Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 11
download
Mục tiêu cuối cùng của đề tài nghiên cứu là đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH VŨ DUY DÂN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH VŨ DUY DÂN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ TUYẾT HOA TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- 3 TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của nhà nước. Nhà nước thông qua hoạt động thu ngân sách nhà nước để hình thành nên quỹ tiền tệ, một mặt sẽ đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng cao, mặt khác còn góp phần điều tiết vĩ mô, điều hòa thu nhập và thực hiện các chính sách công bằng xã hội. Do đó, xem xét hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng cần được quan tâm tại ngành thuế thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Đề tài nghiên cứu các lý luận cơ bản về NSNN, thu NSNN, khái niệm hiệu quả hoạt động thu NSNN, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thu NSNN cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thu NSNN. Qua cơ sở lý luận trên, đề tài phân tích thực trạng hoạt động thu NSNN tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011 - 2015 và đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Nhằm đánh giá được hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp đối với các cơ sở lý luận cũng như các số liệu. Từ những nội dung trên, đề tài có thể đánh giá hiệu quả hoạt động thu NSNN tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh là chưa cao thông qua việc kết hợp các chỉ tiêu như số thuế yêu cầu truy thu qua một cuộc thanh kiểm tra giảm dần và tỷ lệ nợ đọng tiền thuế cao hơn so với yêu cầu Tổng cục Thuế, tỷ lệ người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế vẫn gia tăng từ năm 2011 đến năm 2015. Trên cơ sở thực trạng hoạt động thu NSNN tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài đưa ra các giải pháp và đề xuất một số kiến nghị với Tổng cục Thuế và cơ quan khác có liên quan nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hơn nữa hoạt động thu NSNN tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.
- 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Vũ Duy Dân Sinh ngày 27 tháng 3 năm 1989 Chỗ ở hiện nay: 7/14/10E, đường 182, KP3, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Là học viên cao học: Khóa 16 của Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh Mã học viên cao học số: 020116140023 Cam đoan luận văn: “Hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh”. Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Lê Thị Tuyết Hoa Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan danh dự của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 2016 Tác giả Vũ Duy Dân
- 5 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tới: Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng đào tạo sau Đại học Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn PGS.,TS. Lê Thị Tuyết Hoa đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cô đã giúp tôi có khả năng tổng hợp những tri thức khoa học, những kiến thức thực tiễn để có thể vận dụng chúng vào luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp của tôi tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu làm luận văn. Xin trân trọng cảm ơn./. TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …. năm 2016 Tác giả Vũ Duy Dân
- 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTC : Bộ Tài chính CT : Cục thuế CCT : Chi cục Thuế CQT : Cơ quan thuế DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân ĐTNN : Đầu tư nước ngoài FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTGT : Giá trị gia tăng HĐBT : Hội đồng bộ trưởng HĐND : Hội đồng nhân dân MST : Mã số thuế NNT : Người nộp thuế NS : Ngân sách NSNN : Ngân sách nhà nước TCT : Tổng cục Thuế TMS : Phần mềm quản lý thuế tập trung TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNCN : Thu nhập cá nhân TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership Agreement) UBND : Ủy ban nhân dân WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
- 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình thu NSNN tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh........... 11 Bảng 2.2: Tỷ lệ thu ngân sách so với pháp lệnh quy định…………………… 11 Bảng 2.3: Cơ cấu thu ngân sách nhà nước....................................................... 21 Bảng 2.4: Kết quả đăng ký, cấp mã số thuế…………………………………. 22 Bảng 2.5: Thống kê tình hình nộp hồ sơ khai thuế của NNT.......................... 26 Bảng 2.6: Các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT năm 2015……………… 26 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp kết quả hướng dẫn thực hiện chính sách thuế......... 31 Bảng 2.8: Kết quả thanh tra thuế qua các năm................................................ 31 Bảng 2.9: Số cuộc thanh tra so với kế hoạch thanh tra……………………… 33 Bảng 2.10: Kết quả kiểm tra các doanh nghiệp……………………………… 34 Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra, thanh tra thuế với doanh nghiệp ĐTNN…….... 35 Bảng 2.12: Tình hình nợ đọng tiền thuế từ 2012 đến 2015…………………. 36 Bảng 2.13: Kinh phí thực hiện công tác thu NSNN qua các năm…………… 37 Bảng 2.14: Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thu NSNN tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh……………………………… 37
- 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Adam Smith 1998, Kinh tế thương mại dịch vụ, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. Adam Smith 1723-1790, Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của nhân loại. 3. Lê Văn Ái và Bùi Tiến Hanh 2010, Giáo trình Quản lý thu ngân sách nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội. 4. Ăng ghen 1962, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước, NXB Sự thật, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính 2010, Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế. 6. Bộ Tài chính 2013, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế. 7. Bộ Tài chính 2013, Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. 8. Các Mác và Ăng Ghen 1961, Tuyển tập Các Mác và Ăng Ghen, Tập 2, XNB Sự thật, Hà Nội. 9. Chính phủ Việt Nam 2013, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. 10. Chính phủ Việt Nam 2013, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. 11. Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh 2012 - 2016, Báo cáo hàng năm 2011 - 2015. 12. Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu 2015, ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp’, Tạp chí tài chính, kỳ số 2 (năm 2015), trang 11-16. 13. Bùi Đại Dũng 2007, Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới tác động của vấn đề nhóm lợi ích ở một số nước trên thế giớ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Thùy Dương 2011, Quản lý thuế tại Việt Nam trong điều kiện hội
- 9 nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 15. Ngân hàng Thế Giới 2011, Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn, Ban Quản lý kinh tế và Xóa đói Giảm nghèo Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. 16. Bùi Tiến Hanh và Phạm Thị Hoàng Phương 2010, Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội. 17. Vương Thị Thu Hiền 2008, Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 18. Từ điển Lepetit Lasousse, 1999, Paris, trang 57. 19. Lê Thị Mỹ Linh 2015, Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng. 20. Dương Thị Bình Minh và Sử Đình Thành 2004, Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê, Hà Nội. 21. Nguyễn Mai Phương 2003, Đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học – Tài chính Marketing. 22. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2006, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11. 23. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13. 24. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2015, Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015. 25. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2015, Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015. 26. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2014, Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014. 27. Thủ tướng Chính phủ 2011, Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. 28. Tổng cục Thuế 2010, Quyết định số 502/2010/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế. 29. Tổng cục Thuế 2010, Quyết định số 503/2010/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 về việc
- 10 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế. 30. Tổng cục Thuế 2013, Quyết định số 688/QĐ-TCT ngày 22 tháng 04 năm 2013 về việc ban hành hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế. 31. Tổng cục Thuế 2010, Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15 tháng 05 năm 2015 về việc ban hành Quy trình Quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế. 32. Tổng cục Thuế 2015, Báo cáo tổng kết công tác thuế 2010-2014. 33. Từ điển kinh tế thị trường của Trung Quốc 1978. 34. Đặng Thị Bạch Vân tháng 2014, ‘Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế’, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 16 (tháng 5-6/2014), trang 59-63. 35. Trần Hữu Ý 2015, Nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế tỉnh Bình Phước, Luận văn thạc sĩ, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. 36. Các trang web: http://www.mof.gov.vn; http://www.hcm.gov.vn; http://thitruongtaichinh.vn; https://www.wikipedia.org; http://tapchitaichinh.vn; Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh 37. Fischer et al. 1992, ‘tax compliance model’. 38. Gerald Chau* and Patrick Leung 2009, ‘A critical review of Fischer tax compliance model: A research synthesis’, Journal of Accounting and Taxation Vol.1 (2) (July, 2009), pp. 034-040.
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu ngân sách nhà nước từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó, chủ yếu là nguồn thu từ thuế. Tất cả các nhu cầu chi tiêu của nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, thu khác.... Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước mà còn là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước để thúc đẩy mọi mặt kinh tế - xã hội cùng phát triển. Việc quản lý thu thuế hiệu quả sẽ đảm bảo tập trung một số thu lớn cho NSNN. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, do nhu cầu chi tiêu phát triển kinh tế rất lớn như chi tiêu thường xuyên, chi đầu tư phát triển nên đã xảy ra tình trạng thiếu hụt ngân sách. Ở nước ta, thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước từ năm 1990 đến nay. Mặt khác, đảm bảo sự công bằng xã hội là một yêu cầu đặt ra với chính sách thuế và bản thân với chính sách thuế cũng phải đảm bảo sự công bằng xã hội, vì có công bằng xã hội thì mới có thể động viên nguồn thu lớn nhất trong thời gian ngắn nhất. Tăng cường quản lý thu thuế một mặt giúp tạo nguồn thu lớn cho NSNN, mặt khác cũng là biện pháp để thúc đẩy mọi mặt kinh tế - xã hội, từ đó sẽ giảm tối đa hiện tượng trốn lậu thuế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế cũng như góp phần bảo đảm công bằng cho xã hội. Hơn nữa, nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước sẽ giúp giảm bội chi ngân sách, tức giảm nợ công và giúp nền kinh tế phát triển, tác động tích cực ngược lại đến nguồn thu ngân sách, mà tỷ trọng lớn nhất là thuế. Mặc dù ngành thuế nói chung cũng như tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có những thay đổi với những chuyển biến tích cực về chính sách cũng như hệ thống công nghệ và con người để đáp ứng xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, như luật quản lý thuế ra đời, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 góp phần nêu rõ tất cả các lĩnh vực
- nói chung cho việc quản lý thuế từ đăng ký, kê khai, kiểm tra, thanh tra, gia hạn, cưỡng chế thuế; nâng cao chất lượng cho đội ngũ công chức thuế và công nghệ như tuyển thêm công chức qua thi cử chiếm tỷ trọng lớn… Tuy nhiên hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là thu thuế vẫn chưa thực sự hiệu quả nhằm xứng đáng là vị thế quan trọng của đất nước, vẫn chưa tạo điều kiện thực sự để doanh nghiệp phát triển. Một số các chỉ tiêu nợ đọng thuế vẫn chưa đạt yêu cầu, chỉ tiêu về tổng thu nội địa trên dự toán pháp lệnh đạt nhưng còn chưa bền vững và đồng bộ, tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử cơ bản đạt yêu cầu nhưng vẫn chưa tương xứng do hệ thống còn bị trục trặc, công tác thanh tra, kiểm tra cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế trong chính sách và nghiệp vụ. Do đó, việc triển khai và thực hiện chính sách thu thuế cũng như hỗ trợ doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn, doanh nghiệp vẫn chưa thật sự hài lòng. Tính đến cuối năm 2016, tình hình nợ thuế đạt hơn 23.400 tỉ đồng nghĩa là nợ thuế vẫn tăng cao, kéo dài; tình hình thất thu thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh khá lớn như có tới gần 60% trong số trên 3.500 doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm. Hơn nữa, trong bối cảnh giá dầu thô giảm mạnh ảnh hưởng không nhỏ nên việc thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước, thì việc quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước, cụ thể quản lý nguồn thu từ thuế có hiệu quả càng có ý nghĩa quan trọng. Trước thực tiễn đó, để đảm bảo hoạt động thu nhân sách nhà nước, cụ thể là thu thuế tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh sao cho thu đủ, thu bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích cho các chủ thể trong nền kinh tế như nhà nước và chủ thể tư nhân cùng phát triển là một vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đưa ra một số nguyên nhân, hạn chế cũng như các kết quả đạt được trong công tác thu ngân sách tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu cuối cùng của đề tài là đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Dựa trên mục tiêu tổng quát, tác giả đặt ra các mục tiêu cụ thể cần nghiên cứu như sau: - Phân tích được thực trạng thu ngân sách tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2011 đến 2015. - Phân tích được thực trạng hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp tới. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Dưới góc độ nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực trạng hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế cũng như các địa phương khác, nhằm để giải quyết các vấn đề nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau đây: - Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước là gì ? - Thực trạng hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đạt được những kết quả và còn tồn tại những hạn chế gì ? - Hiệu quả hoạt động thu ngân sách tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh có hạn chế gì ? Nguyên nhân của hạn chế là gì ? - Giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động thu ngân ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh ? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về hiệu quả hoạt động thu thuế, phí, lệ phí thuộc ngành thuế quản lý tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, gọi chung là thuế; không đề cập đến nguồn thu về thuế xuất, nhập khẩu và các nguồn thu từ viện trợ và các nguồn thu khác. - Về không gian, thời gian: nghiên cứu hiệu quả hoạt động thu thuế, phí, lệ phí từ năm 2011 đến năm 2015 tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh theo các số liệu báo cáo từ cục thuế và các tài liệu có liên quan. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguồn số liệu: chủ yếu là số liệu thứ cấp từ các báo cáo của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011 đến năm 2015; tài liệu báo cáo thường niên năm 2011 đến năm 2015 của Bộ Tài chính, tổng cục thống kê và tài liệu khác liên quan đến hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp… Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu từ các báo cáo của cục thuế, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê qua các năm. Ngoài ra, đề tài thống kê các thông tin từ nguồn báo chí, tạp chí liên quan công tác thu ngân sách qua các năm. Phương pháp phân tích - tổng hợp: tổng hợp và phân tích các số liệu theo các năm, theo các chỉ tiêu đề ra cũng như chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dựa trên cơ sở lý luận đã nêu ra ở chương 1, trên cơ sở phân tích từng nội dung cụ thể, tác giả rút ra những nhận định chung về kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, nêu ra những nguyên nhân của những tồn tại đó. Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu đã thực hiện qua các năm, so sánh với các chỉ tiêu đề ra của Bộ Tài chính, của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng như với các chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động thu ngân sách
- nhà nước đã nêu ở chương 1. Qua đó, qua đó rút ra kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế đó. Phương pháp tham khảo ý kiến: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo các ý kiến của các cán bộ đầu mối ở các phòng, ban thuộc Tổng cục Thuế, Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh để rút ra những nhận xét về các kết quả đạt được, đặc biệt là các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, giải pháp góp phần giảm bớt các hạn chế. Quy trình nghiên cứu Đề tài tổng hợp cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước, nguồn thu ngân sách nhà nước, nguyên tắc thu ngân sách nhà nước và bộ tiêu chuẩn xác định hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước. Sau đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của các cơ quan có liên quan, sau đó tiến hành thực hiện các phương pháp nghiên cứu như thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh giữa các giai đoạn, so sánh với dự toán pháp lệnh, cũng như so sánh với bộ tiêu chuẩn xác định hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước để rút ra những kết quả đạt được về hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước như nguồn thu ngân sách nhà nước, vai trò thu ngân sách nhà nước, hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước. Trên cơ sở lý luận vừa nêu, đề tài nêu và phân tích thực trạng hoạt động thu ngân sách nhà nước dựa trên phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu qua các năm, cũng như so sánh với chỉ tiêu các cấp đặt ra, so sánh với bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Qua đó, rút ra kết quả đạt được và phân tích những tồn tại, đưa ra nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh và những kiến nghị góp phần giảm bớt những hạn chế đó.
- 7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Như chúng ta biết, thuế tạo cơ sở pháp lý quan trọng và ổn định cho nguồn thu ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, hơn nữa thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, đồng thời thuế cũng là là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần khác nhau trong xã hội. Chính vì vậy, từ trước đến nay có khá nhiều tác giả có các nghiên cứu về lĩnh vực này, cụ thể như sau: - Nguyễn Mai Phương (2003), “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế ở Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức bộ máy thuế và công tác hành thu ở Việt Nam, đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế khá phù hợp với Việt Nam vào thời điểm đó. Tuy nhiên, đề tài chưa nêu cơ sở lý luận về quản lý thuế cũng như thời gian nghiên cứu của đề tài là đến năm 2003. - Đề tài của Vương Thị Thu Hiền (2008), “Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”. Đề tài nói về cải cách các đường lối, chính sách thuế khá rõ ràng, nhưng chưa đề cập đến công tác quản lý thuế. - Nghiên cứu Fischer et al. (1992), “Tax compliance model”, mô hình này đưa ra các nhân tố ảnh hưởng sự tuân thủ thuế của người nộp thuế như các yếu tố mặt kinh tế (thu nhập, nghề nghiệp), yếu tố xã hội (tuổi, giới tính, giáo dục) và yếu tố tâm lý (nhận thức và thái độ) và yếu tố cấu trúc hệ thống thuế (thuế suất, tiền phạt). Bài viết trên đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nộp thuế của người nộp thuế, là cơ sở cho đề tài đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu thuế. - Nghiên cứu của Gerald Chau and Patrick Leung (2009), “A critical review of Fischer tax compliance model: A research synthesis”. Bài nghiên cứu trên nghiên cứu mở rộng mô hình của Fischer nhằm đưa thêm nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế như nhân tố môi trường văn hóa và sự tương tác giữa các nhân tố đã đưa ra. - Nguyễn Thị Thùy Dương (2011) với đề tài: “Quản lý thuế tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đã nêu ra cơ sở lý thuyết cũng như thực trạng công tác quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế như tổ chức bộ máy thuế, chính sách về thuế, công tác quản lý thuế, thực trạng hội nhập của Việt Nam với các tổ chức và hiệp hội trên thế giới về thuế trong giai đoạn 2006 đến năm 2010. Bên cạnh đó, đề tài nêu ra kết
- quả đạt được và những hạn chế về công tác quản lý thuế tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, đưa ra giải pháp cho các hạn chế trên. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu công tác quản lý chung về thuế trên cả nước. - Lê Thị Mỹ Linh (2015), đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng” đã nêu ra cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước, về thuế TNDN, nội dung quản lý thuế TNDN, bài học kinh nghiệm trong việc quản lý thuế TNDN tại các địa bàn trong tỉnh Đà Nẵng cũng như thực trạng quản lý thuế TNDN từ công tác đăng ký, kiểm tra, thanh tra, hoàn thuế, miễn thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNDN trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. Đề tài phân tích thực trạng và nêu ra những tồn tại, nguyên nhân của công tác quản lý thu thuế TNDN khá chi tiết nhưng đối tượng nghiên cứu chỉ là một sắc thuế và địa bàn nghiên cứu lại là một quận trong thành phố Đà Nẵng. Tóm lại, các đề tài trước đây tập trung chủ yếu đến hoạt động quản lý thuế cũng như nghiên cứu các chính sách thuế hoặc quan tâm đến hoạt động quản lý thu thuế đối với từng sắc thuế tại một tỉnh thành phố khác hoặc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu thuế trên thế giới nhưng cũng đã cung cấp cho đề tài tri thức mang ý nghĩa khoa học nhằm giúp đề tài có cơ sở lý luận để đánh giá hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó chủ yếu là thu thuế, phí, lệ phí do Cục thuế quản lý từ năm 2011 đến 2015. Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp theo các số liệu mà tác giả thu thập từ báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh và các số liệu của các cơ quan chức năng khác có liên quan trong việc nghiên cứu hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Qua phân tích thực trạng, đề tài rút ra các giải pháp cũng như kiến nghị với các cơ quan. Nói chung, đề tài có tham khảo các tài liệu và các đề tài trước đây về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu nhưng phạm vi nghiên cứu có khác, số liệu có khác, cách phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp có điểm riêng biệt. 8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thu ngân sách nhà nước và hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng hoạt động thu ngân sách nhà nước và hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.
- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Chương 1 của luận văn sẽ trình bày các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu như: khái niệm, vai trò, nguyên tắc thu ngân sách nhà nước và chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước; sự cần thiết nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu ngân sách nhà nước, trong đó chủ yếu là nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí do Cục thuế quản lý. 1.1. Thu ngân sách nhà nước 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước Từ điển kinh tế thị trường của Trung Quốc (1978) định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là kế hoạch thu chi tài chính hàng năm của nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định”. Theo Lê Văn Ái và Bùi Tiến Hanh (2010), định nghĩa “NSNN là bản dự toán thu - chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian xác định, thường là một năm”. Theo Luật NSNN (2015) có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. Khái niệm này có lẽ là khái niệm cơ bản trong các khái niệm trên. Ở Việt nam theo Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam (2015) thì Chính phủ Việt Nam quy định năm ngân sách là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Ở Anh, Ấn Độ, Canada, Hồng Kông, Nhật Bản thì năm ngân sách bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp. Ở Bỉ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc năm ngân
- 2 sách trùng với năm dương lịch như ở Việt Nam. Riêng ở Mỹ năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 9 năm kế tiếp. Tóm lại, năm ngân sách có thể trùng hoặc lệch với năm dương lịch, tùy theo từng quốc gia vì để tránh cho công việc tổng kết ngân sách đầy phức tạp và bận rộn trùng với thời điểm cuối năm dương lịch cũng như theo đặc thù từng quốc gia. 1.1.1.2. Khái niệm thu ngân sách nhà nước Nhà nước đã đặt ra các khoản thu ngân sách cho mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Thu ngân sách nhà nước để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp và theo phương thức bắt buộc là chủ yếu. Tuy nhiên, thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế như các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v... Tóm lại, thu ngân sách là hệ thống các khoản thu, phản ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính nhằm hình thành quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Theo Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam (2015), nội dung các khoản thu NSNN bao gồm: - Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; - Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; - Các khoản viện trợ; - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Vai trò của thu ngân sách nhà nước Thu NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của nhà nước và nền kinh tế - xã hội, cụ thể là:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 843 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn