intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển bền vững ngành thủy sản Ninh Bình

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

56
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận, đánh giá tiềm năng và các nhân tố tác động, mục tiêu của luận văn nhằm: Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết phát triển bền vững để phân tích thực trạng ngành thủy sản Ninh Bình; phân tích và làm rõ mâu thuẫn cụ thể giữa phát triển kinh tế thủy sản với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, phát triển xã hội; nhận diện những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển thủy sản Ninh Bình; đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành Thủy sản Ninh Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển bền vững ngành thủy sản Ninh Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐINH CÔNG HUÂN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. NGUYỄN VIẾT THÀNH Hà Nội – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐINH CÔNG HUÂN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN NINH BÌNH Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. NGUYỄN VIẾT THÀNH Hà Nội – 2014
  3. MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................... i Danh mục bảng................................................................................................ ii Danh mục biểu đồ ........................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN .......................................................................... 7 1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI .. 7 1.1.1 Những tƣ tƣởng cơ bản về phát triển bền vững kinh tế - xã hội .............. 7 1.1.2 Phát triển bền vững kinh tế xã hội là một tất yếu ................................. 11 1.1.3. Một số tiêu chí về tính phát triển bền vững kinh tế - xã hội ................. 13 1.2 CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN.... 16 1.2.1 Quan niệm về phát triển bền vững ngành thủy sản ................................ 16 1.2.2 Các lý thuyết kinh tế liên quan đến phát triển bền vững ngành thủy sản .. 17 1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong phát triển thủy sản ......... 19 1.3 KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THUỶ SẢN ............................................................... 21 1.3.1 Hiện trạng nguồn lợi thủy sản và những nguy cơ của nghề cá thế giới . 21 1.3.2 Các nguyên tắc chung để bảo vệ nguồn lợi thủy sản ............................. 23 1.3.3 Một số giải pháp phát triển thủy sản bền vững của các nƣớc trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam .............................................................................. 23 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN NINH BÌNH NHỮNG NĂM QUA ........................... 28 2.1 TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN NINH BÌNH VÀ TIỀN NĂNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN ........................................................................................ 28 2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ............................................................. 28 2.1.2 Đặc điểm môi trƣờng, nguồn lợi và tiềm năng phát triển thủy sản ....... 29 2.1.3 Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội ..................................................... 33
  4. 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY SẢN TỈNH NINH BÌNH QUA NHỮNG NĂM QUA .................................................................. 38 2.2.1 Thực trạng phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản ............................. 38 2.2.2.Thực trạng phát triển bền vững khai thác thủy sản ................................ 48 2.2.3 Thực trang phát triển bền vững chế biến thuỷ sản và thƣơng mại thuỷ sản . 52 2.2.4. Thực trạng phát triển bền vững ngành thủy sản về tài nguyên và môi trƣờng .............................................................................................................. 54 2.2.5 Thực trạng phát triển bền vững ngành thủy sản Ninh Bình về xã hội ... 58 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN NINH BÌNH................................................... 63 3.1 DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH NINH BÌNH63 3.1.1. Bối cảnh chung ...................................................................................... 63 3.1.2. Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ ...................................................... 64 3.1.3. Dự báo nhu cầu tiêu dùng thủy sản và thị trƣờng tiêu thụ .................... 66 3.1.4 Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nƣớc ........................................ 70 3.1.5. Dự báo tình trạng biến đổi khí hậu ....................................................... 72 3.2 PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NINH BÌNH 74 3.2.1 Quan điểm phát triển ngành thủy sản tỉnh Ninh Bình .......................... 74 3.2.2 Định hƣớng phát triển ngành thủy sản tỉnh Ninh Bình .......................... 74 3.2.3 Mục tiêu phát triển ngành thủy sản Ninh Bình ...................................... 75 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN NINH BÌNH .................................................................................................... 77 3.3.1 Nhóm giải pháp phát triển bền vững khai thác thủy sản Ninh Binh ...... 77 3.3.2 Nhóm giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Ninh Bình ... 80 3.3.3 Giải pháp phát triển phát triển bền vững chế biến và tiêu thụ thủy sản 86 3.3.4 Giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững thủy sản Ninh Bình .................... 88 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93 PHỤ LỤC THAM KHẢO .............................................................................. 98
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ASEAN Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á 2 BTC Bán thâm canh 3 CBTS Chế biến thủy sản 4 ĐVT Đơn vị tính 5 KH - CN Khoa học công nghệ 6 KTTS Khai thác thủy sản 7 KT- XH Kinh tế - xã hội 8 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 9 NTTS Nuôi trồng hải sản 10 NS Năng suất 11 PTBV Phát triển bền vững 12 QC Quảng canh 13 QCCT Quảng canh cải tiến 14 SL Sản lƣợng 15 TC Thâm canh 16 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 17 TNMT Tài nguyên môi trƣờng 18 TP Thành phố 19 TTBQ Tăng trƣởng bình quân 20 TX Thị xã i
  6. DANH MỤC BẢNG TT BẢNG NỘI DUNG TRANG 1 Bảng 2.1 Thống kê phân loại các loài cá ở thuỷ vực vùng ĐBSH. 29 2 Bảng 2.2 Diện tích phát triển NTTS tỉnh Ninh Bình 31 3 Bảng 2.3 Cơ cấu lao động tỉnh Ninh Bình năm 2010 – 2013 34 4 Bảng 2.4 Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Bình 2010 -2013 39 5 Bảng 2.5 Sản lƣợng khai thác thủy sản tỉnh Ninh Bình năm 2010 - 48 2013 ii
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG 1 Biểu đồ 2.1 Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản 2010 – 2013 39 2 Biểu đồ 2.2 Diện tích, sản lƣợng NTTS 2010 - 2013 47 3 Biểu đồ 2.3 Sản lƣợng khai thác thủy sản tỉnh Ninh Bình 48 2010 – 2013 4 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ khai thác thủy sản tỉnh Ninh Bình 2010 - 52 2012 iii
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Việt Nam là một quốc gia ven biển thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nên có tiềm năng để phát triển ngành thủy sản đạt giá trị cao. Tỉnh Ninh Bình có khoảng 22.436 ha diện tích đất mặt nƣớc có khả năng phát triển thuỷ sản trong đó: Diện tích ruộng trũng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản 9.956 ha; ao hồ nhỏ: 2.439 ha; Mặt nƣớc lớn: 1.549 ha; Thùng đào: 1.205 ha; vùng nƣớc mặn, lợ: 7.287 ha. có 113 km sông nƣớc chảy có khả năng phát triển nuôi 1.960 lồng bè, 17 km bờ biển và 2 cửa sông thuận lợi cho giao thông và khai thác hải sản biển.[6, tr1] Tiềm năng lớn nhƣng ngành thủy sản tỉnh Ninh Bình trƣớc đây khá thô sơ và lạc hậu, mang tính tự cấp tự túc cao, chƣa giải quyết đƣợc vấn đề cơ bản là cung cấp nhu cầu thiết yếu về thực phẩm cho xã hội. Thủy sản chỉ là một nghề phụ, chƣa phải là một ngành kinh tế. Cùng với quá trình đổi mới đất nƣớc, ngành thủy sản đã và đang trên đà phát triển, dần chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt có những bƣớc đột phá mới, đƣa Việt Nam trở thành một trong những nƣớc sản xuất thủy sản tiên tiến trong khu vực, không những cung cấp đƣợc sản phẩm cho xã hội mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trƣờng khó tính trên thế giới nhƣ Mỹ, Châu Âu, Nhật…Sự phát triển của ngành thủy sản đã góp phần đƣa kinh tế - xã hội thoát khỏi khủng hoảng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đây là xu hƣớng tích cực, phản ánh sự chuyển biến về chất của ngành thủy sản Việt Nam. Trong những năm qua, ngành thủy sản Ninh Bình cũng đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển chung của ngành thủy sản cả nƣớc, dần chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 18/07/2005 về phát triển vùng kinh tế biển đến năm 2010, định hƣớng năm 2020 có nhấn mạnh đến việc phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Bình, cụ thể: “Phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 20% tổng GDP của toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu ngƣời cao gấp 1,5 lần so với bình quân thu nhập chung của cả tỉnh. Định hƣớng phát triển mạnh cả khai thác, nuôi trồng, chế biến sản phẩm từ biển và các ngành dịch vụ biển. Xây dựng một số cơ sở chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ biển...”[34]. Nhƣ vậy, ngành thủy sản đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình. 1
  9. Mặc dù có những thành tựu đáng ghi nhận, song cần phải khẳng định rằng, những hạn chế của ngành thủy sản Ninh Bình vẫn chƣa đƣợc giải quyết một cách triệt để. Vẫn còn trong vòng luẩn quẩn: sản xuất tự phát, nguồn nguyên liệu không ổn định, dịch bệnh thƣờng xuyên, nhiều vấn đề nghề cá vẫn còn gay gắt, bức xúc. Các hoạt động thủy sản đang diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh, đa dạng đã gây sức ép lớn về nhiều mặt. Phát triển thủy sản trong thời gian qua quan tâm lớn đến mục tiêu kinh tế, chƣa kết hợp hài hòa các mục tiêu xã hội, bảo vệ môi trƣờng. Điều này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng có tính chất lâu dài về tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng sinh thái, xã hội... Nhìn chung, quá trình phát triển của ngành thủy sản Ninh Bình trong thời gian qua thiếu tính bền vững về các vấn đề kinh tế - xã hội nghề cá. Trong khi đó, ngành thủy sản Ninh Bình có những mục tiêu mới: ngành thủy sản trở thành một cực tăng trƣởng của nền kinh tế, phát triển tốc độ cao với chi phí sử dụng tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trƣờng, tham gia tích cực giải quyết các vấn đề xã hội nghề cá. Nhƣ vậy, ngành thủy sản phải đƣợc xem xét trong những ngành kinh tế kỹ thuật cần đƣợc ƣu tiên phát triển theo hƣớng bền vững. Để đạt đƣợc những mục tiêu phát triển đòi hỏi ngành thủy sản Ninh Bình cần có sự tìm tòi hƣớng đi mới và chuyển biến cho phù hợp. Từ đó cho thấy việc xây dựng định hƣớng lâu dài với những giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản Ninh Bình là một việc làm cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Ngành Thủy sản Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm cả giác độ kỹ thuật và giác độ kinh tế. Gần đây có các công trình, hội thảo lớn nhƣ: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030” đã đƣợc chính phủ phê duyệt ngày 16/08/2013; Ngày 22/11/2013, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; Ngày 16/9/2010, thủ tƣớng chính phủ đã phê duyệt chiến lƣợc phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020”. Qua đó, chúng tôi nhận thấy, định hƣớng phát triển thủy sản theo hƣớng bền vững đƣợc nhà nƣớc quan tâm đặc biệt trong những năm qua. Phát triển bền vững ngành thủy sản cũng đƣợc các tỉnh đặc biệt quan tâm. Có nhiều tỉnh nhƣ; Nuôi trồng thủy sản miền Trung: Hƣớng đến phát triển bền vững; Luận văn Tiến sỹ 2
  10. “Phát triển bền vững ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long” của Đặng Văn Mẫn, năm 2005; Luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển bền vững ngành thủy sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” của Trần Thị Thơm, năm 2011… Nhƣ vậy, việc nghiên cứu ngành thủy sản theo hƣớng phát triển bền vững cũng đã đƣợc các vùng, các tỉnh cũng nhƣ giới chuyên môn, học thuật nghiên cứu một cách nghiêm túc và đề ra nhiều giải pháp để phát triển bền vững ngành thủy sản. Thêm vào đó, các hội nghị về giải pháp và chính sách phát triển thủy sản đã diễn ra sôi nổi. Ngày 15/4/2014 do Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì tại Đà Nẵng. Ngày 30/3/2014, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chiến lƣợc phát triển thủy sản và triển khai đề án tái cơ cấu ngành thủy sản... Qua đó, ngành thủy sản nói chung cũng nhƣ ngành thủy sản các tỉnh nói riêng tổng kết, đánh giá những giải pháp, chính sách đã thực hiện và đƣa ra những giải pháp, chính sách mới phù hợp để phát triển bền vững ngành thủy sản. Nhìn chung các công trình trên có ý nghĩa rất lớn, đã phân tích toàn diện ngành thủy sản Việt Nam từ khai thác, nuôi trồng, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đƣa ra các định hƣớng phát triển, các quy hoạch về phân bổ lực lƣợng sản xuất thủy sản và nhiều giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam nói chung, ngành thủy sản các vùng, các tỉnh nói riêng. Riêng về thủy sản Ninh Bình, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của lĩnh vực này, tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Chi cục thủy sản Ninh Bình, các phòng nông nghiệp huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu mô hình sản xuất, hiện trạng KT – XH để xác định cơ cấu nuôi trồng thủy sản hƣớng đến phát triển bền vững. Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020; Đề án tái cơ cấu ngành thuỷ sản tỉnh Ninh Bình; Xây dựng kế hoạch ngành thủy sản và dự toán ngân sách Nhà nƣớc năm 2014 đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, hƣớng dẫn thực hiện… Nhƣ vậy, ngành thủy sản Ninh Bình đã đƣợc quan tâm, định hƣớng phát triển hƣớng đến tính bền vững ở nhiều lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo vệ tài nguyên, phát triển xã hội gắn liền phát triển kinh tế… 2.2 Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu Ngành thủy sản đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và các cơ quan quản lý thuộc nhiều lĩnh vực. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu phát triển thủy sản Ninh Bình còn đặt trong mối liên hệ mật thiết với vấn đề khác nhƣ tài nguyên thiên 3
  11. nhiên, môi trƣờng sinh thái, thƣơng mại, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo… Nhờ đó sự nhìn nhận của các cấp quản lý cũng nhƣ của ngƣời dân về ngành thủy sản đã trở nên sâu rộng và đƣợc quan tâm đầu tƣ nhiều hơn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ở trên chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, đầy đủ về sự phát triển tổng thể, hài hòa kinh tế - xã hội – môi trƣờng ngành thủy sản Ninh Bình theo hƣớng bền vững. Mỗi vùng, mỗi tỉnh có điều kiện tự nhiên – xã hội khác nhau, không thể rập khuôn, máy móc, lấy kinh nghiệm và giải pháp của vùng này, tỉnh này áp đặt lên vùng khác, tỉnh khác. Là ngƣời đƣợc sinh ra và lớn lên tại vùng đất Ninh Bình, trực tiếp công tác trong ngành thủy sản, chúng tôi nhận thấy việc nghiên một cách nghiêm túc, hệ thống, toàn diện, về sự phát triển tổng thể hài hòa kinh tế - xã hội – môi trƣờng ngành thủy sản Ninh Bình từ đó đề ra những giải pháp có tính chất đột phá để phát triển bền vững ngành thủy sản Ninh Bình là vẫn đề cấp thiết. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận, đánh giá tiềm năng và các nhân tố tác động, mục tiêu của luận văn nhằm: 1. Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết phát triển bền vững để phân tích thực trạng ngành thủy sản Ninh Bình. 2. Phân tích và làm rõ mâu thuẫn cụ thể giữa phát triển kinh tế thủy sản với bảo vệ tài nguyên môi trƣờng sinh thái, phát triển xã hội; nhận diện những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển thủy sản Ninh Bình. 3. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành Thủy sản Ninh Bình. 4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu ngành thủy sản Ninh Bình bao gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và thị trƣờng tiêu thụ. Cụ thể hơn là nghiên cứu tiềm năng nguồn lợi, sản lƣợng thủy sản, thực trạng sản xuất, các cơ sở chế biến thủy sản, tiêu thụ sản phẩm thủy sản… Xem xét những yếu tố liên quan đến phát triển: nguồn vốn, nguồn lực lao động, KH – CN, tài nguyên môi trƣờng, cơ chế chính sách và tổ chức quản lý… Đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực nói trên để phát triển bền vững ngành thủy sản Ninh Bình. 4
  12. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng nghiên cứu. Căn cứ vào đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển bền vững kinh tế - xã hội (KT - XH) làm cơ sở phân tích, đề xuất các giải pháp. a. Phương pháp kế thừa Phƣơng pháp kế thừa đƣợc sử dụng qua các cách thu thập thông tin, số liệu thống kê, từ thông tin trong ngành hay các trang tài liệu khác; tức là dựa vào các số liệu thống kê dạng thô có sẵn để từ đó tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình.Kế thừa những quan điểm, cơ chế - chính sách, các quy hoạch của ngành và của tỉnh Ninh Bình để đƣa ra những giải pháp thực tiễn b. Phương pháp khảo sát thực tế Điều tra khảo sát thực tế tại một số vùng sinh thái đặc trƣng ven biển thuộc huyện Kim Sơn và vùng thủy sản nội đồng thuộc các huyện. Khảo sát một số cơ sở sản xuất giống, chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh. Sử dụng các bản đồ địa lý kinh tế và môi trƣờng sinh thái để phân tích, đánh giá tiềm năng và quy hoạch phát triển. Khảo sát sự tác động của ngành nuôi trồng, chế biến, khai thác lên môi trƣờng sinh thái. c. Phương pháp nghiên cứu xã hội học Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học điều tra, khảo sát, đánh giá sự tác động của ngành thủy sản lên các mặt xã hội. d. Phương pháp thống kê kinh tế Từ các số liệu thô có sẵn, bằng các phƣơng pháp thống kê kinh tế tổng hợp, phân tích, so sánh vấn đề, từ đó rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi. 6. Đóng góp của luận văn Từ mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu trên, kế thừa các kết quả của các công trình trƣớc, những đóng góp của luận văn bao gồm: Các khía cạnh, các mặt của hoạt động thủy sản tỉnh Ninh Bình đƣợc nghiên cứu theo hƣớng chung trong một tổng thể theo quan điểm phát triển bền vững. Qua đó, tổng hợp rút ra một số bất cập của ngành thủy sản Ninh Bình trong thời gian qua trong sự phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng và những vấn đề xã hội. Kết hợp với những đánh giá về thực trạng ngành thủy sản Ninh Bình, luận văn đƣa ra hệ thống các giải pháp để phát triển bền vững ngành thủy sản Ninh Bình. Trong đó đề xuất những giải pháp cho từng lĩnh vực nhƣ khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ, 5
  13. dựa trên cơ sở khai thác một cách hợp lý các nguồn lực, đồng thời bảo vệ môi trƣờng, nâng cao hiệu quả kinh tế, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội trong tỉnh. Luận văn cũng nghiên cứu những đề xuất, những kiến nghị về phát triển thủy sản Ninh Bình, sự phối hợp chung thống nhất giữa các ngành hữu quan (nông nghiệp, KH - CN, tài nguyên môi trƣờng, tái chính, ngân hàng, thƣơng mại, kế hoạch và đầu tƣ) nhằm tạo điều kiện phát triển đồng bộ, toàn diện và bền vững ngành thủy sản tỉnh Ninh Bình. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận - thực tiễn của phát triển bền vững ngành thủy sản; Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Ninh Bình trong những năm qua; Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Ninh Bình. 6
  14. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN 1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1.1 Những tƣ tƣởng cơ bản về phát triển bền vững kinh tế - xã hội Bƣớc sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng KH - CN hiện đại của thế giới đang tiếp tục phát triển với nhịp điệu ngày một nhanh, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi nhanh chóng, sâu sắc và quyết định đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội và bản thân con ngƣời. KH – CN đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, thời gian đƣa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng ngày càng thu hẹp, vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Thế giới đang hƣớng tới nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa. Bên cạnh những thành tựu rực rỡ về KH – CN, loài ngƣời cũng đang đối mặt với những thách thức to lớn về chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là môi trƣờng. Với những tác động này “Loài ngƣời đang đứng trƣớc một thời điểm quyết định của lịch sử. Thế giới phải đƣơng đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của sự nghèo khó, đói kém, bệnh tật, thất học và sự suy thoái không ngừng của các hệ sinh thái. Sự cách biệt giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo đang tăng lên”.[14] Sự báo trƣớc một hành tinh không thể sống do sự mở rộng quy mô công nghiệp, sự bùng nổ của dân số ở các nƣớc đang phát triển đã đƣợc tiên đoán. Năm 1962, cuốn sách cuốn sách “Mùa xuân câm lặng” của nữ văn sĩ Rachel Carson đƣợc xuất bản với những tiết lộ về những hiểm họa của thuốc trừ sâu DDT - thuốc trừ sâu mạnh nhất từng đƣợc biết đến trên thế giới, đã làm tổn thƣơng tới các hệ tự nhiên. "Mùa xuân câm lặng" đã làm thay đổi nhận thức của ngƣời dân Mỹ về môi trƣờng, góp phần thúc đẩy các chính sách về môi trƣờng của đất nƣớc này. Điều này cũng nằm trong dự đoán khoa học của học thuyết K.Mark và chính Ph. Angghen đã chỉ rõ “thiên nhiên đã, đang nổi giận và sẽ còn nổi giận”, đồng thời Ngƣời cũng cảnh báo về sự trả thù của thiên nhiên khi bị tổn thƣơng thế hệ tƣơng lai. [32] Trƣớc nguy cơ đó, phản ứng đầu tiên là phải giảm việc sử dụng tài nguyên và sản xuất. Câu lạc bộ Rome (thành lập năm 1968) đã phát hành tài liệu “Giới hạn của sự tăng trưởng” đề nghị các nƣớc nên áp dụng chính sách “tăng trƣởng bằng không” mà lý do chính dựa vào những phân tích và dự báo rằng: càng tăng trƣởng thì môi trƣờng sinh thái và tài nguyên thiên nhiên càng bị xâm hại. Tuy nhiên, điểm sai lầm cơ bản của quan niệm 7
  15. này là không quan tâm đến việc thỏa mãn những nhu cầu mới xuất hiện mang tính chất tất yếu khách quan. Vì vậy, chủ chƣơng đó không đƣợc nhiều nƣớc chấp nhận. Từ những cảnh báo ngày càng tăng về những đe doạ đối với sự sống trên trái đất do chính con ngƣời gây ra. Năm 1972, hội nghị hợp quốc về môi trƣờng tại Stockholm (Thụy Điển) đã đƣợc triệu tập. Tại nguyên tắc 8 và nguyên tắc 13 trong tuyên bố của Hội nghị, khái niệm mới ra đời, đó là “phát triển tôn trọng môi sinh” với nội hàm là bảo vệ môi trƣờng, quản lý hữu hiệu tài nguyên thiên nhiên, thực hiện công bằng và ổn định xã hội. Đây là những nhận thức đầu tiên hình thành quan niệm phát triển bền vững. 1.1.1.1 Một số khái niệm về phát triển bền vững kinh tế - xã hội Năm 1987, trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" đƣợc định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng đƣợc những yêu cầu của hiện tại, nhƣng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau".[14] Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định: phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trƣởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trƣờng(nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trƣởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao đƣợc chất lƣợng môi trƣờng sống.[14, tr. 4] Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời, vì vậy đã đƣợc các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chƣơng trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và phát triển đƣợc tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nƣớc tham gia. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trƣờng và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chƣơng trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Hội nghị khuyến nghị từng nƣớc căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây dựng 8
  16. Chƣơng trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phƣơng. Mƣời năm sau, tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nƣớc tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trƣớc đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chƣơng trình nghị sự 21 về phát triển bền vững. Từ sau Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và phát triển đƣợc tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 đến nay đã có 113 nƣớc trên thế giới xây dựng và thực hiện Chƣơng trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 Chƣơng trình nghị sự 21 cấp địa phƣơng, đồng thời tại các nƣớc này đều đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chƣơng trình này. Các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia...đều đã xây dựng và thực hiện Chƣơng trình nghị sự 21 về phát triển bền vững. 1.1.1.2 Một số khái niệm phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam Ngay từ đầu thế kỷ XX, với tầm nhìn xa trông rộng Bác Hồ đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ môi trƣờng sinh thái và không khí ở Việt Nam. Trong nhiều bài nói chuyện, Ngƣời đã chỉ rõ tác hại nhiều mặt, trong đó có vấn đề môi trƣờng sinh thái ở các nƣớc do chính sách khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Ngƣời đặc biệt quan tâm đến rừng, đất, nƣớc - những yếu tố vô cùng quan trọng, cơ bản của tự nhiên ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống con ngƣời. Chúng ta cũng quen thuộc với câu nói của Bác: “Vì lợi ích mƣời năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ngƣời”. Với phong trào “Tết trồng cây” Bác đã dự đoán:"trong mƣời năm, nƣớc ta phong cảnh sẽ ngày càng tƣơi đẹp, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn"[30, tr 556]. Có thể coi đây là quan điểm phát triển bền vững của Ngƣời. Từ quan điểm chỉ đạo của Bác, cùng với những bƣớc khởi động trên thế giới về phát triển bền vững đã tác động sâu sắc đến nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề phát triển bền vững ở nƣớc ta. Ngay sau tuyên bố Rio, nhà nƣớc đã ban hành và tích cực thực hiện “Kế hoạch quốc gia về môi trƣờng và phát triển bền vững 1991 – 2000”. Sau đó hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống quả lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng – đăc biệt là Luật môi trƣờng (2005), tạo tiền đề cho quá trình PTBV ở Việt Nam. Quan điểm PTBV còn tiếp tục đƣợc thể hiện trong chỉ thị 36-CT/TW, ngày 26 9
  17. tháng 08 năm 1998 của bộ chính trị về tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ CNH – HĐH đất nƣớc. PTBV tiếp tục là đƣờng lối, quan điểm của Đảng, chính sách trong thời kỳ đẩy CNH – HĐH đất nƣớc và đƣợc khẳng định trong các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc. Chính phủ đã ban hành “Định hƣớng chiếc lƣợc phát triển bền vững đất nƣớc” (Chƣơng trình nghị sự 21 của Việt Nam): “Phát triển bền vững là quá trình phát triển đảm bảo công bằng nhu cầu của mọi ngƣời trong hiện tại và không ảnh hƣởng đến các thế hệ tƣơng lai, từng bƣớc thực hiện nguyên tắc: mọi mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng đều cùng có lợi. Trong đó, coi con ngƣời là trung tâm của phát triển; phát triển kinh tế kết hợp hài hòa với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; bảo vệ, cải thiện tài nguyên môi trƣờng phải đƣợc coi là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực, thực hiện công nghiệp hóa sạch,… tất cả nhằm mục tiêu tổng quát là đạt đƣợc sự đầy đủ về vật chất, sự giầu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con ngƣời và tự nhiên”.[14] Đây là văn bản thể hiện đầy đủ nhất quan niệm về phát triển bền vững KT – XH ở Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là những định hƣớng chiến lƣợc lớn, làm cơ sở pháp lý, là căn cứ khung, hoạch định các kế hoạch kinh tế xã hội và các chiến lƣợc phát triển của các bộ, ngành và các địa phƣơng theo hƣớng PTBV . Nhằm cụ thể hóa thực hiện quan điểm PTBV, ngày 15/11/2004, bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm PTBV, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc “Bảo vệ môi trƣờng là vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ bản của PTBV… khắc phục tƣ tƣởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trƣờng. Đầu tƣ cho môi trƣờng là đầu tƣ cho PTBV”[4]. Công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ CNH – HĐH đƣợc tái khẳng định trong chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020. Trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , X và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh “phát triển kinh tế nhanh, bền vững” [3]. Nhƣ vậy, phát triển nhanh gắn liền với PTBV, là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lƣợc phát triển của Việt Nam. 10
  18. 1.1.2 Phát triển bền vững kinh tế xã hội là một tất yếu Phát triển KT – XH là khái niệm hàm chứa các mối quan hệ tổng hợp, có nội dung rất rộng và phản ánh các hoạt động của con ngƣời nhằm thúc đẩy xã hội phát triển, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần. Trong phát triển KT – XH, phát triển kinh tế với mục đích tạo nên ngày càng nhiều của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời. Phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ là một bộ phận của phát triển kinh tế. Phát triển xã hội mà mục đích chính là tạo nên phẩm chất tốt đẹp của từng con ngƣời và giá trị văn hóa cho toàn xã hội. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, thể chế quản lý, chính trị, phúc lợi xã hội là những phần quan trọng của phát triển xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời trải qua nhiều giai đoạn với những hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, nền kinh tế xã hội loài ngƣời không ngừng phát triển. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, tất cả các quốc gia không phải luôn theo xu hƣớng phát triển. Trong thực tiễn phát triển của nhân loại đã có nhiều nền văn minh đã sụp đổ. Lý do sâu xa của sự suy vong và tàn lụi đó là kết quả của sự xung đột giữa ham muốn vô hạn của con ngƣời và khả năng có hạn của tài nguyên thiên nhiên. Cuộc sống của con ngƣời ở khắp nơi trên thế giới đều đang phụ thuộc vào thiên nhiên. Con ngƣời đang sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tồn tại, cải thiện điều kiện sống của mình và phát triển. Nhìn từ góc độ phát triển, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình, tài nguyên và môi trƣờng là đầu vào của mọi quá trình phát triển, của mọi nền kinh tế. Để tiến hóa và không ngừng phát triển, con ngƣời đã luôn chủ động cải tạo thế giới tự nhiên, trong đó, phát triển kinh tế xã hội theo con đƣờng CNH – HĐH là sự chọn lựa của tất cả các quốc gia đã phát triển, đang phát triển và kém phát triển. Đến thế kỷ XX, cuộc cách mạng KH – CN bùng nổ tạo ra năng suất lao động cao, vì vậy mà chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng cao. Của cải vật chất đƣợc tạo ra ngày càng nhiều đã phần nào thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời, thúc đẩy nền văn minh nhân loại phát triển nhanh. Tuy nhiên, chính phƣơng pháp phát triển nhƣ hiện nay đã và đang làm suy thoái môi trƣờng nghiêm trọng. Với những nhận thức nông cạn, hạn hẹp của con ngƣời về mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển, con ngƣời đã khai thác tài nguyên thiên nhiên (TNTN) một cách thái quá. Thập niên 1980 trở lại đây đã chứng kiến sự bùng phát các thảm hoạ môi trƣờng: hạn hán, bão lụt, ô nhiễm không khí và mƣa axit, các sự cố hạt 11
  19. nhân và rò rỉ hoá chất độc hại, sự suy thoái thảm hại quỹ đất trồng trọt, lan tràn hoá chất bảo vệ thực vật và ô nhiễm các nguồn nƣớc, thủng tầng ôzôn, hiện tƣợng ấm lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính, số lƣợng "triệu phú áo rách" tăng song hành với phong trào tỵ nạn môi trƣờng, đan xen với các cuộc chiến tranh sắc tộc và tranh giành không gian sử dụng môi trƣờng. Sự tác động mạnh mẽ vào môi trƣờng, sự can thiệp trực tiếp vào các hệ sinh thái, vi phạm luật tiến hóa của tự nhiên đã tạo nên mẫu thuẫn sâu sắc giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm chất lƣợng và đe dọa cuộc sống của con ngƣời trong hiện tại và tƣơng lai. Tình hình trên cho thấy một bức tranh ảm đạm về tình trạng suy thoái tài nguyên và môi trƣờng ở quy mô toàn cầu. Ở nƣớc ta, khai thác khoáng sản quá mức, xói mòn đất, ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm môi trƣờng công nghiệp, đô thị hóa, thiên tai… thƣờng xuyên sảy ra với tần suất cao và diễn biến phức tạp. Sự suy giảm các nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học, vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới là những vấn đề nhức nhối. Nhƣ vậy, mọi dạng môi trƣờng sống của con ngƣời nhƣ khí quyển, thủy quyển, địa quyển, sinh quyển…đều đang lâm vào tình trạng cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại hơn là: sự ô nhiễm này ngày càng có xu hƣớng tiếp tục tăng trong những năm tới. Đây thực sự là những thách thức đe dọa đến sự tồn vong và phát triển của hành tinh chúng ta. Sự bất ổn về môi trƣờng, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái của mọi nền văn minh, mọi quá trình phát triển. Mối quan hệ hữu cơ này đã đƣợc chứng minh trong quá khứ và càng thể hiện rõ hơn trong thời đại ngày nay. Khi sự phát triển đạng tiệm cận các giới hạn tự nhiên. Những vấn đề đã nêu trên phản ánh rằng: sự phát triển nhƣ vậy cho thấy thiếu tính bền vững. Phát triển đƣơng nhiên phải làm thay đổi môi trƣờng, nhƣng phải làm sao cho sự phát triển không tác động tiêu cực đến môi trƣờng và sự thay đổi của môi trƣờng vẫn thực hiện đƣợc chức năng bảo tồn và phát triển cho muôn loài và cho con ngƣời cả trong hiện tại và tƣơng lai. Muốn tồn tại và phát triển, loài ngƣời phải giải quyết thỏa đáng những xung đột này. Nhƣ vậy, vấn đề “không phải là ở chỗ sản xuất ít đi mà là sản xuất khác đi” (đề xuất của các câu lạc bộ Rome). Trƣớc thực tế này, con ngƣời phải xem xét lại những hành vi ứng xử với thiên nhiên, phƣơng sách phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, vấn đề bức xúc là con ngƣời phải tìm ra con đƣờng phát triển mà trong đó các vấn đề dân số, kinh tế, xã hội, TNMT đƣợc xem xét một cách tổng thể nhằm hạn chế những tác động cản trở đến sƣ phát triển của mỗi quốc gia. Sự lựa chọn duy nhất là phát triển cùng 12
  20. một lúc cả về kinh tế, văn hóa và bảo vệ TNMT- tức là phát triển bền vững. Nhƣ vậy, PTBV là một yêu cầu tất yếu, khách quan và vô cùng cấp bách hiện nay. 1.1.3. Một số tiêu chí về tính phát triển bền vững kinh tế - xã hội Đánh giá tính bền vững của sự phát triển KT – XH là việc hết sức khó khăn. Ngay thuật ngữ về thƣớc đo tính bền vững hiện nay còn nhiều ý kiến tranh cãi và sử dụng khác nhau nhƣ: “tiêu chí”, “chỉ tiêu”, “độ đo”,.. . Trên thế giới hiện đang sử dụng nhiều hệ thống xác định các đặc tính và đo lƣờng sự bền vững. Việc đánh giá định tính và định lƣợng sự bền vững liên quan đến sự lựa chọn cách xác định và định lƣợng những gì đang đƣợc phát triển, những gì đang đƣợc duy trì và trong khoảng thời gian bao lâu. Trên thực tế, các nhóm và các tổ chức nghiên cứu về PTBV đều có xu hƣớng thừa nhận rằng: muốn PTBV chúng ta cần phải duy trì và phát triển nhiều mục tiêu khác nhau và giải quyết các mâu thuẫn khác nhau, nhƣng họ lại không nhất trí đƣợc trong việc nên xác định phần nào chỉ nên duy trì và phần nào sẽ đƣợc phát triển, môi trƣờng sẽ gắn kết với phát triển nhƣ thế nào, và trong bao lâu… thì lại có rất nhiều quan niệm khác nhau. Trƣớc đây, có nhiều tài liệu chỉ tập trung vào kinh tế với các ngành sản xuất cung cấp việc làm, của cải và sức tiêu thụ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự tập trung đã chuyển sang con ngƣời với sự nhấn mạnh vào phát triển con ngƣời nhƣ tăng tuổi thọ, tăng giáo dục, tạo sự công bằng và cơ hội. Cuối cùng, cũng có cả những lời kêu gọi phát triển xã hội tập trung vào sự thịnh vƣợng và an ninh của các quốc gia, các khu vực, các thể chế và các nguồn đầu tƣ tạo nên mối quan hệ và liên kết cộng đồng. Vai trò chủ yếu của các tiêu chí là chỉ ra các tiến trình hƣớng tới hoặc để cụ thể hoá các mục tiêu với lộ trình cụ thể của sự PTBV nhằm tƣ vấn cho công chúng, cho các nhà ra quyết định và các nhà quản lý. Sự kiểm soát quản lý này cũng có hàm ý sử dụng hàng loạt các đáp ứng về chính sách và dùng các tiêu chí để xác định các cơ hội cho những đáp ứng nói trên, chọn ra các hành động ƣu tiên và đánh giá hiệu quả của chúng. Trong PTBV mà hiện nay các quốc gia đều theo đuổi, có ba nội dung cơ bản là: 1.Bền vững về kinh tế: bảo đảm phát triển kinh tế nhanh và duy trì tốc độ ấy trong một thời gian dài. Bền vững về kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải đảm bảo cân đối tốc độ tăng trƣởng kinh tế với các điều kiện nguồn lực, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, và việc phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trƣờng,... Một quốc gia đƣợc coi là phát triển bền vững về kinh tế phải đạt đƣợc những yêu cầu sau đây: Có tốc độ tăng 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2