intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử Samsung Vina

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

41
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở lý thuyết, luận văn làm rõ thực trạng chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính để đề xuất các giải pháp nhằm giảm chi phí của chuỗi cung ứng sản phẩm Tivi và màn hình vi tính tại Công ty TNHH điện tử Samsung Vina.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử Samsung Vina

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- LÊ THỊ THÙY DUNG GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TIVI VÀ MÀN HÌNH VI TÍNH CỦA CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ SAMSUNG VINA LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- LÊ THỊ THÙY DUNG GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TIVI VÀ MÀN HÌNH VI TÍNH CỦA CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ SAMSUNG VINA Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ HÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Giải pháp giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử Samsung Vina” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của cô TS.Phạm Thị Hà. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây. Các nguồn tài liệu, số liệu sử dụng và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn. Người thực hiện: Lê Thị Thùy Dung.
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ Mở đầu Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CHI PHÍ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG .....................................................................................................1 1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ....................................1 1.1.1 Khái niệm...................................................................................................1 1.1.1.1 Chuỗi cung ứng.............................................................................1 1.1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng ............................................................... 3 1.1.2 Mô hình của chuỗi cung ứng .....................................................................3 1.1.3 Các yếu tố dẫn dắt kết quả của chuỗi cung ứng ........................................5 1.2 Lý thuyết về chi phí chuỗi cung ứng ......................................................................8 1.2.1 Khái niệm...................................................................................................8 1.2.2 Các chi phí thành phần của chuỗi cung ứng ..............................................9 1.2.2.1 Chi phí sản xuất ............................................................................9 1.2.2.2 Chi phí quản lý ...........................................................................10 1.2.2.3 Chi phí lưu kho ...........................................................................10 1.2.2.4 Chi phí vận chuyển .....................................................................12 1.2.2.5 Chi phí vốn bị chiếm dụng .........................................................14 1.2.3 Các nhân tố tác động đến chi phí chuỗi cung ứng ..................................15
  5. 1.2.3.1 Việc chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng ............................... 15 1.2.3.2 Biến động về nhu cầu sản xuất ...................................................16 1.2.3.3 Thách thức của sự không chắc chắn ...........................................17 1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi phí chuỗi cung ứng ........................... 18 1.3.1 Tỷ lệ tăng giảm chi phí (%) .....................................................................18 1.3.2 Tỷ suất chi phí và chỉ số KPI về chi phí chuỗi cung ứng ........................18 1.3.3 Tỷ lệ chi phí chuỗi cung ứng (SCCR) .....................................................19 1.4 Mối quan hệ giữa chi phí của chuỗi cung ứng với hiệu quả hoạt động của công ty ............................................................................................................................... 20 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 21 Chương 2: THỰC TRẠNG CHI PHÍ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TIVI VÀ MÀN HÌNH VI TÍNH CỦA CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ SAMSUNG VINA ............................................................................................................................. 22 2.1 Tổng quan về công ty TNHH điện tử Samsung Vina và ngành hàng sản phẩm tivi và màn hình vi tính ........................................................................................................22 2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH điện tử Samsung Vina ............................. 22 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................22 2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty ........................23 2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự ..........................................24 2.1.2 Tổng quan về ngành hàng sản phẩm tivi và màn hình vi tính .................25 2.1.2.1 Tình hình sản xuất-xuất khẩu sản phẩm Tivi và màn hình vi tính của công ty từ năm 2008 đến 2012 ................................................................................25 2.1.2.2 Tình hình kinh doanh sản phẩm Tivi và màn hình vi tính của công ty từ năm 2008 đến 2012 ......................................................................................27
  6. 2.2 Khái quát chung về chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử Samsung Vina ...................................................................................28 2.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng ..........................................................................28 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong chuỗi cung ứng .................30 2.3 Thực trạng chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử Samsung Vina .......................................................................................31 2.3.1 Các chi phí thành phần của chuỗi cung ứng ............................................31 2.3.1.1 Chi phí sản xuất ..........................................................................31 2.3.1.2 Chi phí quản lý chuỗi cung ứng..................................................34 2.3.1.3 Chi phí lưu kho ...........................................................................37 2.3.1.4 Chi phí vận chuyển .....................................................................40 2.3.1.5 Chi phí vốn bị chiếm dụng .........................................................44 2.3.2 Tổng chi phí của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử Samsung Vina ..........................................................................46 2.3.3 Phân tích các nhân tố tác động đến chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử Samsung Vina ....................................46 2.3.3.1 Việc chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng .............................. 46 2.3.3.2 Biến động về nhu cầu sản xuất ...................................................48 2.3.3.3 Thách thức của sự không chắc chắn ...........................................49 2.4 Đánh giá thực trạng chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử Samsung Vina ....................................................................50 2.4.1 Thành tựu trong việc quản lý chi phí chuỗi cung cung ứng ....................50 2.4.2 Hạn chế trong việc quản lý chi phí chuỗi cung ứng và nguyên nhân của những hạn chế ................................................................................................................51 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 55
  7. Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM CHI PHÍ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TIVI VÀ MÀN HÌNH VI TÍNH CỦA CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ SAMSUNG VINA ........................................................................................................56 3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH điện tử Samsung Vina đến năm 2020 ... ............................................................................................................................... 56 3.2 Các căn cứ để đề xuất giải pháp ...........................................................................57 3.3 Một số giải pháp nhằm giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử Samsung Vina.........................................................58 3.3.1 Giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của Savina......................................................................................58 3.3.2 Giải pháp nhằm giảm chi phí lưu kho của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của Savina......................................................................................59 3.3.3 Giải pháp nhằm giảm chi phí vận chuyển hàng không bất thường của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của Savina .....................................61 3.3.4 Giải pháp nhằm giảm chi phí vốn bị chiếm dụng của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của Savina .....................................................................69 3.4 Kiến nghị...............................................................................................................76 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 78 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục Phụ lục 1. Biểu đồ sự biến động nhu cầu sản xuất của Savina trong năm 2012 Phụ lục 2. Biểu đồ sự biến động nhu cầu xuất khẩu sang châu Phi và Iran Phụ lục 3. Biểu đồ sự biến động giá trị tồn kho của Savina trong giai đoạn 2008-2012 Phụ lục 4. Biểu đồ về một số chi phí thành phần của chuỗi cung ứng Phụ lục 5. Lợi ích của quy trình mua hàng VMI Phụ lục 6. Tóm tắt về các điều khoản Incoterm
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT SAVINA: Công ty TNHH điện tử Samsung Việt Nam MRP: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu HĐKD: Hoạt động kinh doanh DN: Doanh nghiệp EOL: Kết thúc sản xuất dòng sản phẩm cũ LPR: Sự sẵn sàng của sản phẩm tại thị trường nội địa Incoterm: Các điều khoản thương mại quốc tế CKD: Linh kiện rời hoàn toàn được dùng để lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh SKD: Linh kiện được lắp ráp một phần On-job training: Học tập kinh nghiệm làm việc qua làm việc thực tế Coaching: Kèm cặp – huấn luyện SMD: Dây chuyền sản xuất tự động và hiện đại Lead time: Thời gian đặt hàng SOP: Quản lý nhu cầu bán hàng, kế hoạch sản xuất. KPI: Chỉ số đo lường hiệu quả làm việc JIT: Hàng chỉ được mua và giao hàng khi có yêu cầu trong số lượng cần thiết, tại một thời điểm nhất thiết nào đó. VMI: Tồn kho được quản lý bởi nhà cung cấp Benchmark: Chuẩn đối sánh FOB: Giao hàng tại lan can tàu CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận chuyển EXW: Giao hàng tại xưởng FCA: Giao hàng cho người vận chuyển CFR: Tiền hàng và cước phí vận chuyển DDP: Giao hàng đã nộp thuế T/T: Chuyển tiền bằng điện tín
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Chi phí lưu kho ....................................................................................... 12 Bảng 1.2: Chỉ số KPI về chi phí chuỗi cung ứng của công ty Savina ..................... 19 Bảng 2.1: Sản lượng sản xuất của Savina giai đoạn 2008-2012 ............................. 25 Bảng 2.2: Sản lượng và giá trị xuất khẩu của Savina giai đoạn 2008-2012 ........... 27 Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh sản phẩm tivi và màn hình vi tính của Savina giai đoạn 2008-2012 ................................................................................................ 27 Bảng 2.4: Chi phí sản xuất tivi của Savina giai đoạn 2008-2012 ........................... 31 Bảng 2.5: Chi phí sản xuất màn hình vi tính của Savina giai đoạn 2008-2012 ...... 32 Bảng 2.6: Chi phí sản xuất của Savina giai đoạn 2008-2012 .................................. 32 Bảng 2.7: Chỉ số KPI về chi phí sản xuất của chuỗi cung sản phẩm tivi và màn hình vi tính của Savina giai đoạn 2008-2012 ...................................................................... 34 Bảng 2.8: Chi phí quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm tivi của Savina giai đoạn 2008- 2012 ......................................................................................................................... 34 Bảng 2.9: Chi phí quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm màn hình của Savina giai đoạn 2008-2012 ................................................................................................................ 35 Bảng 2.10: Chỉ số KPI về chi phí quản lý chuỗi cung ứng của Savina giai đoạn 2008- 2012 ......................................................................................................................... 37 Bảng 2.11: Hàng tồn kho của Savina giai đoạn 2008-2012 .................................... 37 Bảng 2.12: Chi phí lưu kho nguyên vật liệu của Savina giai đoạn 2008-2012 ....... 39 Bảng 2.13: Chi phí lưu kho hàng thành phẩm của Savina giai đoạn 2008-2012 .... 39 Bảng 2.14: Chỉ số KPI về chi phí lưu kho của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của Savina giai đoạn 2008-2012 .......................................................... 40 Bảng 2.15: Chi phí vận chuyển nội bộ của Savina giai đoạn 2008-2012 ............... 41 Bảng 2.16: Chi phí vận chuyển bằng đường hàng không đối với sản phẩm tivi và màn hình vi tính của Savina giai đoạn 2008-2012 .......................................................... 42 Bảng 2.17: Chi phí vận chuyển bên ngoài của Savina giai đoạn 2008-2012 .......... 43
  10. Bảng 2.18: Chỉ số KPI về chi phí vận chuyển của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của Savina giai đoạn 2008-2012 .................................................. 44 Bảng 2.19: Số ngày khách hàng thanh toán chậm và thời gian thu tiền bán hàng của Savina giai đoạn 2008-2012 .................................................................................... 44 Bảng 2.20: Chi phí vốn bị chiếm dụng do khách hàng thanh toán chậm và đầu tư vào hàng tồn kho của Savina giai đoạn 2008-2012 ........................................................ 45 Bảng 2.21: Chỉ số KPI về chi phí vốn bị chiếm dụng của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của Savina giai đoạn 2008-2012 ....................................... 45 Bảng 2.22: Tổng chi phí chuỗi cung ứng của Savina giai đoạn 2008-2012............ 46 Bảng 2.23: Chỉ số SCCR của Savina giai đoạn 2008-2012 .................................... 46 Bảng 2.24: Chi phí hủy nguyên vật liệu của Savina giai đoạn 2008-2012 ............. 47 Bảng 2.25: Biến động nhu cầu sản xuất màn hình vi tính của khách hàng Châu Phi năm 2012 ................................................................................................................. 48 Bảng 2.26: Biến động nhu cầu sản xuất màn hình vi tính của khách hàng Iran năm 2012 ......................................................................................................................... 49 Bảng 2.27: Biến động nhu cầu sản xuất màn hình vi tính của khách hàng nội địa năm 2012 ......................................................................................................................... 49 Bảng 2.28: Thống kê số lần ngưng dây chuyền sản xuất do các yếu tố không chắc chắn trong giai đoạn 2008-2012 .............................................................................. 50 Bảng 3.1: Chi phí vận chuyển bằng đường biển trung bình thay cho vận chuyển bằng hàng không trung bình trong giai đoạn 2008-2012 ................................................. 68 Bảng 3.2: So sánh mức giảm cước vận chuyển trước và sau khi thực hiện giải pháp giảm chi phí vận chuyển hàng không bất thường.................................................... 68 Bảng 3.3: Kế hoạch thực hiện hoạt động mua hàng theo hình thức VMI ................ 74 Biểu đồ 2.1: Hệ số vòng quay hàng tồn kho của Savina giai đoạn 2008-2012 ....... 38
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình ........................................................... 4 Hình 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản ............................................................ 4 Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng ............................................................. 5 Hình 1.4: 5 yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng .................................... 5 Hình 1.5: Chi phí chuỗi cung ứng ............................................................................. 9 Hình 1.6: Các đối tượng tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa ................... 14 Hình 1.7: Khung phân tích chi phí chuỗi cung ứng ................................................. 20 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH điện tử Samsung Vina..................... 23 Hình 2.2: Mô hình tổng quát chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty Savina ......................................................................................................... 27 Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty Savina ......................................................................................................... 28 Hình 3.1: Quy trình hợp tác trong chuỗi cung ứng ................................................. 64 Hình 3.2: Quy trình quản lý LPR hiện tại ............................................................... 66 Hình 3.3: Quy trình quản lý LPR mới ..................................................................... 67 Hình 3.4: Quy trình quản lý EOL hiện tại ............................................................... 69 Hình 3.5: Quy trình quản lý EOL mới..................................................................... 70 Hình 3.6: Quy trình quản lý thay đổi nguyên vật liệu hiện tại ................................ 71 Hình 3.7: Quy trình quản lý thay đổi nguyên vật liệu mới...................................... 72 Hình 3.8: Quy trình mua hàng thông qua trung tâm thu mua hiện tại ................... 73 Hình 3.9: Quy trình mua hàng thông qua trung tâm thu mua dưới hình thức VMI… 73
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập của nền kinh tế thế giới, vai trò của chuỗi cung ứng rất quan trọng bởi lẽ các doanh nghiệp muốn cạnh tranh thành công thì không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà còn phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của mình nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Theo ông William Leo, giám đốc quản lý chuỗi cung ứng của Infor tại Châu Á, chi phí chuỗi cung ứng chiếm 30-60% giá bán các sản phẩm tiêu dùng. Do vậy việc quản lý hiệu quả chi phí chuỗi cung ứng sẽ góp phần làm giảm chi phí hoạt động của các doanh nghiệp. Vậy làm sao để đo lường được một chuỗi cung ứng với nhiều mối quan hệ đan xen như vậy hoạt động có hiệu quả hay không? Ngoài yếu tố vận hành một cách nhịp nhàng, có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mức cao nhất thì vấn đề chi phí của chuỗi cung ứng là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn chuỗi cung ứng và hiệu quả kinh doanh của công ty. Để kiểm soát các chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động thì việc phân tích toàn bộ chi phí của chuỗi cung ứng là hết sức cần thiết cho công ty. Tuy nhiên, theo khảo sát của Huber và Sweeney (2007) đối với 776 công ty ở Ailen về sự hiểu biết và quan tâm của họ đối với chi phí của chuỗi cung ứng thì có đến 59% trong số các công ty này không biết tổng chi phí của chuỗi cung ứng tại công ty họ, trong khi chi phí của chuỗi chiếm đến 55% chi phí của sản phẩm. Có lẽ, đây là một hồi chuông báo động cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia vào thị trường toàn cầu hóa. Mặc dù, ngày nay, chất lượng là yếu tố hàng đầu trong việc lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng, nhưng giá cả cũng luôn là mối quan tâm của khách hàng khi quyết định mua sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn trăn trở với vấn đề giảm chi phí nhằm gia tăng hiệu quả với mức giá cạnh tranh và để làm được điều này, trước hết, doanh nghiệp cần quan tâm đến chi phí của chuỗi cung ứng.
  13. Với tầm cỡ một công ty đa quốc gia và kinh nghiệm 16 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, công ty TNHH điện tử Samsung Vina – trực thuộc công ty Samsung Hàn Quốc luôn quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nói chung và chuỗi cung ứng nói riêng nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và vượt xa đối thủ cạnh tranh về mặt thị phần, nhưng hiện tại công ty vẫn chưa tiến hành nghiên cứu cấu trúc chi phí của chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của chuỗi cung ứng cũng như tầm quan trọng của chi phí chuỗi cung ứng đối với hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong quá trình công tác tại bộ phận thu mua nguyên vật liệu cho sản phẩm Tivi và màn hình vi tính tại công ty TNHH điện tử Samsung Vina, tôi nhận thấy sự thất thoát và lãng phí vẫn âm thầm diễn ra trong chuỗi cung ứng mà không có một phân tích, nghiên cứu chính thức hay giải pháp cho vấn đề này, đó là lý do đề tài “Giải pháp nhằm giảm chi phí của chuỗi cung ứng sản phẩm Tivi và màn hình vi tính tại công ty TNHH điện tử Samsung Vina” được chọn để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết, làm rõ thực trạng chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính để đề xuất các giải pháp nhằm giảm chi phí của chuỗi cung ứng sản phẩm Tivi và màn hình vi tính tại công ty TNHH điện tử Samsung Vina. Và các câu hỏi sau sẽ được định hướng cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu: - Các thành phần chi phí chuỗi cung ứng là gì? - Việc quản lý chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính tại công ty TNHH điện tử Samsung Vina có những hạn chế nào? - Một số giải pháp gì được đề xuất nhằm giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính tại công ty TNHH điện tử Samsung Vina. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chi phí của chuỗi cung ứng sản phẩm Tivi và màn hình vi tính tại công ty TNHH điện tử Samsung Vina. - Phạm vi nghiên cứu: công ty TNHH điện tử Samsung Vina và số liệu được tổng hợp từ năm 2008-2012
  14. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là phương pháp quan sát đối tượng nghiên cứu là chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử Samsung Vina trên cơ sở phân tích, diễn giải các nguồn dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu thu thập từ báo cáo của công ty để dễ dàng đánh giá thực trạng chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty. Những phân tích, đánh giá này là cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp nhằm giảm chi phí của chuỗi cung ứng. 5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu - Nghiên cứu được thực hiện nhằm giúp ban giám đốc công ty TNHH điện tử Samsung Vina hiểu rõ hơn về cấu trúc chi phí của chuỗi cung ứng sản phẩm Tivi và màn hình vi tính cũng như những nhân tố chính ảnh hưởng đến chi phí của chuỗi cung ứng; và tìm ra cơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm Tivi và màn hình vi tính thông qua các giải pháp nhằm giảm chi phí của chuỗi cung ứng này. - Kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin đáng tin cậy cho các doanh nghiệp đang trên đường tìm kiếm giải pháp nhằm giảm chi phí của chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng và chi phí của chuỗi cung ứng Chương 2: Thực trạng chi phí của chuỗi cung ứng sản phẩm Tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử Samsung Vina Chương 3: Giải pháp nhằm giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm Tivi và màn hình vi tính tại công ty TNHH điện tử Samsung Vina
  15. 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CHI PHÍ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 1.1.1 Khái niệm 1.1.1.1 Chuỗi cung ứng Hiện nay, có nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau như theo cách tiếp cận dựa trên các thành phần cơ bản trong cấu trúc của chuỗi cung ứng, các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng hay các dòng chảy trong chuỗi cung ứng. Dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng: Theo Christopher (1998), chuỗi cung ứng là mạng lưới của những tổ chức liên quan đến những mối liên kết các dòng chảy ngược và xuôi theo những tiến trình và những hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Chopra và Meindl (2001) cho rằng chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng. Hay chuỗi cung ứng được hiểu một cách đơn giản là sự kết nối các nhà cung cấp, khách hàng, nhà sản xuất và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến quá trình kinh doanh. Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010), chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. Như vậy, theo các định nghĩa đã trích dẫn, về cơ bản chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty thông qua 3 hoạt động cơ bản từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến sản xuất và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng;
  16. 2 - Cung ứng nguyên vật liệu: tập trung vào các hoạt động mua nguyên vật liệu như thế nào, từ đâu và khi nào nguyên liệu được cung cấp cho quá trình sản xuất một cách hiệu quả nhất. - Sản xuất: là quá trình chuyển đổi các nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng - Phân phối: là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến khách hàng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi một cách kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra, trong một chuỗi cung ứng còn có sự luân chuyển của 3 dòng chảy chính đó là: dòng chảy hàng hóa, dòng chảy thông tin và dòng chảy tài chính. Một chuỗi cung ứng hoạt động tốt khi 3 dòng chảy trên vận hành một cách xuyên suốt, không bị gián đoạn. - Dòng hàng hóa: là luồng nguyên vật liệu từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất, và luồng sản phẩm dịch vụ từ nhà sản xuất tới khách hàng. Một khi dòng hàng hóa vận chuyển trong một chuỗi một cách liên tục, không bị gián đoạn), khi đó, doanh nghiệp sẽ cắt giảm được chi phí tồn kho. Tùy đặc điểm mỗi loại hàng hóa, mỗi thị trường mà doanh nghiệp sẽ để mức tồn kho phù hợp, sao cho luồng hàng hóa vận chuyển liên tục nhất có thể, cắt giảm được chi phí, tăng lợi nhuận cho toàn bộ chuỗi. - Dòng thông tin: là dòng thông tin trao đổi giữa các mắc xích trong chuỗi, những phản hồi từ khách hàng và các đơn vị trong chuỗi. Dòng thông tin trong chuỗi có vai trò quan trọng vì đây là nền tảng để đưa ra quyết định liên quan đến kế hoạch sản xuất, kết nối tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Khi thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ thì các mắc xích trong chuỗi sẽ có những quyết định chuẩn xác. Thông tin từ cung cầu sản phẩm, phản hồi từ khách hàng, dự báo thị trường và kế hoạch sản xuất được các thành phần trong chuỗi chia sẽ với nhau càng nhiều thì chuỗi sẽ đáp ứng càng nhanh và càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn. - Dòng tài chính: đi ngược với dòng hàng hóa từ nhà cung cấp tới khách hàng là dòng tài chính. Đó là luồng tài chính từ người mua đến người bán hoặc dòng tài chính mà các thành phần trong chuỗi hỗ trợ, chia sẽ cho nhau. Dòng tài chính lưu thông càng nhanh thì hiệu quả của chuỗi cung ứng càng tăng, giảm thiểu chi phí do bị gián đoạn dòng lưu chuyển tiền tệ.
  17. 3 Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luận rằng chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng từ khâu mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng (Hồ Tiến Dũng, 2009). 1.1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng Để các hoạt động trong chuỗi diễn ra một cách nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng rất cần thiết trong bất kỳ công đoạn nào của chuỗi. “Quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả ở thời điểm hiện tại và tương lai” (Hồ Tiến Dũng, 2009, trang 382). Theo Mentzer và cộng sự (2001), quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc thực hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ chuỗi cung ứng nói chung. Theo Jerry (2004), quản trị chuỗi cung ứng đồng nghĩa với việc quản lý mọi hoạt động của chuỗi cung ứng. Theo Christopher (2005), quản lý chuỗi cung ứng là quản lý các mối quan hệ nhiều chiều giữa các nhà cung cấp và khách hàng nhằm phân phối đến khách hàng giá trị cao hơn với chi phí ít hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Nhìn chung, có thể hiểu khái quát về quản trị chuỗi cung ứng là tập trung quản lý các mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng dựa trên 3 dòng chảy luân chuyển trong chuỗi là dòng hàng hóa, dòng thông tin và dòng tài chính. 1.1.2 Mô hình của chuỗi cung ứng Trong hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bất kỳ luôn bao gồm 3 thành phần cơ bản trong mối quan hệ qua lại đó là nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối/nhà bán lẻ/khách hàng.
  18. 4 Các chuỗi cung ứng mở rộng còn bao gồm thêm 3 loại thành viên. Trước hết là nhà cung ứng của nhà cung ứng hay nhà cung ứng cuối cùng tại điểm đầu của chuỗi cung ứng mở rộng. Sau đó là khách hàng của khách hàng hay khách hàng cuối cùng tại điểm cuối của chuỗi cung ứng mở rộng. Cuối cùng là toàn bộ các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty khác trong chuỗi cung ứng. Đây là những công ty cung cấp dịch vụ hậu cần như các công ty vận tải đường hàng không và đường bộ, các nhà cung cấp hệ thống thông tin, các công ty kinh doanh kho bãi, các hãng môi giới vận tải, các đại lý, các nhà tư vấn tài chính, tiếp thị.. Như vậy, chuỗi cung ứng đơn giản sẽ có ít thực thể tham gia, trong khi với các chuỗi phức tạp số các thực thể tham gia sẽ lớn. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi sẽ dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng rất cao, mức phục vụ của chuỗi cung ứng thấp và nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng có thể giảm. Các Các Các Các Khách nhà nhà nhà nhà hàng cung máy kho bán lẻ cấp Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình (Nguồn: Hồ Tiến Dũng, 2009, trang 381) Nhìn chung, một chuỗi cung ứng bất kỳ sẽ có 3 thực thể chính là nhà cung cấp, công ty sản xuất và phân phối và khách hàng. Vì vậy, chúng ta có thể đơn giản hóa chuỗi cung ứng bằng mô hình chuỗi cung ứng đơn giản. Nhà cung cấp Công ty Khách hàng Hình 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản (Nguồn: Nguyễn Công Bình, 2008, trang 30)
  19. 5 Từ mô hình chuỗi cung ứng đơn giản, chúng ta có thể phát triển chuỗi cung ứng mở rộng với nhiều thực thể tham gia vào hoạt động của chuỗi và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Khi đó, sẽ xuất hiện quy trình mua đi bán lại giữa các nhà cung cấp (từ nhà cung cấp cuối cùng đến nhà cung cấp trung gian); đặc biệt là có sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ như hậu cần, tài chính, nghiên cứu thị trường, công nghệ thông tin, thiết kế sản phẩm… Nhà cung cấp Nhà cung Khách Khách hàng cuối cùng cấp Công ty hàng cuối cùng Nhà cung cấp dịch vụ Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng (Nguồn: Nguyễn Công Bình, 2008, trang 30) 1.1.3 Các yếu tố dẫn dắt kết quả của chuỗi cung ứng 1. SẢN XUẤT 2. HÀNG TỒN KHO Sản xuất gì? Bằng cách Sản xuất ra bao nhiêu? nào? Khi nào Trữ kho bao nhiêu? 5. THÔNG TIN Nền tảng để đưa ra các quyết định 4. VẬN CHUYỂN 3. VỊ TRÍ Chuyên chở sản phẩm bằng Nơi nào tốt nhất cho cách nào? Khi nào? hoạt động nào? TÍNH ĐÁP ỨNG NHANH VÀ TÍNH HIỆU QUẢ Hình 1.4: 5 yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng (Nguồn: Nguyễn Công Bình, 2008, trang 35)
  20. 6 Theo Nguyễn Công Bình (2008), có năm lĩnh vực mà các quyết định của công ty sẽ xác định năng lực chuỗi cung ứng của họ là sản xuất, hàng tồn kho, vị trí, vận chuyển và thông tin. Chopra và Meindl định nghĩa các lĩnh vực này là các yếu tố dẫn dắt kết quả có thể quản lý để tạo ra năng lực cần thiết cho một chuỗi cung ứng có sẵn Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi một sự hiểu biết từng yếu tố dẫn dắt và cách nó vận hành. Mỗi yếu tố dẫn dắt có khả năng tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng và củng cố một số năng lực nhất định. - Sản xuất: là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Các phương tiện sản xuất là nhà máy và kho. Các nhà máy và nhà kho cần được thiết kế, xây dựng thích hợp để đạt được mức chi phí tối thiểu nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mang lại hiệu quả kinh tế (Nguyễn Công Bình, 2008, trang 14). - Hàng tồn kho: là tổng hợp tất cả các nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt hoặc tương lai. Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọi thứ từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm, đến thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi nắm giữ (Hồ Tiến Dũng, 2009). Tồn trữ một lượng hàng lớn cho phép một công ty hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho tốn kém và để đạt được tính hiệu quả cao, chi phí cho hàng tồn kho phải càng thấp, càng tốt. - Vị trí: là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện của chuỗi cung ứng. Ở đây, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả là quyết định có cần tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm giảm được chi phí nhờ quy mô và hiệu quả, hay giãn hoạt động ra nhiều vị trí gần với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn. Các quyết định về vị trí có tác động mạnh mẽ đến chi phí và đặc tính của chuỗi cung cấp. Sau khi xác định xong kích cỡ, số lượng và vị trí thiết bị, cũng cần quyết định các con đường mà sản phẩm có thể đến với khách hàng cuối cùng. Các quyết định
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2