intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến lạm phát, nghiên cứu trường hợp 9 nước ASEAN

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ mức độ tác động của các yếu tố cung tiền, chi tiêu chính phủ, kim ngạch nhập khẩu, tỷ giá hối đoái lên lạm phát tại các nước trong khu vực để từ đó đề xuất các kiến nghị cho Chính phủ Việt Nam (trong đó có NHNN) trong điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách ngoại thương nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến lạm phát, nghiên cứu trường hợp 9 nước ASEAN

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐẮC TƯỜNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT, NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHÍN NƯỚC ASEAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐẮC TƯỜNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT, NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHÍN NƯỚC ASEAN Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ THỊ MINH HẰNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn cao học này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Đồng thời luận văn chưa được công bố trong bất kì bài nghiên cứu nào. Các thông tin, số liệu bài viết, kỹ thuật xử lí mô hình là hoàn toàn đáng tin cậy và trung thực. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2014 Tác giả Nguyễn Đắc Tường
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 2 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................ 3 6. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý thuyết về lạm phát ............................................................................. 5 1.1.1. Các khái niệm ............................................................................................... 5 1.1.2. Đo lường lạm phát ........................................................................................ 6 1.1.3.Nguyên nhân gây ra lạm phát ........................................................................ 7 1.1.3.1 Nguyên nhân về phía cầu ........................................................................... 7 1.1.3.2.Nguyên nhân về phía cung ....................................................................... 10 1.1.3.3.Thuyết số lượng tiền tệ ............................................................................. 11 1.1.4. Biện pháp kiểm soát lạm phát .................................................................... 12 1.1.4.1. Chính sách tài khóa ................................................................................. 12 1.1.4.2. Chính sách tiền tệ .................................................................................... 12
  5. 1.1.4.3.Chính sách ngoại thương .......................................................................... 13 1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về lạm phát ..................................................... 15 1.2.1.Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................... 15 1.2.2.Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 16 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI CÁC NƯỚC ASEAN ................................................................................................................. 20 2.1.Tình hình kinh tế các nước ASEAN............................................................... 20 2.2.Tình hình lạm phát các nước ASEAN ............................................................ 25 2.2.1. Khái quát chung về tình hình lạm phát của các nước ................................ 25 2.2.2. Khảo sát tình hình các yếu tố tài khóa, tiền tệ, thương mại ....................... 27 2.2.2.1. Khảo sát tình hình chi tiêu chính phủ ...................................................... 27 2.2.2.2. Khảo sát tình hình tỷ giá hối đoái............................................................ 29 2.2.2.3. Khảo sát tình hình cung tiền .................................................................... 31 2.2.2.4. Khảo sát tình hình nhập khẩu .................................................................. 33 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH............................................................................... 36 3.1.Mô hình nghiên cứu........................................................................................ 36 3.2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu............................................................................... 37 3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 38 3.3.1. Mô hình các ảnh hưởng cố định ............................................................. 38 3.3.2. Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên ........................................................... 39 3.3.3. Kiểm định Hausman ................................................................................... 40 3.4. Kết quả kiểm định ......................................................................................... 41 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 45 4.1.Kết luận .......................................................................................................... 45
  6. 4.2.Kiến nghị đối với trường hợp Việt Nam ........................................................ 45 4.2.1.Với chính sách tiền tệ .................................................................................. 45 4.2.2.Với chính sách ngoại thương....................................................................... 53 4.2.3.Với chính sách tài khóa ............................................................................... 55 4.3.Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................... 56 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank) CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) FEM Mô hình các ảnh hưởng cố định GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại REM Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên VND Việt Nam Đồng USD Đô la Mỹ
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu Bảng 2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài Bảng 2.3 Ngân sách chính phủ (thặng dư/thâm hụt) Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng GDP Bảng 2.5 Tỉ lệ lạm phát Bảng 2.6 Chi tiêu chính phủ Bảng 2.7 Hệ số ICOR Bảng 2.8 Tỷ giá hối đoái Bảng 2.9 Cung tiền Bảng 2.10 Kim ngạch nhập khẩu Bảng 4.1 Số liệu cung tiền và lạm phát tại Việt Nam
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Nguyên nhân lạm phát về phía cầu Hình 1.2 Nguyên nhân lạm phát về phía cung Hình 2.1 Tỷ lệ lạm phát Hình 2.2 Tỷ giá hối đoái Hình 2.3 Cung tiền Hình 2.4 Kim ngạch nhập khẩu
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm vừa qua nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á tăng trưởng mạnh, thuộc khu vực phát triển năng động của thế giới, nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng GDP ổn định 7 hoặc 8 phần trăm 1 năm qua đó đưa nền kinh tế dần bắt nhịp với mức độ phát triển của các nước trên thế giới. Tuy nhiên nền kinh tế các nước trong khu vực vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Một trong những thách thức là việc điều hành lạm phát đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững. Có thể nói kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ và cả chính sách tài khóa. Trong thời gian vừa qua nhiều nước có mức lạm phát cao như Lào 128% vào năm 1999, Việt Nam 23,12 % vào năm 2008, một số nước có biên độ dao động lạm phát lớn trong cả ngắn hạn và dài hạn, điều đó cho thấy việc kiểm soát lạm phát chưa được như mong muốn của nhà làm chính sách. Với mức độ hòa nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì sự tác động của nền kinh tế thế giới vào nền kinh tế của từng quốc gia ngày càng đa dạng và phức tạp, theo đó cơ chế tác động của các yếu tố lên lạm phát cũng đa dạng và đòi hỏi nhiều sự nghiên cứu hơn. Hiện tại các nghiên cứu về lạm phát được công bố trên các tạp chí khoa học ít có các nghiên cứu về các nước trong khu vực Đông Nam Á, nếu có thì là nghiên cứu riêng
  11. 2 lẻ từng nước chứ chưa có nghiên cứu cho cả khu vực. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn sự tác động của các yếu tố lên lạm phát không những ở Việt Nam mà còn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á từ đó có những kiến nghị về mặt chính sách nhằm mục tiêu điều hành lạm phát phục vụ tăng trưởng ổn định bền vững, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố tác động đến lạm phát, nghiên cứu trường hợp 9 nước ASEAN”. 2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là phân tích sự tác động của các yếu tố lên lạm phát để giải quyết mục tiêu trên đề tài hướng vào các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Mức độ tác động của các yếu tố lên lạm phát, độ trễ trong tác động của từng yếu tố? Câu hỏi 2: Hàm ý chính sách liên quan đến kiểm soát lạm phát? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu vào phân tích định lượng sự tác động của các yếu tố: cung tiền, chi tiêu chính phủ, kim ngạch nhập khẩu, tỷ giá hối đoái lên lạm phát. Phạm vi nghiên cứu: Các nước khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1997-2012 (16 năm). Do số liệu của Myanmar và Đông Timor không đầy đủ nên đề tài chỉ nghiên cứu 9 nước còn lại của khu vực. 4. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ trang web của ADB, mục Key Indicator for Asia and The Pacific từ năm 1997 đến năm 2012 và trang web WorldBank, mục data.
  12. 3 Dữ liệu được thu thập theo năm, số liệu tỷ giá hối đoái lấy số bình quân trong năm thay vì số cuối kỳ. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích định lượng sử dụng dữ liệu bảng, được tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Tác giả ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng bằng cách trình bày các mô hình: mô hình các ảnh hưởng cố định (fixed effects model - FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (random effects model - REM) Bước 2: Thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Làm rõ mức độ tác động của các yếu tố cung tiền, chi tiêu chính phủ, kim ngạch nhập khẩu, tỷ giá hối đoái lên lạm phát tại các nước trong khu vực để từ đó đề xuất các kiến nghị cho Chính phủ Việt Nam (trong đó có NHNN) trong điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách ngoại thương nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. 6. Kết cấu luận văn Khóa luận trình bày trong 4 chương:  Chương 1: Trình bày cơ sở lý thuyết về lạm phát bao gồm khái niệm, đo lường, nguyên nhân của lạm phát và tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về các yếu tố tác động lên lạm phát.  Chương 2: Phân tích về tình hình lạm phát tại các nước trong khu vực, đánh giá việc điều hành lạm phát của các nước.
  13. 4  Chương 3:Trình bày mô hình nghiên cứu, thu thập, xử lý dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu  Chương 4: Trình bày về kết luận và gợi ý chính sách.
  14. 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý thuyết về lạm phát 1.1.1. Các khái niệm Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế (Mankiw, 2003). Mức giá chung là mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm gia tăng của mức giá chung của kỳ này so với kỳ trước. Tỷ lệ lạm phát hàng năm If = .100 Trong đó If : Tỷ lệ lạm phát năm t Pt : Chỉ số giá năm t Pt-1: Chỉ số giá năm t-1 Giảm phát: là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục trong khoảng thời gian nhất định. Giảm lạm phát: là mức giá chung của nền kinh tế có tăng lên nhưng tốc độ gia tăng thấp hơn so với thời kỳ trước.
  15. 6 Tỷ lệ lạm phát vừa phải là tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm, lạm phát phi mã là khi tỷ lệ lạm phát 2,3 con số (20%, 300%), Siêu lạm phát là khi tỷ lệ lạm phát ≥ 4 con số (1000%). 1.1.2. Đo lường lạm phát Lạm phát được đo lường bằng việc theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Giá cả của một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ gọi là mức giá chung. Chỉ số giá là tỷ lệ của mức giá chung ở thời kỳ này so với mức giá chung của nhóm hàng hóa tương tự tại thời kỳ gốc. Để đo lường tỷ lệ lạm phát người ta sử dụng 2 chỉ số giá: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và GDP hiệu chỉnh (GDP deflator). Sự khác biệt 2 chỉ số giá này là sự khác nhau trong 2 rổ hàng hóa dùng để tính toán.  Chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng năm t được xác định: CPIt = x 100 Với : khối lượng sản phẩm i ở kỳ gốc : đơn giá sản phẩm i năm gốc : đơn giá sản phẩm i năm t  Chỉ số giảm phát theo GDP/Chỉ số GDP hiệu chỉnh (GDP deflator)
  16. 7 = x 100 = x 100 Như vậy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là tỷ số phản ánh giá cả của một rổ hàng hóa trong nhiều năm so với năm gốc, rổ hàng hóa này là không thay đổi qua nhiều năm. Còn GDP deflator là chỉ số phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước. GDP deflator tính trên rổ hàng hóa thay đổi, chỉ số này cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ sở như vậy nó phản ánh sự biến động GDP danh nghĩa do sự biến động của giá. Tuy nhiên, lạm phát cũng có thể được sử dụng để mô tả một sự tăng mức giá trong một tập hợp hẹp của tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Chẳng hạn, Chỉ số giá sản xuất và Chỉ số chi phí nhân công (ECI) là những ví dụ của chỉ số giá hẹp được sử dụng để đo lường lạm phát giá cả trong các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế. Còn Lạm phát cơ bản là một thước đo lạm phát cho một tập hợp con của giá tiêu dùng không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng. 1.1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát 1.1.3.1. Nguyên nhân về phía cầu Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các thành phần kinh tế (dân cư, doanh nghiệp, chính phủ, nước ngoài) muốn mua ở mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định. Tổng cầu AD trong nền kinh tế mở bao gồm các bộ phận sau đây:
  17. 8 AD = C + I + G + X – M Trong đó: C: Tiêu dùng của hộ gia đình, I: Đầu tư của doanh nghiệp, G: Chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ (bao gồm cả chi đầu tư và cho tiêu dùng), X: Giá trị hàng hóa xuất khẩu, M: Giá trị hàng hóa nhập khẩu Đường tổng cầu có độ dốc xuống thể hiện mối quan hệ nghịch biến với mức giá chung. Nguyên nhân lạm phát về phía cầu thể hiện khi các thành phần của tổng cầu tăng làm tổng cầu gia tăng, đường AD dịch chuyển sang phải làm sản lượng tăng và mức giá chung cũng tăng. Trong thực tế sự gia tăng của tổng cầu do hai nguyên nhân sau đây: - Sự gia tăng cung tiền của Ngân hàng trung ương. - Sự gia tăng chi tiêu chính phủ.
  18. 9 Hình 1.1 Nguyên nhân lạm phát về phía cầu
  19. 10 1.1.3.1. Nguyên nhân về phía cung. Hình 1.2: Nguyên nhân lạm phát về phía cung Tổng cung là tổng giá trị khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng cho nền kinh tế tương ứng với mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định. Lạm phát có nguyên nhân từ phía cung xảy ra khi chi phí tăng cao, đẩy đường tổng cung AS dịch sang trái làm sản lượng giảm và mức giá chung tăng, nền kinh tế rơi vào tình trạng vừa lạm phát vừa suy thoái. Các nguyên nhân làm chi phí sản xuất tăng có thể bao gồm:
  20. 11 - Tiền lương tăng (năng suất lao động không tăng) - Điều kiện khai thác các yếu tố sản xuất khan hiếm và tốn kém hơn - Thuế tăng - Thiên tai, chiến tranh - Khủng hoảng các yếu tố đầu vào sản xuất làm chi phí tăng ví dụ như khủng hoảng dầu mỏ. 1.1.3.2. Thuyết số lượng tiền tệ Lý thuyết định lượng cổ điển đặt vấn đề về mối quan hệ giữa cung tiền và giá cả. Mô hình Fisher: M.V=P.Y (1) M: Cung tiền V: Vòng quay tiền/ tốc độ lưu thông tiền tệ P: Giá cả Y: Sản lượng (1)→P=M.V/Y Khi Y và V không đổi thì P phụ thuộc vào M, như vậy theo lý thuyết cổ điển giá cả phụ thuộc vào cung tiền. Khi lượng tiền tệ tăng lên thì mức giá cũng tăng lên, lạm phát xảy ra. Milton Fried đưa ra nguyên tắc: Cung tiền tệ tăng một tỷ lệ nhất định tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng thì giá cả sẽ không tăng. Chỉ khi nào tích M.V tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng thì lạm phát mới xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0