương sai VIF mô hình Easton & Harris (1991) 64 Bảng 4.5. Hệ số khuếch đại phương sai VIF mô hình Ohlson (1995) 64 Bảng 4.6. Kết quả mô hình hồi quy kết hợp đo lường thận trọng kế toán có 65 điều kiện theo Basu (1997) Bảng 4.7. Kết quả mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông 69 tin theo Easton & Harris (1991) Bảng 4.8. Kết quả mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông 72 tin theo Ohlson (1995)
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 45 Hình 4.1. Kết quả kiểm định Breusch-Pagan mô hình Basu (1997) 61 Hình 4.2. Kết quả kiểm định Breusch-Pagan mô hình Easton & Harris (1991) 61 Hình 4.3. Kết quả kiểm định Breusch-Pagan mô hình Ohlson (1995) 61 Hình 4.4. Biểu đồ P-P Plot mô hình Basu (1997) 62 Hình 4.5. Biểu đồ P-P Plot mô hình Eason & Harris (1991) 62 Hình 4.6. Biểu đồ P-P Plot mô hình Ohlson (1995) 63
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Nhiệm vụ của kế toán trong một tổ chức thường được quan niệm là công việc gắn với chứng từ, sổ sách, hạch toán, và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày diễn ra tại đơn vị. Thêm vào đó, bộ máy kế toán mang nặng yêu cầu quản lý Nhà nước, hướng đến mục đích đảm bảo số thu ngân sách hơn là phục vụ chính công tác quản trị, điều hành của bản thân doanh nghiệp1. Thay vào đó, nhiệm vụ tổng hợp, phân tích thông tin; lập và trình bày báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin cho việc quản trị điều hành của nhà quản lý và phục vụ tích cực cho các nhà đầu tư để đưa ra quyết định lại chưa được nhấn mạnh là nhiệm vụ ưu tiên trong công tác kế toán. Quay trở lại với Việt Nam, nền kinh tế thị trường còn khá non trẻ với sự phát triển chỉ mới bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ 20. Mặt khác, thị trường vốn của Việt Nam là một trong những thị trường non trẻ nhất trên thế giới với dấu mốc năm 2000 gắn cùng sự ra đời của thị trường giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Đến nay, nó vẫn chưa thể hiện rõ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mới chỉ trong phạm vi quốc gia, chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới (Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc, 2011). Một số nhà nghiên cứu tại Việt Nam đã nhận định rằng thông tin tài chính cung cấp trên báo cáo tài chính thông qua hệ thống ghi chép, tổng hợp của kế toán là chưa thích hợp khi so với các thị trường hiệu quả của các quốc gia trên thế giới. Cụ thể, Việt Nam là quốc gia theo hướng điển luật (code law) khác với các nước theo hướng thông luật (common law), tức là sự bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu tính minh bạch của thông tin thấp hơn (Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc, 2011). Việt Nam là quốc gia mà các cơ sở, nguyên tắc kế toán được quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia. Tức là, nhà nước có vai 1 http://ifrsvietnam.vn/tin-tuc/hoi-nghi-hoi-thao-1/ky-nang-kien-thucnguoi-lam-cong-tac-ke-toan-can-duoc-trang- bi-de-dap-ung-yeu-cau-doi-moi-ke-toan-tai-viet-nam-220.html
  11. 2 trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo và do đó việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản pháp lý dưới luật (Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc, 2011). Chế độ kế toán hướng đến coi trọng phương pháp ghi chép, lập các bút toán định khoản, phương pháp kế toán chịu ảnh hưởng nặng nề của các quy định về thuế, như: yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện hệ thống tài khoản thống nhất về số hiệu, tên gọi…2.Thêm vào đó, chuẩn mực kế toán Việt Nam với các ước tính kế toán ít hơn và thận trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc chắn, tuy nhiên điều này làm giảm sự phù hợp của thông tin trên báo cáo tài chính (Nguyễn Đăng Huy, 2017). Chính các quy định về kế toán thường được xây dựng trên các nguyên tắc thận trọng, cứng nhắc kết hợp cùng bản chất phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra trong quá khứ của các thông tin trên báo cáo tài chính khiến người sử dụng thông tin gặp nhiều khó khăn khi dự đoán tương lai của doanh nghiệp phục vụ mục đích đầu tư. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng kết luận rằng sự thận trọng trong kế toán tăng lên là một nguyên nhân có thể giải thích cho sự giảm xuống của giá trị thích hợp thông tin kế toán (Lev và Zarowin, 1999; Francis và Schipper, 1999; Core và cộng sự, 2003). Ngược lại, một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của thông tin (Balachandran và Mohanram, 2011). Sự mâu thuẫn này cũng thể hiện trong việc IASB loại bỏ khái niệm thận trọng ra khỏi khuôn mẫu lý thuyết kế toán 2010 và đang lấy ý kiến đưa trở lại thuật ngữ này trong dự thảo 2015 của mình. Với những yêu cầu thiết thực trên cùng những luồng quan điểm trái chiều trong các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả chọn nghiên cứu đề tài luận văn “Ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính – Bằng chứng thực nghiệm đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 2 http://ifrsvietnam.vn/tin-tuc/hoi-nghi-hoi-thao-1/ky-nang-kien-thucnguoi-lam-cong-tac-ke-toan-can-duoc-trang- bi-de-dap-ung-yeu-cau-doi-moi-ke-toan-tai-viet-nam-220.html
  12. 3 Việt Nam”. Đây là vấn đề mang tính thời sự nhằm cải thiện chất lượng thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam và thúc đẩy thị trường vốn phát triển trên phạm vi quốc tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu chung Xác định và phân tích tác động của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp của thông tin đối trên báo cáo tài chính với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2016. b. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Xác định chiều tác động của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính. - Kiểm tra mức độ thận trọng kế toán có điều kiện giai đoạn 2008-2014 và giai đoạn 2015-2016 có sự khác biệt hay không. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu của luận văn đặt ra trong phần mục tiêu nghiên cứu, nội dung chính của luận văn cần phải trả lời được các câu hỏi sau: - Tác động của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính là mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều hay không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê ?. - Mức độ thận trọng kế toán có điều kiện giai đoạn 2008-2014 có cao hơn giai đoạn 2015-2016 hay không?
  13. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thận trọng kế toán có điều kiện, giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính và tác động của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3.2. Về phạm vi nghiên cứu Đo lường thận trọng kế toán có điều kiện, giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính và phân tích tác động của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp của thông tin đối với các công ty phi tài chính (tức không bao gồm các công ty khối ngành ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trên hai sàn giao dịch là Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 9 năm, từ năm 2008-2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và tiến hành thu thập báo cáo tài chính đã kiểm toán và dữ liệu thị trường của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016. Dựa trên các công trình nghiên cứu trước đây, người viết tổng hợp lại các mô hình đo lường thận trọng kế toán, giá trị thích hợp thông tin và tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin và áp dụng mô hình thích hợp có thể đo lường tại Việt Nam cũng như phù hợp với điều kiện nghiên cứu. Luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích các số liệu thu thập được từ quá trình tổng hợp các chỉ số trên báo cáo tài chính và dữ liệu thị trường. Phần mềm Stata 14 và Microsoft Excel 2016 cũng được tác giả sử dụng nhằm hỗ trợ cho quá trình thống kê, xử lý số liệu để đưa ra những nhận xét, đánh giá.
  14. 5 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trước thực trạng về giá trị thích hợp của thông tin kế toán và tính thận trọng trong chuẩn mực kế toán Việt Nam làm giảm sự thích hợp của các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, đề tài có những ý nghĩa thực tiễn như sau: - Thứ nhất, luận văn đã tổng hợp các nghiên cứu trước đây trên thế giới liên quan đến mô hình đo lường thận trọng kế toán, giá trị thích hợp của thông tin kế toán cũng như phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xem xét ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin kế toán. Thông qua việc kiểm định các giả thuyết đề xuất, nghiên cứu đo lường được mức độ thận trọng kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đo lường giá trị thích hợp thông tin kế toán trên từng nhóm thuộc mẫu nghiên cứu dựa trên mức độ thận trọng cao, trung bình hay thấp. - Thứ hai, các nghiên cứu trước đây tìm hiểu tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin sử dụng mẫu nghiên cứu là các công ty thuộc các quốc gia phát triển như Mỹ,… và vận hành bởi hệ thống thông luật (common law). Chủ đề nghiên cứu của luận văn đặt trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam – quốc gia đang phát triển và theo khuynh hướng điển luật (code law). Vì vậy, kết quả nghiên cứu là tài liệu thú vị và hữu ích cho các nhà đầu tư muốn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. - Thứ ba, đây là một trong số ít các đề tài tại Việt Nam sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu về thận trọng kế toán và tác động của nó lên giá trị thích hợp của thông tin. Đề tài tiếp cận với dữ liệu lớn các báo cáo tài chính đã kiểm toán và dữ liệu thị trường của cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh (ngoại trừ các công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) giai đoạn 2008 - 2016. Thêm vào đó, việc thu thập, tổng hợp dữ liệu theo chuỗi thời gian (09 năm) tại thời điểm hiện tại đã tạo cho luận văn một sự mới mẻ trên khía cạnh dữ liệu nghiên cứu.
  15. 6 - Thứ tư, dựa trên kết quả đo lường thận trọng kế toán có điều kiện và giá trị thích hợp của thông tin cũng như tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính tham khảo. Ngoài ra, đây cũng là nghiên cứu thực nghiệm giúp đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam và tham khảo trong việc sử dụng các thông tin trên báo cáo tài chính nhằm đưa ra các quyết định đầu tư có hiệu quả. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, bố cục của luận văn thạc sĩ có kết cấu gồm năm chương như sau: Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin Chương 2. Cơ sở lý thuyết Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5. Kết luận và một số hàm ý chính sách
  16. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA THẬN TRỌNG KẾ TOÁN ĐẾN GIÁ TRỊ THÍCH HỢP CỦA THÔNG TIN Với mục đích tìm ra khe hổng nghiên cứu của luận văn, trong nội dung chương 1 tác thực hiện tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin. 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan trước đây liên quan đến ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin. Nhiều nhà quản lý, các đối tượng thực hành kế toán và các nhà khoa học từ lâu đã lập luận rằng tồn tại sự đánh đổi giữa tính thích hợp và tính đáng tin cậy, với yêu cầu thận trọng thiên lệch hơn về việc tạo ra sự đáng tin cậy hơn là tính thích hợp (Balachndran và Mohanram, 2011). Lev và Zarowin (1999) tìm thấy rằng các công ty có chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) tăng lên, tức có mức thận trọng kế toán cao hơn thì giá trị thích hợp thông tin giảm xuống đáng kể. Thêm vào đó, Francis và Schipper (1999) kết luận rằng các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao (high-tech industries) cho thấy sự giảm mạnh mẽ trong giá trị thích hợp của thông tin so với các công ty thuộc các ngành nghề khác. Đây là một số nghiên cứu thực hiện xem xét mối quan hệ của thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của thông tin nhưng không sử dụng một mô hình thực nghiệm cụ thể để đo lường mà chỉ tập trung vào một hoạt động kinh doanh cụ thể hoặc một ngành nghề nhất định. Một số luồng quan điểm khác lại cho rằng, không tồn tại sự đánh đổi giữa tính đáng tin cậy và thích hợp của thông tin. Watt (2003) nhận định rằng yêu cầu về tính thận trọng hạn chế khả năng cung cấp các thông tin không được đo lường một cách đáng tin cậy, nên thận trọng kế toán càng tăng có thể liên quan đến sự tự tăng lên trong tính thích hợp. Ngoài ra, chính sách kế toán mang tính thận trọng ủng hộ các phương pháp đo lường mang tính khách quan và ít các ước tính kế toán nên có thể dẫn
  17. 8 đến số liệu kế toán đáng tin cậy hơn. Theo nghiên cứu của tác giả, các nghiên cứu liên quan đến mối liên hệ giữa thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của thông tin được thực hiện trên phạm vi một quốc gia trên một chuỗi thời gian. Ngược lại, một số nghiên cứu khác thực hiện trên phạm vi quốc tế tức giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa các khu vực kinh tế. Theo đó, trong nội dung phần này, tác giả tập trung trình bày các nghiên cứu về tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên phạm vi thế giới (bao gồm hai dòng nghiên cứu thực hiện trên phạm vi một quốc gia và phạm vi đa quốc gia) và trong nước (Việt Nam). 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới * Các nghiên cứu liên quan trước đây về tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên phạm vi một quốc gia Balachndran và Mohanram (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của thông tin kế toán đối với các công ty trong bộ dữ liệu Compustat Annual Industrial của Mỹ từ năm 1978-2002. Với việc sử dụng bốn mô hình đo lường thận trọng kế toán của Beaver và Ryan (2000), Penman và Zhang (2002), Lev và Nissim (2004) và Basu (1997), nhóm tác giả đã phân chia mẫu nghiên cứu thành ba nhóm dựa trên mức độ thận trọng kế toán đo lường được. Nhóm được chia bao gồm: 30% quan sát có mức độ thận trọng thấp nhất, 30% quan sát có mức độ thận trọng cao nhất và 40% mẫu còn lại là các quan sát có mức độ thận trọng trung bình. Sau đó, Balachndran và Mohanram (2004) nghiên cứu giá trị thích hợp của thông tin trên mẫu đã phân chia theo mức độ thận trọng kế toán bằng cách sử dụng mô hình giá thông qua việc hồi quy giá trị sổ sách và lợi nhuận trên một cổ phiếu. Kết quả cho thấy giá trị thích hợp của thông tin kế toán chỉ giảm đối với các công ty có mức thận trọng kế toán thấp nhất và thay đổi không đáng kể đối với các công ty có mức thận trọng kế toán cao nhất. Tuy nhiên, đối với cách đo lường thận trọng kế toán dựa trên sự kịp thời bất cân xứng
  18. 9 của thu nhập theo mô hình của Basu (1997), nghiên cứu của nhóm tác giả không quan sát thấy sự giảm xuống của giá trị thích hợp thông tin kế toán. Kousenidis và cộng sự (2009) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của thận trọng kế toán tới giá trị thích hợp của thông tin kế toán đối với các công ty Hy Lạp giai đoạn 1989-2003 gồm 127 công ty với 1035 quan sát, trong đó không bao gồm các công ty thuộc lĩnh vực tài chính với kiểu cấu trúc dữ liệu bảng không cân bằng. Mẫu nghiên cứu được chia thành 3 nhóm căn cứ vào mức thận trọng kế toán (thấp, trung bình, cao) và 2 giai đoạn nhỏ trong đó lấy năm 1999 chứng kiến sự sụp đổ của thị trường làm căn cứ phân chia. Nhóm tác giả này sử dụng mô hình đo lường thận trọng kế toán DT của Basu (1997), mô hình đo lường giá trị thích hợp của thông tin kế toán theo kết quả nghiên cứu của Easton và Harris (1991). Tuy nhiên, do dữ liệu bảng bao gồm số lượng lớn các công ty trong thời gian ngắn nên cả hai mô hình được điều chỉnh theo Pesaran (2006) để loại bỏ tác động của phụ thuộc chéo và sự khác biệt đặc trưng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thận trọng (bảo thủ) là một đặc điểm nổi bật của hệ thống kế toán Hy Lạp. Ngoài ra, Kousenidis và cộng sự (2009) không nhận thấy tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của thu nhập (earnings). Tuy nhiên, giá trị thích hợp tăng khi xem xét các công ty có mức độ thận trọng thấp lên mức trung bình, và giảm khi xem xét các công ty có mức độ thận trọng cao và thấp. Tiếp tục phát triển nghiên cứu đã thực hiện về sự liên kết giữa xu hướng giá trị thích hợp của thông tin và thận trọng kế toán, Balachndran và Mohanram (2011) thực hiện nghiên cứu với 100.984 quan sát trong bộ dữ liệu Compustat Annual Industrial của Mỹ cho giai đoạn 30 năm từ 1975 đến 2004. Mặc dù vẫn sử dụng các mô hình của Beaver và Ryan (2000), Penman và Zhang (2002) như trong nghiên cứu đã thực hiện năm 2004, nhóm tác giả thực hiện đo lường thận trọng kế toán trên cả mức độ và sự tăng trưởng của nó. Tuy nhiên, Balachndran và Mohanram (2011) không tìm được bằng chứng cho thấy các công ty có mức độ thận trọng kế toán tăng lên khiến giá trị thích hợp của thông tin
  19. 10 giảm xuống. Do đó, sẽ không là một nhận định hợp lý khi phát biểu rằng, sự tăng lên của thận trọng kế toán khiến cho giá trị thích hợp của thông tin bị giảm xuống. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định không xuất hiện sự đánh đổi giữa tính thích hợp và tính đáng tin cậy của thông tin kế toán như một số nhà nghiên cứu trước đó đã đưa ra. Nhóm tác giả cũng đồng thời thực hiện hồi quy hàm xu hướng giá trị thích hợp của thông tin trên từng nhóm đã phân chia căn cứ theo mức độ và sự tăng trưởng thận trọng kế toán. Tuy nhiên, nhóm tác giả dựa trên lập luận của Brown và cộng sự (1999) cho rằng, khi hệ số biến thiên của biến độc lập và biến phụ thuộc của hàm hồi quy giá trị thích hợp theo thời gian tăng lên sẽ khiến cho hệ số điều chỉnh R2 tăng lên một cách máy móc (mechanical increase). Điều này khiến sự giảm xuống thực sự trong giá trị thích hợp của thông tin bị che giấu. Do đó, theo Balachandran và Mohanram (2011) , mô hình hồi quy xu hướng giá trị thích hợp của thông tin được bổ sung thêm hai biến độc lập là hệ số biến thiên của biến giá cổ phiếu 3 tháng sau kết thúc niên độ tài chính và biến giá trị sổ sách của một cổ phiếu trong mô hình giá khi ước lượng giá trị thích hợp của thông tin (mô hình Ohlson, 1995). Hàm hồi quy xu hướng giá trị thích hợp điều chỉnh là: VRj = αj + β jTIME+ γ1jCVBVj + γ2jCVPRICEj + ε * Các nghiên cứu liên quan trước đây về tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên phạm vi đa quốc gia. Để xem xét xu hướng thay đổi của giá trị thích hợp của thông tin, thận trọng kế toán cũng như đánh giá sự khác biệt về mối quan hệ này khi bị tác động bởi áp dụng chuẩn mực kế toán khác nhau và các yếu tố đặc trưng của quốc gia, Thijssen và cộng sự (2016) đã thực hiện nghiên cứu đối với 20.930 quan sát tại châu Âu và Mỹ từ năm 2009- 2015. Mẫu nghiên cứu bao gồm 41,9% tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán chấp nhận chung của Hoa Kỳ- US GAAP, 58,1% tuân thủ theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - IFRS. Để đo lường thận trọng kế toán, nhóm tác giả sử dụng hai mô hình: mô hình Khan và Watts (2009), mô hình dựa trên dòng tiền của Ball và Shivakumar (2005).
  20. 11 Mô hình giá có điều chỉnh sự khác biệt về ngành nghề, sự tác động của lỗ được nhóm tác giả sử dụng để đo lường giá trị thích hợp của thông tin kế toán. Ngoài ra, hai nhân tố được đưa vào mô hình đánh giá tác động của thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của thông tin khi sử dụng phương pháp chọn từng bước là: quyền của nhà đầu tư bên ngoài và luật pháp để kiểm soát các yếu tố đặc trưng của quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thận trọng kế toán có điều kiện có mối quan hệ thuận chiều với giá trị thích hợp thông tin kế toán khi thận trọng kế toán đo lường theo mô hình dựa trên dòng tiền. Ngược lại, thận trọng kế toán có điều kiện có mối quan hệ ngược chiều với giá trị thích hợp thông tin kế toán khi thận trọng kế toán đo lường theo mô hình Khan và Watts (2009). Thêm vào đó, sự khác biệt về chuẩn mực kế toán không phải là một yếu tố có thể giải thích mối quan hệ thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của thông tin. Tương tự Balachandran và Mohanram (2011), Thijssen và cộng sự (2016) thực hiện hồi quy giá trị thích hợp theo thời gian theo mô hình sau: VRj = αi + β jTIME + ε Cũng thực hiện nghiên cứu trên phạm vi quốc tế, Brown (2007) nghiên cứu mối quan hệ giữa thận trọng có điều kiện và giá trị thích hợp thông tin kế toán của 20 quốc gia từ năm 1993-2004 thông qua mô hình hồi quy với phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS. Mô hình được xây dựng có bổ sung các yếu tố đặc trưng quốc gia được bao gồm: mức độ dồn tích, hệ thống pháp luật (thông luật/điển luật), chênh lệch lợi nhuận kế toán –thuế, quyền chống lại giám đốc. Kết quả cho thấy, thận trọng kế toán có điều kiện có mối quan hệ thuận chiều với giá trị thích hợp của thông tin đối với các quốc gia có mức độ dồn tích cao. Tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ tăng lên đối với các quốc gia xuất hiện cơ chế bảo vệ cổ đông (shareholder protection). Tương tự lựa chọn phạm vi nghiên cứu quốc tế, Akhloufi (2013) đã khám phá mối quan hệ giữa thận trọng kế toán có điều kiện và giá trị thích hợp của lợi nhuận tại các công ty tại Liên minh châu Âu. Các công ty công chúng tại khu vực này buộc phải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2