intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất một số chính sách nhằm đảm bảo thu ngân sách nhà nước từ kinh tế địa phương để thực hiện được các nhiệm vụ chi ngân sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ TRẦN MẠNH KHƯƠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- TRẦN MẠNH KHƯƠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS TS. SỬ ĐÌNH THÀNH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng, toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 8 năm 2016 Người thực hiện luận văn Trần Mạnh Khương
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin bày lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. Sử Đình Thành, người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian định hướng và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian tôi theo học tại trường. Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, góp ý và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Một lần nữa xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. TP.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 08 năm 2016 Học viên Trần Mạnh Khương
  5. TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm tra và lượng hóa tác động của các yếu tố đến thu ngân sách nhà nước tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các nguồn dữ liệu được công bố chính thống từ Tổng cục Thống kê, các báo cáo và số liệu có liên quan, giai đoạn 2005-2014 bao gồm An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, GDP bình quân đầu người, tỷ lệ thu chi ngân sách, số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và tỷ lệ dân số trong trong độ tuổi lao động có việc làm là các chỉ số đáng tin cậy trong việc đánh giá mối quan hệ với thu ngân sách. Nghiên cứu có những hàm ý quan trọng trong chính sách quản lý vĩ mô, đã và đang là vấn đề được quan tâm thảo luận trên các diễn đàn và trong quá trình hoạch định chính sách. Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế về số liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn và hạn chế về thời gian thu thập dữ liệu, do đó không tránh được những sai số trong quá trình tập hợp dữ liệu, đồng thời tính khách quan của dữ liệu chưa cao. Từ khóa: Ngân sách nhà nước, thu ngân sách nhà nước, Đồng bằng sông Cửu Long, chính sách.
  6. LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 3 1.6. Dữ liệu và thời gian nghiên cứu ............................................................................. 4 1.7. Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............... 5 2.1. Ngân sách nhà nước ............................................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 5 2.1.2. Bản chất và đặc điểm của NSNN ................................................................. 6 2.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước .................................................................... 8 2.2. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước ................................................................ 9 2.2.1. Nguyên tắc niên hạn ..................................................................................... 9 2.2.2. Nguyên tắc đơn nhất ..................................................................................... 9 2.2.3. Nguyên tắc toàn diện .................................................................................... 10
  7. 2.3. Thu ngân sách nhà nước ......................................................................................... 10 2.3.1. Khái niệm......................................................................................................10 2.3.2. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước ................................................................ 10 2.3.3. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước ....................................................................11 2.3.4. Vai trò của thu ngân sách nhà nước .............................................................. 11 2.3.5. Nội dung các khoản thu ngân sách nhà nước ...............................................12 2.4. Thu ngân sách địa phương .....................................................................................14 2.4.1. Đặc điểm .......................................................................................................14 2.4.2. Cơ cấu thu ngân sách địa phương .................................................................15 2.4.3. Các nhân tố tác động đến thu ngân sách nhà nước .......................................15 2.5. Các bài nghiên cứu trước ....................................................................................... 19 2.5.1. Nghiên cứu ngoài nước.................................................................................19 2.5.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................................23 2.6. Khung phân tích .....................................................................................................25 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 28 3.1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................................. 28 3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 29 3.3. Phương pháp phân tích ........................................................................................... 29 3.3.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 30 3.3.2. Phương pháp bình phương bé nhất (Pooled OLS) .......................................30 3.3.3. Mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model-FEM) ................................ 30 3.3.4. Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model-REM) ..................31 3.4. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 32 3.5. Định nghĩa các biến số ........................................................................................... 33 3.5.1. Biến phụ thuộc .............................................................................................. 33 3.5.2. Các biến độc lập............................................................................................ 33 3.6. Cỡ mẫu ...................................................................................................................35 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................37 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................................37
  8. 4.1.2. Thu ngân sách nhà nước .............................................................................. 37 4.1.3. GDP bình quân đầu người ............................................................................ 41 4.1.4. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ................................................................. 42 4.1.5. Mở cửa thương mại ...................................................................................... 43 4.1.6. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ........................................................................ 44 4.1.7. Tỷ lệ thu chi ngân sách ................................................................................. 45 4.1.8. Số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn ...................................................... 46 4.1.9. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm .......................................... 47 4.2. Kết quả hồi quy và thảo luận.................................................................................. 48 4.2.1. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến thu NSNN ..................... 48 4.2.2. Lựa chọn mô hình ......................................................................................... 50 4.2.3. Các kiểm định cho mô hình chọn FEM ........................................................ 51 4.2.4. Hiệu chỉnh mô hình FEM ............................................................................. 52 4.2.5. Tổng hợp kết quả kỳ vọng các yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN ................ 54 4.3. Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................................. 54 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 58 5.1. Kết luận .................................................................................................................. 58 5.2. Hàm ý chính sách ................................................................................................... 59 5.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa Tiếng Anh Giải nghĩa Tiếng Việt ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long FEM Fixed Effects Model Mô hình các tác động cố định GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product Tổng sản lượng quốc gia NSNN Ngân sách nhà nước Official Development ODA Viện trợ phát triển chính thức Assistance Provincial Competitiveness PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Index REM Random Effects Model Mô hình các tác động ngẫu nhiên
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Khung phân tích đề tài ............................................................................... 28 Bảng 3.2: Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình ........................................... 33 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả .............................................................................. 37 Bảng 4.2: Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến thu NSNN..................... 49 Bảng 4.3: Kết quả mô hình FEM hiệu chỉnh theo FGLS ............................................ 53 Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả kỳ vọng và mức ý nghĩa thống kê .................................. 54
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Khung phân tích các yếu tố tác động đến thu NSNN các tỉnh ĐBSCL ....... 26 Hình 4.1: Thu NSNN các tỉnh ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 .................... 38 Hình 4.2: Ngân sách Trung ương hỗ trợ các tỉnh ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 .................................................................................................. 39 Hình 4.3: Thu NSNN từ doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 .................................................................. 40 Hình 4.4: GDP bình quân đầu người các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2005-2014 .............. 41 Hình 4.5: Cơ cấu kinh tế các tỉnh ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 ............... 42 Hình 4.6: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các tỉnh ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 .................................................................................................. 43 Hình 4.7: Mở cửa thương mại của các tỉnh ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 .................................................................................................. 44 Hình 4.8: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh các tỉnh ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 .................................................................................................. 44 Hình 4.9: Tỷ lệ thu chi NSNN các tỉnh ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 ....... 45 Hình 4.10: Số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 .......................................................................................... 46 Hình 4.11: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm ở các tỉnh ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 ........................................................................... 47
  12. 1 Chƣơng I GIỚI THIỆU Chương này trình bày khái quát các vấn đề nghiên cứu gồm lý do chọn đề tài, nêu lên bối cảnh trong nước và ngoài nước. Xác định được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, trong đó có giới hạn cả phạm vi nghiên cứu. 1.1. Lý do chọn đề tài Theo Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2014, nợ công của Việt Nam chiếm 60,3% GDP, vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết được nợ công trong bối cảnh cả nước hiện nay chỉ có 13 tỉnh, thành đóng góp cho ngân sách Trung ương, các tỉnh còn lại Trung ương phải hỗ trợ ngân sách. Để góp phần đảm bảo cân đối được ngân sách nhà nước, giảm được tỷ lệ nợ công thì các địa phương trong cả nước phải tự phát huy được tiềm năng và lợi thế, khai thác hiệu quả các nguồn thu mang tính bền vững, tự đảm bảo nguồn thu từ kinh tế địa phương để thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách, giảm gánh nặng từ ngân sách Trung ương. Đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí địa lý nằm liền kề Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ, với hệ thống giao thông thủy bộ nối liền các tỉnh ĐBSCL với Thành phố Hồ Chí Minh, tạo cho vùng có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Theo Tổng cục Thống kê (2005-2014), tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá 1994) trung bình toàn vùng đạt 11%/năm, hàng năm đóng góp khoảng 17,20% GDP của cả nước, 56% sản lượng lúa, khoảng 50% sản lượng trái cây, 57% sản lượng thủy sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Đây chính là tiềm năng và điều kiện thuận lợi để các tỉnh ĐBSCL nâng cao năng lực sản xuất, tạo lợi thế trong thu hút đầu tư, góp phần làm tăng nguồn thu NSNN cho khu vực. Thu NSNN các tỉnh ĐBSCL có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể, từ mức 24.128 tỷ đồng năm 2005, đến mức 96.715 tỷ đồng vào năm 2014, tốc độ tăng trưởng trung bình 17,27%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và nguồn thu NSNN
  13. 2 chưa ổn định, chưa đảm bảo được nhiệm vụ chi, còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, Trung ương phải bù các khoản hụt chi, trung bình khoảng 33,31%/năm, từ đó làm ảnh hưởng đến chính sách phát triển của khu vực. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, điều cần thiết phải nhận biết các yếu tố tác động đến thu NSNN các tỉnh ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay. Đó chính là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài “Các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nƣớc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long”. Nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn đối với khu vực ĐBSCL, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho các cấp lãnh đạo đưa ra chính sách phù hợp, góp phần khai thác tốt nguồn thu từ kinh tế địa phương và đảm bảo công tác thu NSNN trong thời gian tới. Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung xem xét các yếu tố như GDP bình quân đầu người, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, mở cửa thương mại, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tỷ lệ thu chi ngân sách, số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm. Tất cả các yếu tố trên có thể giải thích cho sự thay đổi nguồn thu NSNN các tỉnh ĐBSCL và phân tích mức độ tác động của nó, để từ đó các tỉnh ĐBSCL giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách Trung ương, chủ yếu dựa vào huy động nguồn thu ngân sách từ kinh tế địa phương và các nguồn thu mang tính bền vững. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất một số chính sách nhằm đảm bảo thu ngân sách nhà nước từ kinh tế địa phương để thực hiện được các nhiệm vụ chi ngân sách. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu trên, nội dung đề tài sẽ giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau: Phân tích các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
  14. 3 Đề xuất một số chính sách nhằm đảm bảo thu ngân sách Nnà nước các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long từ kinh tế địa phương để thực hiện được các nhiệm vụ chi ngân sách trong thời gian tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu cần phải trả lời được câu hỏi: Các yếu tố nào tác động đến thu ngân sách nhà nước các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long? Làm thế nào để đảm bảo thu ngân sách nhà nước các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long từ kinh tế địa phương đáp ứng được nhiệm vụ chi trong thời gian tới? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề thu ngân sách nhà nước và các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các biến ảnh hưởng bao gồm: Biến phụ thuộc: Thu ngân sách nhà nước Các biến độc lập gồm: GDP bình quân đầu người, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, mở cửa thương mại, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tỷ lệ thu chi ngân sách, số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về thu ngân sách nhà nước của 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền , giai đoạn 2005-2014. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy theo dữ liệu bảng, xây dựng mô hình hồi quy để xem xét mức độ ảnh
  15. 4 hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN các tỉnh ĐBSCL bằng phần mềm STATA 13. Phần phương pháp nghiên cứu tác giả sẽ trình bày cụ thể ở chương 3. 1.6. Dữ liệu và thời gian nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng, số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng cục Thống kê, các báo cáo và số liệu có liên quan trong giai đoạn 2005-2014. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 05 tháng, từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 02 năm 2016. 1.7. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn gồm 5 chương: Chương 1. Giới thiệu Chương 2. Cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách
  16. 5 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC Dựa trên các tiếp cận về mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở chương 1, trong chương 2 nêu lên các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong chương này tác giả tổng hợp các nghiên cứu khoa học trước về mối quan hệ giữa các yếu tố đến thu ngân sách dựa trên khung lý thuyết và thực nghiệm đã được chứng minh có cơ sở khoa học, từ cơ sở đó đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài. 2.1. Ngân sách nhà nước 2.1.1. Khái niệm bộ các khoản thu và chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). NSNN là tổng thể các mối quan hệ về kinh tế tài chính giữa nhà nước với nền kinh tế xã hội và phát sinh trong quá trình phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước (các nguồn lực tài chính) để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế và quản lý trật tự xã hội. NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước để đảm bảo cho nhà nước thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ của mình (Nguyễn Đăng Dờn, 2009). ọng của hệ thống tài chính, với đặc trưng: Hoạt động ngân sách gắn với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ lớn, tập trung phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Việc tạo lập quỹ tiền tệ lớn tập trung của nhà nước được thực hiện qua kênh thu NSNN, bao gồm nhiều khoản thu khác nhau như thu bắt buộc (thuế, lệ phí), các khoản đóng góp tự nguyện (tín dụng nhà nước, xổ số kiến thiết), cũng như các khoản viện trợ quốc tế v.v. Do đó, sự hình thành quỹ NSNN vừa trực tiếp từ các khâu tài chính khác cũng như vừa gián tiếp thông qua thị trường tài chính. Trên cơ sở các khoản thu đã huy động được, NSNN sử dụng để chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, chi tiêu dùng thường xuyên nhằm thực hiện các mục tiêu đã định của nhà nước. Hoạt động của NSNN có ý nghĩa
  17. 6 quyết định đến tình hình phát triển kinh tế tài chính của cả nước và có vai trò quyết định trong việc thực hiện chính sách tài chính quốc gia (Lê Thị Mận, 2010). ộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm, để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm (Điều 1, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002). Ngân sách nhà nước phản ảnh những thể chế được xã hội thiết lập bằng hệ thống pháp luật, nhằm mục đích ấn định con số chi tiêu trong một năm mà nhà nước phải tìm kiếm nguồn để tài trợ, đồng thời nhà nước đưa ra những quy tắc và kế toán để theo dõi chi tiết, chặt chẽ các khoản chi tiêu của nhà nước, với mục đích là để kiểm soát các khoản chi, tránh được sự phí phạm các khoản chi tiêu cho những hoạt động không được ghi vào trong ngân sách, để sao cho chi tiêu của nhà nước được hợp pháp và có thể được tài trợ bằng những nguồn thu ổn định. Hay nói cách khác NSNN là một đạo luật tài chính cơ bản do quốc hội quyết định, thông qua đó các khoản thu, chi tài chính của nhà nước được thực hiện trong một niên khóa tài chính (Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài, 2009). 2.1.2. Bản chất và đặc điểm của NSNN Theo Lê Thị Mận (2010), bản chất NSNN là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia, nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý kinh tế - xã hội. Hoạt động thu chi của NSNN rất đa dạng và phong phú, có liên quan đến hầu hết mọi lĩnh vực, mọi chủ thể trong xã hội. Các hoạt động của NSNN có những đặc điểm cơ bản sau: Hoạt động NSNN gắn chặt với quyền lực nhà nước và được tiến hành theo luật định (Luật thuế, Luật ngân sách, Luật tài chính). Ở các quốc gia khác cũng như tại Việt Nam, thuế là khoản thu chủ yếu của nhà nước, các khoản chi NSNN trong
  18. 7 năm tài chính thực hiện theo luật NSNN do quốc hội thông qua hàng năm. NSNN là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia. Quan hệ giữa NSNN và các chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia thực chất là quan hệ kinh tế, trong đó lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu và chi phối các lợi ích khác. NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nền kinh tế quốc dân. Tương tự như các quỹ tiền tệ khác, NSNN được tạo lập trên cơ sở các quan hệ tài chính, nhưng nét đặc trưng riêng biệt của NSNN là nó được chia thành nhiều quỹ có mục đích sử dụng riêng. Các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội với NSNN phát sinh trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính, do nhà nước tiến hành điều chỉnh, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ mà có sự thay đổi cho phù hợp, sự thay đổi thể hiện qua nội dung thu, chi của NSNN. Theo Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2009), NSNN là một bộ luật tài chính đặc biệt (yếu tố pháp lý), bởi lẽ trong NSNN, các thể chế của nó được thiết lập dựa vào hệ thống các pháp luật có liên quan (hiến pháp, luật thuế v.v). Mặt khác, bản thân NSNN cũng là bộ luật do quốc hội quyết định và thông qua hàng năm, mang tính chất áp đặt và bắt buộc các chủ thể kinh tế xã hội có liên quan phải tuân thủ. ột bản dự toán thu chi (yếu tố vật chất). Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập NSNN và đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến chính sách mà chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Thu, chi là cơ sở thực hiện chính sách của chính phủ. Chính sách nào mà không được dự kiến trong ngân sách thì sẽ không được thực hiện. Chính vì lẽ đó, việc thông qua NSNN là một sự kiện chính trị quan trọng, nó biểu hiện sự nhất trí trong quốc hội và chính sách của nhà nước. Quốc hội không thông qua NSNN thì điều đó thể hiện sự thất bại của chính phủ về chính sách và có thể gây mâu thuẫn về chính trị. NSNN là một công cụ quản lý, NSNN đưa ra danh mục các khoản thu mà chính phủ chỉ được phép thu vào danh mục các khoản chi trong khuôn khổ NSNN được quốc hội phê duyệt. Đặc điểm này cho thấy, NSNN là công cụ giúp cho quốc
  19. 8 hội quản lý và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, thu nhập của chính phủ trong mỗi năm tài khóa. 2.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước NSNN là công cụ quan trọng để tiến hành tập trung các nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo các khoản chi theo nguyên tắc cân đối tài chính tích cực. NSNN là công cụ dùng để điều chỉnh về mặt vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội, các hoạt động về phương diện kinh tế, tác động và điều chỉnh các hoạt động của xã hội (văn hóa, y tế, giáo dục v.v) tác động vào các thị trường giá cả (Nguyễn Đăng Dờn, 2009). Theo Lê Thị Mận (2010), để thực hiện được nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn, nhà nước phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho các mục đích đã được xác định. Vì vậy, NSNN có vai trò huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội để đảm bảo chi tiêu của nhà nước. NSNN với vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Trong lĩnh vực kinh tế, NSNN thực hiện việc định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh, chống độc quyền. Với công cụ thuế, một mặt nhà nước tạo được nguồn thu, mặt khác nhà nước định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác nhau, bằng mức thuế suất hợp lý, nhà nước có thể kích thích hoặc hạn chế sự phát triển của các ngành, nghề hoặc mặt hàng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển cân đối. Thông qua hoạt động chi ngân sách, nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sự phát triển các vùng kinh tế, các ngành kinh tế mũi nhọn và các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt. Bằng chính sách đầu tư đúng đắn, NSNN tác động đến việc chống độc quyền và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Về mặt xã hội, thông qua hoạt động thu chi ngân sách nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua hệ thống thuế trực thu và gián thu, nhà nước một mặt huy động sự đóng góp thu nhập của các thành phần kinh tế và dân cư vào NSNN, mặt khác điều tiết thu nhập của
  20. 9 họ, thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoản cách giữa người giàu và người nghèo, thông qua hoạt động chi của nhà nước: Trợ cấp xã hội cho người nghèo, chi các khoản phúc lợi v.v. Nền kinh tế thị trường với hoạt động của quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị, dễ dẫn đến sự mất cân đối cung cầu về hàng hóa, làm giá cả hàng hóa biến động, gây ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế và xã hội, do đó nhà nước phải can thiệp vào thị trường nhằm điều tiết cung cầu, ổn định giá cả. Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn, NSNN có thể tham gia các thị trường này, một mặt tạo nguồn tài chính cho ngân sách, mặt khác góp phần điều hòa lưu thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát. 2.2. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nƣớc 2.2.1. Nguyên tắc niên hạn Nguyên tắc này có thể tóm tắt với hai nội dung chính: (i) mỗi năm quốc hội phải thông qua NSNN một lần; (ii) chính phủ thi hành NSNN trong thời gian một năm. Tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia, năm NSNN có thể từ ngày 1-1 của năm dương lịch và kết thúc vào ngày 31-12 hoặc có thể bắt đầu vào ngày 1-4 và kết thúc vào ngày 31-3 (Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài, 2009). 2.2.2. Nguyên tắc đơn nhất Theo Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2009), nguyên tắc này yêu cầu toàn bộ dự toán thu, dự toán chi cần được trình bày trong một văn kiện duy nhất, nguyên tắc đơn nhất không chấp nhận việc lập ngân sách bằng nhiều văn kiện không tập trung. Chính phủ không được trình NSNN trước quốc hội bằng nhiều văn kiện khác nhau. Quốc hội chỉ xem xét và thông qua NSNN bằng một đạo luật duy nhất. Nếu NSNN trình bày tản mạn qua nhiều văn kiện khác nhau, thì sự kiểm soát của quốc hội sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc lựa chọn các khoản chi tiêu có tính chiến lược. Sự tôn trọng nguyên tắc này giúp cho quốc hội có cách nhìn toàn diện hơn về NSNN. Nguyên tắc đơn nhất cho quốc hội biết được quy mô của NSNN, tổng thể nguồn thu và các khoản chi tiêu của chính phủ. Còn nếu NSNN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2