intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên tại Bệnh viện quận Tân Phú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định tỉ lệ nhân viên bị căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên đồng thời xác định các yếu tố liên quan đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên tại Bệnh viện Quận Tân Phú. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên tại Bệnh viện quận Tân Phú

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ KIM LOAN KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CĂNG THẲNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VIÊN TẠI BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ KIM LOAN KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CĂNG THẲNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VIÊN TẠI BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ Chuyên ngành : Kinh tế phát triển (KT& QTLV Sức khỏe) Mã số : 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, khách quan. Tác giả TRẦN THỊ KIM LOAN
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Chương 1. Giới thiệu ........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2 1.3.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .............................................................. 3 1.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................................ 3 1.4.3. Phương pháp thống kê toán học ............................................................... 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 3 1.6. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................... 4 1.7. Giới thiệu về Bệnh viện quận Tân Phú .............................................................. 4 1.8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 9 Chương 2. Cơ Sở Lý Luận ................................................................................ 10 2.1. Lược khảo lý thuyết ........................................................................................ 10 2.1.1. Các khái niệm .............................................................................................. 10 2.1.1.1. Khái niệm căng thẳng ................................................................................ 10 2.1.1.2. Khái niệm NVYT và căng thẳng NVYT .................................................. 13 2.1.1.2.1. Khái niệm NVYT ................................................................................... 13 2.1.1.2.2. Căng thẳng của NVYT .......................................................................... 13 2.1.2. Những nguyên nhân gây căng thẳng nói chung và nguyên nhân gây căng thẳng đối với NVYT ............................................................................................. 14 2.1.2.1 Những nguyên nhân gây căng thẳng nói chung......................................... 14 2.1.2.2 Những nguyên nhân gây căng thẳng cho NVYT....................................... 17
  5. 2.1.3. Phân loại căng thẳng .................................................................................... 19 2.2. Cách đo lường mức độ stress .......................................................................... 22 2.2. Lược khảo một số nghiên cứu về căng thẳng nghề nghiệp ............................. 23 2.2.1. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 23 2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................... 27 Chương 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 32 3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 32 3.1.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 32 3.1.2. Cỡ mẫu .......................................................................................................... 32 3.1.3. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................ 32 3.2. Kiểm soát sai lệch thông tin ............................................................................. 32 3.3. Xử lý số liệu ..................................................................................................... 33 3.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 35 Chương 4: Kết quả nghiên cứu .......................................................................... 37 4.1. Thống kê mô tả đối tượng điều tra................................................................... 37 4.2. Tần xuất các yếu tố thuộc tính chất công việc ................................................. 44 4.3. Stress nghề nghiệp liên quan với một số yếu tố của nhân viên. ...................... 50 4.4. Phân tích hồi quy đa biến về tỷ lệ mắc stress với tính chất công việc............. 52 4.4.1. Phân tích nhân tố........................................................................................... 53 4.4.2. Kiểm định độ tin cậy các thang đo ............................................................... 55 4.4.3. Phân tích hồi quy đa biến về tỷ lệ mắc stress với tính chất công việc.......... 56 Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách .......................................................... 60 5.1. Tóm lược phương pháp nghiên cứu ................................................................ 60 5.2. Các khám phá chính của nghiên cứu ............................................................... 61 5.2.1. Mức độ căng thẳng ở nhân viên tại bệnh viên đa khoa quận Tân Phú. ... 61 5.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên tại bệnh viện quận Tân Phú. ........................................................................................ 62 5.3. Hàm ý chính sách ............................................................................................ 64 5.3.1. Đối với lãnh đạo bệnh viện ..................................................................... 64 5.3.2. Đối với nhân viên y tế .............................................................................. 65 5.4. Hạnchế của nghiên cứu và hướng mở rộng ..................................................... 66 Tài liệu tham khảo
  6. Chương 1: Giới Thiệu 1.1. Đặt vấn đề: Hiện nay, căng thẳng trong nghề nghiệp đang là vấn đề lớn. Theo một cuộc điều tra ở châu Âu thì hơn 60% người lao động đã từng có trên 50% thời gian làm việc với cường độ lớn (John W. Hinton and Richard F. Burton,1992), một trong những yếu tố gây căng thẳng nghề nghiệp. Ở California, số các trường hợp phàn nàn căng thẳng được báo cáo tăng 500% giữa năm 1980 và 1988. Ở Anh, Matteson và Ivancevich ước tính số tiền tiêu phí cho các bệnh liên quan tới căng thẳng năm 1987 là 60 tỉ đô la (M. Frankenhaeuser,1994). Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm – một trong những hệ quả nặng nề của căng thẳng – đã cướp đi mỗi năm trung bình 850. 000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh (WHO,1995). GS TrầnViết Nghị, chủ tịch Hội Tâm thần học VN, cho biết tại hội thảo “Điều trị trầm cảm - dược lý liệu pháp dựa trên cơ sở và chứng cứ khoa học” khoảng 3-5% dân số VN có dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm, với những triệu chứng như khí sắc trầm, chậm chạp, ít suy nghĩ, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, lo sợ mắc các bệnh, thậm chí muốn tự tử.... Có thể nói căng thẳng có thể xảy ra ở tất cả các ngành nghề vì nghề nào cũng có những yếu tố, những tác động vào suy nghĩ, cơ thể và hành vi của chúng ta, và khi những yếu tố đó tác động vào ta vượt qua ngưỡng chịu đựng của ta sẽ gây nên những hậu quả nặng nề về tâm lý. Một trong những môi trường làm việc chịu áp lực căng thẳng hiện nay phải kể đến đó là môi trường làm việc trong bệnh viện. Ngoài đối mặt với các yếu tố độc hại và nguy cơ lây nhiễm cao thì tính chất công việc của nhân viên y tế khá đặc thù, phải làm việc liên tục trong tình trạng tập trung cao, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, sự quá tải bệnh nhân; công việc phải trực đêm; nguy cơ bạo lực (hành hung, lăng mạ…), đó là các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng của nhân viên y tế hiện nay. Với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế thị trường, ngành y tế Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức. Để vượt qua các thách thức, ngành y tế nói
  7. chung và các bệnh viện nói riêng cần phải đầu tư, cải tiến để thích nghi với sự phát triển của xã hội. Bệnh viện quận Tân Phú cũng nằm trong xu thế đó. Điều kiện đầu tiên để thực hiện việc cải tiến là cần phải có một đội ngũ cán bộ có tri thức và sức khỏe tốt thích nghi với môi trường làm việc đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Môi trường làm việc, áp lực công việc và mức độ căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên cũng là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện. Các rối loạn tâm thần của nhân viên y tế góp phần đưa đến các hậu quả như kiệt sức, vắng mặt, nhân viên có ý định chuyển công tác, giảm sự hài lòng của người bệnh và mắc nhiều lỗi trong quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc. Đó là những lý do tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên tại bệnh viện quận Tân Phú” 1.2. Câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên là bao nhiêu và yếu tố nào liên quan đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên tại bệnh viện quận Tân Phú? 1.3. Mục tiêu nghiên cứu: 1.3.1. Mục tiêu tổng quát: Xác định tỉ lệ nhân viên bị căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên đồng thời xác định các yếu tố liên quan đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên tại Bệnh viện Quận Tân Phú. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể: Xác định tỉ lệ bị căng thẳng ở nhân viên bệnh viên quận Tân Phú. Xác định các yếu liên quan đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên tại Bệnh viện Quận Tân Phú. 1.4. Phương pháp nghiên cứu : 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực tiễn
  8. 1.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Thu thập thông tin từ các nhân viên y tế làm viêc tại Bệnh viện Quận Tân Phú nhằm tìm hiểu sự hiểu biết về căng thẳng, các mức độ căng thẳng, các biểu hiện căng thẳng, các nguyên nhân gây stress và cách ứng phó với căng thẳng của nhân viên y tế. Cách tiến hành: Phát tận tay từng nhân viên y tế về phiếu khảo sát và hướng dẫn cách trả lời. Đây là một trong những phương pháp chính của đề tài. 1.4.3. Phương pháp thống kê toán học - Nhằm xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu. - Các số liệu thu được sẽ được xử lý bằng toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu. Chúng tôi dùng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khái quát hóa và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về căng thẳng nói chung và những vấn đề stress của nhân viên y tế trong bệnh viện Quận Tân Phú nói riêng. Đồng thời chỉ ra thực trạng căng thẳng của nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện Quận Tân Phú. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu căng thẳng cho nhân viên y tế nói chung và nhân viên làm việc trong bệnh viện Quận Tân Phú nói riêng. 1.6. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng khảo sát là nhân viên đang công tác tại bệnh viện Tân Phú từ 6 tháng trở lên và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu khảo sát đối với nhân viên làm việc tại bệnh viện. Dữ liệu nghiên cứu lấy từ bản câu hỏi được khảo sát trực tiếp từ nhân viên bệnh viện. Thời gian nghiên cứu từ 12/2016 đến 3/2017. 1.7. Giới thiệu về Bệnh viện quận Tân Phú: Tháng 3 năm 2004, Trung tâm Y tế quận Tân Bình được tách ra thành Trung tâm Y tế quận Tân Bình và Trung tâm Y tế quận Tân Phú (bao gồm phường 16, 17, 18, 19, 20), Trung tâm Y tế quận Tân Phú đầu tiên được hình thành trên phần đất của Phòng khám Khu vực 5 thuộc Trung tâm Y tế quận Tân Bình.
  9. Tháng 6 năm 2007, Trung tâm Y tế quận Tân Phú được tách ra thành Trung tâm Y tế dự phòng và Bệnh viện quận Tân Phú (theo quyết định số 81/2007/QĐ-UBND ngày 31/5/2007của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở sắp xếp lại Trung tâm Y tế quận Tân Phú). Bệnh viện quận Tân Phú là đơn vị sự nghiệp y tế chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Nhân dân quận Tân Phú và hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2012, Bệnh viện quận Tân Phú dời về cơ sở chính thức tại địa chỉ 609-611 Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú, xây dựng mới với quy mô 1 tầng hầm 1 trệt, 3 tầng lầu để tiếp nhận điều trị khoảng 300 đến 450 bệnh nhân nội trú. Năm 2014, Bệnh viện được Sở Y tế thẩm định và xếp hạng Bệnh viện quận Tân Phú là Bệnh viện hạng 2, là bệnh viện đa khoa với đầy đủ các chuyên khoa: nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa cùng các liên chuyên khoa, bệnh viện trang bị khá đầy đủ trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Hiện nay, Bệnh viện quận Tân Phú là cơ sở thực hành của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện có 14 khoa lâm sàng và 3 khoa cận lâm sàng cùng với 6 phòng chức năng được thành lập theo Quy chế Bệnh viện do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 29/09/1997 (Bộ y tế ,1997) Tổng số cán bộ viên chức là 382 trong đó 98 Bs sau đại học có 45 người (gồm 04 thạc sĩ, 03 chuyên khoa cấp 2, 38 chuyên khoa cấp 1). Cán bộ đại học 60 người, cao đẳng 13, trung học 214 và nhân viên khác 40. Bệnh viện thực hiện nhiệm vụ, chức năng cấp cứu, khám chữa bệnh. Đây là nhiệm vụ chính trị chủ yếu của bệnh viện, mọi hoạt động của bệnh viện đều tập trung phục vụ cho nhiệm vụ này. Nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trung học, đại học và trên đại học của các trường đại học Y – Dược và tổ chức đào tạo liên tục cho nhân viên của Bệnh viện. Tổ chức nghiên cứu khoa học; tham gia chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật. Thực hiện chức năng phòng bệnh, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cộng đồng và phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. Tổ chức hợp tác Quốc tế trên lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật. Chức năng quản lý kinh tế y tế trong bệnh viện.
  10. Hàng ngày, Bệnh viện tiếp nhận khoảng 2.500 lượt người đến khám, điều trị bệnh với đủ các chuyên khoa. Trung bình khám và cấp cứu gần 350 lượt người bệnh mỗi ngày. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay bệnh viện đã phát triển khoa phẫu thuật gây mê hồi sức góp phần giải quyết tốt các trường hợp cấp cứu. Kết quả thực hiện chỉ tiêu hàng năm: Bảng 01. Kết quả thực hiện chỉ tiêu của BV Tổng số lượt NB điều trị (Bá Tổng số lượt NB đến khám Năm nội trú o 201 cáo 372.140 lượt 1.716 lượt 2 hoạ 201 t 446.682 lượt 6.442 lượt 3 độn 201 g 549.860 lượt 10.534 lượt 4 nă 584.948 lượt 201 13.977 lượt m) 5 C 80.415 lượt 201 15.716 lượt ông 6 tác quản lý bệnh viện: năm 2012 bệnh viện đã thực hiện hoàn chỉnh hệ thống mạng vi tính toàn bệnh viện phục vụ cho công tác: quản lý, chuyên môn. Triển khai thực hiện quản lý chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế (Bộ y tế, 1997). Cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính khám chữa bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh đã rút ngắn được thời gian chờ đợi và mang lại sự hài lòng cho người bệnh. Hệ thống tư vấn qua phòng tư vấn, tờ bướm và trang web của bệnh viện được triển khai thực hiện tốt. Các thắc mắc của người bệnh trên trang web được giải đáp nhanh đã tạo được sự hài lòng cho người bệnh và thân nhân. Những đầu tư gần đây Bệnh viện thực hiện: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế: Trang bị máy chụp cắt lớp điện toán (CT scanner), máy phẫu thuật nội soi, máy siêu âm 4 chiều đáp ứng việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân.
  11. Xây dựng cơ sở hạ tầng: Phủ xanh toàn bộ diện tích đất trống trong khuôn viên bệnh viện. Bố trí các bảng chỉ dẫn rõ ràng, dễ nhận thấy, dễ hiểu giúp người bệnh đi lại trong khuôn viên bệnh viện dễ dàng. Môi trường bệnh viện trở nên xanh, sạch và đẹp hơn đã làm cho người bệnh thoải mái, gần gũi, giảm bớt lo âu căng thẳng khi đến khám và điều trị bệnh tại bệnh viện. Mở rộng và nâng cấp khoa Cấp cứu và khoa Khám bệnh là nơi tiếp đón người bệnh đầu tiên đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện. Việc đầu tư này đã tạo được ấn tượng tốt khi người bệnh đến với bệnh viện. Lắp đặt thêm những tiện ích phục vụ người bệnh như: hệ thống máy điều hòa không khí, quạt điện nơi tiếp nhận người bệnh, buồng khám bệnh, các buồng bệnh… Tăng cường quạt làm mát và thông thoáng những nơi tập trung đông người bệnh như khoa Khám bệnh, khoa Xét nghiệm, khoa Chẩn đoán hình ảnh, nơi thu viện phí… Giao tiếp ứng xử Các giải pháp được đề ra: Xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục đạo đức nghề y, quy tắc ứng xử và kỹ năng giao tiếp đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bệnh viện. Tổ chức tập huấn 4 buổi, mỗi buổi tập huấn 4 giờ về Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp lồng ghép với thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh với số người tham dự 293 người tham dự trên tổng số 382 cán bộ viên chức của bệnh viện đạt tỷ lệ76,7% cán bộ công chức – viên chức được tập huấn. Tổ chức Hội thi tìm hiểu và vận dụng Quy tắc ứng xử cũng như tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế với 349 trên tổng số 382, đạt tỷ lệ 91,36% cán bộ công chức – viên chức trực tiếp làm công tác chuyên môn hưởng ứng. Tổ chức hai lớp thực hành Kỹ năng giao tiếp ứng xử cho 365 trên tổng số 382 đạt tỷ lệ 95,55% cán bộ, công chức – viên chức bệnh viện tham gia. Huấn luyện đào tạo Tổ chức và duy trì sinh hoạt khoa học kỹ thuật hàng tuần. Hình thức sinh hoạt này đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế.
  12. Hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên: nhiều đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện công phu, có giá trị ứng dụng thực tiễn được chọn lọc báo cáo. Hội nghị Khoa học Điều dưỡng thường niên: nhiều sáng kiến cải tiến mang lại hiệu quả trong công tác cùng các đề tài nghiên cứu khoa học của điều dưỡng được chọn báo cáo trong Hội nghị. Hội thảo khoa học chuyên đề: bên cạnh Hội nghị khoa học thường niên tổ chức hàng năm, Bệnh viện tổ chức những buổi Hội thảo khoa học chuyên đề sâu liên quan với các chuyên khoa. Hình thức này đã thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của các thầy thuốc. Đặc biệt là đội ngũ bác sỹ chuyên khoa. Hội thi tay nghề và kỹ năng thực hành: loại hình đào tạo liên tục này góp phần củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng thực hành. Thông qua hình thức hội thi tay nghề đã giúp cho người cán bộ y tế luôn trau dồi về lý thuyết và rèn luyện về kỹ năng thực hành. Đào tạo ngắn hạn: tổ chức các lớp cấp cứu hồi sinh tim phổi cơ bản và hồi sinh tim phổi nâng cao cho các bác sĩ bệnh viện, chú trọng đối với bác sỹ trẻ mới về công tác. Cải tiến thủ tục hành chính Khâu tiếp nhận: thực hiện lấy số đăng ký khám bệnh tự động. Bố trí nhân viên hướng dẫn các thủ tục khám bệnh cho từng đối tượng. Có chế độ ưu tiên cho các đối tượng người bệnh nặng cần được cấp cứu, người bệnh cao tuổi, người bệnh tàn tật, phụ nữ mang thai… Khâu khám bệnh: cử nhân viên đến nhận bệnh sơm hơn theo quy định giờ làm việc hành chính để sắp xếp bệnh nhân, tạo sự an tâm cho người bệnh, đặc biệt là tăng cường bác sỹ khám bệnh trong những ngày có đông người bệnh. Điều tiết bớt người bệnh từ buổi sáng sang buổi chiều. Mở rộng và tăng cường thêm buồng khám bệnh. Ứng dụng phần mềm để cùng sử dụng thông tin của người bệnh như tên tuổi, địa chỉ, đối tượng, mã thẻ bảo hiểm y tế… kê đơn thuốc trên máy vi tính. Khâu xét nghiệm: tổ chức nhiều bàn lấy bệnh phẩm xét nghiệm để người bệnh không chờ lâu. Trang bị hệ thống máy xét nghiệm tự động có công xuất phù họp nhằm rút ngắn thời gian thực hiện xét nghiệm. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sử
  13. dụng thông tin cá nhân người bệnh ở khâu nhập số liệu đầu vào và truy xuất kết quả xét nghiệm ở đầu ra. Khâu chẩn đoán hình ảnh: đầu tư máy chụp X quang kỹ thuật số đã rút ngắn thời gian xử lý hình ảnh sau khi chụp chỉ mất từ 3 – 5 phút so với phương pháp chụp X quang cổ điển mất từ 20 đến 30 phút. Từ khi đưa hệ thống X quang kỹ thuật số vào vận hành phục vụ đã tiết kiệm thời gian cho người bệnh và tăng sự hài lòng của họ khi sử dụng dịch vụ. Việc đầu tư 4 máy siêu âm màu tại khoa khám bệnh đã giải quyết nhanh, rút ngắn thời gian chờ của người bệnh. 1.8. Cấu trúc luận văn: Đề tài nghiên cứu được tác giả trình bày theo cấu trúc sau : – Mục lục. – Danh mục bảng – Danh mục biểu đồ – Chương 1: Giới thiệu – Chương 2: Cơ sở lý luận – Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Chương 4: Kết quả. – Chương 5: Bàn luận – Chương 6 : Kết luận và hàm ý chính sách – Phụ lục. – Tài liệu tham khảo.
  14. Chương 2: Cơ Sở Lý Luận 2.1. Lược khảo lý thuyết : 2.1.1.Các khái niệm : 2.1.1.1. Khái niệm căng thẳng : Theo tiếng Latinh, stress được bắt nguồn từ “strictus” và một phần của từ “stringere” có nghĩa là căng thẳng, nghịch cảnh, bất hạnh, đè nén. Stress cũng là một phần của từ “destresse” và “estresse” trong tiếng Pháp cổ, có nghĩa là chật hẹp, sự đàn áp. Trong tiếng Anh, “stress” có nghĩa là nhấn mạnh (press). Trong vật lý học, stress là sự sức nén mà vật liệu phải chịu. Walter Cannon (1927) là người đầu tiên đưa ra khái niệm về stress. Định nghĩa của Walter Cannon tập trung nhiều vào khía cạnh sinh học của stress. Stress được hiểu đơn thuần là phản ứng “cài đặt sẵn” của cơ thể trước những nhân tố gây hại nhằm huy động sức mạnh của cơ thể để ứng phó (http://tamlitrilieu.com. Stress là gì ? Nguyễn Minh Tiến, 2015). Khái niệm “cài đặt sẵn” của Cannon gợi ý rằng chúng ta có thể dựa vào những biểu hiện của cơ thể để nhận ra mình đang trong tình trạng stress hay không vì những phản ứng của cơ thể này là có xu hướng lặp lại nên có thể dự đoán được đối với mỗi cá nhân. Nhà tâm lý học Mc Grath lại coi “stress như một sự mất thăng bằng giữa đòi hỏi và khả năng đáp ứng. Khi đáp ứng không thỏa đáng sẽ có hậu quả không tốt”. (Nguyễn Ý Đức, 2003) Một tác giả khác, Richard Lazarus, cho “stress là một diễn tả chủ quan từ tâm trí, nên nó xuất hiện tùy theo cách nhìn của con người với sự việc”. Những tình huống
  15. chán chường kéo dài hoặc không được thăng tiến lại thường được xem là có thể gây stress (Lazarus, Folkman, 1984). Dictionary of Psychology của Andrew M. Colman, Oxford (2003) định nghĩa: “stress là căng thẳng thể lý và tâm lý phát sinh do những tình huống, sự kiện, trải nghiệm, khó có thể chịu đựng được hoặc vượt qua, như những biến cố nghề nghiệp, kinh tế, xã hội, cảm xúc hoặc thể lý”. Từ điển Y học Anh-Việt (2007) Nhà xuất bản khoa học xác định: “Bất kỳ nhân tố nào đe dọa đến sức khoẻ cơ thể hay có tác động phương hại đến các chức năng cơ thể, như tổn thương, bệnh tật hay tâm trạng lo thì đều gọi là stress”. Bác sỹ Eric Albert, nhà tâm lý học, sáng lập viên Viện nghiên cứu stress định nghĩa: “Stress là sự nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay” (Trịnh Tất Thắng, 2012) Nhà sinh vật học Canada, Hans Selye, cho rằng stress là phản ứng của cơ thể trước mỗi tấn công của môi sinh. Về sau, ông đã đưa ra nhiều cách giải thích khác, phổ biến nhất là định nghĩa: “stress là một trạng thái được thể hiện trong một hội chứng bao gồm tất cả các biến cố không đặc hiệu trong một hệ thống sinh học”. Năm 1936, ông đưa ra định nghĩa “stress là trạng thái căng thẳng tâm lý do thực hiện những hoạt động trong những điều kiện đặc biệt phức tạp và xuất hiện như là sự trả lời đối với các kích thích quá mức – tác nhân gây stress”. Cuối đời (1975), ông nhấn mạnh: stress có tính chất tổng hợp, chứ không phải chỉ thể hiện trong một trạng thái bệnh lý, đó là “mọi đáp ứng của cơ thể trước mọi yêu cầu hay đòi hỏi tác động lên trên cơ thể…”. Stress nghề nghiệp được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa yêu cầu và khả năng lao động (Trịnh Tất Thắng,2012) Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, tác giả Xô viết L.A.Kitaepxmưx nhìn nhận: “Stress là những nét không đặc hiệu của những biểu hiện sinh lý và tâm lý của cơ thể, nảy sinh trong mọi phản ứng của cơ thể”. Theo ông, tính không đặc hiệu của các quá trình thích nghi tâm lý và sinh lý thể hiện - cả tiêu cực lẫn tích cực - khi gặp các tác động khác nhau về cường độ, trường độ và tầm quan trọng của nó đối với chủ thể (Judith Lazaus,2001) Đa số nhà nghiên cứu stress ở Việt Nam sử dụng những khái niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Tuy nhiên cũng có một vài tác giả có ý kiến riêng của
  16. mình. Tác giả Tô Như Khuê cho rằng : “stress chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con ngưòi chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do các tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó”. Định nghĩa này đề cập đến vai trò của yếu tố nhận thức và thái độ của con người trong stress (Nguyễn Ý Đức, 2003) Trong khi đó, Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ và Lê Khanh đã nêu lên thành phần quan trọng của stress là xúc cảm và một số nguyên nhân cơ bản gây ra stress ở con người, khi cho rằng: “stress là những xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt, hay trong những tình huống phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu” (http://tamlitrilieu.com. Stress là gì ? Nguyễn Minh Tiến, 2015) Theo Nguyễn Thành Khải, “Dưới góc độ tâm lý học, có thể hiểu stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý mà con người cảm nhận được trong quá trình hoạt động cũng như trong cuộc sống”. Có ý kiến còn cho rằng: stress là kết quả tương tác giữa khả năng đáp ứng của một số cá nhân và những đòi hỏi được đặt ra cho cá nhân đó trong môi trường của họ. Quá trình tương tác có thể dẫn đến những hậu quả nhiều mặt tuỳ theo khả năng ứng phó đó. Tóm lại, hiện nay có nhiều cách hiểu về căng thẳng. Có người nói đến căng thẳng như một nguyên nhân, có người nói đến như hậu quả. Có người nhìn nhận thuần túy dưới góc độ sinh học, như là phản ứng mang tính sinh lý của cơ thể; số khác, thường là của các nhà tâm lý, đề cập đến cả yếu tố sinh học và tâm lý. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, dưới góc độ tâm lý học chúng tôi hiểu: Stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở con người trong quá trình hoạt động của đời sống thường ngày. Trong đó một phần là do sự tác động của những điều kiện khó khăn, phức tạp từ bên ngoài cũng như từ trong chính bản thân gây ra, một phần là do cách mà họ cảm nhận và giải thích những sự tác động đó, tùy thuộc vào khả năng “xử lý” của bản thân có thể ảnh hưởng đến con người trên các mặt sinh lý, tâm lý và xã hội. 2.1.1.2. Khái niệm nhân viên y tế và căng thẳng nhân viên y tế :
  17. 2.1.1.2.1. Khái niệm nhân viên y tế Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới thì “Nhân viên y tế là những người tham gia vào hành động có mục đích chính là để tăng cường sức khỏe. Chúng bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế như bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh, dược sĩ, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm - cũng như quản lý và công nhân hỗ trợ - chẳng hạn như quản lý bệnh viện, các quan chức tài chính, đầu bếp, bảo trì sửa chữa và nhân viên vệ sinh” (http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs301/en/index.html) Một định nghĩa khác đối với người lao động chăm sóc sức khoẻ là: Lâm sàng và các nhân viên khác, bao gồm cả những người trong chăm sóc ban đầu, những người có tiếp xúc thường xuyên, lâm sàng với bệnh nhân. Điều này bao gồm nhân viên như bác sĩ, nha sĩ và y tá, các chuyên gia y tế chẳng hạn như trị liệu nghề nghiệp, vật lý trị liệu, công nhân xe cứu thương và khuân vác, và sinh viên trong những nguyên tắc này (http://www.wikipedia.org/) Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 thì nhân viên y tế là "tất cả mọi người tham gia vào hành động có mục đích chính là để tăng cường sức khỏe" (Báo cáo Y tế Thế giới 2006) (John W. Hinton and Richard F. Burton,1992) Trong giới hạn nghiên cứu của mình chúng tôi hiểu “Nhân viên y tế là tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực y tế, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân” 2.1.1.2.2. Căng thẳng của nhân viên y tế : Từ khái niệm về căng thẳng và khái niệm nhân viên y tế nêu trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi định nghĩa căng thẳng của nhân viên y tế như sau: Căng thẳng của nhân viên y tế là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người nhân viên y tế trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như trong đời sống thường ngày. Trong đó một phần là do sự tác động của những điều kiện khó khăn, phức tạp từ hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân hoặc từ trong chính bản thân của mỗi người gây ra, một phần là do cách mà họ cảm nhận và giải thích những sự tác động đó, tùy thuộc vào khả năng “xử lý” của bản thân có thể ảnh hưởng đến nhân viên y tế trên các mặt sinh lý, tâm lý và xã hội.
  18. 2.1.2. Những nguyên nhân gây căng thẳng nói chung và nguyên nhân gây căng thẳng đối với nhân viên y tế : 2.1.2.1. Những nguyên nhân gây căng thẳng nói chung Theo quan điểm hệ thống về căng thẳng, một cá nhân bị căng thẳng là do bản chất của các sự kiện kích thích và do những yếu tố thuộc về cá nhân quyết định mức độ căng thẳng của cá nhân đó vì vậy có hai nhóm nguyên nhân gây căng thẳng là nguyên nhân khách quan (nguyên nhân bên ngoài cá nhân), và nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân bên trong) (Vũ Dũng,2000) a. Nguyên nhân khách quan - bên ngoài : Những nguyên nhân khách quan cụ thể gây căng thẳng bao gồm: * Căng thẳng do môi trường sinh thái Những yếu tố có nguồn gốc sinh thái góp phần gây nên căng thẳng, nó phát sinh từ mối quan hệ giữa môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể. Cụ thể là do (1) rối loạn chu kỳ thời gian sinh học, rối loạn ăn ngủ; (2) do suy giảm khả năng thích ứng với môi trường vì chấn thương và bệnh tật làm giảm khả năng chống đỡ với căng thẳng, đồng thời những nhận thức về mối đe dọa thể chất, tâm lý xã hội hoặc lo lắng về tình trạng sức khỏe cũng làm gia tăng thêm căng thẳng và bệnh tật càng nặng thêm. Như một chu kì vòng tròn bệnh tật gây căng thẳng, căng thẳng làm cho bệnh tật nặng hơn, khó chữa hơn. Thêm vào đó, bất kì những đe dọa nào đối với hình ảnh thân thể, thay đổi hình ảnh thân thể đều có thể khơi gợi sự lo hãi, và là nguồn gốc đặc biệt gây căng thẳng (3) do những tác nhân trong môi trường vật lý, tự nhiên như tiếng ồn, hóa chất, sự đông đúc hạn chế tính riêng tư, không gian chật chội, ô nhiễm, nóng bức, sự mới mẻ do thay đổi nơi cư trú …) (Đỗ Mạnh Tôn, 2008) * Căng thẳng do môi trường xã hội Những yếu tố thuộc về xã hội cũng góp phần tạo nên căng thẳng cho cá nhân trong xã hội đó. Theo thuyết xung đột thì căng thẳng xuất hiện khi con người không có việc làm, không có nhà ở, căng thẳng là hậu quả của những mối quan hệ xã hội ít ổn định, của nghèo khổ, của quyền hạn thấp kém, và căng thẳng nảy sinh do những vấn đề của tòan cầu hóa, quá tải dân số, gia tăng tội phạm, suy thóai kinh tế, thất nghiệp, hội nhập xã hội và tuân giữ các tiêu chuẩn xã hội, sự phân phối hàng hóa kinh tế và dịch vụ
  19. xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ mạnh mẽ, mau lẹ, sự quá tải thông tin và những biến động xã hội, những giá trị thay đổi , địa vị xã hội… tác động lên cá nhân làm cá nhân không thích ứng kịp và dễ rơi vào tình trạng căng thẳng. Ngòai ra, căng thẳng còn nảy sinh khi chúng ta xử lý sai các thông tin hỗn độn và ồ ạt từ môi trường xã hội xung quanh mình hoặc khi mong muốn một cái gì đó mà kết quả lại tệ hại ngoài dự kiến hoặc do có vấn đề trong quá trình thích ứng về mặt tâm lý trước những sự kiện thay đổi, biến cố trong cuộc sống (Phạm Mạnh Hùng, 2006) * Căng thẳng do những mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau trong xã hội Con người sống trong xã hội luôn phải gắn kết mình với những quan hệ xã hội nhất định, và những mối quan hệ này có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi người , do đó những vấn đề bất lợi từ những mối quan hệ xã hội mà cá nhân tham dự như quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, tình yêu …sẽ là một tác nhân gây căng thẳng đáng kể cho con người (Đỗ Mạnh Tôn, 2008). Ngoài ra, việc thiếu những quan hệ gần gũi, thiếu bạn bè, thiếu giao tiếp, sống một mình và cô độc hoặc phải ở một mình khi bản thân không muốn sẽ làm con người có cảm giác cô đơn hay những người thiếu mạng lưới hỗ trợ xã hội cũng có nguy cơ và gia tăng mức căng thẳng (Vũ Dũng, 2000) * Căng thẳng do nghề nghiệp Những yếu tố liên quan đến nghề nghiệp có thể gây căng thẳng bao gồm: những thay đổi, biến động trong công việc; đảm trách nhiều vai trò, trách nhiệm; bên cạnh đó điều kiện, môi trường, thời gian lao động; tính chất, yêu cầu của công việc; vấn đề thu nhập trong công việc; quan hệ trong lao động, công việc; sự phát triển nghề nghiệp; về phương diện cơ cấu tổ chức quản lý không phù hợp với cá nhân đều có thể trở thành tác nhân gây căng thẳng cho cá nhân đó b. Nguyên nhân chủ quan – bên trong cá nhân (Vũ Dũng, 2000) - Sự thiếu ý thức về khả năng kiểm soát sự kiện sẽ làm tăng thêm căng thẳng khi khi cá nhân cảm thấy hành vi của họ chẳng có hiệu quả gì hoặc các sự kiện là không thể kiểm soát được. Điều này được đặc trưng bởi tính thụ động trong hành vi, cảm xúc ức chế và tư tưởng tập trung vào sự thất vọng.
  20. - Sự không chắc chắn như không chắc chắn về tương lai, không dự đoán trước được những sự kiện quan trọng, không dự đoán trước được những thay đổi cũng gây ra căng thẳng khi cá nhân cảm thấy không có quyền hoặc ít có quyền quyết định những việc của bản thân hoặc việc quan trọng thì sẽ chịu đựng một ít stress bất lợi. Bên cạnh đó quá nhiều quyền quyết định và sự chắc chắn cũng có thể gây căng thẳng bất lợi - Cảm giác hẫng hụt khi các nhu cầu bị cản trở trong việc làm thỏa mãn chúng cũng là một nguồn gốc gây căng thẳng, việc cản trở có thể là do chậm trễ hay trì hoãn, hoặc cũng có thể bắt nguồn từ thất bại mặc dù đã cố gắng tìm sự thỏa mãn nhưng không được, hoặc do mất đi nguồn gây thỏa mãn, mâu thuẫn nội tâm trong mỗi người những chấn thương tâm lý cũng là nguồn gốc cơ bản gây căng thẳng - Yếu tố tự đánh giá, tự nhận thức, suy nghĩ là yếu tố gây căng thẳng và quyết định mức độ căng thẳng của cá nhân. Một tình huống chỉ có thể là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng nếu cá nhân cho là như vậy. Bên cạnh đó việc đánh giá thấp khả năng giải quyết vấn đề của bản thân hoặc cứ nghiền ngẫm những thất bại hoặc kinh nghiệm khó chịu trong quá khứ hoặc cũng sẽ làm gia tăng căng thẳng bất lợi. - Những cảm xúc thái quá, tiêu cực như lo lắng, buồn rầu, chán nản, thất vọng, đau khổ…kéo dài lâu ngày sẽ khiến con người rơi vào tình trạng căng thẳng và trầm trọng hơn là bị trầm cảm. Những người hay có trạng thái cảm xúc không ổn định, hay lo âu, căng thẳng, né tránh cũng là những nét nhân cách dễ bị tổn thương - Do cá nhân có những hành vi không thích hợp, thái quá gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và người khác như hút thuốc, uống rượu, hành vi gây hấn…làm nguy cơ bị căng thẳng cho bản thân cao hơn 2.1.2.2. Những nguyên nhân gây căng thẳng cho nhân viên y tế Từ những cơ sở lý luận nêu trên cho chúng ta thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây căng thẳng nói chung, nhưng trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số nguyên nhân đặc trưng gây căng thẳng cho nhân viên y tế bao gồm: - Những nguyên nhân trong công việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2