Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước - Nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đưa ra các chính sách, giải pháp, khuyến nghị, giúp các tỉnh có chính sách cụ thể để thu ngân sách được ổn định và bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước - Nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ NGUYỄN LUÂN VŨ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN NGUYỄN LUÂN VŨ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ THỊ MINH HẰNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu ngân sách nhà nƣớc - Nghiên cứu trƣờng hợp các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long” là công trình nghiên cứu của tôi. Nội dung toàn bộ luận văn là kết quả của sự đúc kết những kiến thức đƣợc lĩnh hội trong quá trình đào tạo tại Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, quá trình tự tìm tòi nghiên cứu và tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các số liệu sử dụng và trình bày trong luận văn là trung thực với nguồn gốc đƣợc trích dẫn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. Luận văn đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. VŨ THỊ MINH HẰNG. Học viên thực hiện Nguyễn Luân Vũ
- Mục lục Chƣơng 1 .......................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.6 Bố cục luận văn ...................................................................................................... 3 Chƣơng 2 .......................................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................................... 4 2.1. Khái quát về các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long. .................................. 4 2.2. Thuận lợi và khó khăn ........................................................................................... 5 2.2.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 5 2.2.2. Khó khăn và hạn chế....................................................................................... 6 2.3. Thực trạng thu ngân sách các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long. ............. 8 2.4 Thu ngân sách địa phƣơng.................................................................................... 13 2.5. Phân cấp ngân sách ở Việt Nam .......................................................................... 15 2.5.1. Thực trạng phân cấp ngân sách ở Việt Nam ................................................. 15 2.5.2. Chủ trƣơng phân cấp ngân sách hiện nay. .................................................... 18 2.6. Ngân sách nhà nƣớc ............................................................................................ 22 2.6.1. Khái niệm ...................................................................................................... 22 2.7. Thu ngân sách nhà nƣớc ...................................................................................... 23 2.7.1. Khái niệm ...................................................................................................... 23 2.7.2. Đặc điểm thu ngân sách nhà nƣớc ................................................................ 24 2.8. Các nhân tố tác động đến thu ngân sách nhà nƣớc.............................................. 24 2.9. Các bài nghiên thực nghiệm ................................................................................ 27 2.9.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc ................................................................................. 27 2.9.2. Nghiên cứu trong nƣớc ................................................................................. 29 2.10. Định nghĩa các biến số ...................................................................................... 32 2.10.1. Biến phụ thuộc ............................................................................................ 32 2.10.2. Các biến độc lập.......................................................................................... 32 Chƣơng 3 ........................................................................................................................ 36 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 36 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 36 3.2. Kiể m tra làm sa ̣ch dƣ̃ liê ̣u .................................................................................... 37 3.2.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 37 3.2.2. Mô hình tác động cố định (FEM) ................................................................. 37 3.2.3. Mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM)........................................................ 38
- 3.3. Phân tích hồi quy ................................................................................................. 39 Chƣơng 4 ....................................................................................................................... 42 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 42 4.1. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 42 4.1.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ........................................................ 42 4.1.2. Kết quả hồi quy và thảo luận ........................................................................ 43 4.1.3. Hiệu chỉnh mô hình FEM ............................................................................. 45 4.1.4. Tổng hợp kết quả kỳ vọng các yếu tố ảnh hƣởng đến thu NSNN ................ 47 4.1.5 Phân tích kết quả nghiên cứu ......................................................................... 47 Chƣơng 5 ....................................................................................................................... 50 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................................. 50 5.1. Kết luận ............................................................................................................... 50 5.2. Hàm ý chính sách ................................................................................................ 51 5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.............................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 62 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 65
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NSNN: Ngân sách nhà nƣớc ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long NSTW: Ngân sách trung ƣơng NSĐP: Ngân sách địa phƣơng ODA: (Official Development Assistance): Viện trợ phát triển chính thức PCI (Provincial Competitiveness Index): Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TNCN: Thu nhập cá nhân TNDN: Thu nhập doanh nghiệp GTGT: Giá trị gia tăng TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt XDCB: Xây dựng cơ bản THUNS: Thu ngân sách GDPBQ: GDP bình quân đầu ngƣời MOCUATM: Mở cửa thƣơng mại NLCT: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh THNS: Thâm hụt ngân sách SLDN: Số lƣợng doanh nghiệp TLDSTDTLD: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm FEM (Fixed Effects Model): Mô hình tác động cố định REM (Random Effects Model): Mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên VIF: (Variance Inflation Factor) Hệ số phóng đại phƣơng sai
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Khung phân tích đề tài............................................................................................. 36 Bảng 3.2: Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình ....................................................... 40 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả .......................................................................................... 42 Bảng 4.2: Kết quả ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của các yếu tố đến thu NSNN ................................ 43 Bảng 4.3 : Kết quả mô hình FEM hiệu chỉnh theo FGLS ....................................................... 46 Bảng 4.4 : Tổng hợp kết quả kỳ vọng và mức ý nghĩa thống kê ............................................. 47
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 2.1: Khung phân tích các yếu tố tác động đến thu NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL .......................................................................................................................... 8 Hình 2.2: Thu NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005 – 2014.... 9 Hình 2.3: GDP bình quân đầu ngƣời các tỉnh ven biển ĐBSCL giai đoạn 2005-2014 10 Hình 2.4: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 ...................................................................................................... 10 Hình 2.5: Mở cửa thƣơng mại của các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005- 2014 ............................................................................................................................... 11 Hình 2.6: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh các tỉnh ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014................... .................................................................................................. 12 Hình 2.7: Số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 ..................................................................................................... 13 Hình 2.8: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 .................................................................................... 20 Hình 2.9: Tỷ lệ thu chi NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình giai đoạn năm 2005-2014...................................................................................................................... 21 Hình 2.10: Ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ các tỉnh ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005- 2014 .............................................................................................................................. 34
- 1 Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nƣớc trong dự toán đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nƣớc. Ngân sách nhà nƣớc (NSNN) đƣợc xem là khâu chủ đạo của hệ thống tài chính, thể hiện quan hệ tài chính giữa nhà nƣớc với các chủ thể trong xã hội và gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc nhƣ điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định trật tự và an sinh xã hội. Các hoạt động thu chi của NSNN luôn luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nƣớc, đƣợc nhà nƣớc tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. Các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí địa lý nằm liền kề hai Thành phố lớn đó là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ, với hệ thống giao thông thủy bộ nối liền các tỉnh duyên hải ĐBSCL với Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ, tạo cho vùng có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Theo Tổng cục Thống kê (2005-2014), tốc độ tăng trƣởng GDP (theo giá 1994) trung bình toàn vùng đạt 6,7%/năm. Đây chính là tiềm năng và điều kiện thuận lợi để các tỉnh ven biển ĐBSCL nâng cao năng lực sản xuất, đầu tƣ đổi mới khoa học công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng, tạo lợi thế trong thu hút đầu tƣ, góp phần làm tăng nguồn thu NSNN cho khu vực. Thu NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL có chiều hƣớng tăng qua các năm. Cụ thể, từ mức 1657,13 tỷ đồng năm 2005, đến mức 6800,58 tỷ đồng vào năm 2014, tốc độ tăng trƣởng trung bình 17,58%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng và nguồn thu NSNN chƣa ổn định, chƣa đảm bảo đƣợc nhiệm vụ chi, còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ƣơng, Trung ƣơng phải bù các khoản hụt chi, trung bình khoảng 22,97%/năm, từ đó làm ảnh hƣởng đến chính sách phát triển của các tỉnh khu vực này. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, điều cần thiết phải nhận biết các yếu tố ảnh hƣởng đến thu NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay. Đó chính là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu
- 2 ngân sách nhà nước - nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long”. Nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn đối với khu vực ven biển ĐBSCL, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho các cấp lãnh đạo đƣa ra chính sách phù hợp, góp phần khai thác tốt nguồn thu từ kinh tế địa phƣơng và đảm bảo công tác thu NSNN trong thời gian tới. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến thu ngân sách nhà nƣớc các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đƣa ra các chính sách, giải pháp, khuyến nghị, giúp các tỉnh có chính sách cụ thể để thu ngân sách đƣợc ổn định và bềnh vững. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nguồn thu ngân sách nhà nƣớc của các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long chịu sự ảnh hƣởng bởi các nhân tố nào? Các yếu tố ảnh hƣởng đó có tác động nhƣ thế nào đến nguồn thu ngân sách các tỉnh khu vực này? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Vấn đề thu ngân sách nhà nƣớc và các yếu tố ảnh hƣởng đến thu ngân sách nhà nƣớc các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Các biến ảnh hƣởng bao gồm: Biến phụ thuộc: Thu ngân sách nhà nƣớc Các biến độc lập gồm: GDP bình quân đầu ngƣời, mở cửa thƣơng mại, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thâm hụt ngân sách, số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về thu ngân sách nhà nƣớc của 07 tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang, giai đoạn 2005-2014. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Để xác định các nhân tố trong mô hình đã ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến thu ngân sách của các tỉnh ĐBSCL, đề tài đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- 3 a. Nghiên cứu định tính: Nhằm xác định các chỉ tiêu đánh giá, thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho phần nghiên cứu định lƣợng. Số lƣợng mẫu dự kiến là 70 mẫu trong giai đoạn 2005 - 2014 b. Nghiên cứu định lƣợng: Mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc xem xét đƣa vào phân tích thống kê. Sau đó dữ liệu sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm Stata 12. Tác giả sử dụng 2 phƣơng pháp chính trong quá trình xử lý dữ liệu thu thập đƣợc: mô hin ̀ h tác đô ̣ng cố đinh ̣ (FEM) và mô hình tác 2 đô ̣ng ngẫu nhiên (REM). Tƣ̀ đó , dƣ̣a vào các phân tích trên cơ sở của hê ̣ số R , kiể m đinh ̣ Hausman , phân tić h tƣơng quan giƣ̃a thành phầ n sai số chuyên biê ̣t chéo hay c á nhân (ɛi) và các biến hồi quy độc lập để lựa chọn mô hình phù hợp . 1.6 Bố cục luận văn Luận văn bao gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1. Giới thiệu Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết Chƣơng 3. Thiết kế nghiên cứu Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu Chƣơng 5. Kết luận và hàm ý chính sách
- 4 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Dựa trên các tiếp cận về mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu đã trình bày ở chƣơng 1, trong chƣơng 2 nêu lên khái quát về các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong chƣơng này tác giả tổng hợp các nghiên cứu khoa học trƣớc về mối quan hệ giữa các yếu tố đến thu ngân sách dựa trên khung lý thuyết và thực nghiệm đã đƣợc chứng minh có cơ sở khoa học, từ cơ sở đó đƣa ra mô hình nghiên cứu của đề tài. 2.1. Khái quát về các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh vùng biển và ven biển Đồng bằng sông Cửu Long: bao gồm 29 huyện, thị của 07 tỉnh có biển từ Tiền Giang đến tỉnh Kiên Giang. Diện tích tự nhiên vùng ven biển 12.094 km2, dân số năm 2013 là hơn 3,61 triệu ngƣời. Đang đẩy mạnh đầu tƣ để huyện đảo Phú Quốc thành trung tâm kinh tế lớn của vùng hƣớng mạnh ra biển. Hoàn thành và đi vào khai thác Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc; các khu du lịch sinh thái chất lƣợng cao và hệ thống cảng biển, cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão. Các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình khá bằng phẳng và nông, nơi sâu nhất khoảng 86m. Hải sản nơi đây có 2.000 loài, trong đó hơn 80 loài có giá trị kinh tế cao; riêng tôm biển có 50 loài, trong đó 15 loài có giá trị kinh tế cao; 40 loài động vật chân đầu, trong đó 10 loài mực có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lƣợng hải sản 577.576 tấn. Các tuyến đƣờng nhánh nối đƣờng trục Bắc-Nam đến đƣờng vòng quanh đảo và kết nối đến các khu du lịch trọng điểm trên đảo đang đƣợc gấp rút hoàn thành; phát triển các tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Tây và tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Đông gắn với xây dựng khu công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau. Đã đƣa đƣợc điện lƣới quốc gia ra đảo và đang nghiên cứu hình thành Đặc khu hành chính- kinh tế Phú Quốc. Phát triển kinh tế vùng ven biển phải được tập trung đầu tư, đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực theo hướng bền vững: Đƣa tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 lên 6,7%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 7,3%/năm. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ven biển, trong đó tỷ trọng ngành nông – lâm -
- 5 ngƣ nghiệp giảm từ 17,8% năm 2010 xuống 15% năm 2015 và tiếp tục giảm xuống còn 12,1% năm 2020; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 35,6% năm 2010 lên 36% năm 2015 và đạt mức 36,3% năm 2020; ngành dịch vụ tăng từ 46,7% năm 2010 lên 48,9% năm 2015 và 51,7% năm 2020. Đến năm 2020, GDP toàn vùng ven biển đạt 1.296 nghìn tỷ đồng, trong đó ngành nông - lâm – ngƣ nghiệp đạt 156 nghìn tỷ đồng, ngành công nghiệp - xây dựng đạt 470 nghìn tỷ đồng và ngành dịch vụ đạt 670 nghìn tỷ đổng. 2.2. Thuận lợi và khó khăn 2.2.1. Thuận lợi Khai thác lợi thế của địa hình kinh tế vùng ven biển để tạo sức mạnh tổng hợp cho phát triển kinh tế biển: Sắp xếp, tổ chức lại và kết nối không gian vùng biển và vùng bờ (đất liền) tạo thế vững chắc, liên hoàn sẵn sàng vƣơn khơi, bám biển để phát triển kinh tế biển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Thiết lập hệ thống cơ chế, chính sách đủ mạnh trong quản lý, khai thác, sử dụng tiềm lực vùng ven biển một cách bền vững và hiệu quả: - Khu vực Tây Nam bộ: Phát triển toàn diện ngành hải sản, bao gồm cả khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản và hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển, đƣa thủy sản thành ngành kinh tế biển mũi nhọn của tiểu vùng và của cả nƣớc; xây dựng Rạch Giá thành trung tâm nghề cá và dịch vụ lớn của cả nƣớc. Hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế ven biển gồm Tuyến kinh tế Cần Thơ-Sóc Trăng (chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến nông, hải sản và công nghiệp nhẹ phục vụ xuất khẩu, phát triển mạnh theo hƣớng sản xuất hàng hoá); Tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Tây (Rạch Giá - Hà Tiên), chủ yếu tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng tâm khai thác chế biến hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch dịch vụ; và Tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Đông (Bạc Liêu-Gành Hào-Cà Mau-Năm Căn), tập trung nguồn nguyên liệu hải sản cho chế biến xuất khẩu lớn nhất cả nƣớc, mà còn là khu vực trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng. Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm giao thƣơng quốc tế, trung tâm du lịch sinh thái đảo - biển của các nƣớc và khu vực và thiết lập Đặc khu hành chính-kinh tế Phú Quốc.
- 6 Tỷ trọng kinh tế biển năm 2015 đã chiếm 73,3% GDP toàn tỉnh. Kiên Giang có 63.290km2 mặt nƣớc biển, gấp 10 lần diện tích đất tự nhiên trên đất liền. Trong đó, độ sâu 20-50m chiếm gần 54%, độ sâu trên 50m chiếm gần 22%, còn lại độ sâu dƣới 20m. Bờ biển dài hơn 200km, có hàng trăm cửa sông, kênh rạch thoát nƣớc ra biển tây. Địa hình ấy cho nguồn thủy sản đa dạng, phong phú và còn có giá trị lớn phát triển du lịch, vận tải thủy. Hiện nay, Kiên Giang có đội tàu đánh cá lớn nhất ĐBSCL với 9.945 chiếc, trong đó tàu trọng tải trên 90 CV chiếm hơn 42%. Năm 2015, tổng sản lƣợng khai thác và nuôi trồng đạt 647.125 tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản 137,7 triệu USD. Về đơn vị hành chính, Kiên Giang có 2 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải; 51 xã, phƣờng, thị trấn ở ven biển và đảo. Tỉnh Cà Mau là tỉnh duy nhất cả nƣớc có 3 mặt giáp biển, chiều dài bờ biển 254 km với 87 cửa sông lớn nhỏ. Ngƣ trƣờng rộng hơn 71.000km2, một trong 4 ngƣ trƣờng lớn lớn nhất nƣớc ta, có trữ lƣợng lớn về hải sản và dầu khí. Đặc biệt, Cà Mau có vùng bãi bồi rộng lớn rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ven biển, riêng diện tích tôm nƣớc lợ đã gần 300.000 ha, lớn nhất nƣớc. Cà Mau còn có hơn 100.000 ha rừng, bao gồm rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau và rừng tràm U Minh Hạ có giá trị nhiều mặt, đã đƣợc UNESCO công nhận là Khu sinh quyển thế giới. Năm 2015, tỉnh xuất khẩu thủy sản đạt 960 triệu USD. Về đơn vị hành chính, Cà Mau có 22 xã, phƣờng, thị trấn ven biển và ở đảo. Tính ở thời điểm ngày 31/8/2016, chỉ 4 tỉnh cực nam là Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng có 16.710 chiếc tàu đánh cá; trong đó, công suất trên 90 CV có 6.515 chiếc, dƣới 90 CV có 10.195 chiếc. So với năm 2014, tàu công suất lớn tăng và giảm số lƣợng tàu công suất nhỏ. Nhờ đó, có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả khai thác. 2.2.2. Khó khăn và hạn chế Hoạt động kinh tế vùng ven biển chƣa phát triển mạnh, công tác đầu tƣ cho phát triển kinh tế vùng ven biển còn dàn trải, quy mô đầu tƣ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Kinh tế thủy sản còn gặp nhiề u rủi ro và thiếu tính bền vững, tàu thuyền phổ biến là vỏ gỗ, máy cũ, trang bị lạc hậu và khả năng vƣơn khơi còn yếu. Ngành vận tải biển
- 7 và dịch vụ vận tải biển chƣa phát huy thế mạnh, năng lực dịch vụ cảng còn yếu, kết cấu còn thấp. Du lịch biển đang trong giai đoạn đầu tƣ hạ tầng dịch vụ, tại nhiều vùng mức đầu tƣ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Chƣa thành lập đƣợc Đặc khu hành chính-kinh tế mang tầm quốc tế, việc phát triển các Khu kinh tế biển còn dàn trải, chƣa xứng tầm. Khu công nghiê ̣p đầ u tƣ chƣa nhiều, hiệu quả sử dụng đất thấp, cơ chế , chính sách khuyế n khích đầ u tƣ chƣa đủ mạnh, chƣa đa ̣t tầ m khu vƣ̣c; an sinh xã hội trong các khu công nghiệp chƣa đƣợc giải quyết thảo đáng. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thủy sản: “Kinh tế thủy sản vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của nó, tính bền vững chƣa cao, nguồn lợi tự nhiên có dấu hiệu cạn kiệt, sản lƣợng khai thác thủy sản đang có xu hƣớng giảm. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thủy sản toàn vùng những năm gần đây có xu hƣớng chậm dần”. Có hai điểm yếu cơ bản của ngành thủy sản vùng Tây Nam Bộ. Thứ nhất, công nghệ và cơ sở vật chất-kỹ thuật lạc hậu. Cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất của ngƣ dân. Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong khai thác hải sản còn cao, khoảng 25%. Thứ hai, công tác quản lý ngành kinh tế thủy sản của vùng còn nhiều bất cập nhƣ quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ ngƣ trƣờng. Hai yếu kém đƣa đến hậu quả: nguồn lợi hải sản giảm, cƣờng lực khai thác lại tăng nên đã và đang trực tiếp ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững. Khai thác tiềm năng mặt nƣớc ven biển chƣa hiệu quả; môi trƣờng biển và ven biển một số nơi đã ô nhiễm nặng, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, khả năng tái tạo thấp. Cơ sở hạ tầng nói chung và du lịch nói riêng phát triển chậm, chƣa đồng bộ. Chính vì hạ tầng ven biển yếu kém mà tỉnh Kiên Giang cũng nhƣ cả vùng biển Tây Nam, tồn tại nhiều “xóm đảo” tách biệt, có đời sống văn hóa tinh thần thấp kém. Tất cả những vấn đề trên lại dẫn đến tình trạng khai thác sai vùng, sai tuyến, vi phạm pháp luật trong và ngoài nƣớc khá phổ biến, chƣa đƣợc ngăn chặn có hiệu quả. Bởi vì vùng biển nƣớc ta quản lý chƣa tốt, nguồn lợi hải sản cạn kiệt nên ngƣ dân phải đƣa tàu đi khai thác ở vùng biển chồng lấn với nƣớc lân cận và nhiều khi sang hẳn vùng biển của nƣớc khác.
- 8 2.3. Thực trạng thu ngân sách các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian qua, sự suy thoái kinh tế thế giới đã tác động đến nền kinh tế của cả nƣớc và các tỉnh ven biển ĐBSCL; cùng với chính sách miễn giảm, giãn thuế của chính phủ để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vƣợt qua những khó khăn, thách thức, ổn định sản xuất kinh doanh đã ảnh hƣởng đến nguồn thu NSNN của cả nƣớc và các tỉnh ven biển ĐBSCL. Thu NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL giai đoạn 2005-2014, trung bình đạt 4.157,26 tỷ đồng/năm; trong đó, lớn nhất là 12.987,51 tỷ đồng/năm và nhỏ nhất là 912,66 tỷ đồng/năm; tăng trƣởng trung bình 17,58 %/năm. Hình 2.1: Thu NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005 – 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Nguồn: Tổng cục thống kê giai đoạn 2005-2014 Thu ngân sách của các tỉnh ven biển ĐBSCL có chiều hƣớng gia tăng qua các năm do: a. Thu nhập bình quân đầu người tăng GDP bình quân đầu ngƣời các tỉnh ven biển ĐBSCL trong thời gian qua có nhiều cải thiện theo xu hƣớng tăng dần qua các năm, từ mức 8,39 triệu đồng năm 2005 tăng lên mức 36,59 triệu đồng năm 2014, GDP bình quân đầu ngƣời cả giai đoạn trung bình
- 9 đạt khoảng 21,44 triệu đồng/năm, lớn nhất là 49,00 triệu đồng/năm và nhỏ nhất là 6,60 triệu đồng/năm, tăng trƣởng trung bình 17,94%/năm. Hình 2.2: GDP bình quân đầu ngƣời các tỉnh ven biển ĐBSCL giai đoạn 2005-2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Tổng cục thống kê giai đoạn 2005-2014 b. Mở cửa thương mại Thực hiện chính sách mở cửa từ năm 1986, hoạt động thƣơng mại của Việt Nam phát triển mạnh đến thị trƣờng các nƣớc trên thế giới, xuất - nhập khẩu luôn tăng trƣởng và phát triển. Trong giai đoạn 2005-2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình đạt 313.37 triệu USD/năm, tăng trƣởng trung bình đạt 14,98%/năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình có xu hƣớng tăng qua các năm, từ 277,66 triệu USD năm 2005, tăng lên 393,48 triệu USD vào năm 2009, tăng gấp 1,73 lần. Đến giai đoạn 2010-2014, sau khủng hoảng kinh tế năm 2009, hoạt động xuất nhập khẩu các tỉnh ven biển ĐBSCL có xu hƣớng sụt giảm, tăng trƣởng trung bình cả giai đoạn duy trì ở mức 20,79%/năm, thấp hơn giai đoạn 2005-2009 khoảng 4,76%, nhƣng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình đạt 729.21 triệu USD/năm, tăng gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2005-2009.
- 10 Hình 2.3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 Đơn vị tính: Triệu USD Nguồn: Tổng cục thống kê giai đoạn 2005-2014 Mở cửa thƣơng mại đƣợc đo bằng tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu chia cho GDP; trong giai đoạn 2005-2014, mở cửa thƣơng mại của các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình đạt 41,39%, lớn nhất là 98% và nhỏ nhất là 13%, với xu hƣớng xuất khẩu và nhập khẩu nhƣ trên thì tỷ lệ này có giảm dần qua các năm. Từ 44,71% năm 2005 giảm còn 44,57% năm 2014. Hình 2.4: Mở cửa thƣơng mại của các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 Đơn vị tính: %
- 11 Nguồn: Tổng cục Thống kê giai đoạn 2005-2014 c. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Hình 2.5: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh các tỉnh ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 Nguồn: Tổng cục Thống kê giai đoạn 2005-2014 Trong giai đoạn 2005-2014, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình đạt 57,37, lớn nhất là 65,81 và nhỏ nhất là 40,92; PCI của cả vùng đƣợc cải thiện từ năm 2009. Với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng luôn đƣợc cải thiện đã thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc quan tâm đầu tƣ. d. Số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Giai đoạn 2005-2014, số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn từng tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình là 1.717 doanh nghiệp, lớn nhất 3.917 doanh nghiệp, nhỏ nhất 509 doanh nghiệp. Trong những năm qua, kinh tế thế giới biến động, tác động đến nền kinh tế của Việt Nam và các tỉnh ven biển ĐBSCL; mặt dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhƣng với lợi thế về môi trƣờng kinh doanh năng động, an ninh và an toàn cho nhà đầu tƣ, thị trƣờng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, hệ thống hạ tầng giao thông ngày đƣợc đầu tƣ hoàn thiện, tạo thuận lợi trong vận chuyển và rút ngắn thời gian di chuyển. Với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng luôn đƣợc cải thiện đã thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc quan tâm, thể hiện qua số doanh nghiệp
- 12 hoạt động trên địa bàn liên tục tăng qua các năm, cụ thể nhƣ: trung bình từ 1.112 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn năm 2005, đến năm 2009 đạt con số 1.671 doanh nghiệp và tăng lên 2.253 doanh nghiệp vào năm 2014. Hình 2.6: Số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014 Nguồn: Tổng cục thống kê giai đoạn 2005-2014 e. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm Dân số các tỉnh ven biển ĐBSCL thuộc loại trẻ, phân theo nhóm tuổi và giới tính, khoảng 53% dân số trong vùng ở độ tuổi dƣới 20; 24,3% dân số từ 20-34 tuổi và có 22,7% dân số trên 35 tuổi (Tổng cục Thống kê, 2014). Đây chính là điểm thuận lợi cho vùng trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số 07 tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình cả giai đoạn 2005-2014 đạt 55.56%, tỷ lệ cao nhất là 63,6%, tỷ lệ thấp nhất là 46,80%.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn