Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu việc tiếp cận dịch vụ internet của hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 5
download
Luận văn này phân tích các yếu tố quyết định đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ internet của hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long. Việc nhận diện các yếu tố này giúp cho việc đưa ra chính sách giúp hộ gia đình dễ dàng tiếp cận được dịch vụ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu việc tiếp cận dịch vụ internet của hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ TÚ ANH NGHIÊN CỨU VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ INTERNET CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ TÚ ANH NGHIÊN CỨU VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ INTERNET CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Chính Sách Công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.PHẠM KHÁNH NAM TP. Hồ Chí Minh, 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “ Nghiên cứu việc tiếp cận dịch vụ Internet của hộ gia đình đồng bằng sông Cửu Long” là do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Khánh Nam. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn, thu thập và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 03 năm 2015 Học viên thực hiện Đỗ Thị Tú Anh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỤC LỤC TÓM TẮT ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 2 1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................. 4 1.3. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................... 5 1.5 . Kết cấu luận văn. ................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................. 7 2.1. Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng ................................................. 7 2.1.2. Sự lựa chọn của người tiêu dùng ............................................................... 8 2.1.3. Các tác động đến lựa chọn của người tiêu dùng .................................... 8 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet của hộ gia đình. ....................................................................................................... 11 2.2.1 Đặc điểm về kinh tế xã hội......................................................................... 11 2.2.2. Chất lượng thông tin ................................................................................... 11 2.2.3. Lợi ích mang lại:.......................................................................................... 12 2.2.4. Chất lượng dịch vụ: .................................................................................... 12 2.2.5. Điều kiện thực hiện ..................................................................................... 12 2.3. Lược khảo nghiên cứu liên quan .......................................................... 12 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 14
- 3.1. Khung phân tích .................................................................................... 14 3.3. Mô tả biến số ........................................................................................ 15 3.6. Dữ liệu .................................................................................................. 17 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 20 4.1. Tổng quan về tình hình sử dụng dịch vụ Internet ở ĐBSCL................ 20 4.1.1. Tổng quan về khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long .......................... 20 4.1.2. Sự phát triển Internet ở Việt Nam ........................................................... 21 4.1.3. Dịch vụ internet: .......................................................................................... 26 4.2. Phân tích ............................................................................................... 27 4.2.1. Phân tích thống kê mô tả ................................................................... 28 4.2.2 Phân tích định lượng .................................................................................... 32 4.2.3. Kết quả phỏng vấn ...................................................................................... 38 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................ 40 5.1. Kết luận ................................................................................................. 40 5.3 Hạn chế của đề tài .................................................................................. 41 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 41
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Số liệu thống kê một số quốc gia sử dụng Internet. ........................... 3 Hình 2.1. Sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng. ........................................... 8 Hình 2.2. Điểm lựa chọn của người tiêu dùng khi thu nhập tăng. .................... 9 Hình 2.3. Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi thay đổi giá. ............ 9 Hình 2.4: Điểm tối ưu của người tiêu dùng khi sở thích thay đổi. ................. 10 Hình 3.1. Khung phân tích .............................................................................. 14 Hình 4.1 .Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin .................. 21 Hình 4.2 .Biểu đồ số lượng người dùng Internet của Việt Nam qua các năm 22 Hình 4.3. Các phương tiện truy cập Internet của người dân ........................... 23 Hình 4.4 Độ tuổi người dùng Internet ............................................................. 24 Hình 4.5 . Nghề nghiệp của người dùng Internet............................................ 25 Hình 4.6 Chi tiêu trung bình dịch vụ Internet của hộ ở khu vực thành thị ..... 30 và nông thôn ...................................................................................... 30 Hình 4.7. Chi tiêu trung bình dịch vụ Internet của hộ có chủ hộ là nam hoặc nữ . 31 Hình 4.8. Chi tiêu trung bình dịch vụ Internet của hộ có trình độ học vấn khác nhau ................................................................................................... 31 Hình 4.9. Chi tiêu trung bình dịch vụ Internet của hộ có nghề nghiệp khác nhau .. 32
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Các biến độc lập trong hai mô hình: ................................................ 16 Bảng 4.1 .Bảng thống kê mô tả hai mô hình ................................................... 28 Bảng 4.2. Số liệu thống kê chi tiêu trung bình của hộ có sử dụng dịch vụ Internet ..... 29 Bảng 4.3 Kết quả mô hình 1............................................................................ 33 Bảng 4.4 Giải thích ý nghĩa mô hình 1 ........................................................... 35 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy mô hình 2 ............................................................. 36 Bảng 4.6: Ý nghĩa kết quả mô hình 2 ............................................................. 37
- 1 NGHIÊN CỨU VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ INTERNET CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TÓM TẮT Internet là phương tiện cần thiết để con người nhanh chóng tiếp cận thông tin, nâng cao trình độ,gia tăng thu nhập. Đầu tư phát triển dịch vụ internet cho khu vực dân cư có thể góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Luận văn này nghiên cứu những nhân tố quyết định việc sử dụng và chi tiêu dịch vụ Internet của hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long.Kết quả phân tích cho thấy thu nhập là yếu tố quyết định cho việc có sử dụng hay không sử dụng Internet. Đối với các hộ gia đình đã sử dụng internet, nghề nghiệp và trình độ học vấn tác động đến mức độ sử dụng Internet. Luận văn dựa vào lý thuyết sự lựa chọn của người tiêu dùng, mô hình nghiên cứu kinh tế lượng và dữ liệu điều tra về mức sống của hộ gia đình Việt Nam năm 2012.
- 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Trước tình hình phát triển công nghệ thông tin rất nhanh chóng hiện nay, lĩnh vực Internet đã góp phần quan trọng trong cuộc sống của hộ gia đình.Người dân có thể nâng cao thu nhập nhờ khả năng tiếp cận thông tin, có thể bán sản phẩm giá cao không bị ép giá, mua theo giá đúng, hạn chế được vấn đề thông tin bất cân xứng.Thông tin truyền thông tao ra cơ hội thu nhập, cải thiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tăng tác động can thiệp vào giáo dục và y tế (Kenny, Navas-Sabater &Qiang, 2001); Cung cấp cho người nghèo tiếng nói yêu cầu sự hỗ trợ từ chính phủ; Internet giúp cho người dân tìm được công việc thích hợp,giảm thất nghiệp.Giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh nhờ học hỏi kinh nghiệm, tăng cường khả năng sáng tạo, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua thúc đẩy xuất khẩu,nâng cao chất lượng và hiệu quả các giao dịch. Kotler (1987) cho rằng công nghệ thông tin phát triển làm thay đổi hệ thống sản xuất, quảng bá sản phẩm. Internet có thể giúp nâng cao văn hóa.Thông qua Internet, con người có thể tìm hiểu và giao lưu văn hóa với tất cả các nước trên thế giới. Mỗi người tự hoàn thiện về nhân cách và đạo đức, thay đổi lối sống và tư duy ngày một tốt đẹp hơn. Internet giúp người dân giải trí sau giờ làm việc mệt nhọc: có thể xem phim, nghe nhạc, các chương trình truyền hình yêu thích. Internet có thể giúp nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp, các bậc học. Internettạo điều kiện cho người dân nâng cao trình độ bằng các chương trình đào tạo từ xa. Các nghiên cứu ở các nước công nghiệp cho thấy rằng Internet là công cụ có giá trị sư phạm (CAST 1997, p4). Học sinh chia sẻ kiến thức và cộng tác với các học sinh khác trên toàn cầu. Internet nơi tìm kiếm thông tin bổ ích, nâng cao sự hiểu biết là chìa khóa mở cánh cửa tri thức.Nhờ Internet mà giúp cho người dân có thể phòng tránh bệnh, những bài thuốc hay tìm được trên Internet, những bài tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Nhờ có Internet mà việc khám chữa bệnh dễ dàng, chỉ cần nhập mã số bệnh nhân có thể biết được tất cả thông tin về việc điều trị, có thể điều trị từ xa. Internet có thể giúp nâng cao dân chủ. Người dân có thể tiếp thu và phản hồi thông tin về những chính sách và pháp luật của nhà nước ban hành qua các trang mạng cá nhân.
- 3 Nhận được tầm quan trọng này, nhà nước đã đưa ra các chính sách về Internet như chương trình phổ cập Internet nông thôn; Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam”1 giai đoạn 2011- 2016 áp dụng 40 tỉnh/thành phố. Dự án dùng Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) là trung tâm thông tin cộng đồng. Bưu điện VHX là ngôi nhà chung của người dân nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần người dân nông thôn. Điểm phục vụ Internet công cộng là tiêu chí trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Số lượng người dân sử dụng Internet của Việt Nam thấp hơn so với các nước phát triển trên thế giới2. Theo số liệu thống kê của các quốc gia sử dụng Internet trên thế giới, đến tháng 9 năm 2012 cho thấy ở Việt Nam tỷ lệ sử dụng Internet trên dân số là 33,9%. Trong khi các nước phát triểu tỷ lệ này rất cao như Hoa Kỳ là 78,1%, Nhật Bản 79,5%, Anh 83,6 %, Pháp 79,6%, Hàn Quốc 82,5 %, Canada 83%. Số liệu thống kê một số quốc gia sử dụng Internet trên thế giới đến 9/2012 90.00% 83.60% 83% 82.50% 79.60% 79.50% 78.10% 80.00% 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 33.90% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% Anh Ca Na Da Hàn Pháp Nhật Bản Hoa kỳ Việt Nam Quốc Hình 1.1 Số liệu thống kê một số quốc gia sử dụng Internet. 1Dự án do nhà tài trợ quỹ Bill & Melina Gates.Dự án nhằm nâng cao năng lực phục vụ và cách thức cung cấp thông tin thông qua máy tính và Internet cho thư viện công cộng và văn hóa xã .Dự án hỗ trợ người nghèo và những vùng đặc biệt khó khăn.Truy cập ngày 20 tháng 1năm 2015 tại địa chỉ: http://cntt.cantho.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=6:nang-cao-kha-nang-su-dung-may-tinh-va-truy-nhap- internet-cong-cong-tai-viet-nam&catid=18:tin-hoat-dong-cntt-va-nds&Itemid=3 (2) Số liệu thống kê của các nước trên thế giới.Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2014 tại địa chỉ:http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_qu%E1%BB%91c_gia_theo_s%E1%BB%91_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_ng%C 6%B0%E1%BB%9Di_s%E1%BB%AD_d%E1%BB%A5ng_internet
- 4 Internet rất hữu ích với nhiều mục đích khác nhau của người dân và làm thay đổi cuộc sống .Tuy nhiên, việc sử dụng Internet của người dân chưa nhiều và chưa mang lại hiệu quả cao. Đề tài “Nghiên cứu tiếp cận dịch vụ Internet của hộ gia đình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” là cần thiết để đánh giá được các yếu tố tác động đến việc quyết định sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ Internet, đưa ra những chính sách phù hợp khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng mục tiêu chính sách “Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn này phân tích các yếu tố quyết định đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ Internet của hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long.Việc nhận diện các yếu tố này giúp cho việc đưa ra chính sách giúp hộ gia đình dễ dàng tiếp cận được dịch vụ. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Phân tích các yếu tố quyết định việc tiếp cận dịch vụ Internet của hộ gia đình ở ĐBSCL. - Phân tích các yếu tố quyết định đến chi tiêu Internet của hộ gia đình ở ĐBSCL. Câu hỏi nghiên cứu: - Các yếu tố nào quyết định đến việc tiếp cận Internet của hộ gia đình? - Các yếu tố nào quyết định đến chi tiêu nhiều hay ít cho dịch vụ Internet của hộ gia đình? 1.3. Phương pháp nghiên cứu: Để biết những yếu tố quyết định đến việc tiếp cận dịch vụ Internet và những yếu tố đó ảnh hưởng đến số tiền chi tiêu ra sao.Nghiên cứu này dùng phương pháp phân tích định lượng,luận văn dùng phần mềm Stata để thực hiện thống kê,ước lượng và kiểm định các mô hình. Bên cạnh, luận văn còn sử dụng thêm phương pháp định tính để giải thích rõ hơn hành vi sử dụng dịch vụ Internet với các biến không có trong mô hình.
- 5 Mô hình kinh tế lượng Mô hình 1: (phân tích các yếu tố tác động đến tiếp cận dịch vụ Internet): Y= α +β1thunhap+ β2tuoi+ β3gioitinh+β4∑5𝑗=1 𝑡𝑟ì𝑛ℎđộ+β5∑4𝑗=1 𝑛𝑔ℎề + β6 quy mô hộ +β7khuvuc + β8 dân tộc+ β9 di cư +β10∑13 𝑗=1 𝑡ỉ𝑛ℎ+ε VớiY =1 có sử dụng Internet Y=0 không sử dụng Internet Mô hình 2: (phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu Internet): Y= α + β1thunhap + β2tuoi+ β3gioitinh + β4∑5𝑗=1 𝑡𝑟ì𝑛ℎđộ+β5∑4𝑗=1 𝑛𝑔ℎề + β6 quy mô hộ + β7khuvuc + β8 dân tộc+ β9 di cư +β10∑13 𝑗=1 𝑡ỉ𝑛ℎ+ε Với Y là số tiền chi tiêu dịch vụ Internet, Y>0 Biến độc lập: thu nhập, tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, quy mô của hộ, khu vực, dân tộc, di cư, tỉnh. Luận văn dùng phương pháp định tính để phân tích tìm hiểu sâu hơn các động lực cũng như trở ngại đối với hộ gia đình trong việc sử dụng dịch vụ Internet. Phân tích định tính với các câu hỏi mở, phỏng vấn sâu giúp tác giả hiểu rõ hơn những yếu tố tác động mà mô hình định lượng không bao quát được. *Số liệu sử dụng trong luận văn: Số liệu thứ cấp:Bộ số liệu điều tra mức sống của hộ gia đình Việt Nam năm 2012. Số liệu sơ cấp: cho phương pháp định tính đượcthu thập qua phỏng vấn trực tiếp 10 người dân. 1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình thuộc 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long đã được thu thập số liệu trong điều tra mức sống hộ gia đình do Tổng Cục Thống kê thực hiện. Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu việc tiếp cận dịch vụ Internet của hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long. 1.5 .Kết cấu luận văn. Luận văn được chia làm 5 chương:
- 6 Chương 1: Giới thiệu tổng quan về chủ đề nghiên cứu, sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết, các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ, khảo lược các nghiên cứu liên quan. Chương3: Phương pháp nghiên cứu khung phân tích, khái quát phương pháp nghiên cứu, mô tả bộ dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: mô tả tổng quan về đồng bằng sông Cửu Long, sự phát triển Internet của Việt Nam, mô tả kết quả dữ liệu của hai mô hình nghiên cứu. Mô hình số 1 kết quả cho thấy thu nhập, khu vực, trình độ, nghề nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet. Mô hình số 2 cho thấy nghề nghiệp, trình độ, dân tộc và di cư có ảnh hưởng đến chi tiêu cho dịch vụ Internet.Các kiểm định về trung bình chi tiêu cho dịch vụ Internetcủa chủ hộ: chi tiêu trung bình của chủ hộ nam và nữ, thành thị và nông thôn là bằng nhau; chi tiêu của chủ hộ có các nhóm trình độ, các nhóm nghề nghiệp khác có trung vị bằng nhau. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách, chương này tóm lược lại kết quả nghiên cứu của đề tài, những kiến nghị về chính sách mang tính gợi mở cho chính quyền địa phương. Chương này còn đưa ra những hạn chế của đề tài và mở hướng cho nghiên cứu tiếp theo.
- 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Có nhiều lý thuyết nghiên cứu sự tham gia vào việc truy cập internet. Nghiên cứu này chủ yếu dựa vào lý thuyết sự lựa chọn của người tiêu dùng và những yếu tố ảnh hưởng khác giải thích vì sao hộ gia đình quyết định sử dụng dịch vụ Internet. Cuối cùng là một số nghiên cứu liên quan được xem xét. 2.1.Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng Hành vi người tiêu dùng giải thích những ảnh hưởng quyết định sử dụng dịch vụ internet, phản ứng của người tiêu dùng khi các điều kiện thay đổi. Hành vi của người tiêu dùng rất đơn giản: giả thiết rằng cá nhân lựa chọn “những cái tốt nhất mà họ có thể”. Chúng ta sẽ xác định rõ cái mà các nhà kinh tế nói là “cái tốt nhất”. 2.1.1.Sở thích của người tiêu dùng Chúng ta đặt giả thiết rằng, đứng trước hai giỏ hàng hóa X và Y, người tiêu dùng có thể sắp xếp chúng dựa vào sở thích của mình, có thể thích giỏ X hơn giỏ Y, hoặc là bàng quan giữa hai giỏ. Các giả thiết liên quan đến sở thích của người tiêu dùng Mối quan hệ sở thích có tính hoàn hảo.Điều này đặt giả thiết rằng mọi cặp giỏ hàng hóa đều có thể so sánh.Tức là, đối với mọi giỏ hàng hóa X và mọi giỏ hàng hóa Y, ta có:hoặc giỏ X thích hơn hoặc bằng giỏ Y; hoặc giỏ Y thích hơn hoặc bằng giỏ X, hoặc hai mối quan hệ này đồng thời xảy ra khi người tiêu dùng thờ ơ với hai giỏ. Mối quan hệ sở thích có tính bắc cầu. Nếu người tiêu dùng thích giỏ hàng hóa X hơn hoặc bằng Y và thích Y hơn hoặc bằng Z thì người tiêu dùng sẽ thích hàng hóa X hơn hoặc bằng Z. Người tiêu dùng thích nhiều hơn ít. Khi người tiêu dùng đối diện với hai giỏ hàng hóa thì thích giỏ hàng hóa nhiều hơn. Người tiêu dùng muốn tối đa hóa hữu dụng trong giới hạn ngân sách của mình.
- 8 2.1.2.Sự lựa chọn của người tiêu dùng Sự lựa chọn của người tiêu dùng phải khả thi và mang lại mức hữu dụng cao nhất. Giỏ hàng hóa tại điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách và đường bàng quan. y A E y* U O x* B x Hình 2.1.Sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng không có sở thích giống nhau. Đứng trước một hàng hóa hay dịch vụ, người này có thể thích nhiều hơn người kia hoặc sẽ không thích. Mức độ hài lòng một hàng hóa hay dịch vụ của người tiêu dùng là độ thõa dụng. Đây là thước đo chủ quan tùy thuộc vào từng người, dịch vụ Internet không phải là sản phẩm thiết yếu. Vì vậy, việc chi tiêu dịch vụ Internet của hộ gia đình nó phụ thuộc rất lớn vào sở thích của mỗi thành viên trong hộ. Người thích sử dụng dịch vụ truy cập nhiều do hữu dụng lớn, thế nhưng hành vi lựa chọn đó còn chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài là thu nhập và chúng tạo ra đường ngân sách đối với người tiêu dùng. 2.1.3. Các tác động đến lựa chọn của người tiêu dùng Người tiêu dùng lựa chọn giỏ hàng hóa nằm trên đường bàng quan cao nhất trong giới hạn ngân sách của mình. Khi thu nhập, giá hàng hóa và sở thích thay đổi thì sự lựa chọn rổ hàng hóa sẽ thay đổi.
- 9 Khi thu nhập tăng: đường ngân sách sẽ dịch chuyển sang phải, điểm tối ưu E sang E.’ y A’ A E’ E U’ U O B B’ x Hình 2.2.Điểm lựa chọn của người tiêu dùng khi thu nhập tăng. Khi giá của hàng hóa thay đổi: Giả sử rằng x và y là hàng hóa thông thường, khi giá hàng hóa x giảm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lượng tiêu thụ sản phẩm x tăng là kết quả tổng hợp của hai tác động là tác động thay thế và tác động thu nhập. y A E1 E3 U2 E2 U1 C 0 B x Hình 2.3. Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi thay đổi giá.
- 10 Trên hình 2.3:x,y là hai hàng hóa thông thường,tác động thay thế và tác động thu nhập cùng chiều, khi giá sản phẩm x giảm giá tác động thay thế làm thay đổi điểm hữu dụng tối ưu từ điểm E1 sang E2, giá x giảm làm thu nhập thực tế tăng đường ngân sách dịch sang phải, tác động thu nhập làm dịch chuyển điểm tối ưu từ E2 sang E3, mức hữu dụng tăng từ U1 sang mức U2. Khi sở thích thay đổi: Sở thích người tiêu dùng thay đổi theo thời gian, khi đường ngân sách không đổi sở thích thay đổi điểm tối ưu sẽ thay đổi. y A E1 U1 E2 U2 0 B x Hình 2.4: Điểm tối ưu của người tiêu dùng khi sở thích thay đổi. Trên hình 2.4.Hàng hóa x được ưa thích hơn, đường ngân sách không đổi điểm tối ưu từ E1 dịch chuyển sang điểm E2. Tóm lại, hành vi sử dụng dịch vụ Internet của hộ gia đình phụ thuôc vào sở thích,thu nhập và sản phẩm hàng hóa khác.Hộ gia đình sẽ sử dụng Internet nếu nó mang lại mức hữu dụng lớn trong giới hạn ngân sách.
- 11 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet của hộ gia đình. Dựa trên những lý thuyết và nghiên cứu đã thực hiện, những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi truy cập Internet của người dân phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội, chất lượng thông tin tìm thấy, lợi ích mang lại,chất lượng dịch vụ và điều kiện thực hiện. 2.2.1 Đặc điểm về kinh tế xã hội Người dân quyết định tham gia truy cập Internet hay không có liên quan đến đặc điểm kinh tế xã hội (thu nhập, độ tuổi,trình độ, nghề nghiệp,giới tính,quy mô hộ v.v).Đây là những yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn nhất, người có thu nhập càng cao thì khả năng tiếp cận Internet càng nhiều.TheoTukiainen(2004) thu nhập có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận công nghệ thông tin.Choudrie và Dwivedi (2006) thu nhâp có ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng băng thông rộng. Người càng trẻ thì thích tiếp cận Internet hơn người lớn tuổi; Người có trình độ và nghề nghiệp thì dễ tiếp cận Internet hơn người không có trình độ, nghề nghiệp(Net Index, 2009). Kennedy,Wellman và Klement(2003) cho rằng có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng Internet.Tuy nhiên,Pew Internet project (2005) chứng minh rằng giới tính không có tác động đến khả năng tiếp cận công nghệ thông tin.Người ở thành thị tỷ lệ hộ dân sử dụng Internet nhiều hơn ở nông thôn. Harrington (2003) cho rằng có sự khác biệt về khả năng tiếp cận công nghệ thông tin giữa các thành phố.Teng Ku (2005) có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn trong việc tiếp cận công nghệ thông tin.Các dân tộc khác nhau khả năng tiếp cận thông tin khác nhau. Hoffman và Novak (1998) khả năng tiếp cận công nghệ thông tin khác nhau do sự khác nhau về dân tộc và văn hóa. 2.2.2.Chất lượng thông tin Thông tin càng chính xác thì sẽ tạo niềm tin và mức độ truy cập sẽ càng lớn. Điều này phải cần có khả năng quản lý mạng phải tốt, loại bỏ những tin không đúng sự thật, tạo niềm tin cho công chúng.
- 12 2.2.3. Lợi ích mang lại: Lợi ích mang lại được thể hiện bằng sự thỏa mãn của khách hàng. Mức độ thỏa mãn được đánh giá bằng sự so sánh giữa kết quả nhận được và sự mong đợi mang tính cảm xúc 2.2.4. Chất lượng dịch vụ: Thể hiện phương tiện hữu hình là phương tiện vật chất kỹ thuật nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho khách hàng; mức độ đồng cảm thể hiện sự quan tâm chăm sóc khách hàng; năng lực phục vụ thể hiện trình độ chuyên môn,phong cách phục vụ và tính chuyên nghiệp; mức độ đáp ứng phục vụ mọi lúc mọi nơi; mức độ tin cậy thực hiện đúng cam kết, tạo sự tin tưởng cho khách hàng. 2.2.5. Điều kiện thực hiện Điều kiện thực hiện là các trang thiết bị đáp ứng nhu cầu cho người dân,số lượng nhiều, chất lượng tốt, truy cập nhanh không tốn nhiều thời gian trong việc truyền tải thông tin.Đặc biệt ở nông thôn, việc truy cập còn rất nhiều khó khăn, số lượng máy tính rất ít, phải đi rất xa mới có điểm phục vụ.Cantamessa và Paolucci (2005) kết luận cơ sở hạ tầng tốt sẽ tăng khả năng tiếp cận công nghệ thông tin. Khả năng sử dụng máy vi tính của người dân còn hạn chế, tạo tâm lý e ngại khi tiếp cận thông tin trên mạng. Trình độ vi tính của người hướng dẫn ở những điểm Internet còn rất han chế. Cho nên, việc hướng dẫn tra cứu tài liệu thông tin không được thuận lợi. Hargittai (2002) cho rằng để tiếp cận công nghệ thông tin một cách dễ dàng cần được huấn luyện và hỗ trợ. 2.3.Lược khảo nghiên cứu liên quan Theo một số nghiên cứu trước, Lê Trung Nam (2010) chỉ ra rằng tiếp cận công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng phụ thuộc rất nhiều về thu nhập,nhân khẩu học,địa lý (thành thị, nông thôn) và dân tộc. Chủ hộ nữ tỷ lệ sử dụng Internet nhiều hơn chủ hộ nam. Tuổi của chủ hộ càng cao thì sử dụng dịch vụ Internet nhiều(tuổi 50-60 chiếm 7,67%). Tỷ lệ sử dụng Internet của thành thị cao hơn nông thôn.
- 13 Nghiên cứu của Net Index (2009)cho thấy tỷ lệ sử dụng Internet của nam nữ bằng nhau, tuổi sử dụng Internet nhiều nhất là học sinh,sinh viên. Theo Trần Quốc Hùng (2014), sử dụng Internet để giao dịch trực tuyến, yếu tố quan trọng là sự tin tưởng vào cơ sở hạ tầng,ảnh hưởng của xã hội và các yếu tố trang web. Niềm tin giúp con người tiếp cận Internet nhiều hơnNiềm tin tạo ra kết quả hài lòng trong giao dịch trực tuyến.(Yu-Huichen & Stuart Barnes,2007) Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Internet.Theo Dương Hoàng Hiệp (2004) yếu tố người tiêu dùng sử dụng dịch vụ Internet di động là tính hữu dụng được cảm nhận,tính thẩm mỹ được thiết kế,giá trị xã hội được cảm nhận,chất lượng cảm nhận và giá tương xứng với lợi ích. Điều này đã giải thích được sự gia tăng sử dụng Internet di động và sự giảm sử dụng Internet máy tính bàn. Để khai thác có hiệu quả trong học tập và nghiên cứu, thấy được tầm quan trọng mà Internet mang lại,yếu tố cơ bản là năng lực.Theo Nguyễn Duy Mộng Hà(2010) năng lực thể hiện kỷ năng tìm kiếm thông tin,từ đó nâng cao khả năng tự học và tự nghiên cứu.Năng lực sử dụng máy tính dễ dàng tìm kiếm thông tin hữu ích phục vụ cho cuộc sống.Người dâncảm nhận được lợi ích lớn từ Internet mang lại đây là yếu tố để người dân quyết định sử dụng hay không sử dụng dịch vụ Internet.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p | 354 | 90
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Nội Bài
10 p | 157 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn