intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, đề xuất những định hướng và giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRƢƠNG THÀNH LONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội - 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRƢƠNG THÀNH LONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. VŨ VĂN HÙNG Hà Nội – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ rất nhiệt tình và có hiệu quả từ Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế chính trị của Trƣờng Đại học Kinh tế, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các ban ngành liên quan ở huyện Quảng Ninh; Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn và nhân dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học Kinh tế, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Vũ Văn Hùng - Giảng viên Trƣờng Đại học Thƣơng mại, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận văn này.
  5. TÓM TẮT Tên đề tài: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Số trang: 109 trang Trƣờng: Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa: Kinh tế Chính trị Thời gian: 2014/10 Bằng cấp: Thạc sỹ Ngƣời nghiên cứu: Trƣơng Thành Long Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Vũ Văn Hùng Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, với quy mô ngày càng lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang là một yêu cầu tất yếu khách quan. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc thù của nông nghiệp. Những năm qua, kinh tế trang trại hình thành và phát triển ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình khuyến khích các hộ gia đình mạnh dạn đầu tƣ, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa. Huyện Quảng Ninh có tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình kinh tế này còn gặp nhiều khó khăn do sản phẩm làm ra chƣa đáp ứng yêu cầu thị trƣờng, giá cả hàng hóa nông sản bấp bênh. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế trang trại ở địa phƣơng chƣa đồng bộ và chƣa phát huy hiệu quả. Các chủ trang trại vẫn thiếu sự hỗ trợ về vốn, giống và quy trình chăm sóc, khai thác, chất lƣợng lao động còn thấp, thiếu các mối liên kết và hỗ trợ quản lý…Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ phù hợp với điều kiện thực tế của huyện để thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh tế này. Vì vậy, đề tài “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” đƣợc học viên lựa chọn nghiên cứu để tìm ra những hƣớng đi thích hợp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại, tận dụng thế mạnh, tiềm năng của địa phƣơng, khai thác hợp lý các nguồn lực để kinh tế trang trại góp
  6. phần tăng thu nhập cho các hộ nông dân, góp phần chung vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Để kinh tế trang trại trên điạ bàn huyê ̣n Quảng Ninh , tỉnh Quảng Bình phát triển mạnh mẽ theo hƣớng bền vững cần thực hiện tốt các giải pháp chung và giải pháp riêng cho từng loại hình trang trại. Chung quy lại, đó là việc giải quyết tố t các vấn đề mấu chốt sau: Nâng cao trình độ về kiến thức quản lý kinh tế, kinh doanh, xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc cho trang trại, tạo niềm tin cho chủ trang trại trong quá trình đầu tƣ lâu dài, quy hoạch đất đai, cung vốn, giải quyết đầu ra cho sản phẩm của các trang trại. Kinh tế trang trại phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh trong thời gian tới.
  7. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI ....................................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài ............................................ 4 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc ............................................. 5 1.1.3. Những khoảng trống cần nghiên cứu ............................................... 8 1.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại ............................. 8 1.2.1. Trang trại và kinh tế trang trại.......................................................... 8 1.2.2. Đặc trƣng của kinh tế trang trại ...................................................... 11 1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển kinh tế trang trại .................... 12 1.2.4. Phân loa ̣i và tiêu chí xác đinh ̣ kinh tế trang tra ̣i............................ 14 1.2.5. Phát triển số lƣợng trang trại......................................................... 16 1.2.6. Gia tăng các yếu tố nguồn lực ........................................................ 17 1.2.7. Liên kết sản xuất các trang trại ...................................................... 19 1.2.8. Phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của các trang trại ............. 20 1.2.9. Gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại .. 22 1.2.10. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của kinh tế trang trại ............. 23 1.2.11. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển kinh tế trang trại ..... 24 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 32 2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, nghiên cứu tài liệu ............................... 32 2.1.1. Nguồn số liệu thực hiện luận văn ................................................... 32 2.1.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................... 32
  8. 2.1.3. Phƣơng pháp xữ lý số liệu .............................................................. 33 2.2. Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn ............. 33 2.2.1. Phƣơng pháp thống kê .................................................................... 33 2.2.2. Phƣơng pháp so sánh ...................................................................... 34 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích ................................................................... 34 2.2.4. Phƣơng pháp đánh giá, tổng hợp .................................................... 34 2.2.5. Phƣơng pháp dự báo ....................................................................... 35 2.2.6. Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học .......................................... 35 2.2.7. Phƣơng pháp phân tích định tính ................................................... 36 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH ............. 37 3.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế trang trại của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ..................................................................... 37 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 37 3.1.2. Tình hình kinh tế ............................................................................ 44 3.1.3. Đặc điểm xã hội.............................................................................. 50 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Ninh thời gian qua ................................................................................................................ 53 3.2.1. Thực trạng phát triển về số lƣợng trang trại................................... 53 3.2.2. Thực trạng các yếu tố nguồn lực .................................................... 58 3.2.3. Thực trạng về liên kết sản xuất ...................................................... 65 3.2.4. Thực trạng về phát triển thị trƣờng ................................................ 65 3.2.5. Thực trạng về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh ................ 68 3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển trang trại huyện Quảng Ninh thời gian qua ................................................................................................ 72 3.3.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................ 72 3.3.2. Tồn tại, hạn chế .............................................................................. 73
  9. 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ....................................... 73 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ..................................................... 76 4.1. Xu hƣớng, dự báo và quan điểm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020 ............... 76 4.1.1. Xu hƣớng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020 ......................................... 76 4.1.2. Dự báo một số chỉ tiêu ảnh hƣởng đến tinh hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020............ 77 4.1.3. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020 ......................................... 80 4.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020 ........................................... 81 4.2.1. Giải pháp phát triển số lƣợng trang trại ......................................... 81 4.2.2. Giải pháp gia tăng các yếu tố nguồn lực ........................................ 82 4.2.3. Giải pháp tăng cƣờng liên kết sản xuất các trang trại .................... 86 4.2.4. Giải pháp phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của trang trại ... 87 4.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng loại hình trang trại ........................................................................................... 87 4.2.6. Giải pháp tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc ............................ 92 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 94
  10. DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Từ, cụm từ 1 GO Tổng giá trị sản xuất 2 VA Giá trị gia tăng 3 IC Chi phí trung gian 4 Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5 Bộ LĐ -TB&XH Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội 6 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 KTTT Kinh tế trang trại 9 QĐ Quyết định 10 TT Thông tƣ 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 SXKD Sản xuất kinh doanh 13 KH-KT Khoa học - kỹ thuật 14 KHCN Khoa học - công nghệ 15 NN Nông nghiệp 16 TT Trang trại 17 SP Sản phẩm 18 LĐ Lao động 19 ĐVT Đơn vị tính 20 CN - XD Công nghiệp - Xây dựng 21 TM - DV Thƣơng mại - Dịch vụ 22 NTTS Nuôi trồng thuỷ sản 23 TC Tiêu chuẩn 24 XD Xây dựng 25 SX Sản xuất i
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Tình hình sử dụng đất của huyện Quảng Ninh qua các 1 Bảng 3.1 43 năm 2011 - 2013 Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện Quảng 2 Bảng 3.2 48 Ninh năm 2013 Tốc độ tăng giá trị sản xuất, cơ cấu các ngành kinh tế của 3 Bảng 3.3 51 huyện Quảng Ninh từ năm 2009 - 2013 Giá trị sản xuất tăng thêm của các ngành kinh tế thời kỳ 4 Bảng 3.4 52 2009-2013 5 Bảng 3.5 Cơ cấu của các ngành kinh tế giai đoạn 2003-2013 53 Tình hình dân số và lao động qua các năm 2005, 2010, 6 Bảng 3.6 55 2013 Số lƣợng, cơ cấu của từng loại hình trang trại qua các 7 Bảng 3.7 58 năm 2011, 2012, 2013 Các loại hình trang trại phân bố theo vùng sinh thái qua 8 Bảng 3.8 60 các năm 2011, 2013 9 Bảng 3.9 Quy mô diện tích của các loại hình trang trại năm 2013 63 Thực trạng đất nông nghiệp của các loại hình trang trại 10 Bảng 3.10 64 năm 2013 Thực trạng lao động của các loại hình trang trại năm 11 Bảng 3.11 65 2013 Tình hình huy động và sử dụng vốn của các trang trại 12 Bảng 3.12 67 năm 2013 Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của các trang trại năm 13 Bảng 3.13 71 2013 ii
  12. Sản lƣợng các sản phẩm của trang trại qua các năm 14 Bảng 3.14 72 2011, 2012, 2013 15 Bảng 3.15 Doanh thu và chi phí của các trang trại năm 2013 74 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của các trang 16 Bảng 3.16 76 trại 17 Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu về dân số và lao động 82 18 Bảng 4.2 Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản 82 Dự báo về nhu cầu nông sản thực phẩm huyện Quảng 19 Bảng 4.3 83 Ninh đến năm 2020 iii
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất của huyện 1 Hình 3.1 46 Quảng Ninh năm 2013 Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất các ngành kinh tế 2 Hình 3.2 51 năm 2011-2013 Biểu đồ so sánh lực lƣợng lao động trong các 3 Hình 3.3 56 ngành kinh tế năm 2011-2013 Cơ cấu các loại hình trang trại phân bố theo vùng 4 Hình 3.4 62 sinh thái 2013 iv
  14. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, với quy mô ngày càng lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang là một yêu cầu tất yếu khách quan. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc thù của nông nghiệp. Sự phát triển kinh tế trang trại đóng góp phần lớn trong tổng khối lƣợng nông sản đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Mặt khác, kinh tế trang trại góp phần khai thác nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa, nhất là ở vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hóa. Một số trang trại sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng. Những đóng góp bƣớc đầu của kinh tế trang trại nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách tạo điều kiện và khuyến khích sự phát triển của loại hình kinh tế này. Tuy nhiên, kinh tế trang trại hiện nay chƣa phát triển rộng và chƣa tƣơng xứng với những tiềm năng, thế mạnh vốn có của các vùng, miền trong cả nƣớc. Kinh tế trang trại vẫn còn là loại hình kinh tế mới ở nƣớc ta nên vẫn còn mang nhiều yếu tố tự phát. Số lƣợng trang trại tăng nhanh với nhiều thành phần kinh tế tham gia nhƣng chủ yếu vẫn là kinh tế trang trại hộ gia đình nông dân và một tỷ lệ đáng kể của gia đình cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, công an nghỉ hƣu. Hầu hết các trang trại có quy mô đất đai dƣới mức hạn điền, sử dụng lao động của gia đình là chủ yếu, một số ít có thuê lao động thời vụ và lao động thƣờng xuyên, tiền công lao động đƣợc thỏa thuận giữa hai bên. Vốn đầu tƣ cho trang trại thƣờng là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng, vốn vay của tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng thấp. Phần lớn các trang trại sản xuất manh mún, sử dụng công nghệ kém hiệu quả, thị trƣờng chƣa ổn định, chƣa phát huy đƣợc lợi thế kinh tế từng vùng. 1
  15. Việc nghiên cứu thực trạng kinh tế trang trại, để tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy loại hình kinh tế này phát triển có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội đối với đất nƣớc. Yêu cầu đặt ra trong những năm tới là phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Đồng thời, xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Phát triển kinh tế trang trại gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bƣớc xây dựng nông thôn Việt Nam văn minh, tiến bộ…Để làm đƣợc điều đó, trƣớc hết cần có những giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế trang trại trên mỗi vùng đất cũng nhƣ mỗi địa phƣơng. Những năm qua, kinh tế trang trại hình thành và phát triển ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình khuyến khích các hộ gia đình mạnh dạn đầu tƣ, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa. Huyện Quảng Ninh có tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên việc phát triển loại hình kinh tế này còn gặp nhiều khó khăn do sản phẩm làm ra chƣa đáp ứng yêu cầu thị trƣờng, giá cả hàng hóa nông sản bấp bênh. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế trang trại ở địa phƣơng chƣa đồng bộ và chƣa phát huy hiệu quả. Các chủ trang trại vẫn thiếu sự hỗ trợ về vốn, giống và quy trình chăm sóc, khai thác, chất lƣợng lao động còn thấp, thiếu các mối liên kết và hỗ trợ quản lý…Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ phù hợp với điều kiện thực tế của huyện để thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh tế này. Vì vậy, đề tài “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” đƣợc học viên lựa chọn nghiên cứu để tìm ra những hƣớng đi thích hợp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại, tận dụng thế mạnh, tiềm năng của địa phƣơng, khai thác hợp lý các nguồn lực để kinh tế trang trại góp phần tăng thu nhập cho các hộ nông dân, góp phần chung vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, đề xuất những định hƣớng và giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. 2
  16. 2.2. Nhiê ̣m vụ: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển có hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vấn đề phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình để làm rõ tính lý luận và thực tiễn cho quá trình hình thành, phát triển kinh tế trang trại của địa phƣơng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung : Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức , quy mô , cơ cấu , loại hình, kết quả sản xuất kinh doanh , hiệu quả kinh tế... của các loa ̣i hình kinh tế trang trại có trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Về không gian: Nội dung nghiên cứu trên đƣợc tiến hành tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Về thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng đƣợc thu thập từ năm 2011-2013, ngoài ra tham khảo số liệu từ 2003-2010. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong khoảng thời gian đến 2020. 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các bảng, đồ thị, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Chƣơng 4: Quan điểm và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020. 3
  17. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Bài viết của Nguyễn Hoàng trên VnEconomy: Nông nghiệp Israel kỳ tích trên hoang mạc. Không phải ngẫu nhiên khi nƣớc này tự hào là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới. Khả năng nghiên cứu, sáng tạo và đặc biệt là tính hiệu quả trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, "cây đũa thần" khoa học là lời giải đáp dễ hiểu. Giữa sa mạc khô cằn nhiều nông trại vẫn đứng vững, trang trại bò sữa hiện đại phát triển. Israel đƣợc mệnh danh là "thung lũng silicon" của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp. Chỉ với 2,5% dân số làm nông nhƣng mỗi năm xuất khẩu 3 tỷ USD nông sản, là một trong những nƣớc xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ít ai biết rằng những sản phẩm rau quả từ Arava - một trong những nơi khô cằn nhất thế giới lại chiếm trên 60% tổng sản lƣợng xuất khẩu rau của Israel và 10% tổng sản lƣợng hoa xuất khẩu. Bài viết trên CRI online: Phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, Trung Quốc đang phát triển bừng bừng. Tại nông trƣờng mang tên Hô-ly-út Phƣơng Đông ở thị trấn Dƣơng Tống quận Hoài Nhu thành phố Bắc Ninh, một ngày cuối tháng 5 có ánh nắng rực rỡ chan hòa, không khí trong lành, rất nhiều ngƣời đang bận rộn trồng rau, trồng cây, hái rau, đƣa rau củ quả lên xe ở khu vực nhà kính đƣợc quét các màu khác nhau, tuy rất bận rộn nhƣng trên nét mặt ai cũng thể hiển vẻ vui mừng. Những nông dân vui mừng này không phải nông dân địa phƣơng, đa số ngƣời dân thành phố tự lái xe đến đây du lịch miệt vƣờn. Ở Trung Quốc có nhiều trang trại kinh doanh nông nghiệp kết kợp du lịch sinh thái dẫn dắt nông dân cùng tìm đƣợc việc làm và làm giàu. Chỉ riêng quận Hoài Nhu tính đến nay có 76 chủ thể kinh doanh nông nhiệp thƣ giản, nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái thực hiện doanh thu 320 triệu Nhân dân tệ/ năm. Năm 2013 4
  18. nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái Trung Quốc đã tiếp đón 700 triệu lƣợt ngƣời, có hơn 1,5 triệu cửa hàng kinh doanh miệt vƣờn. Nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái có thể làm cho nông nghiệp truyền thống trở thành ngành có hiệu quả cao và mang lại niềm vui cho mọi ngƣời, khiến nông thôn trở thành quê nhà tƣơi đẹp và hài hòa, khiến nông dân trở thành nhóm ngƣời giàu có và tự tin. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Kinh tế trang trại, loại hình sản xuất trải qua quá trình lịch sử lâu dài và phát triển theo quy luật khách quan của nền kinh tế hàng hóa trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Kinh tế trang trại là xu hƣớng phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa trên thế giới và ở Việt Nam. Kinh tế trang trại đang đƣợc quan tâm và chú trọng đầu tƣ phát triển. Các hộ nông dân không còn bó buộc ở việc chỉ sản xuất sản phẩm để tiêu dùng trong gia đình mà tìm cách sản xuất sản phẩm với số lƣợng lớn nhằm mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, taọ việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lao động, dân cƣ, phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới. Thực tế cho thấy những năm qua, kinh tế trang trại ngày càng đƣợc nhân rộng trên phạm vi cả nƣớc, nhiều nghiên cứu khoa học về thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở mỗi địa phƣơng đƣa ra những giải pháp, kiến nghị giúp các mô hình kinh tế trang trại có đƣợc những định hƣớng tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Một trong số các nghiên cứu mà tác giả tham khảo đó là: “ Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Tác giả Nguyễn Thành Nam, năm 2008. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện miền núi Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đạt đƣợc nhiều tiến bộ quan trọng. Nhƣng để ngành nông nghiệp của huyện đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới thì phải hợp lý hoá, hiệu quả hoá sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng nhƣ khả năng 5
  19. lao động của con ngƣời vùng miền núi này, mô hình kinh tế trang trại là phù hợp hơn cả. Kinh tế trang trại của huyện đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, nhƣng vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của nó. Nghiên cứu hƣớng đến mục tiêu trả lời các câu hỏi đặt ra là: Khả năng phát triển kinh tế trang trại của vùng đến đâu? Làm sao để mô hình đƣợc áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất? Nghiên cứu trên giúp tác giả vận dụng các thông tin về điều kiện tự nhiên của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, sự ảnh hƣởng của nó đến sự phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. Mặc khác, các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu trên giúp tác giả có thể định hƣớng mục tiêu nghiên cứu của mình. “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”, tác giả Trần Quốc Đạt, năm 2012. Phần cơ sở lý luận của nghiên cứu này nêu khá đầy đủ tổng quan về kinh tế trang trại, phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của nó, giúp tác giả có cái nhìn sâu sắc hơn với loại mô hình kinh tế này để từ đó có thể định đƣợc hƣớng đi cho nghiên cứu của mình. Trong phần thực trạng, đề tài đã khái quát, phân tích những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, về tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về cơ sở hạ tầng của huyện Đại Lộc, các đặc điểm dân số, lao động, đất đai,…phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện. Nghiên cứu cũng nêu các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng sản xuất của các trang trại và phát triển thị trƣờng tiêu thụ. Các kết quả này giúp tác giả kế thừa và phát triển đề tài của mình, có cái nhìn tổng quan, rõ ràng và khoa học về loại hình kinh tế trang trại. Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội: Kinh tế trang trại - hƣớng đi bền vững cho nông dân. Chỉ sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại đã góp phần mở ra hƣớng đi bền vững cho nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Cả nƣớc có 71.914 trang trại theo tiêu chí mới, tăng trên 16.000 trang trại so năm 2000, bình quân mỗi tỉnh có 1.598 trang trại, mỗi huyện có gần 40 trang trại. Kinh tế trang trại tạo ra bƣớc chuyển cơ bản về giá trị sản phẩm hàng hóa với thu nhập vƣợt trội hẳn so với kinh tế hộ. Nếu bình quân một 6
  20. trang trại tạo ra giá trị sản xuất là 98 triệu đồng thì giá trị sản xuất của một hộ nông nghiệp chỉ đạt từ 13-16 triệu đồng. Loại hình trang trại có giá trị kinh tế cao nhất là nuôi trƣờng thủy sản đạt bình quân 120-150 triệu đồng. Kinh tế trang trại phát triển góp phần quan trọng vào sự tăng trƣởng của các ngành nông, lâm, thủy sản đạt mức 11,2%. Nông nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp theo hƣớng giảm trồng trọt, tăng mạnh về chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Kinh tế trang trại tuy phát triển nhanh và đúng hƣớng nhƣng một số nơi vẫn mang tính tự phát với quy mô nhỏ, sử sụng lao động ít, chƣa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp bảo trợ xã hội và bảo hiểm cho nông dân chƣa nhiều. Việc thực hiện các cơ chế, chính sách đối với kinh tế trang trại, nhất là chính sách về đất đai có nơi chƣa nghiêm. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao chƣa nhiều, hiện 90% sản phẩm của trang trại bán ở dạng thô hoặc tƣơi sống chƣa qua chế biến. Theo Báo Nông nghiệp số ra ngày 14/7/2013 có bài viết: "Lời gan ruột cho mô hình kinh tế trang trại", nói về việc phát triển kinh tế trang trại ở huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dƣơng bởi dịch bệnh và đầu ra sản phẩm bấp bênh, thiên tai và các điều kiện khác, vốn, khoa học kỹ thuật dẫn đến hiệu quả sản xuất của các trang trại sụt giảm. Một thời kinh tế trang trại ở đây từng có tiếng, vậy mà giờ đây nhiều chủ trang trại phải vật lộn để tồn tại, để thoát khỏi cảnh phải thay tên đổi chủ hay phá sản. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Phú Thọ và đề xuất mô hình phát triển phù hợp. Đƣợc hình thành từ năm 1986 trở lại đây số lƣợng các trang trại tăng lên khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trƣờng. Nhƣng các trang trại ở Phú Thọ phát triển mạnh ở các hình thức trang trại lâm nghiệp, trang trại thủy sản, trang trại trồng cây lâu năm, còn một số loại nhƣ trang trại trồng trọt, chăn nuôi chƣa phát triển. Đây là một yếu tố tạo nên sự mất cân đối trong việc phát triển kinh tế nông - lâm - ngƣ nghiệp của Phú Thọ. Hà Tĩnh "bức tử" môi trƣờng tại các trang trại chăn nuôi từ trang web của Báo Dân trí số ra ngày 5/8/2014: Bên cạnh thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại thì việc ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng, công tác quy hoạch, quản lý nhà nƣớc 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1