intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào việc xem xét các nhân tố nội tại và các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế có tác động đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể, đối với các nhân tố nội tại, bài nghiên cứu tập trung xem xét các nhân tố: Quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), rủi ro tín dụng, tính thanh khoản và tiền gửi khách hàng của từng ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THÙY AN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THÙY AN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ THÙY LINH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Thị Thùy Linh. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Lê Thùy An
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT Lý do thực hiện đề tài ....................................................................................... 1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 4 Đóng góp điểm mới của đề tài .......................................................................... 4 Kết cấu luận văn ................................................................................................ 4 Các quan điểm về an toàn vốn ......................................................................... 6 2.1.1. Các quan điểm .................................................................................................. 6 2.1.2. Những lý giải cho an toàn vốn ......................................................................... 7 2.1.3. Thước đo về an toàn vốn .................................................................................. 9 2.1.3.1. Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng ............................................................ 9 2.1.3.2. Hiệp ước Basel I .......................................................................................... 10 2.1.3.3. Hiệp ước Basel II ........................................................................................ 11 2.1.3.4. Thước đo an toàn vốn tại Việt Nam ............................................................ 12 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................. 15 2.2.1. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp ...................................................................... 17 2.2.2. Cấu trúc vốn tối ưu - Optimal Capital Structure ............................................ 18
  5. 2.2.3. Lý thuyết về cấu trúc vốn ............................................................................... 20 2.2.3.1. Lý thuyết (MM)........................................................................................... 20 2.2.3.2. Lý thuyết đánh đổi ...................................................................................... 21 2.2.3.3. Trật tự phân hạng ........................................................................................ 23 2.2.3.4. Lý thuyết chi phí đại diện............................................................................ 24 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng an toàn vốn .......... 25 2.3.1. Các tài liệu nghiên cứu nước ngoài ................................................................ 25 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................ 29 Khung phân tích nghiên cứu .......................................................................... 37 Nguồn dữ liệu nghiên cứu............................................................................... 38 Cơ sở xây dựng mô hình hồi quy ................................................................... 39 3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 39 3.3.2. Mô tả các biến của mô hình nghiên cứu ........................................................ 41 3.3.2.1. Biến phụ thuộc ............................................................................................ 41 3.3.2.2. Các biến độc lập .......................................................................................... 42 3.3.3. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 44 Các phương pháp ước lượng hồi quy sử dụng trong bài luận văn ............. 46 3.4.1. Mô hình Pooled OLS ..................................................................................... 47 3.4.2. Mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effective Model – FEM) ................ 47 3.4.3. Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effective Model – REM) ...... 48 Thống kê mô tả số liệu .................................................................................... 50 4.1.1. Phân tích, thống kê mô tả số liệu ................................................................... 50 4.1.2. Phân tích ma trận tương quan ........................................................................ 53 Phân tích mối quan hệ đa biến giữa các biến số với an toàn vốn của các ngân hàng ................................................................................................................ 55 4.2.1. Kết quả hồi quy mô hình đa biến các yếu tố vĩ mô tác động đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại ................................................................................. 56 4.2.1.1. Kết quả hồi quy tác động của các yếu tố vĩ mô tác động đến an toàn vốn . 56 4.2.1.2. Các kết quả kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp nhất với mẫu dữ liệu ... 58
  6. 4.2.2. Kết quả hồi quy các nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các ngân hàng ....... 60 4.2.2.1. Kết quả hồi quy tác động của các nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại .............................................................................................. 60 4.2.2.2. Các kết quả kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp nhất với mẫu dữ liệu ... 62 4.2.3. Kết quả hồi quy các nhân tố vĩ mô và các nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các ngân hàng ........................................................................................................... 64 4.2.3.1. Kết quả hồi quy các nhân tố vĩ mô và các nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các ngân hàng .................................................................................................... 64 4.2.3.2. Các kết quả kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp nhất với mẫu dữ liệu ... 67 Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................ 69 Kết luận ............................................................................................................ 73 Gợi ý chính sách .............................................................................................. 74 Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo …………..75 Phụ lục 3: Tỷ lệ an toàn vốn hiện đang áp dụng tại Thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CAR Tỷ lệ an toàn vốn 2 CET1 Tỷ lệ vốn cấp 1 3 CPI Chỉ số giá tiêu dùng 4 CR Rủi ro tín dụng 5 DEP Tỷ lệ tiền gửi khách hàng 6 EPS Thu nhập trên cổ phần 7 ETA An toàn vốn 8 FEM Mô hình ảnh hưởng cố định 9 force-revenue Tỷ lệ doanh thu bắt buộc 10 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 11 HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 12 HSX Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 13 INF Lạm phát 14 LIQ Tính thanh khoản 16 NIM Tỷ lệ thu nhập lãi thuần 17 NPL Nợ xấu 15 NHTM Ngân hàng thương mại 18 OLS Mô hình bình phương nhỏ nhất 19 OTC Cổ phiếu chưa niêm yết 20 REM Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên 21 RGDP Tổng sản lượng quốc nội thực 22 ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 23 ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần 24 RWA Tài sản có rủi ro 25 SIZE Quy mô Ngân hàng
  8. DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Tóm tắt các nghiên cứu quốc tế tiêu biểu về an 1 Bảng 2.1 toàn vốn Mô tả các biến và kỳ vọng dấu của các biến độc 2 Bảng 3.1 lập trong mô hình nghiên cứu 3 Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả 4 Bảng 4.2 Bảng ma trận tương quan giữa các biến số Kết quả hồi quy tác động của các nhân tố vĩ mô 5 Bảng 4.3 đến an toàn vốn của các ngân hàng Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình Pooled 6 Bảng 4.4 OLS và mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình Pooled 7 Bảng 4.5 OLS và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình các ảnh 8 Bảng 4.6 hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) Kết quả hồi quy tác động của các nhân tố nội tại 9 Bảng 4.7 đến an toàn vốn của các ngân hàng Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình Pooled 10 Bảng 4.8 OLS và mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình Pooled 11 Bảng 4.9 OLS và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) 12 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình các ảnh
  9. hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) Kết quả hồi quy tác động của các nhân tố vĩ mô 13 Bảng 4.11 và các nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các ngân hàng Bảng 4.11 Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô 14 Bảng 4.12 hình Pooled OLS và mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình Pooled 15 Bảng 4.13 OLS và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình các ảnh 16 Bảng 4.14 hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) Bảng tổng hợp Kết quả hồi quy tác động của các 17 Bảng 4.15 nhân tố vĩ mô và các nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các ngân hàng
  10. DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung 1 Hình 3.1 Quy trình phương pháp nghiên cứu 2 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu định lượng
  11. TÓM TẮT Trong giai đoạn 2018 – 2019, các Ngân hàng không ngừng thực hiện an toàn vốn đáp ứng tiêu chuẩn Basel, mà nhiều nhất là thông qua việc phát hành trái phiếu để tăng nguồn vốn cấp 2 đảm bảo an toàn vốn và huy động nguồn vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thị trường. Chính lý do đó, luận văn này nhằm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam để xem xét tác động của các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các yếu tố nội tại của các ngân hàng đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại. Tác giả “ đã thực hiện nghiên cứu về tác động của các nhân tố nội tại ngân hàng gồm quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), rủi ro tín dụng, tính thanh khoản và tiền gửi khách hàng của từng ngân hàng và các nhân tố vĩ mô nền kinh tế gồm tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát; tác động đến an toàn vốn của 20 ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018. Bằng các phương pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống, gồm hồi quy OLS gộp (Pooled OLS), mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), tác giả đã thu được một số kết quả chính như sau: cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều có tác động cùng chiều đến an toàn vốn. Trong khi đó, có 3 nhân tố nội tại tác động đến an toàn vốn, cụ thể: ROA có tác động cùng chiều; ROE và quy mô tổng tài sản có tác động ngược chiều đến an toàn vốn.” Từ khóa: An toàn vốn, Basel, Ngân hàng thương mại, Hệ số an toàn vốn, rủi ro tín dụng.
  12. ABSTRACT In the period of 2018 - 2019, the banks are constantly implementing capital adequacy to response Basel standards, mostly through issuing bonds to increase tier 2 capital to ensure capital adequacy and mobilize long-term capital to response loan needs of the market. So that, this thesis is for research purposes the factors affecting capital adequacy of Vietnam Joint Stock Commercial Banks to consider the impact of macro elements of the economy and the internal elements of banks to capital adequacy of commercial banks. The author relized a reason on the impact of internal factors including bank size, return on assets (ROA), return on equity (ROE), credit risk, liquidity and customer deposits of each bank and macro factors including economic growth, inflation rate; impact on capital adequacy of 20 joint stock commercial banks in Vietnam from 2007 to 2018. By traditional table data analysis methods, including pooled OLS regression, Fixed Effects Model (FEM), Random Effects Model (REM), the author has obtained some main results as follows: both economic growth and inflation have the same positive effects capital adequacy. Meanwhile, there are 3 internal factors that are the positive effect on capital adequacy: ROA has the positive; ROE and size of total assets have the opposite effect on capital adequacy. Keywords: Capital adequacy, Basel, Commercial Bank, CAR, Credit Risk.
  13. 1 GIỚI THIỆU Lý do thực hiện đề tài Đối với mọi nền kinh tế, trong mỗi giai đoạn nhất định, hệ thống Ngân hàng luôn đóng một vai trò quan trọng với chức năng chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Vai trò của hệ thống Ngân hàng thương mại là các trung gian tài chính, giúp luân chuyển các dòng vốn nhàn rỗi từ các chủ thể này đến các chủ thể khác – các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Nhờ đó, các dòng vốn được chu chuyển một cách liên tục, đáp ứng một cách kịp thời nhất nhu cầu của các chủ thể cần vốn, từ đó góp phần đảm bảo quá trình vận hành của các nền kinh tế diễn ra một cách trơn tru nhất, đảm bảo sự ổn định tăng trưởng của các nền kinh tế. Vai trò của hệ thống ngân hàng sẽ đặc biệt trở nên quan trọng ở các quốc gia có hệ thống thị trường tài chính còn chậm phát triển như Việt Nam. Trong những năm trở lại đây, số lượng các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã có sự gia tăng nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng, dẫn tới sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong nước. Bên cạnh đó, trong xu hướng hội nhập chung của thị trường tài chính và bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thị trường vốn trong nước ngày càng được mở rộng. Khi đó, các ngân hàng thương mại trong nước còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt từ các ngân hàng nước ngoài với quy mô vốn lớn, kinh nghiệm hoạt động lâu năm. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại trong nước đã và đang không ngừng đổi mới, gia tăng nguồn lực trong hoạt động của mình nhằm nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong ngành. Vấn đề an toàn vốn đã trở thành một trong những chủ đề quan trọng được đề cập tới khá nhiều trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn 2018 – 2019, các Ngân hàng không ngừng thực hiện an toàn vốn đáp ứng tiêu chuẩn Basel, mà nhiều nhất là thông qua việc phát hành trái phiếu. Đơn cử như tính đến tháng 9/2019, Agribank có 2 đợt phát hành trái phiếu, đợt 1 là 4.000 tỷ đồng, đợt 2 là 5.000 tỷ đồng; Vietinbank phát hành 10.000 tỷ đồng; Ngân hàng Á Châu phát hành 2.500 tỷ đồng,… để tăng nguồn vốn cấp 2 đảm bảo an toàn vốn và
  14. 2 huy động nguồn vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thị trường. Tăng trưởng tín dụng là gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng; tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển đó, các Ngân hàng hiện nay đều đưa ra các quy định về an toàn vốn cho chính tổ chức tín dụng của mình cũng như thực hiện theo các quy định an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước. Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm kiếm, xem xét tác động của các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại trong nhiều nền kinh tế. Như vậy, vấn đề an toàn vốn đã nhận được nhiều sự quan tâm trong các nghiên cứu về hệ thống ngân hàng ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nước đang phát triển đến các nước đã phát triển. Chính lý do đó, trong luận văn này, tác giả sẽ thực hiện đề tài nghiên cứu về: “Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam” nhằm xem xét tác “ động của các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các yếu tố nội tại của các ngân hàng đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại. Kết quả của bài nghiên cứu không chỉ đưa ra thêm một bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến an toàn vốn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam mà còn giúp cho các nhà quản trị, các nhà hoạch định chính sách cân nhắc, xem xét trong việc điều hành các hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo vừa đáp ứng được yêu cầu về tăng trưởng tín dụng, vừa đảm bảo an toàn vốn trong các hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. ” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát “Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào việc xem xét các nhân tố nội tại và các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế có tác động đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể, đối với các nhân tố nội tại, bài nghiên cứu tập trung xem xét các nhân tố: quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), rủi ro tín dụng, tính thanh khoản và tiền gửi khách hàng của từng ngân hàng. Đối với các nhân tố vĩ mô, bài nghiên cứu tập trung vào việc xem xét các yếu tố tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát.
  15. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Thứ nhất, phân tích sự tác động của các nhân tố vĩ mô đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. - Thứ hai, phân tích tác động của các nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. - Thứ ba, phân tích tác động của nhân tố vĩ mô và nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để cụ thể hóa cho mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, tác giả sẽ đặt ra 03 câu hỏi sau cho bài nghiên cứu: - Thứ nhất, trong mối quan hệ đa biến giữa các nhân tố vĩ mô nhân tố nào tác động đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam? Nếu có, mức độ tác động của các nhân tố vĩ mô như thế nào? - Thứ hai, trong mối quan hệ đa biến giữa các nhân tố nội tại nhân tố nào tác động đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam? Nếu có, mức độ tác động của các nhân tố như thế nào? - Thứ ba, trong mối quan hệ đa biến giữa các nhân tố vĩ mô và các nhân tố nội tại, những nhân tố nào có tác động đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam? Nếu có, tác động đó là tác động cùng chiều hay ngược chiều? Độ lớn của các tác động như thế nào? Nhân tố nào có tác động lớn đến an toàn vốn? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về 06 nhân tố nội bao gồm quy mô của “ ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần, rủi ro tín dụng, tính thanh khoản và tiền gửi khách hàng tại ngân hàng và 02 nhân tố vĩ mô của nền kinh tế bao gồm tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát có tác động đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được thực hiện bao gồm 20 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước hoạt động liên tục tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 – 2018. Với dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo
  16. 4 thường niên, các bản cáo bạch tài chính, các báo cáo tình hình quản trị được công bố trên các hệ thống website của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hoặc trên các trang lấy số liệu được công bố trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2018. ” Phương pháp nghiên cứu “Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định lượng, dữ liệu nghiên cứu sẽ có dạng dữ liệu bảng (Panel data). Trong quá trình phân tích định lượng, tác giả thực hiện các phương pháp phân tích số liệu như sau: - Phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp đối chiếu số liệu, từ đó đưa ra các nhận định ban đầu. - Phương pháp hồi quy: Thực hiện hồi quy dữ liệu bảng theo các phương pháp OLS gộp (Pooled OLS), FEM, REM. Từ 03 mô hình trên, lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp nhất đối với trường hợp mẫu dữ liệu, từ đó, tác giả lựa chọn và phân tích kết quả mô hình hồi quy phù hợp nhất. Từ các số liệu thu thập trên phần mềm Excel, tác giả sử dụng phần mềm Stata để hồi quy mô hình nghiên cứu. Đóng góp điểm mới của đề tài Luận văn được thực hiện với mục tiêu đo lường và cung cấp thêm những kết quả thực nghiệm về mối quan hệ của các nhân tố nội tại ngân hàng và các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế có tác động đến an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Từ đó, luận văn sẽ cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng có 3 nhân tố nội tại các ngân hàng và 2 nhân tố vĩ mô có tác động đến an toàn vốn ở các ngân hàng, trong đó các nhân tố nội tại có tác động khá lớn đối với an toàn vốn. Kết quả nghiên cứu này có thể sẽ rất hữu ích cho các chủ thể có quan tâm hoặc có lợi ích gắn với các ngân hàng thương mại như các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng, các nhà đầu tư, .... ” Kết cấu luận văn Luận văn gồm 5 phần như sau: Chương 1. Giới thiệu Chương 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
  17. 5 Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Kết luận, kiến nghị chính sách và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
  18. 6 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Các quan điểm về an toàn vốn Định nghĩa về an toàn vốn theo từ điển Cambridge (Cambridge Dictionary) như sau: “Capital adequacy: a measure of a bank's or other financial institution's ability to pay its debts if people or organizations are unable to pay back the money they have borrowed from the bank” 1, có thể định nghĩa an toàn vốn là thước đo khả năng thanh toán các khoản nợ của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác khi cá nhân hoặc tổ chức không thể trả lại số tiền họ đã vay từ ngân hàng. Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một trong 5 ủy ban quan trọng “ của Ngân hàng thanh toán quốc tế được thành lập như một Ủy ban về thông lệ và thực hiện giám sát an toàn hoạt động ngân hàng bởi ngân hàng trung ương thuộc Chính phủ của 10 nước thuộc nhóm G-10 vào cuối năm 1974; Ủy ban đã đưa ra một hệ thống đo lường an toàn vốn được gọi là Hiệp ước Basel. Theo các tiêu chuẩn về an toàn vốn của Basel thì hệ số CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn vốn của ngân hàng, được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng thuộc Ủy ban Basel dày công xây dựng và phát triển. Hệ số an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Đến nay, hệ số CAR đã được công nhận rộng rãi và có mặt trên 100 nước, trong đó có Việt Nam. Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. ” 2.1.1. Các quan điểm Có khá nhiều quan điểm tranh luận đã được đưa ra về an toàn vốn. Trong bài nghiên cứu, tác giả đề cập đến 3 quan điểm như sau: Quan điểm đầu tiên, cho rằng các quy định về an toàn vốn sẽ khuyến khích các sự tuân thủ thận trọng của các ngân hàng thương mại trong hoạt động của mình 1 Theo Cambridge Dictionary tại https://dictionary.cambridge.org/us/dictionary/english/capital- adequacy
  19. 7 (O. Olarewaju và J. Akande, 2016). Tuy nhiên, quan điểm này không đưa ra các lý giải chi tiết về việc tại sao cần có quy định về an toàn vốn thận trọng và sự tuân thủ các quy định này từ phía các ngân hàng thương mại. Quan điểm thứ hai, cho rằng quy định về an toàn vốn là một biện pháp để đối phó với các vấn đề nguy hiểm về đạo đức của các nhà quản lý (Bentson và Keufman, 1999). Quan điểm thứ ba, cho rằng quy định về an toàn vốn sẽ bảo vệ cho những người gửi tiền nhỏ trong các ngân hàng vì khi đó họ sẽ có một vai trò lớn hơn ở các ngân hàng mà họ gửi tiền. Theo Kishore (2005), an toàn vốn là lượng tiền tối thiểu mà một tổ chức tài chính cần có để thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách tiết kiệm và thận trọng hơn, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu tiền gửi của người gửi tiền. Với các quy định về an toàn vốn, các ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu của họ và đồng thời đảm bảo đủ tính thanh khoản với các tài sản cơ sở. Pandey (2005) cho rằng an toàn vốn là một số vốn cơ sở được quy định đối với ngành ngân hàng để các ngân hàng có thể thực hiện các chức năng cơ bản một cách hiệu quả bằng cách ngăn ngừa sự thất bại thông qua việc hấp thụ các tổn thất. An toàn vốn là một sự bảo vệ cuối cùng nguy cơ phá sản khi những rủi ro thị trường trong ngành ngân hàng là không thể tránh khỏi. Đây là số tiền yêu cầu tối thiểu của các ngân hàng: để duy trì sự tự tin của các ngân hàng, đảm bảo rằng yếu tố thời gian và thu nhập sẽ có thể hấp thụ những thiệt hại mà có thể tránh được việc thanh lý tài sản và cũng là để ngành ngân hàng có thể khai thác tối đa lợi thế kiếm được lợi nhuận với các cơ hội tăng trưởng. 2.1.2. Những lý giải cho an toàn vốn Qua nhiều năm, việc thiết lập tỷ lệ vốn là một vấn đề gây tranh cãi trong ngành ngân hàng với câu hỏi vốn tối thiểu bắt buộc đối với các ngân hàng là bao nhiêu? Những lý do cho sự tranh cãi này xoay quanh hai vấn đề, đó là: - Thứ nhất, ai sẽ đặt tiêu chuẩn vốn bắt buộc cho các ngân hàng, là thị trường hay cơ quan quản lý?
  20. 8 - Thứ hai, những tiêu chuẩn hợp lý nào cho vốn tối thiểu ở các ngân hàng vốn? Yêu cầu vốn tổi thiểu của ngân hàng đã được quy định chặt chẽ trong nhiều thập kỷ. Các yêu cầu về vốn tối thiểu là một trong những yêu cầu cho các ngân hàng từ phía cơ quan quản lý để đảm bảo quá trình hoạt động của các ngân hàng. Theo Wall (1985), cho rằng giám sát viên chủ động điều tiết vốn ngân hàng để giảm thiểu sự mất mát của các ngân hàng, ổn định niềm tin của công chúng với các dịch vụ ngân hàng và tối thiểu các tổn thất liên quan đến chính quyền liên bang thông qua việc yêu cầu bảo hiểm tiền gửi bởi vì giả định cơ bản cho rằng bản thân thị trường tư nhân sẽ không thể thực hiện đồng thời tất cả các mục tiêu. Các ngân hàng sẽ linh hoạt trong các hoạt động khi thực hiện giao dịch các khoản nợ ngắn hạn (thường được gọi là tiền gửi không kỳ hạn mà người gửi tiền có thể rút ngay lập tức). Chỉ có một vài ngân hàng có thể ngay lập tức thanh toán danh mục cho vay của họ trong những lần rút tiền lớn. Hơn nữa, hầu hết các nhà quản lý của các ngân hàng đều không tính đến khả năng xảy ra rủi ro bởi điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác trong ngành hoặc các tổ chức tương đương. Ngân hàng lớn thất bại là một điều rất nguy hiểm và cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề đó. Sự thất bại của một ngân hàng lớn sẽ thu hút sự chú ý của công chúng và gây ra nhiều vấn đề bởi vì các ngân hàng lớn thường có tỷ lệ lớn tiền gửi không phải là nợ và các khoản này không được bảo hiểm. Đây là sự khôn khoan bởi vì sự thất bại của các ngân hàng lớn sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn đến các quỹ bảo hiểm tiền gửi chính phủ so với các ngân hàng nhỏ. Phần lớn người gửi tiền cảm thấy hoàn toàn được bảo vệ nên họ ít quan tâm tới mức độ rủi ro của ngân hàng mà họ sử dụng. Khi đó, nếu các chỉ báo cho thấy một ngân hàng nào đó có rủi ro quá mức thì người gửi tiền sẽ gửi tiền vào các ngân hàng khác có mức rủi ro thấp. Khái niệm "nguy hiểm đạo đức" của các doanh nghiệp bảo hiểm được chính phủ tài trợ sẽ khuyến khích các ngân hàng duy trì tỷ lệ vốn thấp, dẫn tới nguy cơ thua lỗ cao của các quỹ bảo hiểm của chính phủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2