intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ kinh tế: Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào các chỉ số giá ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mức độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến chỉ số giá trong nước là một chủ đề đã được nghiên cứu khá rộng trên toàn thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam các nghiên cứu cho vấn đề này còn rất ít. Trong bài nghiên cứu của mình tác giả đã đo lường mức độ và thời gian của mức truyền dẫn tỷ giá vào chuỗi giá cả trong nước( IMP,PPI,CPI) là như thế nào trong giai đoạn 2001 đến 2011.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ kinh tế: Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào các chỉ số giá ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------o0o--------- HOÀNG THỊ THANH NHÀN MỨC TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO CHỈ SỐ GIÁ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------o0o--------- HOÀNG THỊ THANH NHÀN MỨC TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO CHỈ SỐ GIÁ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính- Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang người đã tận tình chỉ dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô những người đã tận tình truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Và tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân tình đến em Bạch Thị Phương Thảo; Trần Quốc Phong, Nguyễn Quốc Huy và các bạn học đã hỗ trợ nhiệt tình để giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Lời cảm ơn sau cùng tôi xin gởi đến những thành viên trong gia đình, những người đã hỗ trợ về tinh thần và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm 2012 Hoàng Thị Thanh Nhàn
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp đỡ của người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các nội dung nghiên cứu và kết quả của bài nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Số liệu thống kê trong bài nghiên cứu được lấy từ những nguồn dữ liệu đáng tin cậy và được chú thích rõ ràng trong bài nghiên cứu của tôi. Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng. TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm 2012 Tác giả Hoàng Thị Thanh Nhàn
  5. MỤC LỤC TÓM TẮT ............................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 2 CHƢƠNG 1 ............................................................................................................. 5 TỔNG QUAN LÝ THYẾT VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM .............................................................................................................. 5 1.1 Thế nào là truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) ............................................... 5 1.2 Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá là nhƣ thế nào ........... 6 1.3 Tổng quan về các nghiên cứu điển hình về ERPT ở các nƣớc ..................... 7 1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................................... 8 1.3.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 10 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................... 13 CHƢƠNG 2 ............................................................................................................. 14 ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ (ERPT) VÀO CHỈ SỐ GIÁ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2011..................................................................... 14 2.1 Mô hình nghiên cứu.......................................................................................... 14 2.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 16 2.3 Các bƣớc thực hiện trong quá trình chạy mô hình ....................................... 17 2.4 Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 18 2.4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ................................................................................. 18 2.4.2 Xác định độ trễ cho các biến trong mô hình ................................................... 18 2.4.3 Hàm phản ứng xung (impulse response) ......................................................... 19 2.4.4 Chức năng phân rã phương sai ....................................................................... 27 2.4.5 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 29 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 31 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. 34 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................. 39 PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................. 43 PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................. 47 PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................. 51
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IMP : Chỉ số giá nhập khẩu PPI : Chỉ số giá sản xuất CPI : Chỉ số giá tiêu dùng GAP : Chênh lệch sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng IP : Giá trị sản xuất công nghiệp M2 : Cung tiền M2 TGHD : Tỷ giá hối đoái ERPT : Mức truyền dẫn tỷ giá-Exchange Rate Pass-Through NHTW : Ngân hàng trung ương NHNN :Ngân hàng nhà nước VND : Việt Nam đồng USD : Đô la Mỹ NEER : Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương IFS : Thống kê tài chính quốc tế ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á ADF : Augmented Dickey-Fuller WB : World bank GSO : Tổng cục thống kê Việt Nam
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Bảng 2.2: Kết quả xác định độ trễ cho mô hình Bảng 2.3: Kết quả chuẩn hóa cú sốc NEER- hệ số truyền dẫn đến chỉ số giá Bảng 2.4: Kết quả phân rã phương sai DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.2: Kênh trực tiếp của mức chuyển tỷ giá Hình 2.1: Phản ứng của các chỉ số giá đối với cú sốc NEER Hình 2.2: Tổng hợp phản ứng ba chỉ số giá với 1% cú sốc NEER Hình 2.3 Hàm phản ứng xung theo trật tự thứ 2 (Cholesky Ordering 2) Hình 2.4 Hàm phản ứng xung theo trật tự thứ 3 (Cholesky Ordering 3) Hình 2.5 Hàm phản ứng xung theo trật tự thứ 4 (Cholesky Ordering 4) Hình 2.6: Tác động của các cú sốc giá dầu, cung tiền, Gap đến chỉ số giá
  8. 1 TÓM TẮT Mức độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến chỉ số giá trong nước là một chủ đề đã được nghiên cứu khá rộng trên toàn thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam các nghiên cứu cho vấn đề này còn rất ít. Trong bài nghiên cứu của mình tác giả đã đo lường mức độ và thời gian của mức truyền dẫn tỷ giá vào chuỗi giá cả trong nước( IMP,PPI,CPI) là như thế nào trong giai đoạn 2001 đến 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến IMP là lớn nhất và hoàn toàn sau 5 quý kể từ lúc xảy ra cú sốc tỷ giá, kế đến là PPI và cuối cùng là CPI tuy nhiên mức ảnh hưởng đến CPI là không hoàn toàn, mức ảnh hưởng theo khuynh hướng giảm dần theo chuỗi chỉ số giá cả trong nước là hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu ở các nước. Hơn nữa, trong bài nghiên cứu chỉ ra rằng ở Việt Nam chính sách tiền tệ có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi chỉ số giá trong nước. Do vậy, để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế thì ngân hàng nhà nước cần phải thận trọng trong vấn đề kiểm soát cung tiền. Từ khóa: Truyền dẫn tỷ giá (ERPT), mô hình hồi qui vecto (VAR), chỉ số giá nhập khẩu(IMP), chỉ số giá sản xuất(PPI), chỉ số giá tiêu dùng(CPI),
  9. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) và lạm phát là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia.Việc điều hành tỷ giá hối đoái và lạm phát luôn là một vấn đề đáng quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, biến động của TGHĐ trong thời gian vừa qua không chỉ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng. Như vậy, liệu rằng có một mối quan hệ như thế nào giữa TGHĐ và lạm phát? Sự thay đổi trong TGHĐ có tác động đáng kể đến lạm phát hay không? Và nếu có thì mức độ tác động là như thế nào? Biến động của giá cả hàng hóa trên thế giới cụ thể giá dầu có ảnh hưởng như thế nào đến thay đổi tỷ giá và lạm phát ở Việt Nam? Chính sách tiền tệ liệu có tác động đến lạm phát hay không và nếu có thì mức độ của nó như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào các chỉ số giá ở Việt Nam” để làm luận văn bảo vệ khóa học thạc sĩ của mình. 2. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu về mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) vào các chỉ số giá: chỉ số giá nhập khẩu (IMP); chỉ số giá sản xuất (PPI); chỉ số giá tiêu dùng (CPI) luôn là một đề tài đáng quan tâm của các nhà kinh tế thế giới. Đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được thực hiện ở nhiều quốc gia; nhiều nền kinh tế trên thế giới như so sánh mức độ truyền dẫn tỷ giá ( ERPT) vào chỉ số giá nhập khẩu(IMP), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở những nước phát triển và những nước mới nổi trong nhiều giai đoạn và thời gian khác nhau. Kết quả của các nghiên cứu cũng góp phần không nhỏ đối với những nhà điều hành chính sách ở các quốc gia nói trên. Tại Việt Nam, những năm gần đây cùng với sự tăng mạnh của tỷ lệ lạm phát và chính sách điều hành tỷ giá cũng linh hoạt hơn, mức độ phá giá của VND ngày càng lớn do
  10. 3 đó việc cập nhật và xác định mức độ ảnh hưởng của việc phá giá VND đối với nền kinh tế đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng (CPI)trong nước là vô cùng cần thiết. 3. Mục tiêu nghiên cứu Như đã nêu rõ ở phần lý do chọn đề tài, tác giả có hai vấn đề cần nghiên cứu: Thứ nhất: tác giả muốn xem xét mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào các chỉ số giá ở Việt Nam là như thế nào. Thứ hai: tác giả muốn xem xét mức độ tác động của các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số giá ở Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của mình, các đối tượng nghiên cứu của tác giả như sau: - CPI : chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam - IMP : chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam - PPI : chỉ số giá sản suất của Việt Nam - IP : giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam - Neer, Reer : tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương (Neer), tỷ giá thực hiệu lực đa phương (Reer) của Việt Nam so với đổng tiền các nước trong khu vực. Ở bài nghiên cứu của mình tác giả lựa chọn 10 quốc gia có quan hệ giao thương chiếm 82 % tỷ trọng giao thương với Việt Nam bao gồm: Nhật, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Úc, Hong Kong, Indonesia, Malaysia - Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu - Các số liệu về chi số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá nhập khẩu (IMP), chỉ số giá sản suất (PPI), giá trị sản xuất công nghiệp (IP) của Việt Nam sẽ được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2001- 2011 - Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương (Neer) so với 10 đối tác thương mại lớn của Việt Nam cũng được nghiên cứu trong giai đoạn 2001-2011 6. Phương pháp nghiên cứu
  11. 4 - Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu thu thập được tác giả so sánh với mục tiêu nghiên cứu. - Phương pháp mô hình hóa: phương pháp này được sử dụng để làm rõ những phân tích định tính bằng những hình vẽ cụ thể để các vấn đề trở nên dễ hiểu hơn. - Phương pháp phân tích kinh tế lượng: tác giả sử dụng mô hình VAR (vector autoregression model) để đo lường và phân tích mức độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011 7. Dữ liệu nghiên cứu Trong bài nghiên cứu của mình tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu: Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO); nguồn dữ liệu datastream từ tổ chức tài chính quốc tế (IFS); ngân hàng thế giới (WB), trong khoảng thời gian từ 2001- 2011. 8. Bố cục luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn chia làm hai chương. - Chương 1: Tổng quan lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Viêt Nam Chương 2: Đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011 9. Đóng góp của luận văn - Thứ nhất, luận văn góp phần cung cấp thông tin tổng quan hơn về mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam là như thế nào trong giai đoạn nghiên cứu. - Thứ hai, luận văn đã xác định được xu hướng biến động của mức độ truyển dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. - Thứ ba, thực hiện chức năng phân rã phương sai, luận văn xác định được mức độ ảnh hưởng như thế nào của các nhân tố đến chỉ số giá ở Việt Nam.
  12. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM 1.1 Thế nào là truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) Có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau về truyền dẫn tỷ giá, điển hình như của Giovanni P.Olivei (2002) cho rằng truyển dẫn tỷ giá hối đoái như là sự tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu ( tính trên đồng nội tệ) đối với những quốc gia có quan hệ xuất nhập khẩu với nhau. Hay nói cách khác là 1% thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ tác động như thế nào đến sự thay đổi giá nhập khẩu. Nghiên cứu khác của Amit Ghosh và Ramkishen S.Rajan (2007) cho rằng truyền dẫn tỷ giá là sự ảnh hưởng của những thay đổi của tỷ giá hối đoái vào giá của hàng hóa nhập khẩu cũng như vào giá cả hàng hóa nội địa nói chung( dựa trên đơn vị tiền tệ của nước nhập khẩu). Rudrani Bhattacharya, Ila Patnaik, Ajay Shah (2008) trong nghiên cứu của mình đã định nghĩa truyền dẫn tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa trong nước(domestic prices) -giá nhập khẩu, giá sản xuất, giá tiêu dùng và cả giá hàng hóa xuất khẩu- được xác định bởi các nhà nhập khẩu trong nước khi có sự thay đổi 1% của biến động tỷ giá hối đoái. Nkunde Mwase (2006) có định nghĩa rộng hơn về truyền dẫn tỷ giá hối đoái chính là sự thay đổi của giá cả hàng hóa trong nước như thế nào khi có sự thay đổi 1% của cú sốc tỷ giá. Jonathan McCarthy (2000) nghiên cứu tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến chỉ số giá trong nước( PPI, CPI) ở những quốc gia phát triển và tác giả sử dụng mô hình VAR để phân tích sự tương quan của sự biến động của tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến chuỗi các chỉ số giá ở các nước phát triển. Một nghiên cứu điển hình nữa trong vần đề này là của Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato (2006) cũng định nghĩa truyền dẫn tỷ giá là mức ảnh hưởng của biến động tỷ giá
  13. 6 lên giá nội địa và mức ảnh hưởng này thường được thảo luận cùng với những chính sách vĩ mô của nền kinh tế. Nhìn chung tất cả các nghiên cứu đều nhận thấy rằng sự biến động tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của giá cả trong nước và nếu ta biết được mức độ ảnh hưởng của nó là như thế nào, ở mức độ nào, thì việc điều hành tỷ giá hối đoái sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu để kiểm soát những biến động của nền kinh tế. Qua một số những nghiên cứu đã nêu tác giả khái quát định nghĩa truyền dẫn tỷ giá như sau:“ truyền dẫn tỷ giá là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa nội địa - chỉ số giá nhập khẩu(IMP), chỉ số giá sản xuất(PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI)- khi có sự thay đổi một phần trăm (1%)của cú sốc tỷ giá”. 1.2 Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá là như thế nào? Theo Rudrani Bahttacharya (2008) cho rằng cơ chế truyền dẫn tỷ giá vào giá hàng hóa nội địa qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu đầu vào của các hàng hóa nhập khẩu . Giai đoạn 2: Khi tăng giá nguyên vật liệu đầu vào của các hàng hóa nhập khẩu thì thông qua cung cầu thị trường nó sẽ lâp tức ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất và sẽ làm tăng giá hàng hóa trong nước. Và mức truyền dẫn được gọi là hoàn toàn(complete) khi 1% thay đổi tỷ giá sẽ dẫn đến sự thay đổi trong giá cả nội địa cũng ở mức 1%, và nếu mức độ thay đổi này nhỏ hơn 1% thì mức truyền dẫn được gọi là không hoàn toàn(incomplete). Theo nghiên cứu của Nicoleta (2007), những thay đổi của TGHĐ sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát qua hai kênh cơ bản là: trực tiếp và gián tiếp. a. Kênh trực tiếp: Để đơn giản hoá phân tích và không mất tính tổng quát, ta có thể xem cú sốc này chính là: sự mất giá đồng nội tệ. Điều này sẽ khiến những hàng hoá và nguyên liệu nhập khẩu trở nên đắt hơn. Khi giá các nguyên liệu nhập khẩu tăng, chi phí sản xuất sẽ tăng và tăng giá tiêu dùng. Giá hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu tăng sẽ phản ánh ngay vào sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. (Hình 1.2).
  14. 7 Hình 1.2: Kênh trực tiếp của mức chuyển tỷ giá Hàng tiêu Hàng hóa nhập 1 Hàng hóa nhập 2 Nguyên vật liệu 3 dùng cuối khẩu( chỉ số giá khẩu( chỉ số giá sản xuất( chỉ số cùng( chỉ số nước ngoài-P*) nhập khẩu-P) giá sản xuất- giá tiêu dùng- PPI) CPI) 4 Hàng tiêu dùng cuối cùng( chỉ số giá tiêu dùng- CPI) Nguồn: Nicoleta (2007) b. Kênh gián tiếp: Khi đồng nội tệ giảm giá, hàng nội địa sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng quốc tế khiến cầu hàng nội địa tăng dẫn đến giá tăng theo cơ chế cung - cầu thị trường hoặc dẫn đến gia tăng sản xuất, tăng cầu lao động, tiếp đến là tăng lương và tăng tổng cầu, kết quả là tỷ lệ lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, tác động này chủ yếu là trong dài hạn do giá thường cứng nhắc trong ngắn hạn. Một kênh gián tiếp quan trọng khác : trong ngắn hạn cũng như dài hạn thông qua tỷ lệ đô la hoá nền kinh tế, tức là tình trạng người dân sở hữu các tài sản tính bằng ngoại tệ. Giả định TGHĐ tăng, tức là nội tệ mất giá và ngoại tệ tăng giá, người dân có xu hướng chuyển sang nắm giữ các tài sản bằng ngoại tệ, đẩy giá của các tài sản tính bằng ngoại tệ tăng, thông thường là bất động sản và các mặt hàng xa xỉ, và mặt bằng giá chung sẽ tăng lên hay CPI sẽ tăng. 1.3 Tổng quan về các nghiên cứu điển hình về truyền dẫn tỷ giá(ERPT) ở các nước Về cơ bản vai trò quan trọng nhất của truyền dẫn tỷ giá là mức độ ảnh hưởng của nó trong khả năng dự báo lạm phát trong nền kinh tế, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Nắm bắt được vai trò của nó mà các nhà kinh tế đã không ngừng nghiên cứu để xác định mức độ ảnh hưởng của truyền dẫn tỷ giá đến giá cả nội địa nhằm tăng khả năng dự báo cho chính phủ trong việc thực thi các chính sách vĩ mô của nền kinh tế các nước. Dưới đây tác giả xin điểm qua một số các nghiên cứu điển hình.
  15. 8 1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới. Khi xem xét phản ứng của giá nhập khẩu của các ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ đối với những biến động của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 1981-1999, Oliver (2002), kết quả nghiên cứu là mức truyền dẫn tỷ giá vào giá nhập khẩu là không hoàn toàn, trung bình ở mức 0.5 % đối với các ngành công nghiệp trong giai đoạn 1980s và mức độ truyền dẫn càng nhỏ hơn cụ thể 0.25% trong giai đoạn 1990s. Do đó, đề xuất của tác giả là để giảm lượng hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì chính phủ nên phá giá đồng nội tệ(USD). Môi trường lạm phát và mức biến động tỷ giá ở một quốc gia là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến mức truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá. Theo Campa & Goldberg(2004) nghiên cứu về mức độ truyền dẫn tỷ giá vào giá nhập khẩu của 23 nước OECD và kết quả nghiên cứu cho thấy các nước có tỷ giá hối đoái và lạm phát biến động ít hơn sẽ có tỷ lệ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu thấp hơn. Cùng với kết luận trên có nghiên cứu của Ghosh và Rajan(2008) tác giả đã sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính OLS để đo lường độ lớn của truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá nhập khẩu của Hàn Quốc, Thái Lan, kết quả nghiên cứu đã cho thấy mức truyền dẫn tỷ giá ở Thái Lan cao hơn ở Hàn Quốc, bài nghiên cứu cũng cho thấy độ mở của nền kinh tế và sự thay đổi của tỷ giá càng lớn thì độ lớn của truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá nhập khẩu càng tăng. Sự phụ thuộc hàng nhập khẩu của một quốc gia và qui mô của một quốc gia cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn của truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá. Theo Campa,Goldberg & Gonzales-Minguez (2005) khi nghiên cứu về mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu giữa các nước và các loại sản phẩm trong khu vực đồng Euro. Kết quả nghiên cứu: trong ngắn hạn, ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến giá nhập khẩu cao nhưng không hoàn toàn (nhỏ hơn 1), và rằng mức truyền dẫn là khác nhau giữa các ngành công nghiệp và các quốc gia. Trong dài hạn: mức chuyển dịch lại cao hơn (gần bằng 1), không tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng sự ra đời của đồng Euro gây ra một sự thay đổi cấu trúc về mức truyền dẫn tỷ giá vào giá nhập khẩu của khu vực đồng Euro.
  16. 9 Mc Cathay(2000) là người tiên phong trong việc sử dụng mô hình VAR đệ qui (recursive VAR) để nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là phân tích thực nghiệm tác động của thay đổi tỷ giá và giá nhập khẩu ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số PPI, CPI ở các nước công nghiệp cụ thể là ( United States, Japan, Germany, France, UK, Belgium, Netherland, Sweden, Switzerland), kết quả cho thấy biến động tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu (external factors) có ảnh hưởng không đáng kể đến PPI, CPI ở các nước công nghiệp ở thời kỳ hậu Bretton Woods nhưng nó ảnh hưởng đáng kể đến những quốc gia có thị phần nhập khẩu lớn và môi trường cạnh tranh không cao. Hahn(2003) trong nghiên cứu của mình tác giả cũng sử dụng mô hình VAR đệ qui để nghiên cứu về tác động của các cú sốc ngoại tác (cú sốc giá dầu, cú sốc tỷ giá, cú sốc giá cả hàng hóa nhập khẩu trừ giá dầu) đến chuỗi các chỉ số giá (IMP, PPI, CPI) của khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ truyền dẫn lớn nhất và nhanh nhất là do cú sốc của giá nhập khẩu không bao gồm giá dầu, tiếp đó là cú sốc tỷ giá và cú sốc giá dầu. Mức độ ảnh hưởng của các cú sốc này giảm dần theo chuỗi phân phối giá (IMP->PPI->CPI). Tác động của các cú sốc giải thích phần lớn sự khác biệt trong chuỗi các chỉ số giá. Kết quả của bài cũng góp phần cung cấp thông tin cho ủy ban quản lý tiền tệ khu vực đồng tiền chung Châu Âu (EMU-Euro pean Moneytary Union) có những chính sách phù hợp cho khu vực. Nghiên cứu cũng cho thấy một mối quan hệ cùng chiều rõ rệt giữa độ lớn của sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái và lạm phát, điều này phù hợp với giả thuyết của Taylor(2000). Kết quả nghiên cứu cũng trình bày có mối tương quan cùng chiều giữa độ mở hàng nhập khẩu của một quốc gia và mức truyền dẫn tỷ giá là thấp hơn so với các nước mới nổi. Nhìn chung các nghiên cứu về mức truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá ở các nước phát triển đều cho thấy rằng mức truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá ở các nước phát triển là thấp hơn so với các nước mới nổi và các nước ở khu vực Châu Á. Điển hình cho các nghiên cứu ở khu vực Châu Á là nghiên cứu của Ito và Sato (2007), tác giả đã dùng mô hình VAR nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá đối với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 gồm: Hàn Quốc,
  17. 10 Indonesia; Thai Lan, Philippine, Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu (IMP) là cao nhất, sau đó đến PPI, và cuối cùng là CPI. Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến IMP là khá cao ở tất cả các nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ; mức truyền dẫn đến CPI nhìn chung là thấp ở tất cả các nước khác ngoại trừ Indonesia, điều này cho thấy NHTW ở tất cả các nước đã áp dụng chặt chẽ chính sách thắt chặt tiền tệ để hạn chế lạm phát, tuy nhiên tại Indonesia do phải đối mặt với vấn đề thanh khoản kém và thiếu vốn trong hệ thống ngân hàng nên NHTW Indonesia phải nới rộng cung tiền; mâu thuẫn trong chính sách tiền tệ khiến nước này phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng 1997-1998. 1.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam trong những năm gần đây do nhận thấy được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu mức truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá là rất cần thiết cho việc hoạch định chính sách tỷ giá cho chính phủ. Do vậy, đã có rất nhiều những nghiên cứu có giá trị trong thời gian gần đây và tác giả xin được giới thiệu một vài nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này như sau: Võ Văn Minh (2009) “ Exchage Rate Pass Through and Its Implication for Inflation in Viet Nam”. Tác giả sử dụng mô hình VAR để ước lượng mức tác động của cú sốc tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu và tỷ lệ lạm phát trong nước. Dữ liệu được lấy từ tháng 1/2001- T2/2007. Kết quả nghiên cứu ERPT truyền dẫn đến IMP sau 6 tháng là 1.04 và sau 1 năm là 0.21, tác giả giải thích điều này do các hợp đồng nhập khẩu dựa trên cơ sở giao hàng trong tương lai. Khi nhà sản xuất, nhà nhập khẩu phát hiện cơn sốc tỷ giá họ đưa các điều khoản này vào làm cơ sở giao hàng. Bên cạnh đó mức độ truyền dẫn đến CPI trong 4 tháng đầu là âm và mức tác động tich lũy sau 1 năm là 0.13 - ở mức thấp so với các nước trong khu vực, tác giả giải thích điều này là do môi trường lạm phát, tình trạng dola hóa thấp và việc tự do hóa lãi suất ở giai đoạn này đã cho kết quả như vậy. Nghiên cứu Trần Mai Anh, Nguyễn Đình Minh Anh và Võ Trí Thành (2011) “ ERPT into Inflation in Viet Nam: An Assessment Using VAR approach”, trong bài
  18. 11 nghiên cứu của mình tác giả cũng sử dụng phương pháp VAR để đánh giá ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam. Kết qủa nghiên cứu cho thấy mức truyền dẫn ERPT vào CPI Việt Nam giai đoạn 2005-2009 là 0.07 (thấp) và nó gần như không còn ảnh hưởng từ tháng thứ 3,từ nghiên cứu của mình tác giả cho rằng lạm phát trong nước chủ yếu do tác động của cung tiền, do đó việc thực thi quản lý chính sách tiền tệ là giải pháp tốt để kiềm chế lạm phát. Tác giả đề xuất một sự linh hoạt hơn trong việc điều hành chế độ tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước. Bạch Thị Phương Thảo (2011) “ Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số gía tại Việt Nam giai đoạn 2001-2011” . Kết quả nghiên cứu cho thấy mức truyền dẫn TGHĐ của Việt Nam giai đoạn hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh , thời gian tác động kéo dài và không ở mức thấp so với các nước khác. Do đó các cú sốc về TGHĐ chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến các chỉ số giá qua đó ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế vĩ mô và từ đó ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Trần Quốc Phong (2012) “ Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2000-2011”. Trong bài nghiên cứu tác giả xem xét mức độ truyền dẫn của tỷ giá song phương VND/CNY vào CPI Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho rằng trong dài hạn mức độ truyền dẫn là 0,68 và 1,47 tương ứng với CPI, PPI làm đại diện cho chi phí sản xuất Trung Quốc và mức truyền dẫn của tỷ giá danh nghĩa hiệu lực Neer vào CPI Việt Nam là 0,17. Trong ngắn hạn, mức truyền dẫn của tỷ giá song phương VND/CNY vào CPI Việt Nam là 0,3 và 0,64 tương ứng với CPI, PPI là chi phí sản xuất của Trung Quốc và mức truyền dẫn của Neer vào CPI của Việt Nam là 0,16. Nhìn chung trong giai đoạn nghiên cứu mức truyền dẫn của tỷ giá vào CPI Việt Nam có xu hướng tăng dần. Kết luận này cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2012) và nghiên cứu của Lục Văn Cường (2012), trong bài nghiên cứu của mình tác giả cho rằng xu hướng mức truyền dẫn tỷ giá là tăng dần và mức truyền dẫn là lớn nhất đối với chỉ số IMP, kế đến là PPI và cuối cùng là CPI Việt Nam. Tác giả cũng cho rằng chỉ số CPI Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cú sốc của chính sách tiền tệ.
  19. 12 Như vậy qua tất cả các kết quả nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá tại Việt Nam cho thấy mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam hiện đang ở mức thấp và có xu hướng tăng nhanh, do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu lượng hóa về mức truyền dẫn tỷ giá là điều nên làm nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và năng lực dự báo cũng như kiểm soát lạm phát trong nền kinh tế.
  20. 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong thực tế có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau về mức độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá hàng hóa ở các nước. Để tạo sự thống nhất cho bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng khái niệm truyền dẫn tỷ giá tương tự như các nghiên cứu ở các nước đang phát triển nghĩa là “ truyền dẫn tỷ giá là phần trăm của sự thay đổi của giá cả hàng hóa nội địa - chỉ số giá nhập khẩu(IMP), chỉ số giá sản xuất(PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI)- khi có sự thay đổi một phần trăm (1%)của cú sốc tỷ giá”. Và theo nghiên cứu của Nicoleta (2007), cơ chế truyền dẫn tỷ giá ảnh hưởng đến chỉ số giá thông qua hai kênh cơ bản: trực tiếp và gián tiếp. a. Kênh trực tiếp: để đơn giản hoá phân tích và không mất tính tổng quát, ta có thể xem cú sốc này chính là: sự mất giá đồng nội tệ. Điều này sẽ khiến những hàng hoá và nguyên liệu nhập khẩu trở nên đắt hơn. Khi giá các nguyên liệu nhập khẩu tăng, chi phí sản xuất sẽ tăng và tăng giá tiêu dùng. Giá hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu tăng sẽ phản ánh ngay vào sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. b. Kênh gián tiếp: khi đồng nội tệ giảm giá, hàng nội địa sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng quốc tế khiến cầu hàng nội địa tăng dẫn đến giá tăng theo cơ chế cung - cầu thị trường hoặc dẫn đến gia tăng sản xuất, tăng cầu lao động, tiếp đến là tăng lương và tăng tổng cầu, kết quả là tỷ lệ lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, tác động này chủ yếu là trong dài hạn do giá thường cứng nhắc trong ngắn hạn. Trên thế giới có rất nhiều những nghiên cứu về ERPT, phương pháp được sử dụng để đo lường mức độ truyền dẫn của ERPT thường là phương pháp hồi qui tuyến tính và phương pháp VAR. Vì mô hình VAR khá đơn giản và chúng ta không phải băn khoăn về việc biến nào là biến nội sinh và biến nào là biến ngoại sinh do đó mà mô hình VAR được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế có liên quan đến các biến vĩ mô.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2