intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Năng lực cạnh tranh cốt lõi của Ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm khám phá các nguồn lực là năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững của các NHTM trên địa bàn TP.HCM; Đánh giá tác động của năng lực cốt lõi đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn TP.HCM; Đề xuất ý kiến nhằm duy trì và phát triển nguồn năng lực cốt lõi trong các NHTM trên địa bàn TP.HCM

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Năng lực cạnh tranh cốt lõi của Ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN AN CƯỜNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012
  2. -i- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN AN CƯỜNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH CÔNG KHẢI Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012
  3. - ii - LỜI CẢM ƠN Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô trường Đại học Kinh tế TPHCM, các tổ chức, cá nhân đã truyền đạt kiến thức, cung cấp tài liệu cần thiết cùng với những ý kiến đóng góp giúp tôi hoàn thành bài luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Đinh Công Khải. Và tôi cũng xin cảm ơn đến tất cả các khách hàng, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Luận văn này chắc chắn không thể trách khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp xây dựng của Quý thầy cô và các bạn. Trân trọng, Nguyễn An Cường Lớp Cao học Đêm 3 – Khóa 18 – Trường Đại học Kinh tế TPHCM
  4. - iii - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Với tư cách là tác giả của luận văn này, tôi xin cam đoan rằng luận văn tốt nghiệp này hoàn toàn không sao chép lại từ các nghiên cứu trước, các ý tưởng và nhận định trong bài viết đều xuất phát từ chính kiến bản thân tác giả. Nếu có sự đạo văn và sao chép thì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học. TP.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2012 Người thực hiện luận văn Nguyễn An Cường
  5. - iv - TÓM TẮT Nghiên cứu này có mục đích khám phá một số yếu tố vô hình là nguồn tạo ra năng lực cạnh tranh cốt lõi của ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và đề xuất một số ý kiến nuôi dưỡng và phát triển nguồn năng lực cạnh tranh cốt lõi để tạo nên lợi thế cạnh tranh. Dựa trên cơ sở lý thuyết về nguồn lực doanh nghiệp, năng lực động và cạnh tranh, đề tài đưa ra mô hình đo lường tác động của các năng lực cạnh tranh cốt lõi đến kết quả hoạt động kinh doanh. Các yếu tố chính tạo nên năng lực cạnh tranh cốt lõi (thỏa mãn tiêu chí VRIN) bao gồm tám yếu tố - năng lực chủ động, năng lực mạo hiểm, năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi (đào tạo), phản ứng cạnh tranh, đáp ứng khách hàng, thích ứng môi trường và chất lượng quan hệ. Mô hình nghiên cứu được kiểm định với mẫu có kích thước n = 257 NHTM trên địa bàn TP.HCM thông qua phân tích mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả cho thấy, mô hình nghiên cứu đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường và có năm giả thuyết về mối quan hệ cùng chiều giữa các năng lực cạnh tranh cốt lõi với kết quả hoạt động kinh doanh được chấp nhận, do đó, năm năng lực cạnh tranh cốt lõi có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh với mức độ tác động lần lượt từ mạnh đến yếu là - năng lực hích ứng môi trường, chất lượng quan hệ, năng lực phản ứng cạnh tranh, năng lực chủ động và năng lực mạo hiểm. Trong khi đó, có ba giả thuyết – về mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực sáng tạo, định hướng đào tạo, đáp ứng khách hàng với kết quả hoạt động kinh doanh - không được chấp nhận, điều này phù hợp với các ý kiến của các thành viên tham gia thảo luận trong phần nghiên cứu định tính cho rằng - thực tế trong cạnh tranh hiện nay, các NHTM chỉ chú trọng cạnh tranh dựa vào lãi suất và chính sách khuyến mãi, chưa chú trọng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng khách hàng, mặt khác, tuy có nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực nhưng trong thực tế, công tác này còn chưa phát huy tốt vai trò đối với hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong tương lai, để phát triển bền vững các NHTM phải hướng đến thị trường bán lẻ, và lúc đó, các ngân hàng còn phải chú trọng đến cạnh
  6. -v- tranh bằng chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, khả năng đáp ứng khách hàng và chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, ba yếu tố - năng lực Sáng tạo, năng lực Đáp ứng khách hàng và Định hướng đào tạo có vai trò tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các NHTM và được chấp nhận có tác động đến Kết quả kinh doanh. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các NHTM trên địa bàn TP.HCM nhận dạng các yếu tố vô hình có thể tạo nên năng lực cạnh tranh cốt lõi và từ đó có thể tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển chúng để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho tổ chức mình.
  7. - vi - MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ ......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii TÓM TẮT .................................................................................................................iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................ix DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU .............................................................xi LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................8 1.1. NGUỒN LỰC VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỐT LÕI .........................8 1.1.1. Nguồn lực doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh ..............................................8 1.1.2. Năng lực cạnh tranh cốt lõi ...............................................................................9 1.1.2.1. Cạnh tranh ....................................................................................................9 1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh .....................................................................................9 1.1.2.3. Năng lực cạnh tranh cốt lõi ........................................................................11 1.1.3. Lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng ............................................................... 12 1.1.3.1. Lợi thế cạnh tranh ......................................................................................12 1.1.3.2. Giá trị gia tăng ...........................................................................................12 1.1.3.3. Chuỗi giá trị ............................................................................................... 13 1.2. LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀ ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỰC TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG ............................15 1.2.1. Một số trường phái về cạnh tranh ....................................................................15 1.2.2. Lý thuyết về nguồn lực ....................................................................................16 1.2.3. Đặc điểm nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh bền vững......................................18 1.2.3.1. Nguồn lực có Giá trị - Value......................................................................18 1.2.3.2. Nguồn lực Hiếm – Rare .............................................................................18 1.2.3.3. Nguồn lục Khó bắt chước – Inimitable......................................................19 1.2.3.4. Nguồn lực Khó thay thế - Non substitutable .............................................19
  8. - vii - 1.3. NGUỒN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỐT LÕI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ...........................................................................................19 1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh .........................................................................19 1.3.2. Nguồn năng lực cạnh tranh cốt lõi ..................................................................20 1.3.2.1. Năng lực Marketing...................................................................................20 1.3.2.2. Định hướng học hỏi ...................................................................................23 1.3.2.3. Định hướng kinh doanh .............................................................................24 1.3.2.4. Năng lực sáng tạo ......................................................................................25 1.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..............................................................................26 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................................27 2.1.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................27 2.1.2. Qui trình nghiên cứu .......................................................................................27 2.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ KẾT QUẢ .................................................29 2.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................................................................36 2.4.THANG ĐO NGHIÊN CỨU ............................................................................39 2.4.1. Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh .........................................................39 2.4.2. Thang đo năng lực chủ động ...........................................................................39 2.4.3. Thang đo năng lực mạo hiểm ..........................................................................40 2.4.4. Thang đo năng lực sáng tạo ............................................................................40 2.4.5. Thang đo định hướng học hỏi .........................................................................41 2.4.6. Thang đo phản ứng cạnh tranh ........................................................................42 2.4.7. Thang đo đáp ứng khách hàng ........................................................................42 2.4.8. Thang đo thích ứng môi trường ......................................................................43 2.4.9. Thang đo chất lượng quan hệ ..........................................................................43 2.5. THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ........................44 2.5.1. Thu thập dữ liệu .............................................................................................. 44 2.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................44 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 45 3.1. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ......................................................................45
  9. - viii - 3.1.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 45 3.1.2. Thông tin mẫu .................................................................................................45 3.1.3. Kiểm định thang đo .........................................................................................46 3.1.3.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha ........................................................46 3.1.3.2. Phân tích nhân tố EFA...............................................................................49 3.1.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết ....................................................................52 3.1.4.1.Mối quan hệ tuyến tính ..............................................................................52 3.1.4.2. Kiểm định mô hình ....................................................................................52 3.1.4.3. Kiểm định giả thuyết ..................................................................................53 3.1.5. Hiện tượng đa cộng tuyến ...............................................................................54 3.1.6. Hiện tượng tự tương quan ...............................................................................54 3.1.7. Phương sai của sai số.......................................................................................55 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................................55 3.2.1. Kết quả kiểm định thang đo ............................................................................55 3.2.2. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết .............................................................. 55 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT Ý KIẾN XÂY DỰNG VÀ NUÔI DƯỠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỐT LÕI ............................................................................58 4.1. NĂNG LỰC THÍCH ỨNG MÔI TRƯỜNG .................................................58 4.2. CHẤT LƯỢNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG ...................................................58 4.3. NĂNG LỰC PHẢN ỨNG CẠNH TRANH ......................................................61 4.4. ĐỊNH HƯỚNG HỌC HỎI.................................................................................62 4.5. NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG KHÁCH HÀNG ........................................................64 4.6. NĂNG LỰC SÁNG TẠO ..................................................................................65 KẾT LUẬN ..............................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71 PHỤ LỤC .................................................................................................................76
  10. - ix - DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHTM Ngân Hàng Thương mại TCTD Tổ chức Tín dụng NH Ngân hàng VN Việt Nam NHNN Ngân Hàng Nhà nước WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới) NH TMCP Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần IO Industrial Organization economics – IO (trường phái kinh tế học tổ chức công nghiệp) DN Doanh nghiệp MHKD Mô hình kinh doanh VRIN Giá trị (Value), Hiếm (Rare), Khó bắt chước (Inimitable), Khó thay thế (Non-substitutable)
  11. -x- DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Hình 1.1. Hoạt động tạo giá trị gia tăng .......................................................... 13 Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu ......................................................................... 26 Hình 2.1. Qui trình nghiên cứu ........................................................................ 28 Hình 2.1. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 38 BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tiến độ thực hiện nghiên cứu .......................................................... 28 Bảng 2.2. Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh ......................................... 39 Bảng 2.3. Thang đo năng lực chủ động ........................................................... 40 Bảng 2.4. Thang đo năng lực mạo hiểm .......................................................... 40 Bảng 2.5. Thang đo năng lực sáng tạo ............................................................. 41 Bảng 2.6. Thang đo định hướng học hỏi (định hướng đào tạo)....................... 41 Bảng 2.7. Thang đo năng lực phản ứng cạnh tranh ......................................... 42 Bảng 2.8. Thang đo năng lực đáp ứng khách hàng.......................................... 42 Bảng 2.9. Thang đo thích ứng môi trường vĩ mô ............................................ 43 Bảng 2.10. Thang đo chất lượng quan hệ ........................................................ 43 Bảng 3.1. Kết quả Cronbach Alpha các thang đo ............................................ 44 Bảng 3.2. Kết quả phân tích EFA .................................................................... 47 Bảng 3.3. Tóm tắt mô hình hồi qui .................................................................. 50 Bảng 3.4. ANOVA .......................................................................................... 52 Bảng 3.5. Năng lực cốt lõi tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh ......... 53 Bảng 3.6. Trọng số hồi qui .............................................................................. 54 Bảng 3.7. Kết quả kiểm định White ................................................................ 55
  12. -1- LỜI MỞ ĐẦU 1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Vì vậy, các tổ chức đều cố gắng tìm cho mình những nguồn lực phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh. Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại (NHTM) trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD) đang cùng hoạt động trên thương trường với mục tiêu là tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Hệ thống NHTM Việt Nam (VN) trên địa bàn TP.HCM chuyển sang mô hình hoạt động theo cơ chế thị trường hơn 20 năm qua, tuy nhiên, sự cạnh tranh của các ngân hàng (NH) trên thương trường chưa đúng nghĩa (hoặc bị can thiệp quá mức, hoặc là bị buông lỏng) và các NHTM chưa có nhận thức đúng đắn về cạnh tranh. Thực tiễn hoạt động của các NHTM trên địa bàn TP.HCM trong thời gian gần đây cho thấy – có những vấn đề thực tiễn mà các NH cần phải quan tâm, cụ thể:  Trong thời gian qua, các NH đã có chú trọng đến công tác quản trị rủi ro nhưng chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ quản trị điều hành. Tình trạng vay mượn với lãi suất lên xuống thất thường trên thị trường tiền tệ liên NH trong thời gian qua suy cho cùng đều bắt nguồn từ việc các NH chưa quản trị tốt tài sản và thanh khoản. Do sự yếu kém từ quản trị tài sản Nợ, tài sản Có và sự thiếu hụt
  13. -2- các công cụ quản lý hữu hiệu, trong khi một số NH lại muốn sử dụng triệt để phần vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh sinh lời, nên xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ tại một số NH. Mặt khác, sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài có bề dày kinh nghiệm về quản trị hoạt động tốt hơn, nên để có thể cạnh tranh thì chắc chắn những đòi hỏi về công tác quản trị hoạt động sẽ càng gay gắt hơn đối với ngân hàng trong nước. Vì vậy, quản trị hoạt động đang là một thách thức lớn trước sức ép hội nhập của hệ thống NHTM VN trên địa bàn TP.HCM  Thị trường tài chính TP.HCM còn non trẻ, rất chật hẹp, số lượng NH và TCTD phi NH là không nhỏ. Một khi mỗi phân đoạn thị trường có nhiều NH và chi nhánh trong và ngoài nước khai thác, mức độ cạnh tranh để giữ thị phần sẽ càng trở nên khốc liệt, nhưng đa số các NH chưa nâng cao được chất lượng, tính tiện ích của dịch vụ, lợi thế công nghệ và trình độ quản lý để cạnh tranh, mà chỉ dựa vào lãi suất và chính sách khuyến mại. Đặc biệt, một số NH cổ phần qui mô vốn nhỏ, mới ra đời chưa có điều kiện khẳng định được uy tín và thương hiệu với khách hàng, chưa có điều kiện để phát triển dịch vụ phi tín dụng, chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng, phát triển mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay chứng khoán và bất động sản với lãi suất thỏa thuận, nên đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của thị trường này và làm nảy sinh những bất ổn khó lường cho hệ thống NH. Điều này đôi khi đã buộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải xử lý bằng các mệnh lệnh hành chính, để tránh những cú sốc nảy sinh từ nguy cơ bất ổn này.  Trước ngưỡng cửa thực hiện lộ trình mở cửa toàn diện thị trường tài chính theo đúng cam kết WTO, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong ASEAN… thì các NHTM VN trên địa bàn TP.HCM còn phải đối diện với những khó khăn thách thức lớn hơn nhiều do phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt về thị phần kinh doanh với các NHTM nước ngoài, trong khi sức cạnh tranh của các NHTM trong nước vẫn còn kém các ngân hàng nước ngoài về sản phẩm dịch vụ, nguồn lực, trình độ quản lý hoạt động và vấn đề quản trị rủi ro.
  14. -3- Trước những vấn đề thực tiễn trong cạnh tranh đã nêu như trên, để có thể tồn tại và phát triển, các NHTM VN trên địa bàn TP.HCM cần phải nhận thức – cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công tác kinh doanh. Do đó, các NHTM cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển bền vững. Mặt khác, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các NHTM phải có nguồn lực phù hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, một vấn đề cấp bách cho các NHTM VN trên địa bàn TP.HCM là họ phải nhận dạng các nguồn lực có thể tạo nên năng lực cạnh tranh cốt lõi (gọi tắt là năng lực cốt lõi) và đánh giá tác động của các năng lực cốt lõi đối với kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó nuôi dưỡng và phát triển những năng lực cốt lõi nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh cho mình một cách bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và từng bước trên thị trường quốc tế. Với ý tưởng muốn đóng góp vào công việc nhận dạng và đánh giá các năng lực cốt lõi của các NHTM trong nước trên địa bàn thành phố TP.HCM nên đề tài nghiên cứu này muốn làm rõ vấn đề nghiên cứu như sau: Nguồn lực nào tạo nên năng lực cốt lõi và chúng có tác động như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM VN trên địa bàn TP.HCM? Với ý tưởng như trên, tên đề tài nghiên cứu là: “NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỐT LÕI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Dựa vào lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp, lý thuyết năng lực động và lý thuyết cạnh tranh đã được hình thành và phát triển trên thế giới trong những năm gần đây, đề tài đã ứng dụng hệ thống lý thuyết trên để đóng góp một phần vào việc giúp các NHTM trên địa bàn TP.HCM xác định các năng lực cạnh tranh cốt lõi và đánh giá tác động của chúng đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để góp phần vào công việc trên, đề tài nghiên cứu này cần đạt được ba mục tiêu như sau:
  15. -4- (1) Khám phá các nguồn lực là năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững của các NHTM trên địa bàn TP.HCM; (2) Đánh giá tác động của năng lực cốt lõi đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn TP.HCM; (3) Đề xuất ý kiến nhằm duy trì và phát triển nguồn năng lực cốt lõi trong các NHTM trên địa bàn TP.HCM. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn này đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính, đó là: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cụ thể:  Bài nghiên cứu này là sự kế thừa của các bài nghiên cứu khoa học trước đây về ý tưởng nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN; từ đó vận dụng ý tưởng và thực hiện nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành cụ thể, đó là ngành ngân hàng, do đó, các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là các thang đo có sẵn. Để mô hình thang đo có sẵn này có tính phù hợp với bối cảnh nghiên cứu mới thì chúng phải được điều chỉnh và bổ sung biến quan sát. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng với kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm xác định các đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại thị trường VN, và trên cơ sở đó, các thang đo được điều chỉnh và bổ sung biến quan sát để có tính phù hợp với bối cảnh nghiên cứu mới.  Phương pháp định lượng dùng để kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Từ đó, phân tích và đánh giá tác động của các năng lực cốt lõi đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM VN trên địa bàn TP.HCM.  Thu thập dữ liệu thị trường, được sử dụng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Mặt khác, luận văn còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các thông tin về hoạt động kinh doanh được công bố bởi các NHTM nhằm đánh giá hoạt động cạnh tranh của các NHTM VN trên địa bàn TP.HCM.
  16. -5-  Dữ liệu thị trường sau khi được tổng hợp sẽ được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0, với một số phương pháp được sử dụng như sau: lập tần suất, phân tích độ tinh cậy Crobach alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi qui bội. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Năng lực cạnh tranh cốt lõi;  Khách thể nghiên cứu: Các NHTM VN, gồm có: ngân hàng thương mại cổ phần (NH TMCP) và ngân hàng thương mại quốc doanh (NH TMQD);  Phạm vi nghiên cứu: các NHTM VN trên địa bàn TP.HCM  Đối tượng khảo sát: chuyên gia phân tích và Ban Lãnh đạo của các NHTM VN trên địa bàn TP.HCM. 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN Đánh giá tác động của năng lực cạnh tranh cốt lõi sẽ giúp ích cho các NHTM nhận thấy tầm ảnh hưởng của chúng đối với kết quả hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó, các NHTM có thể dễ dàng hơn trong việc nhận dạng và đầu tư phát triển các nguồn lực tạo nên năng lực cốt lõi cũng như duy trì các lợi thế cạnh tranh vượt trội trong kinh doanh; từ đó biến chúng thành văn hóa doanh nghiệp của đơn vị mình để mọi thành viên đều hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc duy trì và phát triển những lợi thế cạnh tranh này. 6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Liên quan đến đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM, hiện nay đã có rất nhiều đề tài đi sâu vào lĩnh vực này, như: năng lực cạnh tranh của NHTM sau khi VN gia nhập WTO; Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM trên địa bàn TP.HCM; Các giải pháp năng lực cạnh tranh của NHTM trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các NHTM dựa trên việc phân tích các nguồn lực vô hình, như: năng lực marketing, năng lực sáng tạo, định hướng kinh doanh và định hướng học hỏi trong lĩnh vực ngân hàng thì chưa có một đề tài nào thực hiện nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã
  17. -6- tham khảo một số đề tài có liên quan đến lĩnh vực năng lực cạnh tranh của NHTM như sau: - “Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp Việt Nam” của TS.Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, năm 2009. Đề tài đã khám phá và đo lường các yếu tố vô hình tạo nên năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, từ đó đề xuất một số hướng nuôi dưỡng và phát triển nguồn năng lực động để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Tác giả nghiên cứu bốn yếu tố tạo nên năng lực động doanh nghiệp là định hướng kinh doanh, định hướng học hỏi, năng lực marketing và năng lực sáng tạo và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu được kiểm định với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, nghiên cứu này kiểm định tổng quát, không phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể. -“Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006 – 2015” của tác giả Phan Ngọc Tấn, năm 2006. Tác giả đã nghiên cứu mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các thành phần năng lực cạnh tranh của các NH TMCP và hiệu quả kinh doanh, các thành phần năng lực cạnh tranh gồm có: dịch vụ, thương hiệu, tài chính, sản phẩm, vốn trí tuệ. Từ đó, đánh giá các năng lực cạnh tranh của các NH TMCP và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NH TMCP trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2006 – 2015. - “Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thanh Phong, năm 2010. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam dựa trên phân tích các yếu tố cạnh tranh, như: năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, thị phần, hệ thống phân phối, phát triển sản phẩm, công tác xây dựng và quảng bá sản phẩm. Từ đó, tác giả kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các
  18. -7- NHTM trong bối cảnh Việt Nam thực hiện cam kết với WTO về mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng. Như vậy, đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của năng lực cạnh tranh cốt lõi đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn TP.HCM đi theo xu hướng phân tích về năng lực chủ động, năng lực mạo hiểm, năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi (đào tạo), phản ứng cạnh tranh, đáp ứng khách hàng, thích ứng môi trường và chất lượng quan hệ là không bị trùng lắp với các đề tài khác. 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, nội dung chính của luận văn được trình bày gồm 04 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Phần này giới thiệu về cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, nguồn lực, năng lực cạnh tranh cốt lõi và mô hình nghiên cứu. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài và kết quả nghiên cứu định tính về việc điều chỉnh thang đo. Chương 3: Kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả nghiên cứu, bao gồm - kết quả kiểm định thang đo và kết quả kiểm định mô hình cũng như các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra. Chương 4: Đề xuất ý kiến xây dựng và nuôi dưỡng năng lực cạnh tranh cốt lõi Phần này trình bày ý kiến đóng góp của đề tài dựa trên kết quả nghiên cứu, nhằm xây dựng và nuôi dưỡng năng lực cốt lõi. Cuối cùng là kết luận của đề tài nghiên cứu.
  19. -8- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 1 của luận văn giới thiệu về cơ sở lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp. Trên cở sở này, mô hình nghiên cứu được xây dựng. Nội dung chính của chương này gồm có bốn phần chính: (1) Lý luận về nguồn lực và năng lực cạnh tranh cốt lõi; (2) Lý thuyết về nguồn lực và đặc điểm nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững; (3) Nguồn lực năng lực cạnh tranh cốt lõi; và (4) mô hình nghiên cứu. 1.1. NGUỒN LỰC VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỐT LÕI 1.1.1. Nguồn lực doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh  Nguồn lực là gì? Nguồn lực là tài sản có giá trị - đó là những thứ có thể sử dụng như là những yếu tố đầu vào để sản sinh ra những thành quả mong muốn. Nguồn lực có tồn tại dưới hai dạng - hữu hình và vô hình: + Nguồn lực hữu hình, bao gồm nguồn lực về tài chính và vật chất hữu hình. Nguồn lực về tài chính như vốn tự có (dự trữ tiền mặt, tài sản ròng hiện có và bất cứ tài sản tài chính nào khác) và khả năng vay vốn (mức tín dụng) của doanh nghiệp. Nguồn lực về vật chất hữu hình bao gồm những tài sản hữu hình của doanh nghiệp có thể đem lại lợi thế về chi phí sản xuất như qui mô, vị trí, tinh vi về kỹ thuật, tính linh hoạt của nhà máy sản xuất, của trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu đầu vào, … + Nguồn lực vô hình, bao gồm nhân lực (nhân viên, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, khả năng tích hợp của nhân viên với tính linh hoạt trong chiến lược, lòng trung thành của nhân viên, …); công nghệ (bằng phát minh sáng chế, bản quyền, bí quyết công nghệ, …); và danh tiếng (sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng về dịch
  20. -9- vụ, chất lượng, hình ảnh công ty, văn hóa doanh nghiệp, thiết lập được mối quan hệ tốt với khách hàng, chính quyền, …).  Nguồn lực doanh nghiệp là gì? Là sự tổng hòa giữa các nguồn lực vô hình và nguồn lực hữu hình nhằm đạt được mục tiêu (doanh thu hay thị phần) mà doanh nghiệp đề ra.  Năng lực tiềm tàng Năng lực tiềm tàng là khả năng kết hợp các nguồn lực của một doanh nghiệp để hoàn thành các mục tiêu mong muốn. Năng lực tiềm tàng là kết quả của sự tương tác phức hợp qua lại lẫn nhau giữa các nguồn lực hữu hình và vô hình được xác lập trên cơ sở phát triển, chuyển giao, trao đổi hoặc chia sẻ về thông tin và kiến thức giữa những người lao động của một công ty. Năng lực tiềm tàng trở nên hết sức quan trọng khi nó được kết hợp trong những cách thức độc đáo, duy nhất và tạo ra các lợi thế cạnh tranh có giá trị chiến lược và có thể tồn tại đưa đến năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh cốt lõi 1.1.2.1. Cạnh tranh Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một đối thủ về thị phần, khách hàng hay nguồn lực. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay, không phải là tiêu diệt đối thủ, mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra giá trị gia tăng cao hơn đối thủ nhằm để thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu và từ đó khách hàng có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh (Micheal Porter, 1996). 1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm về năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp… Trong phạm vi của luận văn này, chủ yếu đề cập đến đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2