Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp góp phần phát triển Xí nghiệp Chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước
lượt xem 5
download
Đề tài này nghiên cứu phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nhân điều tại Vinafimex Bình Phước. Điểm qua tình hình xuất khẩu nhân điều của Việt Nam trong thời gian qua và nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới. Đề xuất một số giải pháp tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhân điều, làm cơ sở để nâng cao thị phần, gia tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô và đẩy mạnh sự phát triển của Vinafimex Bình Phước trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp góp phần phát triển Xí nghiệp Chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH MAI THỊ THÙY TRANG MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU ĐIỀU VÀ NÔNG SẢN THỰC PHẨM BÌNH PHƢỚC ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh Năm 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH MAI THỊ THÙY TRANG MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU ĐIỀU VÀ NÔNG SẢN THỰC PHẨM BÌNH PHƢỚC ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP Thành Phố Hồ Chí Minh Năm 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được trích dẫn đầy đủ nguồn, tài liệu tại phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo là hoàn toàn trung thực. Xin trân trọng gởi lời cám ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thị Liên Diệp đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Xí nghiệp Vinafimex Binh Phuoc đã giúp đỡ trong việc cung cấp thông tin, tiếp cận các tài liệu nghiên cứu. Việc công bố một số thông tin mang tính nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức nên tác giả đã rất cân nhắc khi đưa các số liệu vào đề tài nghiên cứu và mong tổ chức đồng thuận giúp tác giả hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. TPHCM, tháng 01 năm 2011 Tác giả Mai Thị Thuỳ Trang
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm DNCBĐ : Doanh nghiệp chế biến điều DN : Doanh nghiệp KNXK : Kim ngạch xuất khẩu CBCNV : Cán bộ công nhân viên CEO : Chief Excutive Officer - Giám đốc điều hành CIF : Cost Insurance Freight - Giá vận chuyển và phí bảo hiểm FOB : Free on board - Giá giao qua mạn tàu CLKD : Chiến lược kinh doanh CPH : Cổ phần hóa EFE : External Factors Environment Matrix - ma trận các yếu tố bên ngoài GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội HACCP : Hazard Analysis - Critical Control Point IFE : Internal Factors Environment Matrix - ma trận các yếu tố bên trong ISO : International Organization For Standardization - Tổ chức TCH Quốc Tế KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm ROE : Return on Equity - Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROS :Return on Sales - Lợi nhuận trên doanh thu QSPM : Quantitative Strategic Planning Matrix - Ma trận HĐCL có thể định lượng QTCL : Quản trị chất lượng R &D : Research and Development - Nghiên cứu và phát triển SWOT : Strenght -Weeknesse - Opportunities – Threatens VINACAS : Vietnam Cashew Assocation
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Các sản phẩm chế biến từ nhân điều Hình 1.2: Dây chuyền chuỗi giá trị doanh nghiệp Hình 1.3: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Hình 1.4: Tỷ trọng (%) các quốc gia sản xuất điều trên thế giới năm 2008 Hình 1.5: Mô hình chuổi cung ứng điều trên thế giới Hình 1.6: Thị phần (%) của 10 nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới năm 2008 Hình 1.7: KNNK của 12 nước nhập khẩu điều lớn nhất thế giới năm 2008 Hình 1.8: Giá xuất khẩu nhân điều trên thế giới qua các giai đoạn Hình 1.9: Lượng và giá trị nhập khẩu điều thô của Việt Nam từ năm 2006 - 2009 Hình 1.10: Tỷ trọng (%) các thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam từ năm 2006 - 2009 Hình 1.11: Kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Việt Nam từ năm 2006 - 2009 Hình 2.1: Nguyên nhân khó khăn trong tuyển dụng lao động của của Vinafimex Binh Phuoc Hình 2.2: Những khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu của Vinafimex Binh Phuoc Hình 2.3: Chuổi giá trị của Vinafimex Binh Phuoc Hình 2.4: Diện tích trồng điều chia theo vùng và tỉnh trọng điểm năm 2009 Sơ đồ 1.1: Quy trình chế biến điều nhân Sơ đồ 2.1: Mô hình cung ứng điều nguyên liệu trong nước
- DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1: Kim ngạch và thị trường xuất khẩu của Vinafimex Binh Phuoc từ 2006 - 2009 Bảng 2.2: Tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp từ năm 2006 - 2009 Bảng 2.3: Tình hình lao động tại Xí nghiệp đến 31/12/2009 Bảng 2.4: Thu nhập của người lao động qua các năm 2006 - 2009 Bảng 2.5: Quy mô vốn của Xí nghiệp Bảng 2.6: Chỉ số ROE và ROS của Vinafimex Binh qua các năm 2006 - 2009 Bảng 2.7: Cấu trúc giá thành nhân điều của Xí nghiệp tại thời điểm năm 2009 Bảng 2.8: Khối lượng hạt điều thô nhập khẩu của XN từ 2006 - 2009 Bảng 2.9: Giá xuất khẩu nhân điều bình quân qua các năm 2006-2009 Bảng 2.10: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) Bảng 2.11: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Bảng 2.12: Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển ngành điều 2011 - 2015 Bảng 3.2: Mức tăng trưởng của ngành điều Việt Nam Bảng 3.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Vinafimex Binh Phuoc Bảng 3.4: Xác định mục tiêu của Xí nghiệp đến năm 2015 Bảng 3.5: Ma trận hình thành giải pháp SWOT Bảng 3.6: Ma trận QSPM cho nhóm SO Bảng 3.7: Ma trận QSPM cho nhóm ST Bảng 3.8: Ma trận QSPM cho nhóm WO Bảng 3.9: Ma trận QSPM cho nhóm WT Bảng 3.10: Giải pháp được lựa chọn và điểm hấp dẫn của các giải pháp
- DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1.1: Các hình ảnh trái điều và sản phẩm nhân điều Phụ lục 1.2: Các hình ảnh sản xuất chế biến nhân điều Phụ lục 1.3: Các số liệu thống kê ngành điều thế giới Phụ lục 1.4: Những sự kiện đáng nhớ của ngành điều Việt Nam Phụ lục 1.5: Các số liệu thống kê của ngành điều Việt Nam Phụ lục 1.6: Hiện trạng sản xuất chế biến điều của Việt Nam đến tháng 7/2006 Phụ lục 1.7: Phân loại nhân điều Phụ lục 2.1: Thuyết minh quy trình công nghệ chế biến điều nhân tại Vinafimex Binh Phuoc Phụ lục 2.2: Sơ đồ hệ thống quản lý chất lượng của Vinafimex Binh Phuoc Phụ lục 2.3: Một số khảo sát tại Vinafimex Binh Phuoc Phụ lục 2.4: Phiếu khảo sát khách hàng của Vinafimex Binh Phuoc Phụ lục 2.5: Bảng kết quả khảo sát khách hàng Phụ lục 2.6: Phiếu lấy ý kiến chuyên gia Phụ lục 2.7: Bảng kết quả lấy ý kiến chuyên gia Phụ lục 2.8: Các sơ đồ chuỗi ngành hàng điều Phụ lục 2.9: Diện tích – năng suất – sản lượng điều theo vùng và tỉnh trọng điểm năm 2009
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƢƠNG I:TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT - KINH DOANH ĐIỀU ............................. 15 1.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA NGÀNH ĐIỀU ....................................... 15 1.1.1 Đặc điểm kỹ thuật................................................................................................ 15 1.1.2 Công nghệ chế biến nhân điều............................................................................. 16 1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH NGÀNH ĐIỀU ............................................................... 17 1.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH NGÀNH ĐIỀU ....................................................................................................................... 18 1.3.1 CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP .......................................... 18 1.3.1.1 Phân tích các hoạt động chủ yếu ................................................................. 19 1.3.1.2 Phân tích các hoạt động hỗ trợ .................................................................... 20 1.3.1.3 Phân tích lợi thế cạnh tranh ........................................................................ 21 1.3.1.4 Xác định năng lực cốt lõi ............................................................................ 22 1.3.2 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI ................................................ 22 1.3.2.1 Môi trường vĩ mô ........................................................................................ 22 1.3.2.2 Môi trường vi mô ........................................................................................ 23 1.4 CÁC CÔNG CỤ CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ..........10 1.4.1 CÁC CÔNG CỤ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP…………………………….......24 1.4.1.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ............................................ 24 1.4.1.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) .............................................. 25 1.4.1.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ....................................................................... 25 1.4.2 CÔNG CỤ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ............................................................. 26
- 1.5 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐIỀU THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ................................. 26 1.5.1 Ngành điều thế giới............................................................................................ 26 1.5.2 Ngành điều Việt ...............................................................................................15 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ........................................................................................................ 31 CHƢƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN, XUẤT NHẬP KHẨU ĐIỀU VÀ NÔNG SẢN THỰC PHẨM BÌNH PHƢỚC ....................................................................................................................... 32 2.1 TỔNG QUAN VỀ VINAFIMEX BINH PHUOC ......................................................... 32 2.1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................ 32 2.1.2 Sứ mệnh của Vinafimex Binh Phuoc ............................................................... 33 2.1.3 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................... 33 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA VINAFIMEX BINH PHUOC........................................................................................................................ 33 2.2.1 Phân tích kim ngạch và thị trƣờng xuất khẩu của Xí nghiệp ....................... 33 2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của XN từ 2006 - 2009 .. 35 2.3.1 Các yếu tố bên trong Xí nghiệp ........................................................................ 37 2.3.1.1 Nguồn nhân lực ........................................................................................... 37 2.3.1.2 Năng lực tài chính ....................................................................................... 39 2.3.1.3 Năng lực công nghệ chế biến ...................................................................... 42 2.3.1.4 Hoạt động sản xuất................................................................................... 30 2.3.1.5 Hoạt động thu mua……………………………………………………… 44 2.3.1.6 Hoạt động quản lý chất lượng ..................................................................... 47 2.3.1.7 Khả năng khai thác thị trường .................................................................... 48 2.3.1.8 Hoạt động marketing .................................................................................. 48 2.3.1.9 Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) ............................................... 52 2.3.1.10 Năng lực thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị trường .................... 52 2.3.1.11 Phân tích chuỗi giá trị của Vinafimex Binh Phuoc................................... 40 2.3.1.12 Xác định lợi thế cạnh tranh của Vinafimex Binh Phuoc .......................... 40 2.3.1.13 Xác định năng lực lõi của Vinafimex Binh Phuoc ................................... 41 2.3.1.14 Ma trận nội bộ ........................................................................................... 54 2.3.2 NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ MÔI TRƢỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP ................................................................................................................................. 37 2.3.2.1 Môi trường vĩ mô ........................................................................................ 55 2.3.2.1.1 Các yếu tố kinh tế .......................................................................... 55
- 2.3.2.1.2 Các yếu tố tự nhiên và xã hội ........................................................ 56 2.3.2.1.3 Các yếu tố khoa học công nghệ ..................................................... 57 2.3.2.1.4 Các yếu tố chính trị và chính phủ .................................................. 58 2.3.2.2 Môi trường vi mô ........................................................................................ 59 2.3.2.2.1 Khách hàng (người mua): .............................................................. 59 2.3.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh ......................................................................... 60 2.3.2.2.3 Nhà cung cấp ................................................................................. 61 2.3.2.2.4 Sản phẩm thay thế: ........................................................................ 63 2.3.2.2.5 Đối thủ tiềm ẩn .............................................................................. 63 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ........................................................................................................ 65 CHƢƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU ĐIỀU VÀ NÔNG SẢN THỰC PHẨM BÌNH PHƢỚC ĐẾN NĂM 2015 ..................................................................................................................... 67 3.1. XÂY DỰNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHO VINAFIMEX BINH PHUOC ĐẾN NĂM 2015 ............................................................................................................................... 67 3.1.1 Định hƣớng phát triển của ngành điều Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 ...... 67 3.1.2 Triển vọng của ngành điều ............................................................................... 68 3.1.3 Xây dựng các mục tiêu phát triển cho Vinafimex Binh Phuoc đến năm 2015………………………………………………………………………………………….56 3.1.3.1 Căn cứ để xây dựng mục tiêu ..................................................................... 69 3.1.3.2 Mục tiêu của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 .......................................... 70 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN VINAFIMEX BINH PHUOC .. 71 3.2.1 Mục đích và quan điểm đề xuất các giải pháp ................................................ 71 3.2.2 Hình thành giải pháp qua ma trận SWOT ..................................................... 71 3.2.3 Lựa chọn giải pháp qua ma trận QSPM ......................................................... 73 3.2.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐƢỢC LỰA CHỌN ........ 79 3.2.4.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính (W 1, 2, 4, 5+O 3, 4) .................... 79 3.2.4.2 Giải pháp đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất ( S1,2,3,5,6 +T1,3,4,6)........ 81 3.2.4.3 Giải pháp thâm nhập và mở rộng thị trường (S1,2,3,4,5,6 + O1,2,3,4,5,6) ........................................................................................................... 85 3.2.4.4 Giải pháp nâng cao khả năng thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị trường (W2, 6, 7, 8 + T1,2,3,4) ............................................................................... 89 3.2.4.5 Giải pháp đầu tư cải tiến công nghệ và mở rộng qui mô sản xuất (W3,4,5,7 + O1,2,3,5,6) .......................................................................................... 90 3.2.4.6 Một số giải pháp hỗ trợ ............................................................................. 93
- 3.3 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 96 3.3.1 ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC: ..................................................................................... 96 3.3.1 ĐỐI VỚI NGÀNH ĐIỀU ...............................................................................84 3.3.3 ĐỐI VỚI HIỆP HỘI CAY ĐIỀU VIỆT NAM (VINACAS).......................84 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân điều là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, có đóng góp lớn vào phát triển kinh tế đất nước. Với những thế mạnh về tài nguyên và con người, trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục là nước xuất khẩu nhân điều đứng đầu thế giới, với kim ngạch xuất khẩu trung bình gần 1 tỷ USD/năm và quy mô sản xuất của các doanh nghiệp chế biến điều không ngừng được mở rộng. Sau 30 năm phát triển mang tính bùng nổ, tuy đã được thế giới thừa nhận là “cường quốc xuất khẩu nhân điều” nhưng cần phải nhìn nhận là ngành điều cũng đã bộc lộ sự phát triển thiếu ổn định biểu hiện ở việc thua lỗ xảy ra ở các năm 1996, 1999 và đặc biệt là năm 2005. Là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Rau Quả Nông Sản Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nhân điều hơn 10 năm, Vinafimex Binh Phuoc cũng đã có những thành công nhất định góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành. Bên cạnh những nỗ lực rất lớn để có thể tồn tại và phát triển Vinafimex Binh Phuoc cũng còn gặp nhiều khó khăn như: hạn chế về vốn đầu tư, năng lực sản xuất, dây chuyền công nghệ lạc hậu …thêm vào đó là nguyên liệu khan hiếm, chi phí lao động tăng cao, chủ yếu xuất khẩu qua các kênh trung gian và sản phẩm mới chỉ nhận được phần giá trị gia tăng ít ỏi. Xuất phát từ thực tiễn đó, cũng như từ thực tiễn sản xuất chế biến xuất nhập khẩu điều nhân và do sự cuốn hút bởi vai trò quan trọng không thể thiếu của giải pháp kinh doanh trong doanh nghiệp, tác giả quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp góp phần phát triến Xí nghiệp Chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước” nhằm góp phần giải quyết những khó khăn, hướng tới mục tiêu phát triển ổn định bền vững và đưa Xí nghiệp trở thành công ty hàng đầu về xuất nhập khẩu nhân điều trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài khi thực hiện nghiên cứu để đạt những mục tiêu cơ bản sau: Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nhân điều tại Vinafimex Binh Phuoc. Điểm qua tình hình xuất khẩu nhân điều của Việt Nam trong thời gian qua và nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới. Đề xuất một số giải pháp tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhân điều, làm cơ sở để nâng cao thị phần, gia tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô và đẩy mạnh sự phát triển của Vinafimex Binh Phuoc trong thời gian tới.
- 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp Vinafimex Binh Phuoc. Các thông tin và dữ liệu được lấy từ thực tiễn và hoạt động của Xí nghiệp từ năm 2006 - 2009 làm cơ sở cho việc nghiên cứu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 4.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp o Các báo cáo sản xuất kinh doanh của Vinafimex Binh Phuoc, các báo cáo của ngành điều Việt Nam và thế giới. o Các bài báo và tạp chí liên quan. o Các thông tin trên internet. 4.1.2 Thông tin từ khảo sát thực tế o Khảo sát hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Vinafimex Binh Phuoc. o Khảo sát đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm nhân điều của Xí nghiệp. o Thu thập ý kiến của ban lãnh đạo và các đề xuất, kiến nghị của CBCNV nhằm nâng cao hiệu quả việc xuất khẩu nhân điều. o Lấy ý kiến của các chuyên gia trong ngành. 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này tác giả sử dụng các phương pháp nghiêu cứu sau: Phương pháp định tính: chủ yếu là sử dụng phương pháp phỏng vấn không cấu trúc và phỏng vấn bán cấu trúc (gồm phỏng vấn sâu và phỏng vấn trường hợp) nhằm thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu. Để từ đó phân tích đưa ra những đánh giá, nhận xét về sự tác động của từng yếu tố khách quan lẫn chủ quan đến đến sự phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu điều tại Vinafimex Binh Phuoc. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế để minh họa cho đề tài thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ lãnh đạo, nhân viên các phòng ban của Xí Nghiệp. Đối với các hộ nông dân trồng điều tại tỉnh Bình Phước, tác giả và một số đồng nghiệp đã phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân trồng điều trong dịp lễ hội quả điều vàng tổ chức tại Bình Phước tháng 3/2010. Đối với các chuyên gia, nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách gởi bảng câu hỏi đến các chuyên gia. Sử dụng phần mềm Excel để xử lý các số liệu điều tra thu thập được.
- 5. Bố cục của đề tài nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương: - Chƣơng 1: Tổng quan về sản xuất kinh doanh điều. - Chƣơng 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phƣớc. - Chƣơng 3: Một số giải pháp góp phần phát triển Xí nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phƣớc.
- CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT - KINH DOANH ĐIỀU 1.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA NGÀNH ĐIỀU 1.1.1. Đặc điểm kỹ thuật Nhân điều là sản phẩm ăn liền có nhiều giá trị dinh dưỡng cao: giàu chất đạm, chất béo, bột đường, muối khoáng và sinh tố. Nhân điều sau khi chế biến dùng làm thực phẩm ăn liền, làm gia vị, làm nhân bánh, kẹo, sô cô la hoặc ép lấy dầu chế margarine (bơ thực vật)…..hoặc có thể chế biến trộn lẫn với nhiều loại hạt thực phẩm khác thành các món ăn khác nhau với các gia vị đặc trưng của từng vùng. Hình 1.1: Các sản phẩm chế biến từ nhân điều Nhân điều Điều rang muối Điều bọc đường Các loại kẹo điều Puree điều Bơ điều Các loại bánh điều Các sản phẩm chức năng từ điều Ghi chú: Puree điều là nhân hạt điều nghiền nhuyễn sử dụng làm nhân bánh kẹo Các quy định về đặc tính, phẩm chất và phân loại nhân điều Nhân điều ăn được không còn dính dầu vỏ hạt điều và không còn vỏ lụa, mức độ cho phép tỷ lệ nhân còn sót vỏ lụa không quá 1% và đường kính của mãnh vỏ lụa còn sót không quá 1mm (theo TCVN 4850 :1998). Các quy định chi tiết như sau: a. Màu sắc: màu tự nhiên của nhân điều như vàng, trắng, ... b. Mùi vị: có mùi thơm đặc trưng của nhân điều, không bị hôi móc, không có mùi lạ. c. Độ ẩm: tính bằng % khối lượng, không lớn hơn 5%. d. Độ cứng: nhân điều phải giòn, không bị đổ dầu. e. Tạp chất: không có tạp chất, không có sâu mọt sống, nấm móc, không bị nhiễm bẩn do loài gậm nhấm… Nhân hạt điều được phân loại thành các phẩm cấp khác nhau (xem phụ lục 1.6- phân loại nhân điều). Trong đó có thể chia làm 6 loại như sau: 1/Nhân nguyên trắng (WW320, WW240....) là nhân phải no tròn, có màu trắng và trắng ngà, không bị sứt mẻ, không bị vết dao gọt. 2/ Nhân nguyên nám (DW, DDW....) là nhân phải no tròn, nhưng bị nám. 3/ Nhân bể
- góc (WB, SB,...) là nhân bị bể một phần nhỏ ở 2 đầu nhân điều. 4/ Nhân bể đôi (WB, SS....) là nhân bể đôi theo chiều dọc của nhân, không bị sót nhân bể đôi mà teo lép, nhăn, hư, sót vỏ. 5/ Nhân bể lớn, bể nhỏ (LP, SP..). 6/ Nhân bị teo lép (TP, SK...) là nhân bị teo lép, nhăn, hư. 1.1.2 Công nghệ chế biến nhân điều Các doanh nghiệp chế biến điều (DNCBĐ) ở nước ta hiện đang chế biến nhân điều dựa trên hai loại công nghệ chính là: “công nghệ chao dầu” hoặc “công nghệ hấp điều bằng hơi nước bão hòa” như sơ đồ 1.1, họ sử dụng những công nghệ do chính người Việt tạo ra. “Công nghệ chao dầu” có ưu điểm nổi bật là tỷ lệ nhân bị bể rất ít, nhân hạt nguyên đạt từ 95 - 97%, thu hồi được dầu vỏ hạt điều, giữ nguyên được màu sắc đặc trưng (màu trắng tự hiên của nhân điều) và bảo quản lâu hơn các phương pháp khác. Nhược điểm của nó là gây ô nhiễm môi trường và tiêu hao lượng nước khổng lồ cho các công đoạn ngâm - ủ (một công đoạn quan trọng trong công nghệ chao dầu). Nước thải từ công đoạn này cộng với nước dầu đặc từ quá trình chao điều thường được xả ra các ao, kênh, hồ…thải ra một hàm lượng lớn Phenol độc tố cao và là nguyên nhân của một số bệnh nguy hiểm. “Công nghệ hấp điều bằng hơi nước bão hòa” do ông Nguyễn Mỹ của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phú Yên tiếp nhận từ kinh nghiệm chế biến của Ấn Độ và ứng dụng thành công ở Việt Nam năm 2002. Ưu điểm là giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, năng suất cao, chất lượng hạt điều đảm bảo, tăng độ trắng của hạt điều sau khi ra lò… và cái chính là nước biến thành hơi, không có nước thải ra ngoài vì vậy không có ô nhiễm môi trường. Giá thành đầu tư chỉ khoảng 500 triệu đồng cho một quy trình công nghệ này. Nhược điểm của công nghệ này là hấp điều theo mẻ do đó nguyên liệu không đều, hạt sống, hạt chín và khi cắt, tách làm cho tỷ lệ bể vỡ cao. Hạt điều bị ngậm nước nên hạt dai và dễ vỡ. Năm 2005, công ty cổ phần dầu thực vật Bình Định đã chế tạo thành công thiết bị hấp hạt điều liên tục, theo cách hấp mới hạt điều được đưa thẳng vào máy không qua công đoạn ngâm - ủ, làm ướt bằng hơi nước bão hòa và xoay chuyển liên tục, nhiệt độ trong máy ly tâm chỉ khoảng 1000C (giảm ½ so với phương pháp cũ). Thiết bị chế biến theo phương pháp hấp động đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm trước đây (tỷ lệ hạt điều mềm không đều, bị nhiễm dầu và bị vỡ cao). Máy móc, thiết bị chế biến nhân điều chủ yếu do các nhà máy trong nước chế tạo đến 90%. Nhờ vậy, chi phí đầu tư công nghệ thấp (chỉ bằng 25 - 30% so với thiết bị ngoại nhập cùng chức năng, công suất), máy móc dễ thao tác, phù hợp trình độ người lao động và thời gian thu hồi vốn nhanh. Đây là lợi thế cho các DNCBĐ Việt Nam dễ dàng đầu tư, cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công nghệ chế biến điều hiện nay được
- xem là ưu việt nhất, thậm chí so với công nghệ của Ấn Độ, Ý và cũng đã được xuất khẩu ra thị trường các nước. Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ chế biến điều Có khoảng 60% công đoạn trong khâu chế biến đã được sử dụng bằng máy. Thời gian gần đây, nước ta cũng đã chế tạo thành công máy tách vỏ cứng hạt điều (tỷ lệ thu hồi nhân nguyên đạt 85- 90% so với của Brazil, Ấn Độ là chỉ đạt 60%). Từ năm 2008, Việt Nam cũng dẫn đầu thế giới về công nghệ bóc vỏ lụa, tỷ lệ hạt sạch đến 87% và chỉ 6-7% hạt bể vỡ (thiết bị của Italia chỉ đạt > 40%). Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DNCBĐ đầu tư, cải tiến công nghệ nhằm giảm chi phí lao động, giảm thời gian chế biến và giảm tỷ lệ bể vỡ. 1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH NGÀNH ĐIỀU Ngành công nghiệp chế biến điều là một ngành gia công cần nhiều lao động và ít vốn đầu tư. Do hàng rào hội nhập thấp, cho nên với mức lợi nhuận cận biên cao đã thu hút nhiều
- DN mới tham gia vào ngành, cũng như kích thích các DN hiện có mở rộng quy mô sản xuất. Thực tế cho thấy ở nước ta trong năm 1990 cả nước mới chỉ có 16 nhà máy chế biến điều với tổng công suất chế biến là 14.000 tấn hạt điều nguyên liệu/năm, nhưng đến nay đã có gần 300 nhà máy với tổng công suất chế biến khoảng 700.000 tấn nguyên liệu/năm. Hạt điều nguyên liệu là sản phẩm của ngành nông nghiệp trồng trọt. Sản phẩm của ngành này mang tính thời vụ, sản lượng dễ bị thay đổi do những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trồng trọt như thời tiết, khí hậu …cũng như chu chu trình sinh trưởng của cây. Vì vậy nguyên liệu đầu vào của các DNCBĐ thường không ổn định và ngày càng trở nên thiếu hụt. Mức độ cạnh tranh trong ngành điều ngày càng cao, cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, cạnh tranh về thị phần, … tình hình này sẽ đẩy các DNCBĐ vào tình thế bị sức ép từ hai phía: nhà cung ứng hạt điều nguyên liệu và nhà tiêu thụ nhân điều. Ngay trong nội bộ ngành cũng có rất nhiều DN cạnh tranh ác liệt với nhau, chưa có sự thống nhất về giá mua nguyên liệu cũng như là giá bán thành phẩm, chưa có doanh nghiệp nào có khả năng đủ lớn để đứng ra chi phối được các doanh nghiệp còn lại trong ngành kể cả vai trò của Vinacas. Các DNCBĐ đang chịu áp lực về vấn đề nhân công, chi phí lao động tăng cao. Trong các công đoạn chế biến điều nhân có đến 3 công đoạn cần nhiều lao động phổ thông: tách hạt, bóc vỏ lụa, phân loại. Nếu như những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, việc ra đời của hàng loạt nhà máy chế biến điều xuất khẩu đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động dư thừa thì trong mấy năm trở lại đây tình hình đã khác. Do công việc cực nhọc, môi trường làm việc ô nhiễm, thu nhập không cao so với nhiều ngành công nghiệp khác đang phát triển mạnh mẽ, nên số lượng người lao động làm việc ở các nhà máy chế biến điều ngày càng giảm, đặc biệt là các nhà máy ở miền Đông Nam Bộ. Công nghệ chế biến điều của Việt Nam có thể nói là rất bài bản so với các nước khác, nhưng lại thiếu sự hợp lý. Ngành chế biến điều nhất là ở nước ta, chủ yếu là xuất khẩu ở dạng bán thành phẩm. Các phụ phẩm như vỏ hạt điều, thịt quả điều chưa được tận dụng tốt để làm ra các sản phẩm khác nên hiệu quả kinh tế của các nhà máy chưa cao. Vốn để mua điều nguyên liệu dự trữ của các doanh nghiệp hàng năm thường là vấn đề nan giải. Một trong những kênh huy động vốn chính của các doanh nghiệp là các ngân hàng, nhưng bản thân các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về vốn của họ. 1.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH NGÀNH ĐIỀU 1.3.1 CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp (DN) là bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống về nguồn nhân lực, tài chính, marketing, hệ thống thông tin , …mà doanh nghiệp có thể kiểm
- soát được. Phân tích các yếu tố nội bộ nhằm xác định rõ các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt được lợi thế cạnh tranh tối đa. Việc phân tích các yếu tố bên trong để xác định những điểm mạnh, điểm yếu phải gắn với quá trình phân tích dây chuyền chuổi giá trị của doanh nghiệp như hình trình bày tóm tắt các yếu tố cơ bản cầu thành chuổi giá trị sau: Hình 1.2 Dây chuyền chuỗi giá trị của doanh nghiệp Nguồn: Michael E. Porter. “ Competitive Advantage” (1985) 1.3.1.1 Phân tích các hoạt động chủ yếu Bao gồm các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các hoạt động sau: Hoạt động đầu vào: gắn liền với các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, tồn trữ, kiểm soát tồn kho, kiểm soát chi phí đầu vào... Hoạt động sản xuất: bao gồm tất cả các hoạt động nhằm chuyển các yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng như triển khai sản xuất, quản lý chất lượng, vận hành … Hoạt động đầu ra: bao gồm các hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến các khách hàng của công ty: bảo quản, quản lý hàng hóa, phân phối, xử lý các đơn hàng. Marketing: xoay quanh bốn vấn đề chủ yếu: sản phẩm, giá cả, chiêu thị và kênh phân phối. Đây là hoạt động có vai trò quan trọng, nếu thực hiện kém sẽ làm cho ba hoạt động trên kém theo.
- Dịch vụ hậu mãi: đây cũng là hoạt động quan trọng, ngày càng được các nhà quản trị quan tâm. Nó bao gồm các hoạt động như chăm sóc khách hàng, giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng. 1.3.1.2 Phân tích các hoạt động hỗ trợ Là những hoạt động tác động một cách gián tiếp đến sản phẩm, và nhờ nó mà các hoạt động chính được thực hiện một cách tốt hơn. Dạng chung nhất của hoạt động hỗ trợ bao gồm các hoạt động như cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, kiểm soát chi tiêu và cấu trúc hạ tầng của công ty Tài chính kế toán Do đặc điểm của DNCBĐ nhu cầu vốn là rất lớn cho giai đoạn thu mua điều thô từ tháng 3 - tháng 6 hàng năm và nguồn vốn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu điều thô nên khi xem xét yếu tố này chỉ xem xét ở những khía cạnh như: Quy mô vốn; Khả năng huy động vốn; Suất sinh lợi (ROE). Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt đầu tiên chúng ta cần phân tích bởi nó là nhân tố sẽ dẫn dắt DN đi đến thất bại hoặc thành công trong hiện tại lẫn tương lai. Nguồn nhân lực bao gồm nhà quản trị các cấp và những người thừa hành thực hiện các hoạt động trong doanh nghiệp. Việc phân tích kỹ nhân tố này giúp cho DN đánh giá kịp thời các ưu điểm và nhược điểm các thành viên trong tổ chức, trong từng bộ phận chức năng so với yêu cầu công việc để từ đó có những giải pháp đầu tư xây dựng một đội ngũ nguồn nhân lực tốt phục vụ cho sự phát triển lâu dài của tổ chức. Nghiên cứu và phát triển Các hoạt động nghiên cứu và phát triển đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong việc nghiên cứu thị trường, khách hàng và giống cây điều cho năng suất cao. Hoạt động nghiên cứu và phát triển còn giúp doanh nghiệp ứng dụng có hiệu quả các công nghệ tiên tiến, tạo ra lợi thế cạnh tranh về việc phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm bớt chi phí. Hoạt động mua hàng Hoạt động sản xuất kinh doanh của DNCBĐ thì gắn liền với các công tác mua hàng như: mua nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ, tài sản …. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chỉ đề cập đến hoạt động thu mua nguyên liệu điều thô. Yếu tố có nhiều ảnh hưởng nhất đến kết quả sản xuất kinh doanh của DN. Nếu hoạt động thu mua, chuẩn bị nguyên liệu đầu vào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn