intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

42
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam dựa trên kết quả đo lường của các chỉ tiêu tài chính và phương pháp bao dữ liệu; đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ LÊ THANH VÂN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________ LÊ THANH VÂN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (Công cụ và Thị trường Tài chính) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG HẢI YẾN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS Hoàng Hải Yến. Số liệu thống kê là trung thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. TP. HCM, ngày 31 tháng 08 năm 2018 Tác giả Lê Thanh Vân
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT, KÝ HIỆU DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ MINH HỌA CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. .................................................................... 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 1.6. Ý nghĩa đề tài ................................................................................................. 4 1.7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. SƠ LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ....................................................................... 6 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ............................ 6 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ....................................................................................................................... 8 2.3. Phát hiện đề tài .............................................................................................. 9 CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ................................................................................................. 11 3.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ................ 11 3.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 11 3.2.1. Phân tích các chỉ số tài chính ................................................................ 11 3.2.2. Phương pháp phân tích bao dữ liệu ...................................................... 12 3.2.3. Chỉ số Malmquist .................................................................................. 16
  5. 3.3. Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại .................................................................................................... 16 CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. ........................................... 20 4.1. Phân tích chỉ số tài chính ............................................................................. 20 4.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời ........................................... 20 4.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc bảng cân đối ..................................... 26 4.1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản .......................................... 32 4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank theo phương pháp bao dữ liệu ............................................................................................................. 36 4.2.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................... 36 4.2.2. Kết quả nghiên cứu theo phương pháp DEA ........................................ 38 4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.................................................................................................... 43 4.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam .......................................................................... 43 4.3.2. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. ......................................... 44 4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 45 CHƯƠNG 5: GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ............................................................................................................... 49 5.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ..................................................................................................................... 49 5.2. Gợi ý một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian tới ............................. 50 5.2.1. Giải quyết hạn chế thứ nhất - Hệ số ROA, ROE, ROS giảm: Chú trọng hơn nữa cho vay bán lẻ, không tập trung quá nhiều vào cho vay bán buôn, đồng thời kiểm soát chất lượng tín dụng ..................................................................... 50
  6. 5.2.2. Giải quyết hạn chế thứ hai- Nguồn lực đầu vào của Vietinbank chưa được sử dụng hiệu quả: Phát triển yếu tố chất lượng nhân sự ........................... 51 5.2.3. Giải quyết hạn chế thứ ba- Thu nhập kinh doanh phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng : Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới và gia tăng chất lượng các dịch vụ. ....................................................................................... 53 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT, KÝ HIỆU TT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt 1 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2 Agribank Việt Nam 3 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 4 CRS Mô hình hiệu suất không đổi theo quy mô Hiệu quả kỹ thuật từ mô hình DEA hiệu suất 5 Crste không đổi theo quy mô 6 CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 7 DEA Phân tích bao dữ liệu 8 DEAP Chương trình chạy mô hình DEA 9 DRS Hiệu suất giảm theo quy mô 10 Effch Thay đổi hiệu quả kỹ thuật Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành phố Hồ Chí 11 HDB Minh 12 IRS Hiệu suất tăng theo quy mô 13 LPB Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt 14 MB Ngân hàng TMCP Quân Đội 15 NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 16 NHTM Ngân hàng thương mại 17 PE Hiệu quả kỹ thuật thuần 18 Pech Thay đổi hiệu quả kỹ thuật quả thuần 19 ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản 20 ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 21 SE Hiệu quả quy mô 22 Sech Thay đổi hiệu quả quy mô 23 TCB Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 24 TE Hiệu quả kỹ thuật 25 Techch Thay đổi tiến bộ công nghệ 26 Tfpch Thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp 27 TMCP Thương mại cổ phần 28 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 29 TPBank Ngân hàng TMCP Tiên Phong 30 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 31 Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 32 Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 33 VPB Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 34 VRS Mô hình hiệu suất thay đổi theo quy mô
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Danh sách 11 ngân hàng Việt Nam thuộc top 500 ngân hàng mạnh nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2017 ................................................... 3 Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn và cho vay của Vietinbank giai đoạn 2013- 2017 ............................................................................................................................. 8 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank............................................ 9 Bảng 2.3 Tỷ lệ sinh lợi của lợi nhuận trên tổng tài sản............................................. 10 Bảng 3.1: Tổng hợp một số nghiên cứu sử dụng mô hình DEA .............................. 17 Bảng 4.1: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Vietinbank ..................................... 20 Bảng 4.2: Chỉ số ROA của một số ngân hàng giai đoạn 2013 – 2017……….......... 21 Bảng 4.3: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của Vietinbank (ROE) ................... 22 Bảng 4.4: Chỉ số ROE của một số ngân hàng giai đoạn 2013 – 2017 ...................... 23 Bảng 4.5: Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của Vietinbank (ROS) ............................. 24 Bảng 4.6: Chỉ số ROS của một số ngân hàng giai đoạn 2013 – 2017 ...................... 25 Bảng 4.7: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản của Vietinbank ........................................ 26 Bảng 4.8: Tỷ số DTA của một số ngân hàng giai đoạn 2013 – 2017 ....................... 27 Bảng 4.9: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của Vietinbank ............................ 28 Bảng 4.10: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của một số ngân hàng giai đoạn 2013 – 2017 ...................................................................................................... 29 Bảng 4.11: Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của Vietinbank ........................... 30 Bảng 4.12: Tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản của một số ngân hàng giai đoạn 2013 – 2017 ............................................................................................................... 30 Bảng 4.13: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Vietinbank ........................... 32 Bảng 4.14: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của một số ngân hàng giai đoạn 2013 – 2017 ............................................................................................................... 32 Bảng 4.15: Tỷ lệ dự phòng cho vay khách hàng/tổng dư nợ của Vietinbank .......... 33 Bảng 4.16: Dự phòng cho vay khách hàng của Vietinbank ..................................... 34 Bảng 4.17: Tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng dư nợ của một số ngân hàng giai đoạn 2013 – 2017 ............................................................................................................... 34
  9. Bảng 4.18: Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ................................... 36 Bảng 4.19: Các biến sử dụng trong mô hình DEA ................................................... 38 Bảng 4.20: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của Vietinbank ................................................................................................................. 38 Bảng 4.21: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của các ngân hàng giai đoạn 2013 – 2017 ....................................................................... 39 Bảng 4.22: Hiệu suất hoạt động theo quy mô của các ngân hàng giai đoạn 2013 – 2017 ........................................................................................................................... 40 Bảng 4.23. Giá trị tối ưu cho các biến đầu vào cho Vietinbank năm 2017 .............. 41 Bảng 4.24: Chỉ số Malmquist của Vietinbank ......................................................... 42 Bảng 4.25: Chỉ số Malmquist của các ngân hàng ..................................................... 42
  10. DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ MINH HỌA Hình 2.1: Bộ máy quản lý của Vietinbank ..........................................................7 Đồ thị 4.1: Biểu diễn ROA của Vietinbank và các ngân hàng khác năm 2017 ..21 Đồ thị 4.2: Biểu diễn ROE của Vietinbank và các ngân hàng khác năm 2017 ..23 Đồ thị 4.3: Biểu diễn ROS của Vietinbank và các ngân hàng khác năm 2017 ..25 Đồ thị 4.4: Biểu diễn DTA của Vietinbank và các ngân hàng khác năm 2017 ..27 Đồ thị 4.5: Biểu diễn ETA của Vietinbank và các ngân hàng khác năm 2017 ..29 Đồ thị 4.6: Biểu diễn LTA của Vietinbank và các ngân hàng khác năm 2017 ..31 Đồ thị 4.7: Biểu diễn Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Vietinbank và các ngân hàng khác năm 2017 ..................................................................................33 Đồ thị 4.8: Biểu diễn Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay/Tổng dư nợ của Vietinbank và các ngân hàng khác năm 2017 .......................................................................35
  11. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Với xu hướng toàn cầu hoá của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, đã và đang từng bước phối hợp với các đối tác chiến lược nhằm đạt mục tiêu trở thành một Tập đoàn tài chính ngân hàng dẫn đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực, hiện đại, đa năng, hiệu quả cao, đồng thời là ngân hàng số một của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy, sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là vấn đề đáng được chú trọng, không chỉ những nhà đầu tư mà còn đối với các nhà quản trị. Hiện tại, việc phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng như các ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam thường được thể hiện qua các báo cáo thường niên bằng các phương pháp chỉ số tài chính, thống kê so sánh. Các phương pháp này nhìn chung đơn giản dễ tính nhưng cũng có nhược điểm là có quá nhiều chỉ số đánh giá, mỗi chỉ số đánh giá một khía cạnh khác nhau trong hoạt động kinh doanh mang tính chất thời điểm. Do đó, cần sử dụng thêm các phương pháp khác để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được rõ ràng hơn. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam giúp cơ quan quản lý Nhà nước, nhà quản trị đánh giá được việc sử dụng các nguồn lực của ngân hàng, từ đó có những chính sách để tăng cường năng lực cạnh tranh của ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động tốt hơn trong tiến trình hội nhập. Từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” để nghiên cứu.
  12. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam dựa trên kết quả đo lường của các chỉ tiêu tài chính và phương pháp bao dữ liệu. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam hiện nay như thế nào? So sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam so với các ngân hàng thương mại khác như thế nào ? Những giải pháp nào phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam? 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thông qua hai phương pháp: phân tích các hệ số tài chính, phương pháp bao dữ liệu. Phạm vi nghiên cứu: Nguồn số liệu được sử dụng trong các phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ các báo cáo trong giai đoạn 2013-2017 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và 10 ngân hàng khác nằm trong top 11 ngân hàng mạnh nhất thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2017 do Tạp chí The Asian Banker bình chọn để so sánh: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Việt Nam
  13. 3 Thịnh Vượng, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Sài Gòn –Hà Nội. Lý do chọn các ngân hàng trên: Số liệu ngân hàng được thu thập từ nguồn dữ liệu Orbis Bank Focus của Bureau Van Dijk, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam, có đầy đủ để thực hiện phân tích. Các ngân hàng thương mại Việt Nam trong mẫu lựa chọn nằm trong danh sách 500 ngân hàng mạnh nhất thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2017 do Tạp chí The Asian Banker bình chọn. Bảng 1.1 Danh sách 11 ngân hàng Việt Nam thuộc top 500 ngân hàng mạnh nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2017 Xếp hạng mạnh trong khu STT Tên ngân hàng vực 2017 1 Vietcombank 48 2 Techcombank 101 3 Vietinbank 124 4 MBBank 126 5 BIDV 161 6 LienVietPostBank 165 7 ACB 196 8 HD Bank 269 9 VPBank 276 10 TPBank 276 11 SHB 309 (Nguồn: Tạp chí The Asian Banker năm 2017) 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Nguồn dữ liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường
  14. 4 niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam, dữ liệu Orbis Bank Focus của Bureau Van Dijk, số liệu được công bố trên website của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, cụ thể như sau: Để giải quyết mục tiêu 1: Xác định hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước đây để lựa chọn các nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có 03 nhóm chỉ số tài chính là Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc bảng cân đối và Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản, đồng thời sử dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA. Bài viết chủ yếu sử dụng số liệu 11 ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2017 do Tạp chí The Asian Banker bình chọn để chạy mô hình DEA, bên cạnh đó tác giả sử dụng thêm phương pháp phân tích chỉ số tài chính để người đọc có cách nhìn rõ nét hơn, dễ dàng hơn về vấn đề hiệu quả của Vietinbank trong 2013 -2017 qua 2 phương pháp. Vì vậy, bài nghiên cứu sử dụng đồng nhất số liệu cho cả 2 phương pháp để dễ so sánh. Để giải quyết mục tiêu 2: Từ việc phân tích các chỉ số tài chính, phân tích bao dữ liệu DEA để xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 1.6. Ý nghĩa đề tài Bài nghiên cứu trình bày kết quả kinh doanh lịch sử của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên cơ sở so sánh với số liệu 10 ngân hàng thương mại khác trong giai đoạn 2013-2017 bằng phương pháp phân tích chỉ số tài chính và phân tích mô hình bao dữ liệu, để có cách nhìn chi tiết về hiệu quả hoạt động của Vietinbank, từ đó, đánh giá, phát hiện ra hạn chế, nguyên nhân và đưa ra một số gợi ý để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Vietinbank. 1.7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm các chương sau:
  15. 5 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2. SƠ LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. CHƯƠNG 5. GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. Kết luận chương 1 Chương 1 đã trình bày lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, kết cấu của luận văn, tiếp theo chương 2 sẽ sơ lược tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank.
  16. 6 CHƯƠNG 2. SƠ LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chương 2 sẽ giới thiệu sơ lược về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đồng thời đưa ra biểu hiện của vấn đề và xác định vấn đề cần giải quyết. 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam bởi Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam. Giai đoạn từ 1988 - 2000, Vietinbank được Chính phủ xây dựng và chuyển đổi từ ngân hàng một cấp sang hai cấp. Giai đoạn từ 2001 – 2008, Vietinbank triển khai Đề án tái cơ cấu ngân hàng về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cổ phần hoá, xử lý triệt để nợ tồn đọng và nâng cao năng lực tài chính, phát triển hoạt động kinh doanh. Giai đoạn 2009 -2013: Tháng 7/2009, Vietinbank được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Ngày 27/12/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam đã ký kết các hợp đồng chi tiết của giao dịch bán 20% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ. Giai đoạn 2014 – 2017, VietinBank chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong việc thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội; tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại. Năm 2017, VietinBank đã chuyển đổi thành công hệ thống CoreBanking - dự án lớn và có độ phức tạp nhất trong ngành Ngân hàng, đánh dấu thành công trong lĩnh vực CNTT của VietinBank, đồng thời VietinBank cũng nhận được
  17. 7 nhiều giải thưởng uy tín của tạp chí The Asian Banker cho Dự án Ngân hàng lõi tốt nhất, Dự án Phân tích dữ liệu tốt nhất, Ngân hàng di động tốt nhất Việt Nam. Bộ máy quản lý của Vietinbank Ban Kiểm soát Phòng kiểm soát nội bộ Hội đồng Quản trị Ủy ban nhân sự và Tiền lương Ban thư ký HĐQT Ủy ban ALCO Ủy ban QLRR Ban điều hành Ủy ban chính sách Ủy ban thanh toán Khối Khối kinh Khối ngân hàng Khối Khối Khối doanh & Khối Phê Nhân vận Doanh Bán lẻ thị trường CNTT duyệt sự hành nghiệp vốn tín dụng Các phòng Khối thương ban khác hiệu & Chi nhánh, truyền thông công ty con Hình 2.1: Bộ máy quản lý của Vietinbank Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2017 của Vietinbank Bộ máy quản lý của Vietinbank được chia thành nhiều khối, mỗi khối đảm nhiệm một chức năng và công việc. Trên cơ sở đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt
  18. 8 Nam có thể phát huy tối đa khả năng xử lý các công việc để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng đối với những đối tượng khách hàng khác nhau. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng mạnh có vốn Nhà nước hơn 50% tại Việt Nam (Ngân hàng Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank). Với thế mạnh về mạng lưới chi nhánh, hoạt động lâu năm tại Việt Nam, Vietinbank đã huy động được nguồn vốn lớn để cấp tín dụng cho các đối tượng trong nền kinh tế. Hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank trong thời gian qua vẫn là huy động vốn và cấp tín dụng, trong đó hình thức cấp tín dụng chủ yếu là cho vay. Để có bức tranh tổng thể về tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank, luận văn giới thiệu về tình hình huy động vốn, cho vay của ngân hảng. Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn và cho vay của Vietinbank giai đoạn 2013- 2017. Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Tiền gửi của khách 364.497 424.181 492.960 655.060 752.935 hàng % tăng trưởng (+/-) 26,08 16,37 16,21 32,88 14,94 Cho vay khách hàng 376.289 439.869 538.080 661.988 790.688 % tăng trưởng (+/-) 12,88 16,90 22,33 23,03 19,44 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank từ năm 2013 – 2017) Hoạt động huy động tiền gửi khách hàng của Vietinbank tăng trưởng qua các năm. Kết quả huy động vốn của Vietinbank tại thời điểm cuối 2017 đạt 752.935 tỷ đồng, tăng 14,94% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng huy động bình quân giai đoạn 2013 đến 2017 là 21,30%. Vietinbank luôn chủ động khai thác nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ với chi phí hợp lý, trong đó đẩy mạnh nguồn vốn huy động không kỳ hạn. Cùng với sự tăng trưởng của việc huy động, dư nợ cho vay của Vietinbank cũng
  19. 9 có sự tăng trưởng tốt. Đến ngày 31/12/2017, dư nợ vay của Vietinbank đạt 790.688 tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,11% trong giai đoạn 2013 đến 2017. Dư nợ vay tăng trưởng tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân, đây là phân khúc được Chính phủ khuyến khích. 2.3. Phát hiện đề tài Sau khi đã tìm hiểu sơ lược về tổ chức của Vietinbank, tác giả tiến hành xem xét, phân tích số liệu kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ suất sinh lợi của Vietinbank trong giai đoạn 2013-2017. Thu nhập của các ngân hàng Việt Nam chủ yếu đến từ thu nhập từ lãi. Vietinbank cũng không nằm ngoài xu hướng chung của các NHTM Việt Nam theo Hoàng Hải Yến và Vũ Thị Lệ Giang (2016). Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Thu nhập lãi thuần 18.277 17.862 18.834 22.304 27.073 Thu nhập ngoài lãi thuần 3.011 3.168 3.909 4.057 5.547 Tổng thu nhập thuần hoạt động kinh doanh 21.288 21.030 22.743 26.361 32.620 Lợi nhuận trước thuế 7.751 7.303 7.345 8.454 9.206 Lợi nhuận sau thuế 5.808 5.728 5.717 6.745 7.432 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank từ 2013 -2017) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Vietinbank có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng cao và có tỷ trọng bình quân 84,24% tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2013 – 2017. Bên cạnh đó, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ ngoài lãi có những chuyển biến tích cực và có xu hướng gia tăng. Lợi nhuận trước thuế năm 2017 của Vietinbank là 9.206 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế năm 2017 của Vietinbank là 7.432 tỷ đồng. Kết thúc năm tài chính 2017, nhờ vào sự quyết tâm và nỗ lực của hơn 23.000 cán bộ, nhân viên, Vietinbank đã đạt được nhiều thành tựu lớn và là một trong những ngân
  20. 10 hàng thương mại cổ phần có lợi nhuận cao của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Bảng 2.3: Tỷ lệ sinh lợi của lợi nhuận trên tổng tài sản Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Lợi nhuận sau thuế 5.808 5.728 5.717 6.825 7.459 Tổng tài sản bình 539.949 618.805 720.362 864.091 1.021.880 quân Tỷ suất lợi nhuận 1,08 0,93 0,79 0,79 0,73 trên tổng tài sản (%) (Nguồn: Dữ liệu Orbis Bank Focus của Bureau Van Dijk) Mặc dù thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Vietinbank có xu hướng tăng qua các năm 2013-2017 (năm 2013 đạt 5.808 tỷ đồng, năm 2017 đạt 7.459 tỷ đồng) nhưng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lại giảm (năm 2013 là 1,08%, năm 2017 là 0,73%). Nguyên nhân là do tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn so với sự tăng trưởng của tốc độ tài sản, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Vietinbank chưa đạt hiệu quả, có dấu hiệu sụt giảm, để có cách nhìn toàn diện hơn về hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, cần nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu và sử dụng phương pháp mô hình, để tiến hành đánh giá chi tiết, rõ hơn vấn đề, nguyên nhân những hạn chế còn tồn đọng. Kết luận chương 2. Chương 2 đã trình bày về thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietinbank trong những năm 2013 đến năm 2017, đồng thời đã phát hiện ra sự giảm sút trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank. Vì vậy, cần sử dụng các phương pháp đánh giá để làm sáng tỏ vấn đề nêu trên của Vietinbank.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0