Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá một số khía cạnh kinh tế-xã hội phát sinh của các hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự án rạch Ụ Cây, quận 8-TP.HCM
lượt xem 7
download
Nghiên cứu này mô tả cuộc sống “hậu tái định cư” của người dân tái định cư từ đó phát hiện ra những khó khăn và những tổn thất mà những người dân tái định cư đang gặp phải cùng nguyên nhân của những khó khăn và những tổn thất này. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số giải pháp cho vấn đề tái định cư thuộc dự án rạch Ụ Cây nói riêng và tình hình tái định cư thuộc các dự án của toàn quận 8 nói chung. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá một số khía cạnh kinh tế-xã hội phát sinh của các hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự án rạch Ụ Cây, quận 8-TP.HCM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH oooOooo PHẠM MINH TRÍ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KHÍA CẠNH KINH TẾ XÃ HỘI PHÁT SINH CỦA HỘ GIA ĐÌNH SAU TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN RẠCH Ụ CÂY QUẬN 8-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, năm 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH oooOooo PHẠM MINH TRÍ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KHÍA CẠNH KINH TẾ XÃ HỘI PHÁT SINH CỦA HỘ GIA ĐÌNH SAU TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN RẠCH Ụ CÂY QUẬN 8-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.05 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP.Hồ Chí Minh, năm 2011
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hữu Dũng, người đã giành thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Xin cảm cảm ơn thầy Võ Tất Thắng đã tận tình hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu sắc đến quý Thầy Cô trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, vì sự hỗ trợ, hướng dẫn vô giá và sự khích lệ trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các anh, chị ở văn phòng Ủy ban nhân dân quận 8, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 8, Ban Tuyên giáo quận ủy quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong việc thu thập các văn bản có liên quan đến đề tài. Xin gởi lời cám ơn chân thành đến các anh, chị ở Ban quản trị chung cư Tân Mỹ quận 7, đặc biệt xin gởi lời cám ơn chân thành đến anh Lê Văn Út trưởng ban, đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu tại chung cư. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên về mặt tinh thần của tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. I
- LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Với tư cách là tác giả của nghiên cứu, tôi xin cam đoan rằng những nhận định và luận cứ khoa học đưa ra trong luận văn này hoàn toàn không sao chép từ các công trình khác mà xuất phát từ chính kiến bản thân tác giả, mọi sự trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Những số liệu trích dẫn đều được sự cho phép của các cơ quan ban ngành. Nếu có sự đạo văn và sao chép tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011 Tác giả Phạm Minh Trí II
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................. 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.6. Nguồn số liệu ....................................................................................................... 4 1.7. Kết cấu luận văn ................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN RẠCH Ụ CÂY............................................................................................................................ 5 2.1. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững .................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm về sinh kế bền vững ............................................................... 5 2.1.2. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững ..................................................... 7 2.2. Chỉ số về sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình bền vững ................................. 13 2.2.1. Khái niệm về sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình........................................ 13 2.2.2. Chỉ số về sinh kế hộ gia đình bền vững ................................................. 14 2.3. Tổng quan về tái định cư và cảnh báo của các tổ chức quốc tế về tái định cư...... 16 2.3.1. Tổng quan về tái định cư....................................................................... 16 2.3.2. Những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về tái định cư......................... 17 2.4. Tổng quan những nghiên cứu trước về tái định cư .............................................. 20 III
- 2.5. Tổng quan về dự án rạch Ụ Cây.......................................................................... 22 2.5.1. Tình hình chung .................................................................................... 22 2.5.2. Mục tiêu dự án ...................................................................................... 22 2.5.3. Qui mô kế hoạch thực hiện dự án .......................................................... 23 2.5.4. Kết quả thực hiện dự án giai đoạn 1 ...................................................... 23 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 25 3.1. Mô hình lý thuyết ............................................................................................... 25 3.2. Các biến được sử dụng để phân tích.................................................................... 25 3.3. Thiết lập bảng câu hỏi và chọn mẫu.................................................................... 29 3.4. Mô hình nghiên cứu............................................................................................ 30 3.4.1. Mô hình các nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến quyết định tương lai của hộ.. 30 Phương pháp kiểm định Chi-bình phương....................................................... 31 Phương pháp hồi qui tương quan .................................................................... 33 3.4.2. Các giả thuyết ....................................................................................... 36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 39 4.1. Thông tin chung về hộ gia đình tái định cư ......................................................... 39 4.1.1. Xác định hộ gia đình tái định cư thuộc dự án rạch Ụ Cây...................... 39 4.1.2. Thông tin chung về mẫu........................................................................ 40 4.1.3. Qui mô hộ ............................................................................................. 43 4.1.4. Thời gian định cư.................................................................................. 44 4.2. Kết quả phân tích thống kê ................................................................................. 45 4.2.1. Những thay đổi về khía cạnh kinh tế........................................................... 45 Về Việc Làm .................................................................................................. 45 Về thu nhập .................................................................................................... 51 Về chi phí dịch vụ hàng tháng......................................................................... 55 4.2.2. Những thay đổi về khía cạnh xã hội............................................................ 57 Về quan hệ cộng đồng .................................................................................... 58 IV
- Về cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 58 Về tiếp cận các dịch vụ xã hội ........................................................................ 61 4.2.3. Những thay đổi về môi trường sống ........................................................... 62 Về thời gian thích nghi ................................................................................... 62 Về hệ thống giao thông nội bộ ........................................................................ 64 Về vệ sinh môi trường, cảnh quan, hệ thống điện, cấp nước, thoát nước ......... 65 4.3. Mối tương quan giữa một số đặc điểm KT-XH của hộ định cư lâu dài và ở tạm . 69 4.3.1. Phân tích đơn biến ...................................................................................... 69 Diện tích căn hộ.............................................................................................. 69 Qui mô hộ....................................................................................................... 70 Sự hiện diện của trẻ em dưới 6 tuổi trong hộ................................................... 70 Sự hiện diện của người già trên 60 tuổi trong hộ............................................. 71 Tỷ lệ lao động tự do........................................................................................ 72 Chênh lệch thu nhập sau di dời ....................................................................... 73 Thay đổi việc làm ........................................................................................... 74 4.32. Phân tích đa biến ......................................................................................... 76 Kiểm định mô hình hồi qui Binary Logistic .................................................... 76 Kết quả ước lượng mô hình hồi qui Binary Logistic ....................................... 76 Mức độ dự báo chính xác của mô hình............................................................ 78 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 79 Kết luận, gợi ý chính sách............................................................................... 79 Hạn chế của đề tài và gợi ý nghiên cứu tiếp theo ............................................ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC V
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các biến trong nghiên cứu của CARE về chất lượng cuộc sống......................... 15 Bảng 2.2. Những thiệt hại chính của tái định cư và biện pháp giảm thiểu........................... 19 Bảng 2.3. Chỉ số đo lường tác động của tái định cư đến đời sống người dân.............. 20 Bảng 3.1. Các biến phân tích ..................................................................................... 26 Bảng 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tương lai của hộ ......................... 37 Bảng 4.1. Phân loại hộ gia đình tái định cư................................................................ 39 Bảng 4.2. Vị trí của người được phỏng vấn trong hộ ................................................. 40 Bảng 4.3. Độ tuổi của người được phỏng vấn theo giới tính ........................................... 41 Bảng 4.4. Trình độ học vấn của người được phỏng vấn theo giới tính ....................... 41 Bảng 4.5. Tình hình lao động .................................................................................... 42 Bảng 4.6. So sánh qui mô hộ trước và sau tái định cư .................................................... 43 Bảng 4.7. So sánh cơ cấu nghề nghiệp trước và sau tái định cư ................................. 46 Bảng 4.8. Quan hệ giữa tỷ lệ lao động tự do và thay đổi việc làm.............................. 47 Bảng 4.9. Thay đổi việc làm do tái định cư theo nhóm tuổi ...................................... 48 Bảng 4.10. Thay đổi việc làm do tái định cư theo giới tính ........................................ 49 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thay đổi việc làm............................ 49 Bảng 4.12. So sánh thu nhập bình quân hộ gia đình sau tái định cư ........................... 51 Bảng 4.13. Thay đổi việc làm ảnh hưởng đến thu nhập .................................................. 52 Bảng 4.14. Trình độ học vấn ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập sau tái định cư .......... 53 Bảng 4.15. Thay đổi thu nhập sau tái định cư theo tỷ lệ lao động tự do...................... 53 Bảng 4.16. Sự thay đổi trong chi phí dịch vụ hàng tháng .......................................... 56 Bảng 4.17. Thay đổi quan hệ cộng đồng .................................................................... 57 VI
- Bảng 4.18. So sánh diện tích hiện nay và trước đây ................................................... 58 Bảng 4.19. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến đánh giá chất lượng căn hộ............. 60 Bảng 4.20. Ý kiến nhận xét về điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội ......................... 61 Bảng 4.21. Ảnh hưởng của các nhóm tuổi đến thời gian thích nghi ........................... 63 Bảng 4.22. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thời gian thích nghi ........................ 64 Bảng 4.23. So sánh môi trường sống tại nơi ở cũ và nơi ở mới .................................. 66 Bảng 4.24. quyết định tương lai*diện tích.................................................................... 69 Bảng 4.25. quyết định tương lai*qui mô hộ ............................................................... 70 Bảng 4.26. quyết định tương lai*sự hiện diện của trẻ em dưới 6 tuổi......................... 71 Bảng 4.27. quyết định tương lai*sự hiện diện của người già trên 60 tuổi ................... 72 Bảng 4.28. quyết định tương lai*lao động tự do ........................................................ 73 Bảng 4.29. quyết định tương lai*thay đổi thu nhập .................................................... 74 Bảng 4.30. quyết định tương lai*thay đổi việc làm ................................................... 75 Bảng 4.31. kết quả ước lượng mô hình hồi qui Binary Logistic ................................. 76 Bảng 4.32. ước lượng xác suất định cư lâu dài theo tác động biên của từng yếu tố .... 77 Bảng 4.33. kết quả kiểm định mô hình thông qua bảng giá trị kỳ vọng và xác suất.... 78 VII
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP ......................................... 8 Hình 2.2: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE.......................................... 9 Hình 2.3: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID......................................... 10 Hình 2.4: Sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình.................................................................. 14 Hình 2.5: Khung phân tích của đề tài......................................................................... 19 Hình 4.1: Thời gian định cư của hộ............................................................................ 44 Hình 4.2: Thu nhập bình quân ................................................................................... 45 Hình 4.3: Nguyên nhân thay đổi nghề........................................................................ 51 Hình 4.4: Nguyên nhân thay đổi thu nhập.................................................................. 54 Hình 4.5: Thay đổi chi phí dịch vụ hàng tháng .......................................................... 55 Hình 4.6: Mức độ hài lòng trong quan hệ láng giềng ................................................. 58 Hình 4.7: Đánh giá chất lượng căn hộ........................................................................ 59 Hình 4.8: Thời gian thích nghi của hộ gia đình .......................................................... 62 Hình 4.9: Đánh giá hệ thống giao thông nội bộ.......................................................... 65 Hình 4.10: Đánh giá điều kiện vệ sinh môi trường..................................................... 66 Hình 4.11: Những vấn đề lo ngại ............................................................................... 67 VIII
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UNDP: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc CARE: Tổ chức nghiên cứu và giáo dục DFID: Cơ quan phát triển toàn cầu Vương quốc Anh ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á KT-XH: Kinh tế xã hội TĐC: Tái định cư CN: Công nghiệp TTCN: Tiểu thủ công nghiệp THCS: Trung học cơ sở PTTH: Phổ thông trung học ĐH: Đại học GD: Giáo dục VH: Văn hóa BBTGPMB: Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng IX
- CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình phát triển, hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều phải có những chính sách điều chỉnh, quy hoạch lại không gian đô thị cho phù hợp với tình hình phát triển của thành phố. Những nhu cầu phát triển của các thành phố lớn như: phát triển thương mại, phát triển đầu tư, nhu cầu chỉnh trang đô thị, cải thiện cơ sở hạ tầng cũng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh và di dời một số bộ phận dân cư có liên quan. Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình cải tạo chỉnh trang các khu đô thị cũ, xây dựng các khu dân cư, các khu đô thị mới. Theo tạp chí Bất động sản số 40/2007 khi dân số TP.HCM tăng từ 5 triệu (1999) lên 10 triệu (2020) sẽ có khoảng 50% số dân tham gia quá trình tái định cư vào khu đô thị hóa, không kể một số rất đông khác thực hiện tái định cư tại chỗ. Quận 8 là quận vùng ven của Thành Phố Hồ Chí Minh, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, chịu tác động từ những chính sách điều chỉnh, quy hoạch lại không gian đô thị của Quận, chỗ ở của một bộ phận người dân bị thay đổi (giải tỏa, di dời và tái định cư), trong đó dự án chỉnh trang đô thị, di dời và tái định cư nhà lụp xụp trên và ven rạch Ụ Cây, phường 9 - 10 - 11 quận 8 là trọng điểm của chương trình phát triển nhà ở của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như chỉnh trang đô thị, phát triển nhà ở của quận 8. Được Thành ủy TP.HCM đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII, Ủy ban Nhân dân Thành phố chọn là dự án đặc biệt của Chương trình phát triển nhà ở của Thành phố. Việc giải toả, di dời, tái định cư không chỉ dừng lại ở việc đưa một bộ phận dân cư từ nơi ở này sang nơi ở khác, mà tái định cư còn liên quan đến rất nhiều vấn đề như: công ăn việc làm, học hành, y tế, sự tiếp cận các dịch vụ đô thị, nhà ở, các quan hệ xã hội,…Do đó, tái định cư cần được nhìn nhận là một quá trình thay đổi có tính hệ thống về kinh tế, văn hoá, xã hội của một bộ phận dân cư hơn là chỉ dừng lại ở việc xem xét đây là quá trình thay đổi chỗ ở của người dân. Chính sách và những hành động hỗ trợ thực tế đóng một vai trò, nếu không muốn nói là có tính quyết định 1
- trong việc ổn định cuộc sống người dân tái định cư, trước mắt là nhận ngôi nhà mới, và cả về lâu dài cho “cuộc sống sau tái định cư”. Xuất phát từ những ý nghĩa đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá một số khía cạnh kinh tế-xã hội phát sinh của các hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự án rạch Ụ Cây, quận 8-TP.HCM”. Nghiên cứu này mô tả cuộc sống “hậu tái định cư” của người dân tái định cư từ đó phát hiện ra những khó khăn và những tổn thất mà những người dân tái định cư đang gặp phải cùng nguyên nhân của những khó khăn và những tổn thất này. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số giải pháp cho vấn đề tái định cư thuộc dự án rạch Ụ Cây nói riêng và tình hình tái định cư thuộc các dự án của toàn quận 8 nói chung. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện với ba mục đích cụ thể như sau: -Thứ nhất tìm ra những sự biến đổi về đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia đình sau tái định cư, đang sinh sống tại chung cư Tân Mỹ-Quận 7. -Thứ hai xác định các yếu tố kinh tế-xã hội, tác động đến quyết định ở lâu dài hay ở tạm thời trên các căn hộ chung cư của các hộ gia đình tái định cư. -Thứ ba là gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân sau tái định cư. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU -Đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia đình đã có những biến đổi như thế nào sau khi tái định cư tại chung cư Tân Mỹ, quận 7? -Nguyên nhân nào dẫn đến những biến đổi về đời sống kinh tế xã hội của người dân tái định cư hiện đang sống tại chung cư Tân Mỹ, quận 7? -Những nhân tố kinh tế xã hội nào làm ảnh hưởng đến quyết định ở chung cư lâu dài hay tạm thời của người dân? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình tái định cư thuộc dự án rạch Ụ Cây, với nhóm chính là nhóm được bố trí tái định cư theo chương trình nhận căn hộ tại chung cư Tân Mỹ, quận 7, TP.HCM. 1.4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do điều kiện về thời gian và nguồn lực có hạn chế, học viên giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các nhóm hộ tái định cư thuộc chương trình nhận căn hộ của dự án chỉnh trang đô thị, di dời và tái định cư nhà lụp xụp trên và ven rạch Ụ Cây, phường 9 - 10 - 11 quận 8. Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu những khía cạnh kinh tế xã hội phát sinh, sau khi hộ gia đình đã được tái định cư trên các căn hộ chung cư và những yếu tố kinh tế xã hội nào đã ảnh hưởng đến quyết định định cư lâu dài hay ở tạm của hộ gia đình. Vì thế đề tài không nhằm nghiên cứu hay đánh giá trực tiếp các chính sách bồi thường tái định cư hiện hành mà chỉ nhằm nêu rõ thực trạng đời sống kinh tế xã hội của người dân tái định cư. Đề tài cũng không đề cập đến những khía cạnh kinh tế xã hội liên quan đến lợi ích nhà nước, ban ngành, xã hội… 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -Đề tài sử dụng phương pháp định tính nhằm khẳng định và bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng. -Phương pháp thống kê mô tả, đây là phương pháp thông dụng trong nghiên cứu, là cách thu thập thông tin, số liệu để kiểm chứng những giả thuyết hoặc để giải quyết những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, đánh giá tình hình đời sống thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình (số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, phân tích tương quan…) nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản thuộc phạm vi của đề tài. -Sử dụng phương pháp thống kê Gross Tabulation, để phân tích mối tương quan đơn biến giữa các chỉ tiêu kinh tế xã hội, với quyết định ở lâu dài và tạm thời trên căn hộ chung cư. 3
- - Phương pháp hồi quy logit, để phân tích, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định định cư lâu dài trên căn hộ chung cư của hộ sau tái định cư. Để đánh giá mô hình và kết luận hồi qui theo: Kiểm định các hệ số góc, kiểm định Wald; Kiểm định Omnibus về sự phù hợp của mô hình; Kiểm định giả thuyết của mô hình, hiện tượng đa cộng tuyến, xem có sự vi phạm giả thuyết mô hình không -Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để thực hiện các kiểm định. 1.6. NGUỒN SỐ LIỆU -Nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm các số liệu đã được công bố về nhà ở lụp xụp ven kênh rạch, các báo báo sơ kết và các văn bản chính sách có liên quan của Ủy ban nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân quận 8 về chương trình chỉnh trang đô thị, di dời nhà lụp xụp trên và ven kênh rạch quận 8. -Nguồn dữ liệu sơ cấp tự điều tra bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp đến các hộ gia đình hiện đang sinh sống tại chung cư, bảng câu hỏi nghiên cứu được thiết kế dựa vào các nghiên cứu trước và nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia, hộ gia đình). 1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn bao gồm 5 chương Chương 1: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tổng quan tài liệu về sinh kế bền vững, các nghiên cứu về sinh kế bền vững, các chỉ số về sinh kế bền vững hộ gia đình của các tổ chức như UNDP, CARE, DFID; các nghiên cứu trước và những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về cuộc sống của người dân hậu tái định cư; Tổng quan về dự án rạch Ụ Cây. Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu; khung phân tích; chi tiết về các thông tin để xác định các khía cạnh kinh tế xã hội phát sinh và cách thức chọn các biến; cách thiết lập bảng câu hỏi, cách chọn mẫu, kỹ thuật phân tích để kiểm định các giả thiết Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu xác định cuộc sống của người dân tốt hơn hay xấu đi so với trước khi tái định cư và kết quả nghiên cứu thực nghiệm Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách. 4
- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN RẠCH Ụ CÂY Chương này cung cấp khung khái niệm để phân tích những tác động của tái định cư đến đời sống của người dân. Tổng quan các lý thuyết về sinh kế bền vững một mặt giúp làm sáng tỏ các câu hỏi nghiên cứu, mặt khác nó là nền tảng để phát triển khung phân tích được thảo luận trong chương kế tiếp. Để đạt được những mục tiêu đó, chương này sẽ được chia làm 3 phần. Phần 1, tìm khung lý thuyết về sinh kế bền vững, phù hợp nhất với nghiên cứu về cuộc sống hậu tái định cư. Để rồi từ đó có cơ sở xác định tái định cư đã tác động đến sinh kế hộ gia đình như thế nào. Phần 2, xây dựng chỉ số về an ninh sinh kế hộ gia đình, phần phân tích này được thiết lập để xác định những chỉ số đo lường sinh kế hộ gia đình bền vững, làm cơ sở cho việc xác định những chỉ số đo lường những tác động tiềm năng của tái định cư đến đời sống người dân. Phần 3, phần này trình bày những cảnh báo của các tổ chức quốc tế như ADB, WB, UNDP, về cuộc sống hậu tái định cư, về những nguy cơ trong quá trình tái định cư. Phần 4, dựa trên khung lý thuyết về sinh kế của DFID và những nghiên cứu của các tổ chức quốc tế về những tác động của tái định cư đến đời sống của người dân, được đề cập ở phần 3, để nhận dạng những tác động tiềm năng dẫn đến những thay đổi về đời sống kinh tế xã hội của người dân sau tái định cư thuộc dự án rạch Ụ Cây. 2.1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG 2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG Aduse-Poku (2003) cho rằng sinh kế nó có nhiều ý nghĩa hơn là một nghề kiếm sống, nó bao hàm một nghĩa rộng và đa dạng về những công việc người dân làm, nó bao gồm những khả năng, tài sản và những hoạt động để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Khái niệm sinh kế bền vững lần đầu tiên được giới thiệu bởi Brundtland Commission, Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển, thuộc đại học Oxford, năm 1987, nó đã liên kết các khía cạnh về kinh tế xã hội và môi trường sống một cách cụ thể (Krantz, 2001). Năm 1992, Robert Chambers, một nhà nghiên cứu của 5
- viện nghiên cứu về phát triển Sussex, Vương quốc Anh và Gordon Conway đã đề xuất một khái niệm về sinh kế bền vững mà nó được áp dụng ở cấp độ hộ gia đình: Sinh kế bao gồm các năng lực, tài sản (cửa hàng, tài nguyên, khả năng tiếp cận) và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống: sinh kế bền vững là nó có thể đương đầu và phục hồi trước tác động của những áp lực và những cú sốc gặp phải, không những thế nó còn duy trì và tăng cường được các khả năng và tài sản của mình và cung cấp cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ sau; có thể đóng góp những lợi ích ròng thu được từ các hoạt động của mình cho sinh kế khác ở địa phương hay trên thế giới trong ngắn hạn cũng như dài hạn. (Chambers & Conway, 1992). Trong các thành phần khác nhau của một sinh kế thì thành phần phức tạp nhất là danh mục các tài sản mất đi khi mà người dân xây dựng lại cuộc sống của họ. Danh mục tài sản này nó bao gồm tài sản hữu hình như cửa hàng và tài nguyên và tài sản vô hình như quyền lợi và khả năng tiếp cận (Krantz, 2001). Cho đến gần đây Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đã nghiên cứu khái niệm và cách tiếp cận mới về sinh kế bền vững. Ian Scoones (1998), nhà nghiên cứu của IDS, đã đề xuất một định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bao gồm những khả năng và tài sản (cả tài nguyên vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống. Sinh kế bền vững là khi mà nó có thể đương đầu và phục hồi khi trải qua những tổn thất và những cú sốc gặp phải, không những thế nó còn duy trì và nâng cao những khả năng và tài sản của mình, trong khi không làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên. (Scoones, 1998) Điểm khác biệt chính giữa định nghĩa mới này và định nghĩa trước đó của Chambers và Conway là ở chỗ nó không bao gồm những yêu cầu để một sinh kế được xem là bền vững như đóng góp lợi nhuận ròng từ các hoạt động của mình cho sinh kế của người khác. 6
- 2.1.2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG Khung lý thuyết về sinh kế, hay còn được hiểu là khung lý thuyết về sinh kế bền vững được định nghĩa dựa trên những công cụ được sử dụng để phân tích và cải thiện khả năng sinh kế. Khi xây dựng khung lý thuyết các nhà nghiên cứu không có dự định đi tìm một mô hình chính xác với thực tế, nhưng nó sẽ đưa ra một cấu trúc phân tích để thuận tiện trong việc hệ thống hóa những nhân tố khác nhau, mà nó kìm hãm hay nâng cao cơ hội sinh kế (DFID, 1999). Có nhiều khung lý thuyết về sinh kế được sử dụng, để giải thích những khái niệm về sinh kế, nhưng trong khuôn khổ của luận văn này, khung lý thuyết về sinh kế bền vững của 3 tổ chức UNDP1, CARE2, DFID3 sẽ được phân tích sâu. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP Khung lý thuyết này tập trung vào hai chiến lược khác nhau có tên gọi là: đối phó và thích ứng. Chiến lược đối phó (coping) là sự đối phó trong ngắn hạn trước một cú sốc cụ thể4, trong khi đó chiến lược thích ứng (adaptation) đưa đến những thay đổi dài hạn trong cung cách ứng xử trước những cú sốc hay những căng thẳng. UNDP đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của những công nghệ có ý nghĩa cải thiện sinh kế của người dân. Theo Krantz (2001), thông thường những nghiên cứu của UNDP được thực hiện ở cấp độ quốc gia và vận hành những chương trình đặc biệt ở cấp độ một vùng tương đương cấp huyện. Theo UNDP có 5 bước để thiết kế, thực thi và đánh giá những chương trình sinh kế bền vững như sau: 1. Xác định sự đền bù được thực hiện dựa trên những rủi ro phải đối diện, những tài sản và những kiến thức cộng đồng mất đi 2. Phân tích vi mô, vĩ mô, chính sách mà nó tác động đến chiến lược sinh kế của người dân 1 United Nations Development Programme 2 Christian Action Research And Education 3 UK Department for International Development 4 Trong khuôn khổ luận văn này thuật ngữ “cú sốc” ngụ ý là những tổn thất hay những khó khăn do tái định cư gây ra. 7
- 3. Hỗ trợ và xác định những đóng góp tìm năng của khoa học kỹ thuật hiện đại, góp phần bổ sung hệ thống kiến thức bản địa góp phần cải thiện sinh kế 4. Nhận dạng những đầu tư về kinh tế xã hội để loại bỏ những cản trở chiến lược sinh kế 5. Đảm bảo rằng giai đoạn đầu tiên của quá trình thích ứng phải diễn ra thực sự để mà toàn bộ tiến trình hoàn toàn là sự phát triển, hơn là những sự kiện riêng lẽ. Sự liên kết và trật tự của những nhân tố này được mô tả ở hình 2.1 Hình 2.1: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP NGƯỜI DÂN Khả năng sinh kế Đời sống Quyền Tài sản và cơ hội và tài nguyên Tài sản hữu hình Tài sản vô hình Nguồn: Krantz, 2001 Theo phương pháp tiếp cận này những chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến sinh kế của người dân được sử dụng. Nhiều các hoạt động hỗ trợ khác nhau được thực hiện theo những chương trình sinh kế bền vững đặc biệt, luôn được thực thi từ cấp vùng (quận, huyện) trở lên. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE được mô tả trong hình 2.2. Nó tập trung vào sinh kế hộ gia đình. “Khung tài sản” mô tả những chỉ số, gồm khả năng của thành viên hộ gia đình, những nguồn tài nguyên, tài sản mà hộ gia đình có thể truy cập được, những khả năng được giúp đỡ, hỗ trợ lúc khó khăn bởi họ hàng, chính quyền. Để đánh giá những thay đổi đang diễn ra về vần đề an ninh sinh kế hộ 8
- gia đình, đòi hỏi một cái nhìn toàn diện về sự tiêu dùng và tài sản của từng thành viên hộ gia đình. Hình 2.2: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE Về an ninh của: Tài nguyên Tài sản thiên nhiên Vốn con người Vốn xã hội Vốn kinh tế Lương thực Khả năng sinh kế Lợi ích và cơ hội Cửa hàng và Dinh dưỡng Cơ sở hạ tầng các nguồn lực Sức khỏe Kinh tế Nguồn nước Nhà ở Văn hóa Giáo dục Chính trị Môi trường Sự trợ giúp của Thu nhập Hộ Tiêu cộng đồng Sản xuất gia thụ Căng thẳng và va chạm đình An toàn cá nhân Trao đổi Xử lý Tình Chiến lược Kết quả huống sinh kế sinh kế Nguồn: Krantz, 2001 CARE đưa ra mô hình hoạt động của một sinh kế dựa trên tính năng động và sự tương tác được lập trình sẵn, gồm các bước sau: thứ 1, Nhận dạng những khu vực địa lý tiềm năng, sử dụng dữ liệu thứ cấp để tìm ra những người chủ hộ; thứ 2, nhận dạng những nhóm bị tổn thương và những khó khăn về sinh kế mà họ phải đối mặt; thứ 3, thu thập những dữ liệu phân tích, ghi chú những xu hướng về thời gian và nhận dạng những chỉ dẫn mà nó sẽ được kiểm định; thứ 4, lựa chọn những khu vực để thực thi các chính sách can thiệp. Mục tiêu chính trong nghiên cứu về sinh kế của CARE là hiểu được tính tự nhiên của những chiến lược sinh kế ở những mục khác biệt trong hộ gia đình, tức là nhận dạng những khó khăn và những cơ hội. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 256 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 12 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn