Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vũ Thị Nga
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ TDQT của các NHTM; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ TDQT tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát triển dịch vụ thẻ TDQT tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vũ Thị Nga
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- VŨ THỊ NGA GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài Chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN HOÀNG NGÂN TP.Hồ Chí Minh – Năm 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Vũ Thị Nga, học viên lớp Cao học khóa 18, chuyên ngành Kinh tế Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế TPHCM. Tôi xin cam đoan rằng Luận vắn với đề tài “Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam” là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi, được đúc kết từ quá trình học tập, nghiên cứu của tôi trong suốt thời gian qua. Tác giả: Vũ Thị Nga
- DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải NHNN Ngân hàng Nhà nước Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam NHTT Ngân hàng thanh toán NHPH Ngân hàng phát hành TTT Trung tâm thẻ NH Ngân hàng NHTW Ngân hàng trung ương NHTM Ngân hàng Thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ Vietcombank Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam ACB Ngân hàng Á Châu TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh EMV Europay MastercardVisa(chuẩn thẻ thông minh) ATM Automatic Teller machine
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Các chỉ số tăng trương của Vietinbank qua các năm 29 Bảng 2.2. Số lượng phát hành thẻ TDQT của Vietinbank qua các năm 43 Bảng 2.3. Số lượng thẻ tín dụng trên thị trường Việt Nam năm 2011 44 Bảng 2.4. Số lượng ĐVCNT trên thị trường cuối năm 2011 46 Bảng 2.5. Doanh số thanh toán thẻ TDQT qua các Ngân hàng năm 2011 47 Bảng 2.6. Bảng thống kê đán án các cầu trả lời trong 100 bản khảo sát 49 Bảng 2.7. Doanh thu từ thẻ thanh toán thẻ TDQT của vietinbank 52 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 2.1. Biểu đồ diễn biến tăng trưởng nguồn vốn huy động của Vietibank qua 29 các năm Biểu 2.2. Biểu đồ tăng trưởng tổng tài sản của Vietinbank qua các năm 30 Biểu 2.3. Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận của Vietibank qua các năm 31 Biểu 2.4. Biểu đồ tăng trưởng số lượng thẻ TDQT phát hành của Vietibank 43 qua các năm Biểu 2.5. Biểu đồ tỷ lệ số lượng thẻ TDQT của một số Ngân hàng trên thị 44 trường Việt Nam năm 2011 Biểu đồ 2.6. Biểu đồ biểu diễn tăng ĐVCNT và tỷ lệ % của các Ngân hàng 46 Biểu đồ 2.7. Biểu đồ doanh số thanh toán qua ĐVCNT năm 2011 47 Biểu đồ 2.8. Biểu đồ doanh thu thanh toán thẻ TDQT của Vietinbank 53 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quy trình phát hành thẻ TDQT 7 Sơ đồ 1.2. Qui trình thanh toán, thu nợ thẻ TDQT Vietinbank 10 Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức TTT tại Vietinbank 34 Sơ đồ 2.2 Mô(6) hình tổ chức phòng kinh doanh thẻ miền Trung và Nam của 36 Vietinbank. Sơ đồ 3.1. Mô hình cán bộ chuyên trách tại Vietinbank 77
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế tiền tệ nói riêng đặt ra ngày càng nhiều các yêu cầu đối với hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong các nghiệp vụ thanh toán hiện đại để đem lại ngày càng nhiều lợi ích cho khách hàng, tạo nhiều thụân lợi cho chính ngân hàng, đồng thời đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế và tốc độ chu chuyển tiền tệ. Mặt khác, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhất là các tiến bộ của công nghệ tin học được ứng dụng vào hoạt động ngân đã mở rộng hoạt động ngân hàng lên những bước đáng kể. Với những ưu thế của dịch vụ thanh toán qua thẻ Ngân hàng, thẻ tín dụng đã có những những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua và khẳng định được vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng và tiện ích của dịch vụ ngân hàng đối với quá trình lưu chuyển tiền tệ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Điều này cho thấy phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng là xu hướng phát triển tất yếu đối với các NHTM trên thế giới và các NHTM Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế phát triển chung đó, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và tự do hóa tài chính hiện nay. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nền kinh tế xã hội càng phát triển, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt càng giảm và tỷ lệ các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt càng tăng. Đỉnh cao của sự phát triển các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt là sự ra đời của tiền điện tử - thẻ. Trong bối cảnh nền kinh tế tài chính Việt Nam hiện nay, thẻ - công cụ chính của hoạt động ngân hàng bán lẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, có tác động lớn đến chính sách tiền tệ cũng như đến hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại (NHTM), nghiệp vụ kinh doanh thẻ mang lại một định hướng mới
- cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, theo hướng mở rộng mảng kinh doanh dịch vụ vừa tăng thu nhập, mở rộng quy mô vừa giảm rủ ro từ hoạt động tín dụng truyền thống. Nhận thức được điều đó, trong những năm gần đây, các NHTM nước ta đã và đang rất cố gắng trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thẻ ngân hàng và coi đây là một chiến lược cạnh tranh và phát triển bền vững. Không nằm ngoài xu hướng đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng đang nỗ lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa, chú trọng phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng bên cạnh việc phát triển các dịch vụ truyền thống khác nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Sau một thời gian tìm hiểu về thực trạng dịch vụ thẻ tín dụng TDQT tại thị trường Việt Nam nói chung và tại Vietibank nói riêng, cũng như nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại NHTMCP Công thương Việt Nam” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Do hiểu biết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng chắc chắn chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô châm chước. Sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô, bạn bè là nguồn động viên rất lớn đối với em, nó sẽ giúp em hoàn thành tốt hơn chuyên đề này, góp ích vào thực tiễn trong quá trình công tác của mình. Một lần nữa, em xin được chân thành cảm ơn! 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ TDQT của các NHTM. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ TDQT tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát triển dịch vụ thẻ TDQT tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Thẻ TDQT phát triển dựa trên cơ sở và luôn đi kèm với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin hiện đại cũng các điều kiện khác về sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, căn cứ vào mục đích và trong khuôn khổ chương trình cũng như thời lượng nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu trên cơ sở hoạt động NHTM. Những vấn đề khác liên quan có thể được đề cập, song không phải là đối tượng và thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về dịch vụ thẻ TDQT và phát triển dịch vụ thẻ TDQT; thực tiễn triển khai dịch vụ thẻ TDQT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt lý luận: Luận văn tập trung tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự phát triển của dịch vụ thẻ tín dụng với ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông. Về mặt thực tiễn: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) trên cơ sở hệ thống số liệu thu thập và xử lý trong thời gian từ năm 2009 đến 2011. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử, các phương pháp khoa học được vận dụng trong luận văn bao gồm: - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp thống kê - Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Phương pháp diễn dịch và quy nạp
- 5. Cấu trúc của luận văn Để đạt được mục đích và những nội dung nghiên cứu, cấu trúc của luận văn, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu và thuật ngữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thẻ tín dụng quốc tế Chương 2: Thực trạng công tác phát hành và kinh doanh thẻ TDQT tại NHTMCP Công Thương Việt Nam(Vietinbank) Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ TDQT tại NHTMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank).
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Mở đầu CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ .................................................................................................................. 1 1.1 Lịch sử hình thành thẻ tín dụng quốc tế ........................................................... 1 1.2 Khái niệm, đặc điểm chung của thẻ tín dụng quốc tế ...................................... 2 1.2.1 Khái niệm ........................................................................................................... 2 1.2.2 Đặc điểm chung của thẻ tín dụng quốc tế ........................................................ 3 1.2.3 Các tiện ích của thẻ tín dụng quốc tế ............................................................... 4 1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động phát triển thẻ TDQT và tác động của thẻ TDQT tới hoạt động của Ngân hàng ........................................................ 11 1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thẻ TDQT ........................ 11 1.3.2 Tầm quan trọng của thẻ TDQT đối với hoạt động ngân hàng...................... 17 1.3.2.2 Tác động tới hoạt động vốn ngân quỹ ........................................................18 1.3.2.3 Tác động tới hoạt động tín dụng.................................................................19 1.3.2.4 Tác động tới lợi nhuận kinh doanh ............................................................19 1.4 Các tổ chức thẻ TDQT và một số bài học kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT ....................................................... 21 1.4.1 Hai tổ chức thẻ quốc tế Mastercard & Visa international: ........................... 21 1.4.2 Một số kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT .................................................................................................................. 22 1.4.2.1 Kinh nghiệm phát hành thẻ TDQT của Vietcombank ...............................22 1.4.2.2 Kinh nghiệm phát hành thẻ TDQT của ACB .............................................24 1.4.2.3 Triển vọng phát triển công nghệ thẻ TDQT ở Việt Nam ...........................24
- 1.5 Sự cần thiết phải mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ TDQT ....................... 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT HÀNH VÀ KINH DOANH THẺ TDQT TẠI VIETINBANK ........................................................................... 28 2.1. Vài nét về Vietinbank và thị truờng thẻ TDQT tại Việt Nam ..................... 28 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Vietinbank...................................... 28 2.1.2 Các chỉ số tăng trưởng của Vietinbank.......................................................... 29 2.2 Quá trình hình thành và phát triển thị trƣờng thẻ TDQT ở Việt Nam ....... 32 2.2.1 Đặc điểm thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam ............................................... 33 2.2.2 Mô hình hoạt động kinh doanh thẻ và hoạt động phát hành thẻ TDQT tại Vietinbank ................................................................................................................. 34 2.3 Kết quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ TDQT tại Vietinbank...... 42 2.3.1 Hoạt động phát hành thẻ TDQT tại Vietinbank.........................................42 2.3.2 Hoạt động thanh toán thẻ TDQT .................................................................45 2.4 Đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Vietinbank ............50 2.4.1 Những kết quả đạt được……………………………………………………50 2.4.2 Những khó khăn gặp phải…………………………………………………..55 2.5 Tiềm năng và cơ hội phát triển thẻ tín dụng .................................................. 61 2.5.1 Cơ hội ..............................................................................................................61 2.5.2 Thách thức .......................................................................................................64 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK ............................................................................ 68 3.1 Định hƣớng hoạt động và công tác kinh doanh thẻ TQDT tại Vietinbank tới năm 2015 ............................................................................................................. 68 3.2 Các giải pháp phát triển thẻ TDQT tại Vietinbank ....................................... 69 3.2.1 Hoàn thiện phương thức phát hành và chính sách tín dụng ....................... 69 3.2.2 Nâng cao tiện ích và giá trị gia tăng của thẻ TDQT ..................................... 70 3.2.3 Đa dạng hóa các loại thẻ tín dụng TDQT ...................................................... 71 3.2.4 Không ngừng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ ......................................... 73 2.3.5 Tăng cường các biện pháp marketing ............................................................ 74
- 3.2.6 Đào tạo cán bộ kinh doanh thẻ....................................................................... 76 3.2.7 Xây dựng chính sách chia sẻ lợi nhuận và cơ chế khen thưởng cho Chi nhánh78 3.2.8 Đầu tư đổi mới công nghệ .............................................................................. 79 3.2.9 Tăng cường công tác quản trị rủi ro .............................................................. 81 3.3 Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra ............ 83 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ ................................................................................ 83 3.3.1.1 Tạo môi trường kinh tế - xã hội ổn định và phát triển .................................. 83 3.3.1.2 Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tội phạm ............................................. 83 3.3.1.3 Tuyên truyền rộng rãi về thẻ ngân hàng ....................................................... 84 3.3.1.4 Đầu tư kỹ thuật và hạ tầng cơ sở .................................................................. 84 3.3.2 Với Ngân hàng Nhà nước ............................................................................... 85 3.3.2.1 Thực hiện tốt chính sách tiền tệ .................................................................... 85 3.3.2.2 Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ ...................................................... 86 3.3.2.3 Thành lập Trung tâm bù trừ thanh toán thẻ TDQT giữa các thành viên trong nước ................................................................................................................. 87 3.3.3 Với Hiệp hội thẻ .............................................................................................. 87 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ 1.1 Lịch sử hình thành thẻ tín dụng quốc tế Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, thẻ ngân hàng ra đời đã mang lại một cuộc cách mạng trong thanh toán của hệ thống ngân hàng bằng việc ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin tiên tiến nhất. Thẻ Ngân hàng là một phương thức thay thế tiền mặt hàng đầu trong các giao dịch tiêu dùng. Tốc độ phát hành và thanh toán thẻ liên tục tăng ở mức kỷ lục qua các năm. Con người theo sự tiến hoá,vì nhu cầu tiện ích đòi hỏi đã phát minh ra tiền cắc (coins) tiền giấy, ngân phiếu, chi phiếu, và cũng do nhu cầu đòi hỏi nên, khoảng năm 1951 ông Frank X. McNamara (vị tổ khai sinh ra thẻ tín dụng) đã thành lập công ty đầu tiên phát hành thẻ tín dụng, 200 chiếc thẻ Credit Card đầu tiên đã cấp cho những người giàu có và có tiếng tăm trong xã hội tại New York và những chiếc thẻ này chỉ được sử dụng hạn chế trong 27 nhà hàng sang trọng ở New York lúc bấy giờ nên có tên gọi là Diners Club. Công ty American Express cũng theo gót Diners Club cho ra đời chiếc thẻ American Express, vì sự hạn chế chỉ để sử dụng trong việc ăn uống , du lịch nên loại thẻ này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp xã hội và chưa được xem như là chiếc thẻ thần kỳ (the Magic Card ). Cho đến năm 1970, khi mà kỹ thuật điện toán bắt đầu phát triển và hệ thống căn bản cho "The Standards for Magnetic Strip" được hình thành, thì kỹ nghệ Credit card mới thực sự phát triển mạnh mẽ và trở nên một phần của thời kỳ thông tin. Chiếc thẻ Thần Kỳ " Revolving Credit Card " lần đầu tiên cấp cho người sử dụng tại tiểu bang California do Bank of America phát hành nên gọi là BankAmericard và nhanh chóng phổ biển rộng rãi khắp tiểu bang.
- 2 Cái thẻ thần kỳ này đã bắt đầu một bước tiến quan trong cho kỹ nghệ credit card . Với những tiện ích mang lại, thẻ Ngân hàng đã chinh phục được những khách hàng khó tính nhất và mở ra những thị trường đầy hứa hẹn. Có thể khẳng định rằng thẻ ngân hàng vẫn đang và sẽ tiếp tục gặt hái được những thành công lớn trong tương lai. Hiện nay, trên thế giới đang có 3 loại thẻ ngân hàng được sử dụng: -Thẻ ghi nợ: áp dụng đối với các khách hàng có quan hệ thanh toán, tín dụng thường xuyên có tín nhiệm với ngân hàng do Giám đốc ngân hàng quyết định, mỗi thẻ có ghi hạn mức sử dụng tối đa do ngân hàng phát hành thẻ quy định. -Thẻ thanh toán: được áp dụng rộng rãi cho các khách hàng. Muốn sử dụng loại thẻ này, khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản ứng tại ngân hàng và được sử dụng thẻ có giá trị thanh toán trong phạm vi ký quỹ. -Thẻ tín dụng: được áp dụng đối với các khách hàng đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay tiền, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng chấp nhận. Sau đây chuyên đề sẽ đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về thẻ TDQT 1.2 Khái niệm, đặc điểm chung của thẻ tín dụng quốc tế 1.2.1 Khái niệm Thẻ tín dụng quốc tế: là một phương tiện thanh toán với hạn mức chi tiêu nhất định mà Ngân hàng cung cấp cho người sử dụng trên cơ sở khả năng tài chính, sổ ký quĩ hoặc tài sản thế chấp. Thẻ tín dụng quốc tế được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng đối với các chủ thẻ. Thẻ tín dụng quốc tế khác với bất kỳ
- 3 hình thức tín dụng nào trước đó bởi vì nó là một sản phẩm kết hợp của tín dụng và thanh toán. Trong các hình thức tín dụng trước đây, khi ngân hàng đồng ý cho khách hàng vay tức là giao cho khách hàng trực tiếp quyền sử dụng một lượng vốn nhất định. Còn khi Ngân hàng cấp cho khách hàng một thẻ TDQT thì chưa có một lượng tiền thực tế nào được vay. Ngân hàng chỉ đưa ra một sự đảm bảo về quyền được sử dụng một lượng tiền trong phạm vị hạn mức của khách hàng. Việc khách hàng có thực sự vay hay không phụ thuộc vào quá trình sử dụng thẻ của khách hàng sau đó. Khi khách hàng sử dụng thẻ TDQT để mua hàng hoá và dịch vụ tức là họ đang sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Ngân hàng đảm nhận vai trò kế toán hộ cho các chủ thẻ trên tài khoản tín dụng. Số dư phát sinh sẽ được ghi vào bên nợ của tài khoản, được hiểu là một khoản cho vay. Khách hàng phải tiến hành thanh toán theo sao kê khi đến hạn. Tín dụng thẻ có tính tuần hoàn và cho phép người sử dụng mở rộng khả năng tài chính trong ngắn hạn. Chỉ cần khách hàng tuân thủ đúng các qui định hợp đồng sử dụng thẻ thì sẽ luôn có quyền sử dụng thẻ. 1.2.2 Đặc điểm chung của thẻ tín dụng quốc tế Hiện nay trên thế giới có rất nhiều thẻ TDQT do các tổ chức phát hành như Visacard, Mastercard, American express, JCB, Diner club …Phạm vi sử dụng của các loại thẻ này trên toàn thế giới, trong đó phải kể đến 2 loại thẻ là Visacard và Mastercard, số điểm tiếp nhận 2 loại thẻ này lên đến hàng triệu điểm. Các loại thẻ đều có cấu tạo giống nhau, có kích thước tiêu chuẩn 6*10 cm. Hiện nay, thẻ có thể được sản xuất bằng công nghệ thẻ từ tính hoặc thẻ thông minh. Số lượng thẻ từ tính hiện tại đang được dùng nhiều hơn, vì nó là loại thẻ ra đời sớm hơn nhưng nó cũng đã bộc lộ một số nhược điểm về kỹ thuật và độ bảo mật không cao, dễ bị làm giả. Do đó, công nghệ thẻ thông
- 4 minh (thẻ chip) ra đời và nhanh chóng được ứng dụng. Tuy thẻ thông minh có thể khắc phục được nhược điểm của thẻ từ tính nhưng giá thành để sản xuất thì quá đắt. Việc phát hành và thanh toán thẻ tín dụng thường đi đôi với việc thiết lập các hệ thống đầu cuối như máy gửi, rút tiền tự động ATM, máy thanh toán thẻ tại các điểm bán hàng (POS). 1.2.3 Các tiện ích của thẻ tín dụng quốc tế Tiện ích dành cho chủ thẻ: Giảm rủi ro mang theo tiền mặt. Quản lý kế hoạch chi tiêu cá nhân dễ dàng qua các sao kê giao dịch hàng tháng. Được vay, hỗ trợ tài chính kịp thời từ ngân hàng đặc biệt khi đi công tác, theo học xa nhà, hoặc du học ở nước ngoài. Dễ dàng đặt tour du lịch, khách sạn, và nhà hàng. Tham gia thương mại điện tử, mua sắm hàng hoá dịch vụ qua mạng Internet. Thay thế hiệu quả các khoản tạm ứng, công tác phí bằng tiền mặt của cơ quan cho cán bộ khi đi công tác. Sở hữu phương tiện thanh toán uy tín và hiện đại. Được hưởng lãi suất trên phần tiền ký quỹ đồng thời được trả chậm tối đa tới 45 ngày. Được bảo hiểm toàn cầu Thời gian thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác và an toàn……… Đối với Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ: Lợi ích của các đơn vị chấp nhận thẻ sẽ là mở rộng thị trường và doanh số. Các chủ thẻ sẽ tìm đến các ĐVCNT để mua hàng hoá vá dịch vụ. Điều này thoả mãn được mục tiêu của các điểm chấp nhận thẻ là tối đa hoá lượng hàng
- 5 hoá, dịch vụ cung cấp được vì mỗi điểm tiếp nhận thẻ là một cơ sở kinh doanh. Đồng thời Ngân hàng thông qua dịch vụ thẻ sẽ thu được một khoản lợi nhuận là phí tính theo % trên giá trị giao dịch thẻ. Hiện tại doanh số thanh toán thẻ ở Việt Nam của khách trong nước cũng chiếm một tỷ lệ tương đối so với chủ thẻ khách nước ngoài, tăng khá nhiều so với doanh số thanh toán thẻ những năm 2006. Nó như một biện pháp xuất khẩu tại chỗ và là cơ hội để các điểm tiếp nhận thẻ mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của mình của trị trường trong nước cung như thị trường nước ngoài. Lợi ích đối với nền kinh tế: Thẻ TDQT giúp tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, tăng cường vòng quay của đồng tiền, khơi thông các luồng vốn khác nhau, tạo điều kiện cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán trong dân cư và của cả nền kinh tế. Hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế, giảm thiểu các tiêu cực và tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách kinh tế tài chính quốc gia. Việc tăng tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông sẽ làm giảm tỷ trọng của số lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó làm giảm những chi phí cần thiết lưu thông trong xã hội (in ấn, bảo quản tiền mặt, kiểm đếm...). Hơn nữa, việc thanh toán bằng thẻ TDQT qua việc sử dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật và công nghệ hiện đại tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập với nền kinh tế thế giới Thực hiện biện pháp " kích cầu" tiêu dùng: Sự tiện lợi mà thẻ mang lại cho người sử dụng, ĐVCNT, ngân hàng khiến cho ngày càng có nhiều người chuộng sử dụng thẻ TDQT, tăng cường chi tiêu bằng thẻ, tạo lập một xu hướng tiêu dùng mới "tiêu dùng trước, trả tiền sau 45 ngày", làm tăng nhu cầu tiêu dùng. Nghĩa là thẻ đã trở thành một công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của Nhà nước. Điều này cũng tạo nên một
- 6 kênh cung ứng vốn hiệu quả của các ngân hàng thương mại. 1.2.3 Cơ chế phát hành và thanh toán thẻ TDQT 1.2.3.1 Các chủ thể tham gia phát hành thẻ TDQT - Ngân hàng phát hành: Là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ Visa/Mastercard/JCB/ Amex/Dinerculb. - Ngân hàng thanh toán thẻ: Là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết của Tổ chức thẻ quốc tế được phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ Visa/Mastercard/JCB Amex/Dinerculb... - Trung tâm thẻ: là đại diện của NHTM trong quan hệ đối ngoại trực tiếp về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ Visa/Mastercard với các Tổ chức thẻ quốc tế và các ngân hàng khác. - Chi nhánh phát hành: Là Chi nhánh của các NHTM được uỷ quyền thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ TDQT Visa/Mastercard/JCB... - Chi nhánh thanh toán: Là Chi nhánh NHTM được uỷ quyền thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ TDQT Visa/Mastercard/JCB…. - Đơn vị chấp nhận thẻ: Bao gồm tất cả các tổ chức hoặc cá nhân được NHTM uỷ quyền và ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ bằng thẻ TDQT Visa/Mastercard/JCB…. - Tổ chức thẻ quốc tế: Là Hiệp hội các thành viên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế bao gồm: Tổ chức thẻ quốc tế Visa và Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard, tổ chức JCB... - Chủ thẻ:Là người được NHPH cấp thẻ để sử dụng. chủ thẻ là người duy nhất được quyền sử dụng thẻ của mình. Mỗi chủ thẻ được NHPH cấp cho một số PIN. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ của mình để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các ĐVCNT và rút tiền mặt tại ATM hoặc điểm ứng tiền mặt.
- 7 1.2.4.2 Cơ chế phát hành thẻ TDQT Nghiệp vụ phát hành thẻ TDQT tại Ngân hàng bao gồm rất nhiều khâu từ việc tiếp thị khách hàng, phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu hồi nợ từ việc thanh toán thẻ của khách hàng. Đó là một chuỗi các khâu tuần hoàn liên kết với nhau. Mỗi khâu đều có vai trò riêng trong sự hình thành và phát triển của thẻ tại ngân hàng. Sơ đồ 1.1 Quy trình phát hành thẻ TDQT (1) Khách hàng đề nghị được phát hành thẻ. (1) Khách hàng đề nghị phát hành thẻ. (2)Tiếp nhận hồ sơ phát hành thẻ: Thông thường khi khách hàng muốn phát hành thẻ phải hoàn thành một số thủ tục cần thiết như điền vào giấy đề nghị kiêm hợp đồng sử dụng thẻ, xuất trình một số giấy tờ khác chưng minh nhân dân/hộ chiếu, hợp đồng trả lương, sao kê bảng lương, quyết định bố nhiệm (nếu có) hoặc tài sản thế chấp…. (3) Thẩm định hồ sơ: Căn cứ vào hồ sơ khách hàng, bộ phận thẩm định tiến hành thẩm tra hồ sơ và ra quyết định chấp thuận phát hành thẻ hoặc từ chối. Ngân hàng thường xem xét lại hồ sơ được lập đúng haychưa, tình hình tài chính của công ty hay các khoản thu nhập thường xuyên của khách hàngcánhân….trong trường hợp xin cấp tín chấp. Hoặc phải thẩm tra TSBĐ trong trường hợp phát hành thẻ có thế chấp. Nếu hồ sơ đủ điều kiện Ngân hàng sẽ ký hợp đồng với khách hàng.
- 8 (4) Phân loại khách hàng: Với những hồ sơ phát hành thẻ đủ điều kiện phát hành thì ngân hàng sẽtiếnhànhphânloạikháchhàng. - Đối với thẻ TDQT ghi nợ (Debit card) thì đơn giản hơn vì khách hàng đã có tài khoản tại Ngân hàng. Khách hàng có thể lựa chọn hạn mức phù hợp với nhu cầu chi tiêu của mình và số dư tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. - Với thẻ TDQT (Credit card) thì ngân hàng xếp loại khách hàng theo hạn mức để có một chính sách tín dụng phù hợp. Hạn mức của thẻ thường phân thành hạn mức rút tiền mặt và hạn mức thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ. Hiện tại nay các Ngân hàng đang áp dụng tỷ lệ rút tiền mặt cho chủ thẻ là 50% hạn mức tín dụng của thẻ. Khi chủ thẻ sử dụng hết hạn mức rút tiền mặt thì dù hạn mức thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ vẫn còn nhưng chủ thẻ vẫn không thể thực hiện rút tiền mặt tại các đại lý rút tiền hay tại các ATM. Sở dĩ NHPH lại giới hạn hạn mức rút tiền mặt ở mức hợp lý để giảm thiểu giao dịch rút tiền mặt, kích thích tiêu dùng hàng hoá bằng chuyển khoản đây mới thực sự là mục đích của các ngân hàng muốn đạt được khi thực hiện phát hành thẻ cho khách hàng. Đồng thời giảm thiểu rủi ro khách hàng không trả được nợ vì tiền lãi và phí giao dịch rút tiền mặt cao. Hiện tại phí rút tiền mặt vào khoảng 3.64%, chưa tính tới việc khi bắt đầu rút tiền mặt NHPH sẽ tính lãi rút tiền mặt thông thường bằng lãi suất cho vay tiêu dùng. (5)In rập nổi thẻ và PIN, đóng gói thẻ: Bằng kỹ thuật riêng của từng NHPH, in rập nổi thông số cần thiết về chủ thẻ lên thẻ như: số thẻ, thời gian hiệu lực, mã số ngân hàng… Đồng thời mã hoá với định dạng mã số cá nhân (PIN) cho chủ thẻ. Đóng gói thẻ và PIN vào từng phong bì riêng để gửi cho Chi nhánh phát hành hoặc trực tiếp đến chủ thẻ theo yêu cầu của khách hàng. (6) Giao thẻ cho khách hàng: Trước khi giao thẻ, ngân hàng phải kiểm tra lại thông tin cá nhân của khách hàng cung cấp có khớp với hồ sơ trên máy
- 9 và kích hoạt thẻ cho khách hàng. Khi ngân hàng giao thẻ và số PIN thì yêu cầu chủ thẻ phải giữ bí mật về số PIN của mình. Mọi trường hợp mất tiền do để lộ số PIN, chủ thẻ phải chịu trách nhiệm. NHPH phải chịu trách nhiệm - Quản lý thông tin khách hàng và quá trình sử dụng thẻ của khách hàng - Quản lý thu hồi nợ thẻ - Cung cấp dịch vụ khách hàng - Tổ chức thanh toán với các đối tác như tổ chức thẻ quốc tế NHPH, NHTT. Triển khai việc thẻ thanh toán, ngoài việc hưởng phí phát hành thẻ từ chủ thẻ NHPH còn được hưởng các khoản phí thanh toán thẻ, đại lý rút tiền hoặc các ĐVCNT. Đây được coi là phần lợi nhuận cơ bản của NHPH. Trên cơ sở những nguồn thu này, các NHPH xây dựng các chính sách như miễn phí phát hành, phát triển các giá trị gia tăng kèm theo, phục vụ khách hàng sau bán hàng... nhằm phát triển số lượng thẻ và tăng doanh thu thanh toán thẻ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 57 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn