intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua ngân hàng ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

46
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là đánh giá thực trạng về hoạt động rửa tại Việt Nam hiện nay, đồng thời nêu những tồn đọng trong công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam. Đưa ra những kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn đồng thời cũng đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ phòng chống rửa tiền. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua ngân hàng ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG KIM CƯƠNG GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HCM - 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG KIM CƯƠNG GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG TP. HCM - 2011
  3. TÓM TẮT NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI CỦA ĐỀ TÀI Thế giới có biết bao vấn nạn cần phải giải quyết như đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai, khủng bố,… bây giờ lại phải chiến đấu với nạn rửa tiền – kẻ luôn đồng hành với các hoạt động tội ác. Bọn tội phạm ngày càng có những hành động tinh vi hơn, trong khi các công cụ phòng chống rửa tiền tại Việt Nam rất yếu kém, nhận thức của người dân còn hời hợt. Trong tương lai nếu không thể cải thiện thì công tác phòng chống rửa tiền sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tác giả đưa ra những thực trạng, khó khăn, giải pháp cơ bản để thông qua thực tiễn có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động chống rửa tiền. Phân tích thực trạng và xu hướng rửa tiền của bọn tội phạm tại các nước khác nhau, chúng ta thấy được bản chất cực kỳ nguy hiểm của hoạt động này. Nó lôi kéo hầu hết các thành phần kinh tế quan trọng của đất nước tham gia vào quy trình rửa tiền: các cơ quan trung ương, các doanh nghiệp nhà nước… và nhất là nó lợi dụng hoạt động của các ngân hàng – một thành phần được coi là mạch máu của nền kinh tế quốc gia…. Đối với nền kinh tế toàn cầu, nó làm suy yếu mối quan hệ kinh tế quốc tế, phá hoại uy tín của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng; nó cản trở trào lưu hội nhập của các thị trường tài chính, làm phá hỏng mối quan hệ liên ngân hàng toàn cầu. Hy vọng với sự nỗ lực hợp tác của các quốc gia cũng như việc nâng cao tầm nhận thức của mọi người dân về nạn rửa tiền, công cuộc chống rửa tiền sẽ ngày một đạt nhiều thắng lợi, và các đồng tiền “bẩn” thu từ ma túy, buôn lậu, tham nhũng, khủng bố… sẽ không còn khả năng được “làm sạch” một cách phi pháp nữa.
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các hình LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Xác định vấn đề nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Phương pháp nghiên cứu 1 4. Phạm vi nghiên cứu 1 5. Kết cấu nội dung nghiên cứu 1 6. Ý nghĩa của đề tài 2 CHƯƠNG 1: RỬA TIỀN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 3 ĐẾN NỀN KINH TẾ. 1.1. Rửa tiền. 3 1.1.1. Lý luận chung về rửa tiền. 3 1.1.2. Quy trình cơ bản của hoạt động rửa tiền. 4 1.1.2.1. Nguồn gốc tiền bẩn. 4 1.1.2.2. Quy trình rửa tiền. 4 1.2. Những biểu hiện và cách thức rửa tiền. 7 1.2.1. Biểu hiện hoạt động rửa tiền. 7 1.2.1.1. Các dấu hiệu đáng ngờ chung. 7 1.2.1.2. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng. 8 1.2.1.3. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực bảo hiểm. 9
  5. 1.2.1.4. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán. 10 1.2.1.5. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực trò chơi giải 11 trí có thưởng. 1.2.1.6. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực bất động sản. 11 1.2.2. Cách thức rửa tiền. 12 1.3. Những tác động tiêu cực của rửa tiền đến hoạt động của nền 14 kinh tế xã hội. 1.3.1. Tác động của rửa tiền lên phát triển kinh tế. 14 1.3.1.1. Tác động lên hệ thống tài chính. 15 1.3.1.2. Tác động đến các hoạt động khu vực kinh tế chính 15 thức. 1.3.1.3. Tác động lên khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài. 16 1.3.2. Hoạt động rửa tiền gây tổn hại ngân sách quốc gia. 16 1.3.3. Hoạt động rửa tiền làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân hợp 17 pháp. 1.3.4. Những ảnh hưởng tiêu cực khác do hoạt động rửa tiền. 17 1.4. Sự cần thiết thực hiện biện pháp phòng chống rửa tiền. 17 1.4.1. Nguyên nhân. 17 1.4.2. Nguyên tắc thực hiện phòng, chống rửa tiền. 18 1.4.3. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền. 19 1.4.3.1. Trách nhiệm của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. 19 1.4.3.2. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra cấp bộ. 19 1.4.3.3. Trách nhiệm của Ủy Ban nhân dân các cấp. 20 1.4.3.4. Trách nhiệm của Viện kiểm sát. 20 1.4.3.5. Trách nhiệm của Tòa án. 20 1.4.3.6. Trách nhiệm Bộ Công an. 21 1.4.3.7. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ. 21
  6. 1.5. Kinh nghiệm về luật phòng, chống rửa tiền trên thế giới. 22 1.5.1. Kinh nghiệm về luật phòng, chống rửa tiền tại Mỹ. 22 1.5.2. Kinh nghiệm về luật phòng, chống rửa tiền tại Anh. 24 1.5.3. Kinh nghiệm về luật phòng, chống rửa tiền tại một số nước khác. 25 Kết luận chương 1 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN Ở 28 VIỆT NAM HIỆN NAY. 2.1. Quá trình ra đời các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động phòng, 28 chống rửa tiền ở Việt Nam. 2.2. Hội nhập quốc tế phát sinh hoạt động rửa tiền ở nước ta. 32 2.2.1. Tự do hóa dòng chu chuyển vốn quốc tế và nguy cơ rửa tiền. 32 2.2.1.1. Tự do hóa các giao dịch vãng lai và nguy cơ rửa tiền. 32 2.2.1.2. Tự do hóa tài khoản vốn và nguy cơ rửa tiền. 32 2.2.2. Chống đôla hóa và nguy cơ rửa tiền. 35 2.3. Hợp tác phòng chống rửa tiền trên phạm vi quốc tế. 37 2.4. Thế giới khó kiểm soát nguồn “tiền bẩn”. 40 2.5. Thực trạng hoạt động rửa tiền và chống rửa tiền ở Việt Nam. 42 2.5.1. Những kẻ hỡ dẫn đến hoạt động rửa tiền. 42 2.5.2. Nổ lực phòng chống rửa tiền chỉ mới khởi động. 44 2.5.3. Thủ đoạn rửa tiền trên mạng của tội phạm Việt Nam. 45 2.5.4. Kết quả đạt được trong hoạt động phòng, chống rửa tiền ở 49 Việt Nam. 2.5.5. Những hạn chế trong hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam. 52 2.5.5.1. Nền kinh tế vẫn còn sử dụng tiền mặt là phổ biến. 52 2.5.5.2. Nhận thức của dân chúng còn hạn chế. 53 2.5.5.3. Chuyển ngân (kiều hối) lậu không qua ngân hàng. 55 2.5.5.4. Tham nhũng còn phổ biến. 55
  7. 2.5.5.5. Luật pháp còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, và chậm ban hành. 57 Kết luận chương 2 60 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG VÀ CHỐNG RỬA 61 TIỀN Ở VIỆT NAM. 3.1. Đối với Chính Phủ. 61 3.1.1. Thành lập trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền. 61 3.1.2. Phấn đấu trở thành thành viên chính thức của FATF. 62 3.1.3. Sớm ban hành Luật phòng, chống rửa tiền. 63 3.1.4. Hạn chế tối đa việc lưu thông tiền mặt để “phòng từ gốc”. 64 3.1.5. Kê khai tài sản cán bộ công chức và xử lý sai phạm. 66 3.1.6. Quản lý chuyển ngân ngoại tệ. 67 3.1.7. Tăng cường giám sát hoạt động rửa tiền qua thị trường 68 chứng khoán. 3.2. Giải pháp về hợp tác các nước để phòng, chống rửa tiền. 68 3.3. Biện pháp của ngành Ngân Hàng. 69 3.3.1. Mục tiêu chính sách “nhận biết khách hàng”-KYC. 69 3.3.2. Công cụ hỗ trợ thực hiện chính sách “nhận biết khách hàng”. 71 3.3.3. Nguyên tắc cơ bản của chính sách “nhận biết khách hàng”. 75 Kết luận chương 3 77 KẾT LUẬN CHUNG 78 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. KYC: Know Your Customer: Chính sách nhận biết khách hàng. 2. BSA: Luật bí mật ngân hàng. 3. FinCEN: Financial Crimes Enforcement Network: Mạng lưới chống tội phạm tài chính. 4. FATF: Financial Action Task Force: Tổ chức hay lực lượng đặc nhiệm tài chính chống rửa tiền và tội phạm tài chính. 5. AMLO: Anti-Money Laundering Office hay AMLC: Anti-Money Laundering Council: Cơ Quan Chuyên Trách Chống Rửa Tiền. 6. APG: The Asia Pacific Group: Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương về rửa tiền. 7. UNODC : Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc. 8. TTCK: Thị trường chứng khoán. 9. NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước. 10. NHTM: Ngân Hàng Thương Mại.
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Quy trình của hoạt động rửa tiền 6 Hình 1.2: Mô tả khái quát chu trình rửa tiền thông thường 14 Hình 3.1: Màn hình World – Check (1) 72 Hình 3.2: Màn hình World – Check (2) 74 Hình 3.3: Màn hình World – Check (3) 75
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Xác định vấn đề nghiên cứu: Hiện nay với sự bành trướng của nạn tham nhũng, buôn ma túy và buôn lậu vũ khí trên thế giới với dân số lớn đã và đang làm gia tăng hoạt động rửa tiền. Dần dần rửa tiền trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho nền kinh tế xã hội của toàn thế giới. Rửa tiền đã xuất hiện ở Việt Nam trong khi phòng chống rửa tiền chỉ mới ở những bước đầu tiên. Vấn đề đặt ra cho người viết là làm sao xác định được thực trạng rửa tiền tại Việt Nam và tìm ra những khó khăn tồn đọng trong việc phòng chống rửa tiền nhằm đề xuất những giải pháp khắc phục. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nhiệm vụ quan trọng của đề tài là phải đạt được các mục tiêu sau đây: - Hệ thống lại những lý luận cơ bản có liên quan đến rửa tiền. - Đánh giá thực trạng về hoạt động rửa tại Việt Nam hiện nay, đồng thời nêu những tồn đọng trong công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam. - Đưa ra những kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn đồng thời cũng đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ phòng chống rửa tiền. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp phân tích và chủ yếu là tập hợp dữ liệu thứ cấp. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Xem xét khảo sát về hoạt động rửa tiền và luật phòng chống rửa tiền. - Thực trạng về hoạt động rửa tiền tại Việt Nam. 5. Kết cấu nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được trình bày thành 3 phần: - Phần 1: Lời mở đầu
  11. 2 - Phần 2: Phần nội dung của đề tài, gồm 3 chương:  Chương 1: Rửa tiền và những tác động tiêu cực đến nền kinh tế.  Chương 2: Thực trạng về hoạt động rửa tiền ở Việt Nam hiện nay.  Chương 3: Các giải pháp nhằm phòng chống rửa tiền ở Việt Nam. - Phần 3: Kết luận chung. 6. Ý nghĩa của đề tài: Việt Nam là một quốc gia hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động rửa tiền như nền kinh tế tiền mặt, đang cần nhiều vốn đầu tư, hệ thống pháp luật còn nhiều lỗ hỏng và đặc biệt là về luật phòng chống rửa tiền. Vì vậy, để hạn chế những thiệt hại có thể do rửa tiền gây ra, Việt Nam cần đánh giá đúng và tìm ra “phương thuốc đặc trị” cho căn bệnh rửa tiền. Đây chính là lý do em chọn đề tài này. Tp.HCM, tháng 10 năm 2011 Đặng Kim Cương
  12. 3 CHƢƠNG 1: RỬA TIỀN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN NỀN KINH TẾ. 1.1. Rửa tiền: 1.1.1. Lý luận chung về rửa tiền: Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển công nghệ thông tin hiện nay và khối lượng chu chuyển tài chính toàn cầu diễn ra ở mức khổng lồ, khoảng 3.200 – 3.500 tỷ USD mỗi ngày, gấp 2 lần mức chu chuyển khoảng 10 năm trước, thì vấn đề rửa tiền trở thành mối quan tâm không chỉ của cộng đồng quốc tế mà còn là của Chính Phủ mỗi quốc gia. Vậy rửa tiền là gì? Trên thế giới có rất nhiều khái niệm về rửa tiền với những phạm vi và mức độ khác nhau, nhưng theo cách hiểu phổ biến nhất thì “rửa tiền là hành động chuyển lợi nhuận thu được từ những hoạt động phạm pháp sang lợi nhuận hợp pháp; bọn tội phạm chuyển những khoản thu nhập bất hợp pháp có nguồn gốc từ: buôn lậu, ma túy, tống tiền, mại dâm, trốn thuế, tham nhũng, hối lộ, mua bán vũ khí và cờ bạc bất hợp pháp, ... vào hệ thống tài chính và nền kinh tế để biến thành những khoản tiền hợp pháp. Trong điều kiện chống khủng bố hiện nay thì việc chuyển những khoản tiền hợp pháp để phục vụ cho mục đích khủng bố cũng được coi là một dạng rửa tiền”. Hay nói một cách ngắn gọn, tẩy rửa tiền là hành vi của bọn phạm tội tẩy rửa những đồng tiền bất hợp pháp, hay còn gọi là “tiền bẩn”, thành những đồng tiền hợp pháp – “tiền sạch”. Hoặc cũng là cách hiểu khái quát, theo các chuyên gia của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á – ADB: “Rửa tiền là quá trình chuyển đổi qua nhiều giai đoạn khoản tiền kiếm được từ những hoạt động bất hợp pháp hoặc tội phạm để nó có thể trở thành tiền hợp pháp”.
  13. 4 Theo Liên Hiệp Quốc dựa vào công ước Vienna (1998) và công ước Palermo (2000) được nhiều quốc gia đồng thuận nhất thì: “Rửa tiền chính là việc sử dụng (nghĩa là với bất cứ hình thức nào của cả hành động cho và nhận) bất cứ tài sản nào mà nó được cho là có nguồn gốc từ hoạt động hoàn toàn hay một phần của phạm tội mà có hoặc từ hoạt động che đậy, trá hình nhằm giúp đỡ người phạm tội đó thoát khỏi luật pháp”. Tại Việt Nam, lần đầu tiên định nghĩa rửa tiền được quy định rõ ràng trong khoản 1, điều 3 của Nghị Định số 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền ngày 07 tháng 06 năm 2005 thì: “Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây: - Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có. - Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có. - Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang, hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có”. Nói chung hoạt động rửa tiền được thực hiện theo một chu trình tam giác, để hiểu rõ hơn chúng ta nên tìm hiểu về quy trình cơ bản của hoạt động rửa tiền. 1.1.2. Quy trình cơ bản của hoạt động rửa tiền: 1.1.2.1. Nguồn gốc tiền bẩn: Do buôn lậu (vũ khí và hàng hóa), khủng bố, tài trợ khủng bố, buôn bán ma túy, tham nhũng và hối lộ, mại dâm, buôn người, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, tống tiền, trốn thuế, tội phạm tài chính, … mà có tiền. 1.1.2.2. Quy trình rửa tiền:
  14. 5 Để có thể nhận dạng đầy đủ đúng bản chất của hoạt động rửa tiền, chúng ta cần phải hiểu những thuật ngữ liên quan đến hành vi rửa tiền. Hành vi rửa tiền có liên quan đến 3 giai đoạn:  Giai đoạn phân tán (Placement): Đây là thuật ngữ nói lên việc phân phối nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp vào trong hệ thống tài chính mà không gây ra sự chú ý của các định chế tài chính và của các cơ quan chức năng. Các tội phạm rửa tiền có thể thực hiện đầu tư phân tán bằng cách chia các khoản “tiền bẩn” thành nhiều số lượng các khoản tiền nhỏ dưới mức quy định - Theo đề xuất của tổ chức chống rửa tiền quốc tế là 15.000 USD hoặc EURO – và thường ở các ngân hàng có các quy chế kiểm soát nội bộ yếu kém, hoặc là những ngân hàng có uy tín thấp. Thậm chí các tội phạm rửa tiền còn thực hiện một cách hoàn hảo các kế hoạch của mình bằng cách chuyển tiền vào những tài khoản của những đối tác mà những hóa đơn thu tiền của các đối tác này sẽ không bao giờ có các hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng.  Phân tán lòng vòng (Layering): Đây là thuật ngữ nói lên một quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch nhằm mục đích che đậy các nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp và làm rối tung các dấu vết kiểm toán sau này. Các kỹ thuật phân tán: Thông thường là chuyển tiền điện tử ra nước ngoài, thường trực tiếp vào những ngân hàng dễ dãi “bank secrecy haven” hoặc vào những chứng chỉ tiền gửi có những quy chế pháp lý thông thoáng mà người chủ của nó sẵn sàng có thể rút ra vào bất cứ lúc nào. Đó là những công cụ có tính thanh khoản rất cao như Séc du lịch chẳng hạn. Bước kế tiếp, kẻ đồng lõa sẽ làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn nữa bằng cách chuyển tiền điện tử tới những người nắm giữ những tài khoản bí mật – thường là ở những quốc gia có quy tắc quản trị ngân hàng ngoại lỏng lẻo. Những người này sẽ cho vay tiền tới những đối tác mà sau này sẽ hoàn trả lại bằng các hóa đơn “có vấn đề”.  Hợp nhất (Integration): Đây là thuật ngữ nói lên giai đoạn cuối cùng của việc rửa tiền, là việc phân phối trở lại vào nền kinh tế các nguồn tiền không thể lần ra
  15. 6 dấu vết được nữa. Giai đoạn này được tiến hành thông qua hàng loạt các hành vi tiêu dùng xa hoa lãng phí, các chi tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp và đầu tư tài chính. Thủ đoạn của chúng lúc đầu thường chuyển đổi sang chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo cho chúng vỏ bọc uy tín, làm ăn có lãi, tài trợ từ thiện, trả lương hộ, đóng góp xây dựng hoặc mua bất động sản, mua ô tô đắt tiền, xây dựng các công trình, … Sau đó bán lại để thu tiền, hay đóng góp cổ phần vào các công ty lớn, sau đó chuyển nhượng cổ phần. Hình 1.1: Quy trình của hoạt động rửa tiền. Với những thủ đoạn tinh vi để hòng che dấu, chúng ta thấy không dễ để nhận dạng được hết các hoạt động rửa tiền. Đấu tranh chống tội phạm rửa tiền như là một cuộc đấu trí giữa một bên là cơ quan có nhiệm vụ chống rửa tiền, cơ quan hành pháp với một bên là bọn tội phạm.
  16. 7 Tuy nhiên, hoạt động rửa tiền vẫn có thể nhận dạng được qua các biểu hiện của chúng. 1.2. Những biểu hiện và cách thức rửa tiền: 1.2.1. Biểu hiện hoạt động rửa tiền: Các hình thức cũng như địa chỉ rửa tiền được giới tội phạm quốc tế chọn lựa, những công ty ma, những sòng bạc, nhà hàng, tiệm kim hoàn, đại lý mua bán xe ô tô, các nhà môi giới tác phẩm nghệ thuật, các hoạt động xuất nhập khẩu … đều là những địa chỉ rửa tiền quen thuộc. Tuy nhiên, quân cờ được ưu chuộng nhất vẫn là ngân hàng Thụy Sĩ, với chất lượng dịch vụ tốt và nguyên tắc tôn trọng bí mật khách hàng nổi tiếng vẫn được xem là điểm đến tốt nhất của các “ông trùm” của các tội phạm quốc tế. Áp dụng các điều khoản trong Nghị Định số 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền ngày 07 tháng 06 năm 2005, đối với báo cáo giao dịch đáng ngờ, người nhận biết khách hàng phải báo cáo trong thời gian tối đa là 48 giờ kể từ thời điểm phát sinh giao dịch. Trường hợp phát hiện giao dịch được yêu cầu thực hiện có dấu hiệu liên quan đến tội phạm thì người nhận biết khách hàng phải báo cáo ngay Cục phòng, chống rửa tiền và cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các hình thức văn bản, điện tử, fax, thậm chí bằng điện thoại. 1.2.1.1. Các dấu hiệu đáng ngờ chung: - Các bên liên quan tới giao dịch cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán hoặc thuyết phục cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính;
  17. 8 - Số điện thoại cá nhân hoặc cơ quan của khách hàng không thể kết nối được hoặc không có số máy này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch; - Các giao dịch được thực hiện theo lệnh hay uỷ quyền của cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động tội phạm trong danh sách thống kê và cảnh báo do Bộ Công an lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền; - Các giao dịch mà qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan tới cá nhân, tổ chức nêu tại điểm d khoản này; - Các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với số tiền có giá trị lớn không tương xứng hoặc không liên quan tới hoạt động thường ngày hoặc hoạt động hợp pháp của cá nhân, tổ chức này; - Giao dịch không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. 1.2.1.2. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng: - Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày, nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không; - Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; - Sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn, chiết khấu với giá trị cao nhằm chuyển tiền giữa các quốc gia khi giao dịch này không liên quan đến hoạt động thường xuyên của khách hàng; - Pháp nhân không thực hiện giao dịch trong một thời gian dài trên tài khoản kể từ khi mở;
  18. 9 - Chuyển lượng tiền lớn từ tài khoản ngoại hối của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu; - Doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chi trả tiền ra nước ngoài không phù hợp với tính chất hay nhu cầu của hoạt động kinh doanh; - Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn; - Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi cá nhân hay tổ chức liên quan đến hoạt động bất hợp pháp mà thông tin đại chúng đã đăng tải; - Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay, cho thuê tài chính hoặc uỷ thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch; - Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng xin vay vốn không rõ ràng, minh bạch; - Tài khoản của khách hàng không giao dịch trên một năm, giao dịch trở lại mà không có lý do hợp lý nào. 1.2.1.3. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực bảo hiểm: - Khách hàng yêu cầu mua một hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn hoặc yêu cầu thanh toán trọn gói phí bảo hiểm một lần đối với các sản phẩm bảo hiểm không áp dụng hình thức thanh toán trọn gói, trong khi những hợp đồng bảo hiểm hiện tại của khách hàng chỉ có giá trị nhỏ và thanh toán định kỳ; - Khách hàng yêu cầu ký kết hợp đồng bảo hiểm với khoản phí bảo hiểm định kỳ không tương xứng với thu nhập hiện tại của khách hàng, hoặc yêu cầu mua hợp đồng bảo hiểm liên quan đến công việc kinh doanh nằm ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng;
  19. 10 - Khách hàng mua hợp đồng bảo hiểm và thanh toán bằng séc ký phát từ một tài khoản không phải là tài khoản cá nhân của khách hàng hoặc bằng các công cụ chuyển nhượng không ghi tên; - Khách hàng yêu cầu thay đổi những người hưởng lợi đã chỉ định hoặc người thụ hưởng bằng một người không có mối quan hệ rõ ràng với người mua hợp đồng bảo hiểm; - Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm, trừ trường hợp tổ chức tín dụng yêu cầu; - Công ty của khách hàng có thay đổi bất thường về hoạt động của nhân viên hoặc đại lý hoặc mức hoạt động của hợp đồng đóng phí một lần liên tục vượt quá mức trung bình của công ty; - Các công ty bảo hiểm thường xuyên đền bù hoặc chi trả bảo hiểm với số tiền lớn cho cùng một khách hàng; 1.2.1.4. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán: - Giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày hoặc một số ngày do một cá nhân hay một tổ chức thực hiện; - Khách hàng thực hiện chuyển nhượng chứng khoán ngoài hệ thống mà không có lý do hợp lý; - Công ty chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với các hoạt động kinh doanh chứng khoán; - Tài khoản giao dịch chứng khoán của người không cư trú tại Việt Nam có giá trị lớn được chuyền ra khỏi Việt Nam; - Giao dịch mua, bán chứng khoán có nguồn tiền từ các quỹ đầu tư được mở ở
  20. 11 các vùng, lãnh thổ được các tổ chức quốc tế xếp loại là có nguy cơ rửa tiền cao. 1.2.1.5. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực trò chơi giải trí có thƣởng: - Khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua khi tham gia các trò chơi có thưởng tại điểm kinh doanh casino và điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng; - Khách hàng đổi số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn tại điểm kinh doanh casino và điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng nhưng không tham gia chơi hoặc chơi với số lượng rất nhỏ sau đó đổi lại thành tiền hoặc đổi lấy séc, hối phiếu ngân hàng hoặc chuyển tiền đến tài khoản khác; - Khách hàng yêu cầu chuyển tiền thắng cược, trúng thưởng cho bên thứ ba không có mối quan hệ rõ ràng với khách hàng, đặc biệt khi bên thứ ba không ở cùng nơi thường trú của khách hàng; - Khách hàng bổ sung tiền mặt hoặc séc vào số tiền thắng cược, trúng thưởng và yêu cầu sòng bạc, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng chuyển thành một séc chung có giá trị lớn; - Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu sòng bạc, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đổi số lượng đồng tiền quy ước thành tiền có giá trị lớn mà không có nguồn gốc rõ ràng; - Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu bên thứ ba đổi hộ số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn và nhờ bên thứ ba chơi cá cược hộ; - Khách hàng nhiều lần trong một ngày mua vé xổ số, vé đặt cược, đổi đồng tiền quy ước ở gần mức giới hạn giao dịch có giá trị lớn. 1.2.1.6. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực bất động sản: - Các giao dịch bất động sản là giao dịch ủy quyền nhưng không có cơ sở pháp lý;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2