intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sử dụng công cụ phái sinh nhằm xây dựng sàn giao sau lúa gạo tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu về hợp đồng giao sau về lúa gạo để phòng chống rủi ro biến động giá trên thị trường giao ngay và Việt Nam cần xây dựng TTGS lúa gạo. Qua phân tích sự biến động đối với giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua, đánh giá thực trạng việc sử dụng các hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro một số mặt hàng nông sản khác, xác định ưu điểm, nhược điểm và các nguyên nhân và từ đó đề xuất xây dựng thị trường giao sau lúa gạo và giải pháp phát triển thị trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sử dụng công cụ phái sinh nhằm xây dựng sàn giao sau lúa gạo tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------- NGUYỄN TÔN DIỄM NHÃ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN TÔN DIỄM NHÃ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI KIM YẾN TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM XÂY DỰNG SÀN GIAO SAU LÚA GẠO TẠI VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các phân tích, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012 NGUYỄN TÔN DIỄM NHÃ Học viên cao học khóa 19 Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
  4. MỤC LỤC  TRANG TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ PHẦN MỞ BÀI....................................................................................................................................1 CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU LÚA GẠO .....3 1.1. Tổng quan về thị trường giao sau ....................................................................................3 1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................................3 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................3 1.1.3. Cấu trúc thị trường giao sau ....................................................................................6 1.1.4. Cơ chế của giao dịch giao sau...................................................................................8 1.1.5. Hàng hóa trong thị trường giao sau ......................................................................13 1.2. Hợp đồng giao sau lúa gạo ..............................................................................................14 1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................................14 1.2.2. Đặc điểm hợp đồng giao sau lúa gạo .....................................................................15 1.2.3. Mục đích hợp đồng giao sau lúa gạo .....................................................................18 1.2.4. Phân biệt hợp đồng giao sau với hợp đồng kỳ hạn lúa gạo ...............................19 1.3. Định giá giao sau...............................................................................................................22 1.3.1. Đặc tính của giá giao sau.........................................................................................22 1.3.2. Giá giao sau về lúa gạo ............................................................................................23 1.3.3. Chi phí thực hiện ......................................................................................................24 1.4. Vai trò của thị trường giao sau lúa gạo.........................................................................25 1.4.1. Thị trường giao sau lúa gạo góp phần giúp nhà nước quản lý nền kinh tế ....25 1.4.2. Thị trường giao sau lúa gạo mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế ................26 1.5. Một số thị trường giao sau lúa gạo trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 27 1.5.1. Một số thị trường giao sau lúa gạo trên thế giới .................................................27 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................................29 Kết luận chương I..............................................................................................................................31 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ LÚA GẠO VÀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM........................................................32 2.1 Thế mạnh của ngành sản xuất lúa gạo tại Việt Nam ..................................................32 2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo..........................................................................33 2.2.1. Diện tích và sản lượng gieo trồng ..........................................................................33 2.2.2. Các kênh tiêu thụ và phân phối lúa gạo ...............................................................38 2.2.3. Giá thành và lợi nhuận trong sản suất lúa gạo....................................................38 2.2.4. Tình hình xuất khẩu lúa gạo và biến động giá trong thời gian qua.................39 2.2.5. Những thách thức trong việc sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ................................43 2.3 Thực trạng thị trường giao sau một số mặt hàng nông sản tại Việt Nam ...............45 2.3.1. Thị trường giao sau cà phê .....................................................................................46
  5. 2.3.2. Một số mặt hàng nông sản khác.............................................................................54 2.3.3. Tình hình giao dịch ..................................................................................................54 2.4 Đánh giá thực trạng thị trường giao sau nông sản tại Việt Nam..............................56 2.4.1. Lợi ích của các thành viên khi tham gia thị trường............................................56 2.4.2. Khó khăn của thị trường giao sau hiện nay.........................................................56 2.4.3. Nguyên nhân thị trường giao sau chưa phát triển tại Việt Nam ......................57 2.4.4. Sự cần thiết của việc phát triển thị trường giao sau cho lúa gạo......................59 Kết luận chuơng II ............................................................................................................................63 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG SÀN GIAO SAU LÚA GẠO TẠI VIỆT NAM ....................................................................................................................................................64 3.1 Quan điểm, định hướng chiến lược phát triển thị trường lúa gạo giao sau............64 3.2 Xây dựng sàn giao sau lúa gạo của Việt Nam ..............................................................66 3.2.1 Lộ trình phát triển ...................................................................................................66 3.2.2 Mô hình Sở giao dịch ...............................................................................................67 3.2.3 Đối tượng tham gia thị trường giao sau................................................................69 3.2.4 Cơ chế hoạt động......................................................................................................70 3.2.5 Hợp đồng giao sau lúa gạo......................................................................................72 3.3 Các giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại Việt Nam..........................73 3.3.1 Tăng khả năng nhận thức về loại giao dịch này ..............................................73 3.3.2 Điều chỉnh quy mô sản xuất, đảm bảo mức độ hiệu quả của thị trường .......75 3.3.3 Hoàn thiện chính sách và khuôn khổ pháp lý ......................................................77 Kết luận chuơng III...........................................................................................................................80 KẾT LUẬN ........................................................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBOT: Hội đồng thương mại Chicago ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng IMM: Thị trường giao dịch tiền tệ Quốc tế LĐ-TBXH: Lao động, thương binh xã hội NN&PTNT: Nông nhiệp và phát triển nông thôn SGD: Sở giao dịch TTGS: Thị trường giao sau VFA: Hiệp hội lương thực Việt Nam
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các hợp đồng giao sau hàng hóa năng động nhất và các Sở giao dịch............ 13 Bảng 1.2: Các hợp đồng giao sau về tài chính năng động ở Mỹ và các Sở giao dịch chính nơi mua bán...........................................................................................................................14 Bảng 1.3: Tóm tắt những điểm khác nhau giữa hợp đồng giao sau và hợp đồng kỳ hạn 21 Bảng 1.4: Tóm tắt kết quả của hợp đồng kỳ hạn T trên tài sản đầu tư có giá trị S, lãi suất không rủi ro kỳ hạn T là r ................................................................................................... 25 Bảng 1.5: Mô tả lợi ích của người mua, người bán HĐGS ............................................... 26 Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam từ năm 2000 đến 2010 .........................34 Bảng 2.2: Thống kê giao dịch tại BCEC trong tháng 6/2011............................................ 55 Bảng 3.1: Đặc tả hợp đồng giao sau gạo............................................................................. 73 CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình giao dịch giao sau ................................................................................. 11 Hình 2.1: Bảng đồ phân bố khu vực trồng lúa ở Việt Nam ............................................... 37 Hình 2.2: Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010 .................................... 40 Hình 2.3: Khối luợng gạo xuất khẩu của một số nước niên vụ 2009/2010-2010/2011 ... 41 Hình 2.4: Tỷ trọng gạo phân theo tiêu dùng nội địa và xuất khẩu từ 2003-2010............. 41 Hình 2.5: So sánh chỉ số giá gạo của Fao và Việt Nam.....................................................42 Hình 2.6: Biến động giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam năm 2010................... 43 Hình 2.7: Quy trình giao dịch tại Trung Tâm cà phê Buôn Ma Thuột .............................51 Hình 3.1: Mô hình tổ chức Sở giao giao dịch giao sau lúa gạo......................................... 68
  8. -1- PHẦN MỞ BÀI 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới. Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, giá trị kim ngạch xuất khẩu từ gạo chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới luôn biến động thất thường, điều này ảnh hưởng rất lớn đến đến những người sản xuất lúa gạo, đến thu nhập của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này và trên hết là gây khó khăn cho việc quản lý và định hướng cho thị trường lúa gạo của Nhà nước. Hiện nay trên thế giới, các doanh nghiệp và người nông dân sản xuất lúa gạo đã tham gia giao dịch tại thị trường giao sau như là một công cụ để phòng ngừa rủi ro biến động giá. Nhưng hình thức giao dịch này hiện nay chưa được ứng dụng tại Việt Nam. Việc sử dụng công cụ phái sinh nhằm xây dựng một thị trường giao sau lúa gạo tại Việt Nam là cần thiết để khẳng định vị thế và tạo nền tảng vững chắc cho ngành sản xuất lúa gạo trong nước hòa nhập cùng thị trường thế giới. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu về hợp đồng giao sau về lúa gạo để phòng chống rủi ro biến động giá trên thị trường giao ngay và Việt Nam cần xây dựng TTGS lúa gạo. Qua phân tích sự biến động đối với giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua, đánh giá thực trạng việc sử dụng các hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro một số mặt hàng nông sản khác, xác định ưu điểm, nhược điểm và các nguyên nhân và từ đó đề xuất xây dựng thị trường giao sau lúa gạo và giải pháp phát triển thị trường. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thị trường giao sau, hợp đồng giao sau cho mặt hàng lúa gạo của Việt Nam. Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu mô hình tổ chức, quản lý sàn giao dịch giao sau, việc thiết lập hợp đồng giao sau nhằm mục đích phù hợp với sản phẩm gạo Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Thị trường giao sau đã hình thành ở nhiều nước nhưng tại Việt Nam chỉ áp dụng cho một số mặt hàng, vì vậy đề tài chỉ tập trung vào các giải pháp
  9. -2- để phát triển thị trường gạo giao sau mang tính định hướng, không phải là giải pháp mang tính kỹ thuật và chỉ đưa ra mô hình dự kiến giao sau lúa gạo trong phạm vi hẹp. 4. Phương pháp nghiên cứu Bằng phương pháp phân tích, nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu, sách báo, Internet có liên quan đến thị trường giao sau, mặt hàng lúa gạo cùng một số nông sản khác, kết hợp với phương pháp tính toán, so sánh biến động giá gạo để lý giải ảnh hưởng của biến động giá gạo đến đời sống kinh tế - xã hội và vai trò cần thiết của sàn giao dịch giao sau lúa gạo tại Việt Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Việc hình thành thị trường giao sau gạo Việt Nam nhằm mục đích giải quyết đầu ra cho người nông dân, họ là người tạo ra hàng hóa và cũng là người gánh chịu những rủi ro về giá nhiều nhất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam không thể giữ nguyên các phương thức kinh doanh cũ mà phải tiếp cận những phương thức kinh doanh tiên tiến trên thế giới. Về phía ngân hàng, HĐGS cung ứng thêm một công cụ tài chính, đa dạng sản phẩm dịch vụ, làm căn cứ cung ứng vốn. Chính điều đó, các nước phát triển đã áp dụng hình thức này từ rất lâu và mang lại hiệu quả cao. Với những nội dung nghiên cứu của đề tài này, tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng chính sách liên quan đến phát triển thị trường giao sau gạo. Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam muốn sử dụng các hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, kết cấu của đề tài gồm 03 chương Chương 1: Những lý luận cơ bản về thị trường giao sau lúa gạo. Chương 2: Thực trạng về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và thị trường giao sau nông sản tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nhằm xây dựng sàn giao sau lúa gạo tại Việt Nam.
  10. -3- CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU LÚA GẠO 1.1. Tổng quan về thị trường giao sau 1.1.1. Khái niệm Thị trường giao sau là một thị trường tập trung có tổ chức cao, chỉ mua bán các sản phẩm dẫn xuất từ thị trường hàng hóa thực thông qua các hợp đồng giao sau. Các thành phần tham gia thị trường giao sau là các nhà đầu cơ, người sẽ chấp nhận rủi ro mà người bảo hiểm rủi ro muốn tránh. Hầu hết các nhà đầu cơ đều không có ý định thực hiện giao hàng hóa hoặc nhận hàng hóa, nhưng thay vào đó, họ tìm kiếm lợi nhuận từ việc thay đổi giá. Sự tương tác của các hedger và các nhà đầu cơ sẽ tạo ra một thị trường năng động, có tính thanh khoản và cạnh tranh. Các mặt hàng mà ngày nay được giao dịch trên thị trường này bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, kim loại, dầu khí, công cụ tài chính, ngoại hối và chỉ số chứng khoán, cho phép người mua/bán tham gia TTGS với những rủi ro đã biết trước.. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Thị trường giao sau xuất hiện từ thời Trung cổ tại Châu Âu, đó là mối quan hệ được hình thành giữa thương nhân và nông dân. Vào những năm mất mùa, người nông dân đang có hàng không vội bán ra làm giá cả tăng cao. Ngược lại, vào những năm bội thu giá sẽ bị dìm xuống, gây khó khăn cho người nông dân và gia đình họ. Đối với giới thương nhân, họ cũng bị tác động bởi những rủi ro về giá. Vào những năm bội thu giá có thể thuận lợi, còn những năm khan hiếm có thể gây ra giá cắt cổ. Để tránh tình trạng đó, thương nhân và người nông dân đã gặp nhau trước mỗi vụ mùa để thỏa thuận giá cả trước cho những sản phẩm mà họ sản xuất ra. Như vậy, rủi ro về giá của cả hai bên đã được giải quyết, họ đã thương lượng loại hợp đồng giao sau, mỗi bên có thể loại trừ rủi ro về giá không ổn định trong tương lai. Thị trường giao sau đầu tiên ra đời tại Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 17. Tuy nhiên, do những lý do về chính trị và đầu cơ nên thị trường này sau đó đã dừng hoạt động. Đến những năm 1840, Chicago nhanh chóng trở thành trung tâm phân phối và vận chuyển của vùng Trung Tây nước Mỹ. Với sự ra đời của máy gặt McCormick trong thời gian này đã làm năng suất sản xuất lúa mì tại Mỹ tăng lên rất nhanh chóng. Nông dân chở lúa mì từ các nông trại vành đai đến Chicago để bán và sau đó phân
  11. -4- phối về hướng tây dọc theo đường ray và hồ lớn. Có điều do sản xuất có tính mùa vụ nên phần lớn lúa mì chở đến Chicago vào cuối mùa hạ và mùa thu, vì thế các kho bãi của thành phố không đủ để dự trữ cho những gia tăng tạm thời trong nguồn cung ứng. Giá cả giảm đáng kể vào thời kỳ thu hoạch khi cung tăng nhưng sau đó giá lại tăng đều đặn. Vào những năm 1848, một nhóm thương gia đã thực hiện bước đầu làm nhẹ bớt vấn đề này bằng cách thành lập Hội đồng thương mại Chicago (CBOT). CBOT ban đầu được tổ chức vì mục đích chuẩn hóa số lượng và chất lượng lúa mì. Ở đó, người nông dân và các thương nhân có thể mua bán trao ngay tiền mặt và lúa mì theo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng do CBOT qui định Các giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ dừng lại ở hình thức của một chợ nông sản vì hình thức mua bán chỉ là nhận hàng – trao tiền đủ, sau đó thì quan hệ các bên chấm dứt. Một vài năm sau đó, hợp đồng kỳ hạn đầu tiên được triển khai gọi là hợp đồng đến trước (to-arrive contract), cho phép nông dân có thể đồng ý giao lúa mì vào một ngày trong tương lai với một giá xác định trước. Thỏa thuận này làm cho nông dân không phải chở lúa mì đến Chicago vào thời kỳ thu hoạch nữa nhưng lại có thể cố định được mức giá và ngày mà sau đó lúa mì sẽ được bán. Nhờ đó, người nông dân biết mình sẽ nhận được bao nhiêu cho vụ mùa của mình, còn thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dự kiến. Hai bên ký kết với nhau một hợp đồng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm”. Nhưng không dừng lại ở đó, quan hệ mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến đến nỗi ngân hàng cho phép sử dụng loại hợp đồng này làm vật cầm cố trong các khoản vay. Và rồi, người ta bắt đầu mua đi bán lại trao tay chính loại hợp đồng này trước ngày nó được thanh lý. Nếu thương nhân không muốn mua lúa mì thì họ có thể bán lại cho người khác cần nó hoặc người nông dân không muốn giao hàng thì họ có thể chuyển nghĩa vụ của mình cho người nông dân khác. Bằng cách này, họ có thể đầu cơ trên giá lúa mì giao dịch trong tương lai mà không phải lo lắng về việc giao nhận hàng và kho chứa lúa mì. Giá cả hợp đồng lên xuống dựa vào diễn biến của thị trường lúa mì. Nếu thời tiết xấu xảy đến, thì người bán lại hợp đồng đó sẽ thu được nhiều lãi vì nguồn cung hàng đang thấp đi nên giá hợp đồng sẽ tăng; nếu vụ mùa thu được nhiều hơn sự mong đợi thì người bán hợp đồng sẽ mất giá vì người ta có thể trực tiếp mua lúa mì trên thị trường tự do. Cứ như thế, các quy định cho loại
  12. -5- hợp đồng này ngày càng chặc chẽ và người ta quên dần việc mua bán hợp đồng kỳ hạn lúa mì mà chuyển sang lập các hợp đồng giao sau lúa mì. Vì chi phí cho việc giao dịch loại hợp đồng mới này thấp hơn rất nhiều và người ta có thể dùng nó để bảo hộ giá cả cho chính hàng hóa của họ. Từ đó trở đi, những người nông dân có thể bán lúa mì của mình bằng cả 3 cách: trên thị trường giao ngay, trên thị trường kỳ hạn (forward) hoặc tham gia vào TTGS (futures). Đến năm 1865, CBOT hoàn thiện thêm những quy định cụ thể có tính bắt buộc về giao dịch như độ lớn của hợp đồng, chất lượng, phương thức thanh toán, phương thức giao nhận hàng hóa và những quy định về tổ chức và hoạt động khác. Chính vì vậy, thời điểm này được xem là cột mốc đánh dấu sự ra đời một cách khá hoàn chỉnh của thị trường giao sau tại Mỹ Lịch sử phát triển của thị trường giao sau không dừng lại ở đó. Đến năm 1874, The Chicago Produce Exchange được thành lập và sau đó trở thành Chicago Butter and Egg Boad cung cấp cho thị trường bơ, trứng, gia cầm và những sản phẩm nông nghiệp khác. Vào năm 1898, các nhà bán lẻ trứng và bơ rút lui khỏi thị trường. Tổ chức này được sắp xếp lại và thành Sàn giao dịch Chicago (Chicago Mercantile Exchange-CME) vào năm 1919. Sở giao dịch đã thiết lập các điều luật và quy định để điều hành các giao dịch này. Năm 1920, công ty thanh toán bù trừ được thành lập. Hiện nay, đây là sàn giao dịch hợp đồng giao sau lớn thứ hai thế giới. Sau đó, nhiều sàn giao dịch đã được thành lập mà tiêu biểu là sàn giao dịch giao sau New York (1979)-đây là một chi nhánh của Sàn giao dịch chứng khoán New York, Bolsa de Mercadorias y Futuros (BM&F) ở Sao Paulo, The London International Financial Futures Exchange (LIFFE), The Swiss Option and Financial Futures Exchange (SOFFEX), The Tokyo International Financial Futures Exchange (TIFFE), The Singapore International Financial Futures Exchange (SIMEX) và The Sydney Futures Exchange (SFE). Ngày nay, thị trường giao sau đã vượt xa khỏi giới hạn của hợp đồng nông sản ban đầu, nó trở thành công cụ tài chính để bảo vệ các loại hàng hóa truyền thống và cũng là một trong những công cụ đầu tư hữu hiệu nhất trong ngành tài chính như lãi suất, chỉ số chứng khoán, ngoại hối, năng lượng và các hàng hóa khác như các sản phẩm dẫn xuất kinh tế (Economic Derivaties). Thị trường giao sau hiện nay hoạt động
  13. -6- liên tục thông qua hệ thống Globex nối liền 12 trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Sự thay đổi giá cả của các loại hàng hóa chuyển biến từng giây một và gây ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế của một quốc gia mà cả khu vực và toàn thế giới. Tên gọi hợp đồng giao sau xuất phát từ thuật ngữ Commodities Futures Contract và vì vậy người ta đặt tên cho thị trường này là Commodities Futures Market hoặc Futures Market. Hiện nay, các tài liệu trong nước có rất nhiều cách gọi cho loại hợp đồng này, cụ thể như hợp đồng Future, hợp đồng Futures, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau. Tuy nhiên, trong bài luận này tôi sử dụng thuật ngữ “thị trường giao sau”, “hợp đồng giao sau” để chỉ loại quan hệ này. 1.1.3. Cấu trúc thị trường giao sau 1.1.3.1. Sở giao dịch Sở giao dịch là nơi tổ chức tập trung để tiến hành mua bán các hợp đồng giao sau. Các giao dịch được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch. Có những Sở giao dịch vẫn còn giữ sàn giao dịch truyền thống nhưng cũng có những Sở giao dịch tự động hóa hoàn toàn nên không còn sàn giao dịch nữa, tuy nhiên hoạt động giao dịch vẫn tập trung trên mạng máy tính của thành viên. Hàng hóa mua bán trên Sở giao dịch là hàng hóa trong danh mục, có cung cầu lớn và thường xuyên biến động. Sở giao dịch quy định các tiêu chuẩn về loại hàng, lượng hàng, phẩm chất hàng hóa, giá cả, thời gian giao hàng,… Mục đích mua bán ở Sở giao dịch là nhằm bảo hiểm rủi ro và kiếm lợi nhuận do chênh lệch giá. Sở giao dịch là nơi phản ánh sự biến động về mặt giá cả và quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường. Nhờ các thông tin có tại Sở giao dịch mà người tiêu dùng và người sản xuất sẽ có những quyết định đúng hơn về hàng hóa được tiêu thụ, được sản xuất, giúp cho các nhà kinh doanh khi ra các quyết định đầu tư dưới hình thức giao kết các hợp đồng giao sau. Mỗi Sở giao dịch chỉ giao dịch một số loại hàng hóa nhất định. Do đó, người tham gia thị trường chỉ được phép giao dịch các hàng hóa cho phép trong Sở giao dịch đó. 1.1.3.2. Trung tâm thanh toán bù trừ Trung tâm thanh toán bù trừ là một tổ chức trung gian có nhiệm vụ đảm bảo cho thị trường giao sau hoạt động có hiệu quả bằng việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ tất cả các giao dịch trên Sở giao dịch.
  14. -7- Bất kỳ thành viên nào của SGD muốn thực hiện giao dịch trên sàn giao dịch thì phải bắt buộc là thành viên của trung tâm hoặc phải có mối quan hệ với các công ty thành viên của tổ chức này. Như vậy, mọi giao dịch chỉ có thể được thực hiện trên SGD khi thông qua các công ty thanh toán bù trừ thành viên. Khi gần đến ngày đáo hạn hợp đồng, trung tâm sẽ thông báo và yêu cầu khách hàng xác nhận lần cuối cùng là muốn nhận (giao) hàng thực sự như trong hợp đồng không. Nếu có thì trung tâm sẽ sắp xếp việc giao hàng, nếu không trung tâm sẽ bắt buộc khách hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ (đảo vị thế) trước ngày đáo hạn của hợp đồng. 1.1.3.3. Công ty môi giới Là một tổ chức hay cá nhân có tư cách pháp nhân tiếp nhận lệnh mua bán từ khách hàng. Công ty môi giới có chức năng tương tự như chức năng của công ty môi giới trên thị trường Chứng khoán nhưng hoạt động theo các quy định của TTGS. Tất cả các công ty môi giới đều là thành viên của SGD, nhưng không phải tất cả đều là thành viên của trung tâm thanh toán bù trừ. Nếu là thành viên của trung tâm thanh toán bù trừ thì các nhân viên môi giới của công ty này tại sàn sẽ tiếp nhận lệnh đấu giá trên sàn giao dịch tại SGD. Nếu không là thành viên thì nó sẽ thực hiện lệnh của khách hàng thông qua một công ty môi giới khác là thành viên của trung tâm . Để được giao dịch trên sàn giao dịch, mỗi công ty môi giới phải mua hoặc thuê chỗ trên sàn giao dịch. Chỗ ngồi thường được mua và bán, giá phụ thuộc vào mức độ giao dịch và từng giai đoạn phát triển kinh tế. Chỗ trên CBOT, CME và IMM mất khoảng vài trăm ngàn đôla, trong khi đó trên những thị trường nhỏ thì ít tốn kém hơn. 1.1.3.4. Các nhà giao dịch giao sau Thị trường giao sau có sự thành công vượt bậc, lý do là các thị trường này thu hút nhiều loại nhà kinh doanh khác nhau. Theo cách phân loại dựa vào chiến lược giao dịch thì gồm có nhà phòng ngừa rủi ro và nhà đầu cơ. - Nhà phòng ngừa rủi ro (Hedgers): hay còn gọi là người bảo hộ. Nguồn gốc hình thành của thị trường giao sau là để đáp ứng nhu cầu của những nhà bảo hộ giá. Họ là những người có liên quan đến hàng hóa, có thể là những người sản xuất như nông dân, công ty khai thác mỏ, người khai thác rừng, người khai thác dầu hoặc họ có thể là người sử dụng như người làm bánh mì, người mua bán đá
  15. -8- quý… Người bảo hộ giá quan tâm đến việc bảo vệ chính họ đối với sự thay đổi giá, ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Người sản xuất muốn chốt mức giá đảm bảo cho các sản phẩm của họ, còn nhà thương buôn thì muốn chốt mức giá mà họ muốn thanh toán cho những sản phẩm này. Nói chung, người sản xuất thì bán hợp đồng giao sau còn người sử dụng thì mua hợp đồng giao sau. - Nhà đầu cơ (Specculators): Cũng giống như những người tham gia thị trường khác, tuy nhiên, họ không nhằm mục đích tối thiểu hóa rủi ro mà họ nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ đặc tính rủi ro tiềm ẩn của thị trường giao sau. Họ nhằm mục đích kiếm lợi từ các thay đổi giá mà các nhà phòng ngừa rủi ro đang cố gắng để chống lại các thay đổi về giá. Các nhà phòng ngừa rủi ro muốn tối thiểu hóa rủi ro không quan tâm đến họ đang đầu tư cái gì, trong khi các nhà đầu cơ muốn gia tăng rủi ro và từ đó họ có thể tối đa hóa được lợi nhuận. Trong thị trường giao sau, một nhà đầu cơ mua một hợp đồng thấp nhằm mục đích bán cao trong tương lai, hầu hết sẽ thích mua hợp đồng đó từ các nhà phòng ngừa rủi ro, những người muốn bán hợp đồng thấp nhằm chống lại sự giảm giá trong tương lai. Không giống như các nhà phòng ngừa rủi ro, các nhà đầu cơ không thực sự tìm kiếm để sở hữu hàng hóa thật sự. Họ thích tham gia vào thị trường để tìm kiếm lợi nhuận bằng việc thiết lập các bù đắp trong giá tăng hoặc giảm thông qua việc mua bán các hợp đồng. Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại khác như phân loại theo người môi giới hoa hồng (Commission Brokers) và thương gia hoa hồng (Locals), phân loại theo người tìm chênh lệch giá (Spreaders) và nhà kinh doanh chênh lệch (Arbitrageurs), phân loại theo kiểu giao dịch là nhà đầu cơ nhỏ lẻ (Scaplers), nhà giao dịch trong ngày (Day traders) và nhà giao dịch vị thế (Position traders) 1.1.4. Cơ chế của giao dịch giao sau 1.1.4.1. Hệ thống giao dịch Giao dịch giao sau thường thực hiện tại các trung tâm giao dịch. Mỗi trung tâm được chỉ định giao dịch một loại hàng hóa riêng biệt. Mỗi khu vực của trung tâm giao dịch mỗi loại hợp đồng có tháng đáo hạn khác nhau. Ở Mỹ khi mới triển khai giao dịch, nhà đầu tư đặt lệnh thì người môi giới gọi điện cho bộ phận công ty tại sàn giao
  16. -9- dịch và chuyển lệnh đến người môi giới tại sàn giao dịch của công ty. Người môi giới tại sàn đến trạm giao dịch sử dụng tay ra dấu các ký hiệu hoặc sử dụng lời nói để đấu giá công khai, gọi là Open Outcry Auction. Khi thông báo giá mua (bid) sẽ kêu “n at p”, thông báo giá bán sẽ kêu “p for n” (n là số hợp đồng, p là giá). Sau đó các giao dịch được thực hiện thông qua phòng giao hoán (clearing house). Phòng giao hoán có chức năng chốt và đưa ra kết quả giao dịch đồng thời bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng cách làm trung gian giữa các bên. Cuối cùng, khi các lệnh đã được thu thập đầy đủ, thông tin được chuyển tải về văn phòng người môi giới. Tại đó, người môi giới gọi thông báo cho khách hàng để xác nhận giao dịch. Quá trình đặt và thực hiện lệnh thông qua hệ thống đấu giá công khai là một hệ thống mang tính t ru yề n thống đã tồn tại hơn 140 năm. NYMEX là một trong số rất ít sàn trên thế giới còn duy trì hệ thống Open Outcry. Hiện nay, hệ thống giao dịch giao sau trên thế giới đã được tự động hóa. Theo hệ thống tự động, người mua và người bán nhập lệnh vào máy tính, các lệnh này sẽ chuyển đến máy chủ. Hệ thống trung tâm sẽ thực hiện khớp lệnh và thông báo trên sàn. Đối với mỗi loại hợp đồng giao sau có ngày đáo hạn khác nhau, các chỉ tiêu được thể hiện trên bảng báo giá: - Giá mở cửa - Giá cao nhất trong ngày - Giá thấp nhất trong ngày - Ước tính lượng giao dịch - Bảy giá hiện hành trước giá ghi lại cuối cùng - Giá cuối cùng ghi lại - Mức chênh lệch giữa giá cuối cùng và giá thanh toán ngày hôm trước - Giá thanh toán của ngày hôm trước - Giá cao nhất của chu kỳ - Giá thấp nhất của chu kỳ 1.1.4.2. Đặt lệnh Trước khi đặt lệnh giao dịch giao sau, một cá nhân/tổ chức phải mở một tài khoản với công ty môi giới. Rủi ro giao dịch giao sau là khá cao nên người mua/bán phải đặt cọc tối thiểu, mức đặt cọc tùy thuộc vào các tài sản và quy định của sàn. Các kiểu lệnh: - Lệnh thị trường (market order): đây là kiểu lệnh đơn giản nhất với người môi giới, lệnh này yêu cầu giao dịch thực hiện ngay lập tức ở mức giá tốt nhất có sẵn trên thị trường.
  17. - 10 - - Lệnh giới hạn (limit order): là lệnh nêu giá đặc biệt. Lệnh có thể được thực hiện chỉ với mức giá này hoặc một mức giá khác thích hợp cho nhà đầu tư. Một nhà đầu tư ở vị thế mua với giá giới hạn là $30, lệnh sẽ chỉ thực hiện khi giá là $30 hoặc thấp hơn. - Lệnh dừng hoặc lệnh dừng lỗ (stop order hay stop loss order): cũng là lệnh nêu giá đặc biệt. Lệnh thực hiện ở mức giá tốt nhất khi giá mua hoặc giá bán được lập ở giá đặc biệt hoặc thấp hơn đối với giá bán và cao hơn đối với giá mua. Giả sử lệnh dừng để bán là $30 được đưa vào khi giá thị trường là $35. Lệnh bán chỉ có hiệu lực khi giá thị trường xuống đến mức $30. Mục đích của lệnh dừng là thường đóng trạng thái nếu sự thay đổi giá không như dự đoán của nhà đầu tư. Lệnh này giới hạn mức lỗ có thể xảy đến. - Lệnh dừng có giới hạn (stop-limit order): Đây là lệnh phối hợp của lệnh dừng và lệnh giới hạn. Lệnh trở thành lệnh giới hạn ngay khi giá mua hoặc bán được lập bằng hoặc kém thuận lợi hơn giá dừng. Hai giá phải được nêu ở mức lệnh giới hạn dừng: giá dừng và giá giới hạn. Giả sử giá thị trường là $35, lệnh dừng giới hạn mua ở mức giá dừng là $40 và giá giới hạn là $41. Ngay khi lệnh mua hoặc bán được chào ở giá $40, thì lệnh dừng giới hạn trở thành lệnh giới hạn tại mức giá $41. Khi giá dừng và giá giới hạn như nhau, lệnh đôi khi được gọi là lệnh dừng và giới hạn (stop-and-limit-order) - Lệnh đến mức mua/bán- MIT (a market-if-touched order): được thực hiện ở mức giá tốt nhất sau khi giao dịch xảy ra ở mức giá kỳ vọng hoặc mức giá thích hợp hơn giá kỳ vọng. Thực tế MIT trở thành lệnh thị trường một khi giá kỳ vọng đã đạt tới. MIT được biết là lệnh bảng (board order). Xem xét nhà đầu tư ở vị thế mua trên hợp đồng futures và đưa chỉ thị muốn đóng trạng thái. Lệnh dừng được thực hiện. Lệnh dừng đưa ra để giới hạn mức lỗ khi có hiện tượng thay đổi giá không thích hợp. Ngược lại lệnh MIT được lập ra để đảm bảo lợi nhuận nếu xảy ra sự thay đổi giá thích hợp. - Lệnh tùy ý (discrenationary order) hoặc lệnh tự do quyết định (market-not- held order): được thực hiện như lệnh thị trường trừ trường hợp việc thực hiện lệnh có thể hoãn lại tùy vào nhà môi giới để có thể chọn lấy giá tốt hơn.
  18. - 11 - Một vài lệnh nêu điều kiện thời gian. Trừ khi có thông báo khác, lệnh được đưa vào hệ thống là lệnh trong ngày và hết hạn vào cuối ngày giao dịch. Lệnh thời gian trong ngày (time-of-day) nêu khoảng thời gian riêng biệt trong ngày để lệnh được thực hiện. Lệnh mở (open order) hoặc lệnh đến khi nào hủy bỏ (good-till-canceled order) sẽ có hiệu lực đến khi thực hiện hoặc chấm dứt ngày giao dịch của hợp đồng. Lệnh mua bán thực hiện ngay lập tức hoặc thôi (a fill-or-kill order), lệnh phải thực hiện ngay lập tức hoặc không thì hủy bỏ. 1.1.4.3. Quy trình giao dịch Hợp đồng giao sau được lập tại sàn giao dịch qua các trung gian môi giới. Các giao dịch hợp đồng giao sau chịu sự quản lý của sàn giao dịch theo những nguyên tắc và quy định nhất định. Mọi giao dịch dù bằng hệ thống điện tử hay đấu thầu trực tiếp đều phải được thực hiện tại sàn. Hợp đồng giao sau được giao dịch theo phương thức đấu giá khớp lệnh, theo đó sàn sẽ đứng ra làm trung gian để kết hợp các nhu cầu mua và bán lại với nhau. Mô hình giao dịch giao sau: Hình 1.1 Mô hình giao dịch giao sau 1a, 1b Người mua và người bán yêu cầu các nhà môi giới của họ quản lý giao dịch giao sau 2a, 2b Nhà môi giới của người mua và người bán yêu cầu công ty môi giới làm thủ tục pháp lý cho giao dịch 3 Các công ty môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch giao sau và so khớp lệnh với mức giá khách hàng đưa ra
  19. - 12 - 4 Thông tin về giao dịch được báo cáo cho công ty thanh toán bù trừ 5a, 5b Các công ty môi giới báo mức giá đã được chấp nhận cho các nhà môi giới của người mua và người bán 6a, 6b Các nhà môi giới của người mua, người bán báo mức giá đã được chấp thuận cho người mua và người bán 7a, 7b Người mua và người bán đặt cọc tiền cho nhà môi giới của họ 8a, 8b Các nhà môi giới của người mua, người bán đặt cọc tiền ký quỹ cho các công ty thanh toán thành viên 9a, 9b Các công ty thanh toán thành viên đặt cọc tiền ký quỹ cho công ty thanh toán bù trừ 1.1.4.4. Thanh toán hàng ngày Công ty thanh toán bù trừ sử dụng các hình thức ký quỹ và thanh toán hàng ngày trên tài khoản để duy trì hoạt động của mình. Mỗi hợp đồng đều có hai loại ký quỹ:  Ký quỹ ban đầu là số tiền phải đặt cọc vào ngày bắt đầu giao dịch  Ký quỹ duy trì là số tiền mà mỗi bên phải góp thêm vào để duy trì cho số tiền ký quỹ không dưới mức tối thiểu. Vào cuối mỗi ngày, công ty thanh toán bù trừ xác định giá thanh toán. Giá này thường được tính bằng trung bình của các mức giá của các giao dịch cuối cùng mỗi ngày. Mỗi tài khoản được điều chỉnh theo thị trường căn cứ vào biến động giá thanh toán hàng ngày. Người ta sẽ tính toán chênh lệch giữa giá thanh toán hiện tại và giá thanh toán ngày trước đó. Nếu chênh lệch này là một số dương do giá hiện tại tăng thì số tiền sẽ được cộng thêm vào tài khoản ký quỹ của người giữ vị thế mua, đồng thời trừ vào tài khoản ký quỹ của người giữ vị thế bán. 1.1.4.5. Giao nhận hàng và thanh toán tiền mặt Quá trình giao nhận của các hợp đồng không giống nhau. Một vài hợp đồng có thể giao nhận bất kỳ ngày kinh doanh nào trong tháng giao nhận. Một số hợp đồng khác chỉ cho phép giao nhận sau khi hợp đồng được giao dịch đến ngày cuối cùng. Nhưng cũng có thể có các hợp đồng được thanh toán bằng tiền mặt và như vậy không có giao nhận nào xảy ra.
  20. - 13 - 1.1.5. Hàng hóa trong thị trường giao sau Hàng hóa được mua bán trong thị trường giao sau là hàng hóa được cho phép mua bán tại SGD. Lúc đầu, đối tượng của hợp đồng giao sau trên thị trường là các mặt hàng đơn giản như lúa mì hay cà phê. Các nhà đầu tư mua bán hợp đồng giao sau với mục đích nhằm giảm bớt sự lo ngại xảy ra biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hay thấp xuống trong những tháng sau đó. Đến thập niên 80, các hợp đồng giao sau bắt đầu được chú ý và phổ biến trong các giao dịch thương mại và bao gồm nhiều loại khác nhau như hợp đồng giao sau về chỉ số (chỉ số S&P 500, chỉ số trái phiếu, chỉ số chứng khoán của tất cả các loại chứng khoán trên thị trường niêm yết và OTC), về lãi suất (tín phiếu, trái phiếu trung dài hạn), về ngoại hối (USD, EUR, GBP …. ), về kim loại và khoáng sản (bạch kim, vàng, bạc, đồng…), ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, bắp, đậu nành…), thịt (thịt bò, thịt heo…), thực phẩm và tơ sợi (cà phê, đường, vải…), năng lượng (dầu thô, khí đốt, xăng…), gỗ, cao su… Các loại hàng hóa này gọi là hàng hóa cơ sở, nó là cơ sở để các bên thiết lập hợp đồng. Vì trong hợp đồng giao sau, các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa không hẳn để thiết lập một việc giao nhận hàng hóa thực sự mà hầu hết các bên xem các loại hàng hóa đó chỉ là công cụ để bảo hộ, để đầu cơ bằng nghiệp vụ thanh toán bù trừ. Bảng 1.1: Các hợp đồng giao sau hàng hóa năng động nhất và các SGD Hàng hóa giao Hàng hóa giao Sở giao dịch Sở giao dịch sau sau Lúa mạch WPG Nước cam CNT Canola WPG Đường CSCE Bắp CBT, MCE Nhôm LME Yến mạch CBT, WPG Đồng COMEX, LME, MCE Gạo CBT Vàng COMEX Lúa mì CBT, KC, MCE, MPLS Chì LME Hạt lanh WPG Kền LME Đậu nành CBT, MCE Palladium NYMEX Bột đậu nành CBT Bạch kim NYMEX Gia súc CME Bạc COMEX, CBT, MCE Heo sống CME Kẽm LME Thịt heo sống CME Dầu thô IPE, NYMEX Cacao CSCE, LCE Dầu khí IPE Cà phê CSCE, LCE Dầu đốt NYMEX
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2