intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đổi mới quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Savannakhet

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với hoạt động về thương mại trong nền kinh tế thị trường và đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng,nâng cao vai trò hiệu lực đổi mới quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn Tỉnh Savannakhet, Nước CHDCND Lào trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đổi mới quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Savannakhet

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ________________________ TANVONGPHAB KITAVANH ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAVANNAKHET LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - Năm2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ________________________ TANVONGPHAB KITAVANH ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAVANNAKHET Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60310105 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUỐC KHANH TP. HỒ CHÍ MINH - Năm2013
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Quốc Khanh Ngƣời thầy đã chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến: Quý thầy cô đã tham gia giảng dạy các môn học trong chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ tại Khoa Kinh tế phát triển của trƣờng. Các chuyên gia trong lĩnh vực thƣơng mại đã góp ý cho quá trình chuẩn bị đề cƣơng và nội dung trong luận văn. Sở Công nghiệp và Thƣơng mại đã cho phép sử dụng bộ số liệu và tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên về mặt tinh thần của tất cả những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
  4. LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận nêu trong luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất cứ công trình trong khoa học nào khác. TP. Hồ Chí Minh, Ngày……tháng......năm………. Ngƣời thực hiện luận văn TANVONGPHAB Kitavanh
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á AFTA Khu vực Mậu Dịch Tự Do Asean APEC Hiệp hội kinh tế các nƣớc Châu Á Thái Bình Dƣơng ADB Ngân hàng phát triển Châu Á CHDCND Cộng hoà Dân chủ Nhân dân CNXH Chủ nghĩa xã hội CNTB Chủ nghĩa tƣ bản CNH Công nghiệp hoá CEPT Ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung DN Doanh nghiệp GDP Tổng sản phẩm quốc nội HTX Hợp tác xã HDBT Hội đồng Bộ trƣởng HDH Hiện đại hoá IMF Quỹ tiền tệ quốc tế KTTT Kinh tế thị trƣờng NDCM Nhân dân cách mạng ODA Quỹ tín dụng phát triển chính thức QLTT Quản lý thị trƣờng QLNN Quản lý nhà nƣớc TW Trung ƣơng SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ UNDP Tổ chức phát triển Liên hiệp quốc UBND Uỷ ban nhân dân XTTM Xúc tiến thƣơng mại XNK Xuất nhập khẩu FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài USD Đô la Mỹ
  6. VAT Thuế giá trị gia tăng WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới WB Ngân hàng thế giới
  7. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... Lời Mở Đầu ................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài. .....................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu. .........................................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. ................................................3 4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn. ................................................4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ...................................................................................4 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn. ........................................4 7. Kết cấu của luận văn. ..........................................................................................5 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ......................................................6 1.1 .Tổng quan về thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng .......................................6 1.1.1. Khái niệm thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng .....................................6 1.1.2. Nguồn gốc của thƣơng mại ...........................................................................7 1.1.3. Vai trò của thƣơng mại. ...............................................................................8 1.1.3.1 Xét theo công dụng kinh tế của hàng hoá. ......................................................8 1.1.3.2 Xét theo mức độ trực tiếp với ngƣời tiêu dùng ..............................................8 1.1.3.3. Xét theo hình thức sở hữu. .............................................................................9 1.2.2. Yêu cầu đối với hoạt động thƣơng mại. .....................................................15 1.2.2.1 Những yêu cầu có tính vĩ mô. .......................................................................15 1.2.2.2. Một nền thƣơng mại tốt phải đạt đƣợc các yêu cầu sau: ..............................15 1.3. Những nguyên tắc tổ chức và quản lý thƣơng mại. .......................................21 1.3.1.Thƣơng mại tự do và thƣơng mại có sự quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc. .......22 1.3.2. Một số công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nƣớc. .........................................24 1.3.3. Các phƣơng pháp quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng ........................................................................................................................27 1.4. Kinh nghiệm của một số nƣớc về đổi mới quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại. ...28
  8. 1.4.1. Kinh nghiệm đổi mới quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại của CHXHCN Việt Nam ...........................................................................................................................28 1.4.2. Kinh nghiệm đổi mới quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại của CHND Trung Quốc. .........................................................................................................................33 1.4.3. Bài học kinh nghiêm rút ra cho đổi mới quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở Lào. ............................................................................................................................35 Kết luận chƣơng I ....................................................................................................38 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAVANNAKHET ..........................................................39 2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội và thƣơng mại trên địa bàn Tỉnh Savannakhet. ......39 2.1.1. Khái lƣợc đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế của tỉnh Savannakhet ...39 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................39 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế của tỉnh Savannakhet .......................................................41 2.1.1.3. Đặc điểm văn hoá - xã hội............................................................................44 2.1.1.4. Tình hình phát triển quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài ...................................47 2.2. Tình hình phát triển thƣơng mại của Tỉnh Savannakhet trong thời gian qua. ...48 2.2.1. Tổng quan về thƣơng mại trong địa bàn Tỉnh Savannakhet. ......................48 2.2.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu ...............................................................................49 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở Tỉnh Savannakhet ....................54 2.3.1. Những nét chính về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Lào ........................54 2.3.2. Tƣ tƣởng, quan điểm chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại của Tỉnh Savannakhet. ..............................................................................................56 2.3.3. Thực trạng một số thể chế quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại của Tỉnh Savannakhet trong thời gian qua . .............................................................................58 2.3.3.1. Thủ tục xin phép và cấp giấy phép kinh doanh............................................58 2.3.3.2. Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh: ......................................................58 2.3.4. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở CHDCND Lào.......................59
  9. 2.3.4.1. Khái quát về bộ máy và nội dung quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại ở Lào hiện nay. ....................................................................................................................59 2.3.4.2 Bộ máy quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại ở Tỉnh Savannakhet ...................61 2.3.5. Một số nhận xét có thể rút ra từ thực tế quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại của Tỉnh Savannakhet. ..............................................................................................62 2.4. Nguyên nhân của những nhƣợc điểm trong tổ chức hoạt động và quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở Tỉnh Savannakhet .................................................................64 2.4.1. Những trở ngại từ phía Trung ƣơng............................................................64 2.4.2. Nguyên nhân từ bản thân Tỉnh Savannakhet. .............................................65 2.4.3. Những nguyên nhân khác. ..........................................................................66 Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................67 CHƢƠNG III: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI CỦA TỈNH SAVANNAKHET .....................68 3.1. Phƣơng hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Lào đến năm 2020 ...68 3.2. Quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại của Tỉnh Savannakhet. .............................................................................................................72 3.2.2. Mục tiêu phát triển quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở Tỉnh Savannakhet. .....73 3.2.3. Phƣơng hƣớng phát triển thƣơng mại ở Tỉnh Savannakhet. .......................76 3.2.3.1. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ........................................78 3.2.3.2 Hình thành hệ thống cung cấp thông tin cho thƣơng mại phát triển .............78 3.2.3.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật ......................................................................79 3.2.3.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thƣơng mại ở Tỉnh Savannakhet. ....81 3.3. Các giải pháp đổi mới quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trong giai đoạn mới. ..82 3.3.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở Tỉnh Savannakhet. .............................................................................................................82 3.3.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng nhằm đổi mới tƣ duy và nhận thức của cán bộ lãnh đạo: .................................................................................83
  10. 3.3.3. Đổi mới công tác hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch hoá phát triển thƣơng mại nhằm phát huy nội lực: ..................................................................84 3.3.4. Đổi mới hệ thống chính sách quản lý nhà nƣớc theo hƣớng tự do hoá thƣơng mại: ...............................................................................................................87 3.3.5. Giải pháp về việc đào tạo đội ngũ cán bộ: ..................................................89 3.3.6. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại ................................................................................................................90 Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................92 KẾT LUẬN ..............................................................................................................93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................95
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Hệ thống đƣờng bộ tỉnh Savannakhet tính đến cuối 2012 .......................43 Bảng 2.2: Tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh Savannakhet năm 2011-2012 ............43 Bảng 2.3: Tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh Savannakhet năm 2001-2011 .............44 Bảng 2.4:Tỷ trọng xuất khẩu của tỉnh Savannakhet năm 2007-2012 .......................52 Bảng 2.5: Thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa của Tỉnh Savannakhet giai đoạn 2009-2012 ..53
  12. 1 Lời Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào đã chỉ rõ: Vận dụng cơ chế thị trƣờng đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc, đồng thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất - kinh doanh, nhằm phát huy những tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của thị trƣờng. Trọng tâm của chƣơng trình cải cách và đổi mới quản lý nhà nƣớc về kinh tế là hoàn thiện và nâng cao cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc đề ra, phù hợp xu thế của thời đại mới. Vì vậy, đòi hỏi tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung và ngành thƣơng mại nói riêng phải đổi mới cơ chế, chính sách,... cho phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo định hƣớng XHCN. Nƣớc CHDCND Lào cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á, là một quốc gia mới phát triển , nền kinh tế Lào chủ yếu vẫn là nông lâm nghiệp mang nhiều dấu tích của nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp.Trong cơ cấu kinh tế “nông lâm- công nghiệp và dịch vụ” ở CHDCND Lào, ngành thƣơng mại có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần tăng trƣởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập dân cƣ, nâng cao đời sống vất chất và tinh thần của toàn xã hội, thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, đƣa đất nƣớc thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu. Qua những năm thực hiện đƣờng lối chính sách kinh tế mới của Đảng NDCM Lào nhất và từ năm 1990 đến nay, ngành thƣơng mại Lào đã có những bƣớc phát triển, đạt đƣợc thành tích đáng kể, góp phần đắc lực vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thƣơng mại có những bƣớc đổi mới rõ rệt.
  13. 2 Song bên cạnh đó còn có nhiều nhƣợc điểm. Một trong các nguyên nhân là những bất cập trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại. Điều đó có thể làm chậm quá trình cải cách hành chính trong thƣơng mại. Do vậy “Đổi mới quản lý Nhà nước về Thương mại trên địa bàn Tỉnh Savannakhet” đang là vấn đề bức xúc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Savannakhet nói riêng và quản lý Nhà nƣớc về ngành Thƣơng mại của cả nƣớc nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung - quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN cũng đã đƣợc nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế và nhà quản lý quan tâm. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu dƣới dạng chuyên đề đƣợc đăng trên các báo chí, tạp chí và công trình khoa học đã công bố nhƣ: luận văn thạc sĩ: "Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá" của Nguyễn Xuân Thiện (2000). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc "Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại trên thị trường nội địa nước ta thời kỳ đến năm 2010" (2003) của Bộ Thƣơng mại. - Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại dịch vụ, Giáo sƣ Hoàng Đạt (Bộ Thƣơng mại). - Thị trường nội địa thống nhất và quản lý nhà nước về thương nghiệp, Tiến sĩ Hoàng Đức Tảo (Bộ Thƣơng mại). Một số nghiên cứu sinh Lào tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng đã có các công trình nghiên cứu trên những lĩnh vực khác nhau nhƣ: - Đề tài về Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Những giải pháp cơ bản tạo tiền đề, Luận án tiến sĩ kinh tế của Khăm Pheng SA SOM PHENG, Khoa học Kinh tế chính trị XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001.
  14. 3 - Đề tài về: "Đổi mới quản lý nhà nước về thương mại ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào", Luận án tiến sĩ kinh tế của Chăn Seng Phim Ma Vông, Khoa học Kinh tế chính trị XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. Quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại đã đƣợc nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, do cơ quan hoặc các nhà khoa học, nhà quản lý chuyên ngành thực hiện, nhƣ: - Đúc kết một số kiến thức cơ bản về QLNN về thƣơng mại và kinh nghiệm thực tế của một số nƣớc, trong đó có Việt Nam về lĩnh vực này,dùng làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tế QLNN về thƣơng mại Tỉnh Savannakhet, đề ra các giải pháp phát huy vai trò của của QLNN trên địa bàn Tỉnh. -Tổng kết, đánh giá thực trạng QLNN về thƣơng mại Tỉnh Savannakhet trong những năm vừa qua, dùng đó làm cho việc tìm hƣớng đối mới và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với thƣơng mại Tỉnh. -Văn kiện đại hội VIII, IX của Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào và nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng bộ Tỉnh Savannakhet và kế hoạch phát triển nền kinh tế (2010-2015 ) của Tỉnh Savannakhet. Tuy nhiên, ở một địa phƣơng cụ thể cấp tỉnh có nhiều đặc thù riêng nhƣ tỉnh Savannakhet, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về lĩnh vực này. Để thực hiện đề tài, luận văn có kế thừa ý tƣởng lý luận của các công trình đã công bố của Việt Nam và Lào, đi sâu phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp cho hoạt động thƣơng mại của tỉnh Savannakhet trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là đổi mới quản lý nhà nƣớc trên địa bàn Tỉnh Savannakhet. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại đối với tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thƣơng mại.
  15. 4 4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn. * Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động về thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng và đánh giá thực trạng và đề xuất phƣơng hƣớng,nâng cao vai trò hiệu lực đổi mới quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn Tỉnh Savannakhet, Nƣớc CHDCND Lào trong thời gian tới. * Nhiệm vụ của đề tài: - Phân tích sự cần thiết,khách quan phải tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn Tỉnh Savannakhet. - Đánh giá quá trình đổi mới và thực trạng QLNN đối vối các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thƣơng mại ở Tỉnh Savannakhet.Từ đó rút ra kết quả,hạn chế,nguyên nhân. - Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp đổi mới QLNN về thƣơng mại ở Tỉnh Savannakhet. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Lào từ Đại hội IV đến nay. Đồng thời tham khảo, tiếp thu một cách có chọn lọc các ý kiến của các nhà kinh tế, các nhà hoạt động thực tiễn qua các bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này. - Luận văn kết hợp nhiều phƣơng pháp, trong đó chủ yếu sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phƣơng pháp điều tra khảo sát, phân tích thống kê, tổng kết thực tiễn. 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn. - Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận quản lý Nhà nƣớc, đánh giá khách quan thực trạng và vấn đề của quản lý Nhà nƣớc về ngành Thƣơng mại trên địa bàn Tỉnh Savannakhet. - Góp phần đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới hơn nữa nội dung quản lý Nhà nƣớc về Thƣơng mại trên địa bàn Tỉnh và
  16. 5 việc củng cố, hoàn thiện bộ máy và nội dung quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn Tỉnh Savannakhet trong những năm sắp tới. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chƣơng. Chƣơng I: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng. Chƣơng II: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn Tỉnh Savannakhet, nƣớc CHDCND Lào Chƣơng III: Phƣơng hƣớng và giải pháp đổi mới quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại của Tỉnh Savannakhet.
  17. 6 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 1.1 .Tổng quan về thương mại trong nền kinh tế thị trường 1.1.1. Khái niệm thương mại trong nền kinh tế thị trường Các ngành kinh tế quốc dân ra đời và phát triển là do sự phân công lao động xã hội dẫn tới chuyên môn hoá sản xuất. Điều đó tất yếu phải có trao đổi hoạt động của những ngƣời sản xuất hàng hoá. Đầu tiên là trao đổi hoạt động của những ngƣời sản xuất hàng hoá khác nhau. Theo học thuyết kinh tế chính trị học của chủ nghĩa Mác- Lênin, thƣơng mại là hình thức phát triển của trao đổi hàng hoá, từ hàng đổi hàng trực tiếp giản đơn(H-H)sang trao đổi hàng hoá mở rộng thông qua trung gian là tiền tệ(H-T- H) và khi phát triển thành thƣơng mại thì trao đổi sản phẩm mang hình thái mới là mua bán hàng hoá, việc mua bán đó dần dần trở thành đối tƣợng của một loại ngƣời chuyên biệt-đó là thƣơng nhân, Thƣơng nhân đầu tƣ vào lĩnh vực mua bán hàng hoá, dịch vụ sinh lời làm mục đích kinh doanh, tức là phải thu đƣợc một khoản tiền lớn hơn lúc ban 1 đầu. Vì vậy công thức biểu hiện hoạt động thƣơng mại là T-H-T‟(T‟=T+∆t) . Trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân thì thƣơng mại là ngành kinh tế thuộc nhóm ngành thứ hai, làm nhiệm vụ mua bán cung cấp dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các quá trình sản xuất và đời sống của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thƣơng mại với tƣ cách là một ngành của nền kinh tế quốc dân nhƣng hoạt động chủ yếu trong khâu phân phối và lƣu thông. Thƣơng mại là phạm trù kinh tế khách quan đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở nền sản xuất hàng hoá, với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội. Quá trình tái sản xuất xã hội là một chu trình tuần hoàn bao gồm các khâu sản xuất-phân phối-lƣu thông-tiêu dùng. Thƣơng mại nằm trong 1 C.Mác (1975), Tƣ bản, quyển I, Tr.2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
  18. 7 khâu phân phối, lƣu thông của quá trình tái sản xuất xã hội và đảm nhiệm chức năng lƣu chuyển hàng hoá xã hội. Trong điều kiện hiện nay, thƣơng mại chịu sự ảnh hƣởng của xu hƣớng toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển của nền kinh tế trí thức. Thƣơng mại đóng vai trò cung cấp đầu vào và giải quyết đầu ra cho sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hàng hoá toàn xã hội, khai thác tiềm năng và phát huy nội lực và lợi thế của đất nƣớc, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Vì thế, hoạt động thƣơng mại ngày nay không hạn chế phạm vi mua bán hàng hoá vật thể truyền thống, mà còn mở rộng sang cả lĩnh vực dịch vụ. Do vậy ra có thể định nghĩa thƣơng mại trên nhiều góc độ nhƣ sau: Theo nghĩa hẹp: Thương mại là quá trình mua bán hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá. Hoạt động mua bán hàng hoá trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Theo nghĩa rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước trừ lĩnh vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh, đối tượng kinh doanh là tất cả các yếu tố của sản xuất và hàng hoá tiêu dùng, tất cả các sản phẩm do lao động tạo ra cả hữu hình và vô hình, tất cả các hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục đích lợi nhuận đều được coi là thương mại, thương mại theo nghĩa rộng, đồng nghĩa với kinh doanh. 1.1.2. Nguồn gốc của thương mại Xét từ nguồn gốc, sự ra đời của nền kinh tế, trong đó có thƣơng mại, là một bƣớc tiến lên phía trƣớc trong lịch sử phát triển loài ngƣời. Nhƣng hiện thực trải qua của các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa có nền kinh tế thị trƣờng, trong đó hoạt động thƣơng mại là một hoạt động sôi nổi bao trùm, cho thấy rằng thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa và thƣơng mại tƣ bản chủ nghĩa,do nguyên tắc xuất phát của nó lấy lợi ích của nhà tƣ bản làm mục tiêu cao nhất, đã làm nảy sinh biết bao điều tệ hại về đạo đức, về quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời, làm ô nhiễm bầu không khí tính thần của cả xã hội .
  19. 8 1.1.3. Vai trò của thương mại. 1.1.3.1 Xét theo công dụng kinh tế của hàng hoá. Thƣơng mại là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, thông qua hoạt động thƣơng mại trên thị trƣờng, các chủ thể kinh doanh đƣợc mua bán các hàng hoá và dịch vụ. Điều đó bảo đảm cho quá trình tái sản xuất xã hội đƣợc tiến hành bình thƣờng, lƣu thông hàng hoá và dịch vụ thông suốt. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng là ở chỗ: Nếu không có hoạt động thƣơng mại phát triển thì chu trình tái sản xuất hàng hoá không thể phát triển nền kinh tế của đất nƣớc. Thông qua việc mua bán hàng hoá và dịch vụ trên thị trƣờng, thƣơng mại có vai trò trong việc mở rộng, khuyến khích, nâng cao nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên của toàn xã hội, bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp; kích cầu làm tăng sức mua của nhân dân-đây là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nƣớc. Thực hiện quá trình lƣu chuyển hàng hoá dịch vụ phục vụ cho sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân thông qua hoạt động mua bán trao đổi trên thị trƣờng. Qua quá trình lƣu chuyển hàng hoá, thƣơng mại phải tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lƣu thông, Vậy, thƣơng mại phải làm tốt công tác vận chuyển, kho hàng bến bãi tiếp nhận, đóng gói, bảo quản, phân loại hàng hoá... trƣớc khi đƣa tới các đối tƣợng tiêu dùng. 1.1.3.2 Xét theo mức độ trực tiếp với người tiêu dùng Vì tiêu chuẩn chất lƣợng đối với những sản phẩm hàng hoá cùng loại trong khu vực và trên thế giới, từ đó bắt buộc các cơ sở sản xuất ngay từ khâu đầu tiên trong sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ tiêu chất lƣợng đã đăng ký. Trên nhãn mác bao bì phải ghi đầy đủ rõ ràng tên sản phẩm, đặc tính công dụng, cơ sở sản xuất, thành phần, hạn sử dụng, thời hạn, địa điểm bảo hành và hƣớng dẫn sử dụng hàng hoá cho khách hàng... Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm trung thực, chính xác trong việc thông tin, quảng cáo về chất lƣợng hàng hoá của mình và giải quyết kịp thời mọi khiếu nại của khách hàng về chất lƣợng hàng hoá. Những hàng hoá lƣu thông trên thị trƣờng có quy mô nhỏ, phân tán, vận động thẳng từ sản xuất đến tiêu dùng nhất là mặt hàng lƣơng thực, thực phẩm nhƣ thịt gia
  20. 9 súc, gia cầm... lại lƣu thông qua mạng lƣới lƣu thông chợ là chính, nguồn hàng và ngƣời bán chủ yếu là ngƣời dân ven khu đô thị hoặc ở tỉnh khác lân cận đƣa vào tiêu 2 thụ ở thị xã, thành phố. Tăng cƣờng tính nghiêm minh trong xử lý các trƣờng hợp vi phạm đối với cả các doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc, Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích, ủng hộ mạnh mẽ nữa những hàng hoá trong nƣớc có chất lƣợng. Nhận thức của ngƣời tiêu dùng và nhà sản xuất đối với các vấn đề môi trƣờng nhƣ hạn chế sử dụng nguyên liệu từ nguồn tài nguyên không tái tạo, sử dụng các loại hàng hoá thay thế, tạo áp lực đối với các hành vi vi phạm...Thói quen tiêu dùng của dân cƣ đã có nhiều thay đổi theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng. Điều này có thể thấy rõ nhất trong vấn đề lựa chọn thực phẩm của ngƣời tiêu dùng, nhất là ở đô thị. Dịch cúm gia cầm vào cuối 2009 và đầu năm 2010 với việc không sử dụng thịt gà ở các đô thị cho thấy, nhận thức của ngƣời tiêu dùng về môi trƣờng và sức khoẻ đã có thay đổi tích cực. Các doanh nghiệp kinh doanh cũng đã có nhiều cải tiến trong sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. 1.1.3.3. Xét theo hình thức sở hữu. Hình thức sở hữu bao gồm trong phân loại doanh nghiệp đó là: thƣơng mại tƣ nhân, hợp tác xã, kinh doanh...Hoạt động sở hữu công nghiệp thƣơng mại bao hàm hoạt động xã hội liên quan tới các đối tƣợng là kết quả của hoạt động sáng tạo kỹ thuật (sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chủng vi sinh, giống cây trồng mới); của hoạt động sáng tạo mỹ thuật ứng dụng (kiểu dáng công nghiệp) và của hoạt động sáng tạo trong kinh doanh (nhãn hiệu hàng hoá; nhãn hiệu dịch vụ; bí mật thƣơng mại; chỉ dẫn địa lý). 1.2. Nội dung quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại trong nền Kinh tế thị trƣờng 1.2.1. Nội dung cơ bản quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại 2 Bộ thƣơng mại, Viện nghiên cứu thƣơng mại(2006); Đề tài khoa học cấp bộ mã số: 2005-78-019: "Nội dung và phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" Hà Nôi, Tr. 97-98.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2