intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn được thực hiện với mục tiêu đánh giá được thực trạng nghèo, giảm nghèo của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu, xác định được nguyên nhân nghèo, từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ ĐÌNH HUY GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN PẮC NẶM, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ ĐÌNH HUY GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN PẮC NẶM, TỈNH BẮC KẠN Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HÒA THÁI NGUYÊN, NĂM 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ đúng quy tắc. Kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây. Thái Nguyên, tháng năm 2020 Tác giả Đỗ Đình Huy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm - Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và PTNT, cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường Đại học Nông lâm -Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo TS. Bùi Đình Hoà, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, đơn vị, trên địa bàn huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn, các hộ gia đình, các khuyến nông viên xã đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, chia sẻ để tôi hoàn thiện luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì những lý do chủ quan và khách quan cho nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2020 Học viên Đỗ Đình Huy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................... vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ............................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3 4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................ 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................. 5 1.1.2. Nghèo đa chiều .............................................................................. 11 1.1.3. Lý luận giảm nghèo bền vững....................................................... 15 1.1.4. Dân tộc thiểu số ............................................................................. 22 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ......................... 24 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 25 1.2.1. Các bài học về giảm nghèo trên Thế giới ..................................... 25 1.2.2. Các bài học về giảm nghèo Việt Nam .......................................... 28 1.3. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu ......................................... 31 1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về giảm nghèo cho đồng bào DTTS huyện Pắc Nặm tỉnh Bắc Kạn ............................................................................ 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 33 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................... 33 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Pác Nặm ........................................ 33 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của huyện Pác Nặm .............................. 37 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 40 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 40 2.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu ............................................................ 40 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 41 2.3.2. Phương pháp phân tích .................................................................. 43 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 43 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với chương trình giảm nghèo bền vững ở địa phương .................................. 43 2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu về kết quả đã đạt được của chương trình giảm nghèo qua các năm 2017, 2018 và 2019 ................................................. 44 2.4.3. Nhóm thông tin liên quan đến hộ gia đình và thu nhập của hộ gia đình .......................................................................................................... 44 2.4.4. Nhóm thông tin liên quan hạn chế, yếu kém và giải pháp ............ 44 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 45 3.1. Thực trạng công tác giảm nghèo tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019 .............................................................................. 45 3.1.1. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn .......................................................................................................... 45 3.1.2. Thực trạng tái nghèo của huyện Pắc Nặm .................................... 48 3.2. Thực trạng nghèo của các hộ điều tra .............................................. 49 3.2.1. Thực trạng công tác giảm nghèo của 3 xã nghiên cứu ................. 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.2.2. Đặc điểm chung của nhóm hộ nghiên cứu .................................... 51 3.2.3. Thực trạng nghèo của nhóm hộ điều tra ....................................... 52 3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo tại huyện Pắc Nặm ......................................................................................................... 57 3.3.1. Nguyên nhân nghèo đói của nhóm hộ điều tra ............................. 57 3.3.2. Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến giảm nghèo đa chiều ....... 58 3.3.3. Nguyện vọng của hộ nghèo trong công tác giảm nghèo ............... 61 3.4. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn ........................................................... 62 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 69 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTTS : Dân tộc thiểu số ĐVT : Đơn vị tính KV : Khu vực UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) ... 8 Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Pác Nặm ....................... 35 Bảng 2.2. Số lượng mẫu điều tra phỏng vấn ..................................... 42 Bảng 3.1. Kết quả giảm nghèo huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019 ........................................................................ 45 Bảng 3.2. Hộ nghèo xác định theo thu nhập và do thiếu hụt các dịch vụ cơ bản trên địa bàn huyện Pắc Nặm, năm 2017 - 2019 ..... 46 Bảng 3.3. Hộ nghèo theo thành phần dân tộc huyện Pắc Nặm - Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019......................................................... 47 Bảng 3.4. Thực trạng tái nghèo tại huyện Pắc Nặm tỉnh Bắc Kạn 2017 - 2019 ................................................................. 48 Bảng 3.5. Thực trạng giảm nghèo tại 3 xã điều tra năm 2017- 2019 . 50 Bảng 3.6. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra .............................. 51 Bảng 3.7. Thực trạng nghèo của nhóm hộ nghiên cứu....................... 52 Bảng 3.8. Học vấn, nhân khẩu và lao động hộ cận nghèo và nghèo .. 54 Bảng 3.9. Thu nhập bình quân các năm 2016-2018 của hộ dân tộc thiểu số ........................................................................................ 55 Bảng 3.10. Thu nhập bình quân ba năm 2017-2019 của hộ dân tộc thiểu số ....................................................................... 55 Bảng 3.11. Nguyên nhân đói nghèo (số phiếu ghi có) ......................... 58 Bảng 3.12. Nguyện vọng của hộ nghèo trong công tác giảm nghèo ... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Mục tiêu Đề tài Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn được thực hiện với mục tiêu đánh giá được thực trạng nghèo, giảm nghèo của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu, xác định được nguyên nhân nghèo, từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm đánh giá thực trạng nghèo đa chiều của người dân trên địa bàn huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời luận văn sử dụng phương pháp phân tích như thống kê mô tả, so sánh, phương pháp phân tổ, phương pháp nghiên cứu trường hợp để phân tích kết quả về nghèo đa chiều của nông hộ trên địa bàn huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. 3. Kết quả nghiên cứu Trong những năm qua, công tác giảm nghèo được cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Pắc Nặm coi là nhiệm vụ trọng tâm, trong những năm qua bằng sự nỗ lực cố gắng các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo được cải thiện đáng kể. Qua 3 năm 2017 đến 2019, từ 42,57% hộ nghèo đã giảm xuống còn 35,17% số hộ nghèo, trong đó hộ nghèo là người DTTS chiếm 35,11%. Phân tích mức độ thiếu hụt các chỉ tiêu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo trên địa bàn huyện Pắc Nặm hiện nay còn rất thấp (0,5%). Luận văn đã phân tích và chỉ ra được các nguyên nhân gây ra nghèo tại huyện Pắc Nặm đó là: thiếu vốn sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu phương tiện sản xuất, do quy mô về nhân khẩu học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. ix Từ đó luận văn đã đưa ra được 5 nhóm giải pháp: Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo; về nâng cao năng lực và nhận thức cho cán bộ và người dân về giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới; Về triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách về giảm nghèo, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; Về huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững; Về kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mặc dù kinh tế xã hội vùng DTTS đã có bước phát triển trong những năm qua, tuy nhiên, khoảng cách phát triển giữa các DTTS với dân tộc Kinh, giữa các nhóm DTTS, giữa miền núi và miền đồng bằng chưa được rút ngắn. Tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS chiếm 55,27% tổng hộ nghèo cả nước. Đặc biệt, có những nhóm DTTS hiện tỷ lệ hộ nghèo còn tới trên 40%. Bên cạnh đó, vẫn còn 21% người DTTS chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Số người không biết nói tiếng dân tộc của mình ngày càng tăng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em DTTS là 32%. Còn 68,5% hộ DTTS có nhu cầu được giao thêm đất sản xuất để đảm bảo đời sống. Quy mô kinh tế các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi còn nhỏ bé, kiêm tốn, có trên 90% các tỉnh vùng đồng bào DTTS phải nhận hỗ trợ ngân sách từ Trung ương… (Dự thảo đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030). Pắc Nặm là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn, với 2 tuyến quốc lộ 3B và quốc lộ 279 chạy qua, giáp tỉnh Tuyên Quang. Là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Thế nhưng, một nghịch lý đây là huyện 30a của tỉnh, là một trong những huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất trong tỉnh, đặc biệt là người DTTS, chiếm hơn 90% tỷ lệ nghèo của huyện (Phòng LĐTB&XH huyện Pắc Nặm, 2019). Trong những năm qua, công tác giảm nghèo của huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cả hệ thống chính trị, các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững từ huyện đến xã thường xuyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung hỗ trợ cho Chương trình giảm nghèo; các cơ quan, ban, ngành, hội đoàn thể, UBND các xã đã chủ động, tích cực phối hợp tham mưu và hướng dẫn, triển khai thực hiện các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 2 chương trình mục tiêu trên địa bàn huyện đồng bộ và hiệu quả, nhờ đó nhìn chung bộ mặt nông thôn có sự chuyển biến tích cực, người nghèo, cận nghèo đã được hưởng đầy đủ các chính sách, dự án giảm nghèo; hệ thống cơ sở hạ tầng tại các xã trên địa bàn huyện từng bước được đầu tư, nâng cấp… Thông qua các chính sách, nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình 135, 30a, nông thôn mới, tín dụng ưu đãi… và sự nỗ lực vươn lên của người dân, giai đoạn 2016 - 2018, tỉ lệ hộ nghèo của huyện Pác Nặm đã giảm từ 50,84% xuống còn 38,84%, bình quân mỗi năm giảm 4% (Phòng LĐTB&XH huyện Pắc Nặm, năm 2019). Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện Pác Nặm vẫn gặp không ít khó khăn, hạn chế như: Điều kiện sản xuất, đời sống của nhiều hộ dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn; ý thức, trách nhiệm tự vươn lên thoát nghèo của một bộ phận hộ nghèo còn thấp, còn tư tưởng ỷ lại, không muốn thoát nghèo; cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ; trên địa bàn huyện thường xảy ra thiên tai đã tác động đến thu nhập và đời sống của người dân dẫn đến khả năng đóng góp của người dân, cộng đồng vào xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo còn hạn chế… Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi thực hiện đề tài: “Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn”. 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. - Đánh giá thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 3 - Đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2025 - 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến chính sách giảm nghèo cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Pắc Nặm. - Chủ thể: Nghiên cứu các tác nhân liên quan đến nghèo. Các chủ thể nghiên cứu gồm: các hộ gia đình DTTS trong cộng đồng huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn, cán bộ quản lý huyện, xã. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Pắc Nặm, chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng của huyện, đó là: xã Nghiên Loan - đại diện cho xã vùng thấp của huyện, Công Bằng, Nhạn Môn - đại diện cho xã vùng cao làm điểm nghiên cứu. - Về thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp năm 2017 - 2019, số liệu điều tra năm 2019. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng nghèo tại các địa phương và các chính sách giảm nghèo của huyện, tỉnh, trung ương đối với các xã thuộc huyện Pắc Nặm, nghiên cứu tình hình giảm nghèo và hiệu quả của các chính sách giảm nghèo đối với các hộ nghèo người dân tộc tộc thiểu số của các xã thuộc huyện Pắc Nặm. 4. Những đóng góp mới của đề tài Đề tài sẽ đóng góp được hệ thống cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Đưa ra được giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm nghèo Có nhiều khái niệm về nghèo đói của các tổ chức và quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam trên nhiều phương diện và tiêu thức khác nhau như theo thời gian, không gian, thế giới, môi trường, theo thu nhập, theo mức tiêu dùng và theo những đặc trưng khác nhau của nghèo đói. Song quan niệm thống nhất cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấp với điều kiện ăn, mặc, ở và các nhu cầu cần thiết khác bằng hoặc thấp hơn mức tối hiểu để duy trì cuộc sống ở một khu vực tại một thời điểm nhất định” (Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội,2015) Tại hội nghi về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan vào tháng 9 năm 1993 các quốc gia trong hku vực đã thống nhất cho rằng “Nghèo đói là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và phong tục ấy được xã hội thừa nhận” (Escap, 1993) Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội. Tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: “Nghèo đói là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho một người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hang đầu của tổ chức lao động quốc tế (ILO) ông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 6 Abaplaen, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1997 cho rằng: “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng sự khác nhau để phân biệt giữa họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống và thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn người nghèo. Dựa trên những quan niệm về nghèo đói của các cá nhân và tổ chức trên thế giới, Việt Nam đã đưa ra các khái niệm cụ thể và được nghiên cứu ở mức độ cá nhân và cộng đồng. Nghèo, đói là tình trạng của một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ thiếu ăn từ 1 đến 2 tháng, thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng. Đói là thang thấp nhất của nghèo, đói thuần túy là đói ăn, đói nằm trọn trong phạm trù kinh tế vật chất và khác với đói thông tin, đói hưởng thụ văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa tinh thần. Đói cũng có hai dạng là đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt) : - Đói kinh niên là đói từ đời này sang đời khác, là bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền cho tới thời điểm đang xét. - Đói cấp tính là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét. Qua đây có thể thấy được các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh của người nghèo: - Không được hưởng những nhu cầu cơ bản nhất ở mức độ tối thiểu dành cho con người. - Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 7 - Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá tŕnh phát triển cộng đồng. 1.1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói * Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế giới Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia dựa vào thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người trong một năm với hai cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là tính theo tỉ giá hối đoái và tính theo USD. Phương pháp PPP (purchasing power parity) là phương pháp tính theo sức mua tương đương và cũng tính bằng USD. Theo phương pháp Atlas, năm 1990 người ta chia mức bình quân của các nước trên toàn thế giới làm 6 loại: + Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu. + Từ 20.000 đến 25.000 USD/người/năm là nước giàu. + Từ 10.000 đến 20.000 USD/người/năm là nước khá giàu. + Từ 2.500 đến dưới 10.000 USD/ngươi/năm là nước trung bình. + Từ 500 đến dưới 2.500 USD/người/năm là nước nghèo. + Dưới 500 USD/người/năm là nước cực nghèo. Cũng theo quan niệm trên Ngân hàng thế giới đưa ra kiến nghị thang nghèo đói như sau: + Đối với các nước nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu nhập dưới 0.5 USD/ngày. + Đối với các nước đang phát triển là 1 USD/ngày. + Các nước thuộc châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2 USD/ngày. + Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày. + Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày. Vì vậy, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn của riêng nước mình thông thường thấp hơn thang nghèo đói mà Ngân hàng thế giới đưa ra. Ví dụ như Mỹ đưa ra chuẩn nghèo là mức thu nhập dưới 16.000 Kcal đối với một hộ gia đình chuẩn (gia đình 4 người) trong một năm tương đương với 11,1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 8 USD/ngày/người. Nhưng cần thấy rằng, ngoài thu nhập nghèo đói còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như văn hóa, chính trị, xã hội, sức khỏe, trình độ… Vì vậy, để đánh giá vấn đề nghèo đói, bên cạnh tiêu chí thu nhập quốc gia bình quân, UNDP còn đưa ra chỉ số phát triển con người HDI bao gồm hệ thống 3 chỉ tiêu: tuổi thọ, tình trạng biết chữ của người lớn và thu nhập bình quân đầu người trong năm. Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá đầy đủ và toàn diện về sự phát triển và trình độ văn minh của mỗi quốc gia, nhìn nhận nước giàu nghèo tương đối chính xác và khách quan. * Chuẩn mực xác định nghèo đói ở Việt Nam Bảng 1.1. Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) Nghèo (KV nông thôn, ≤ 80.000 đồng miền núi, hải đảo) 2001 - 2005 (mức thu nhập Nghèo (KV nông thôn, tính bằng tiền) ≤ 100.000 đồng đồng bằng trung du) Nghèo (KV thành thị) ≤ 150.000 đồng 2006 - 2010 (mức thu nhập Nghèo (KV nông thôn) ≤ 200.000 đồng tính bằng tiền) Nghèo (KV thành thị) ≤ 260.000 đồng 2010-2015 (mức thu nhập Nghèo (KV nông thôn) ≤ 400.000 đồng tính bằng tiền) Nghèo (KV thành thị) ≤ 500.000 đồng Nghèo (KV nông thôn) ≤ 700.000 đồng 2015 - 2020 (mức thu nhập tính bằng tiền) Nghèo (KV thành thị) ≤ 900.000 đồng (Nguồn: Bộ LĐ-TB và XH, chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và Quyết định số 170/2005/QĐ-TT; Quyết định số 59/2015 TTg) Phương pháp chuẩn nghèo này đã được đánh giá phù hợp với mức sống và thu nhập của dân cư nói chung, cũng như thu nhập của 20% nhóm nghèo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 9 nhất, đảm bảo được khả năng huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu dự kiếp và đáp ứng được yêu cầu từng bươc tiếp cận và hội nhập quốc tế. * Tiêu chí xác định chuẩn xã nghèo: Năm 2002, Bộ Thương binh và xã hội có Quyết định số: 587/2002/ QĐ-BLĐTBXH quy định xã nghèo (ngoài chương trình 135) là xã có đầy đủ tiêu chí sau: - Có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên. - Chưa có đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu, cụ thể như sau: + Dưới 30% số họ được sử dụng nước sạch. + Dưới 50% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt. + Chưa có đường ô tô tới trung tâm xã, ô tô không đi lại được cả năm. + Số phòng học mới đáp ứng được 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng tạm bằng tranh, tre, nứa, lá. + Chưa có trạm y tế, hoặc có nhưng là nhà tạm. + Chưa có chợ hoặc chợ tạm. * Các khía cạnh của nghèo đói - Về thu nhập: Đa số những người nghèo có cuộc sống khó khăn cực khổ và có mức thu nhập thấp. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại. Người nghèo thường làm công việc đơn giản, lao động chân tay, công việc cực nhọc nhưng thu nhập thấp. Công việc thường bấp bênh, không ổn định, phụ thuộc vào thời vụ và có tính rủi ro liên quan đến thời tiết ( mưa, nắng, hạn hán, lũ lụt, động đất…). Các nghề thuộc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ví dụ cho vấn đề này. Do thu nhập thấp nên chi tiêu trong cuộc sống của những người nghèo hạn chế hầu hết các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày chỉ được đáp ứng ở mức thấp thậm chí là không đủ. Điều này kéo theo hàng loạt vấn đề khác như giảm sức khỏe, giảm sức lao động từ đó giảm thu nhập đã tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo. - Y tế - giáo dục: Những người nghèo thường mắc phải những căn bệnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2