intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sử dụng thông tin trên BCTC chưa kiểm toán để dự đoán ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trên BCKIT - Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã tính mới trong nghiên cứu này được thể hiện ở chỗ đã mở rộng phạm vi nghiên cứu và xây dựng mô hình dự đoán chung cho các lĩnh vực hoạt động dựa trên việc phân tích mối liên hệ của các nhân tố tỷ số tài chính, thông tin phi tài chính và YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sử dụng thông tin trên BCTC chưa kiểm toán để dự đoán ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trên BCKIT - Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- LÊ THIÊN HƯƠNG SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN BCTC CHƯA KIỂM TOÁN ĐỂ DỰ ĐOÁN Ý KIẾN KHÔNG PHẢI Ý KIẾN CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN TRÊN BCKIT - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- LÊ THIÊN HƯƠNG SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN BCTC CHƯA KIỂM TOÁN ĐỂ DỰ ĐOÁN Ý KIẾN KHÔNG PHẢI Ý KIẾN CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN TRÊN BCKIT - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan luận văn thạc sĩ “Sử dụng thông tin trên BCTC chưa kiểm toán để dự đoán ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trên BCKiT – Nghiên cứu thực nghiệm tại các Công ty niêm yết tại Việt Nam” là nghiên cứu của riêng tác giả, với sự giúp đỡ hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Trần Thị Giang Tân. Nội dung, kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và dựa theo số liệu thu thập được. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng những tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tạp chí, tác phẩm và các trang web trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2017 Tác giả Lê Thiên Hương
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ......................... 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 11 2.1 Ý kiến kiểm toán..........................................................................................11 2.1.1 Kiểm toán báo cáo tài chính và ý kiến kiểm toán. ................................11 2.1.1.1 Kiểm toán báo cáo tài chính. .............................................................11 2.1.1.2 Ý kiến kiểm toán. ..............................................................................11 2.1.2 Các dạng ý kiến kiểm toán....................................................................11 2.2 Báo cáo tài chính và vai trò của báo cáo tài chính. .....................................14 2.2.1 Khái niệm báo cáo tài chính. ................................................................14 2.2.2 Vai trò của báo cáo tài chính. ...............................................................14 2.3 Khái niệm và đặc điểm thông tin trên báo cáo tài chính .............................15 2.3.1 Thông tin trên báo tài chính. .................................................................15 2.3.2 Đặc điểm thông tin trên báo cáo tài chính. ...........................................16 2.4 Tỷ số tài chính .............................................................................................17 2.4.1 Khái niệm tỷ số tài chính ......................................................................17 2.4.2 Các nhóm chỉ số tài chính .....................................................................17 2.5 Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và thông tin trên báo cáo tài chính .....21 2.5.1 Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ............................................................................21 2.5.2 Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và thông tin trên báo cáo tài chính. 22 2.6 Các lý thuyết nền tảng. ................................................................................23 2.6.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) ....................................................23
  5. 2.6.2 Lý thuyết triển vọng (Prospect theory) .................................................24 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 26 3.1 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ............................................26 3.2 Phương pháp kiểm định ...............................................................................34 3.3 Chọn mẫu nghiên cứu ..................................................................................36 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................ 38 4.1 Thống kê mô tả ............................................................................................38 4.1.1 Mô tả mẫu quan sát ...............................................................................38 4.1.2 Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập..........................38 4.2 Kết quả nghiên cứu mô hình........................................................................40 4.3 Thảo luận về kết quả nghiên cứu .................................................................46 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU ................................ 50 5.1 Tóm tắt nghiên cứu thực hiện ......................................................................50 5.2 Đề xuất kiến nghị dựa vào kết quả nghiên cứu ...........................................51 5.2.1 Đối với người sử dụng thông tin ...........................................................52 5.2.2 Đối với Kiểm toán viên.........................................................................53 5.3 Ứng dụng của mô hình dự báo vào thực tế..................................................55 5.4 Những hạn chế và nêu đề xuất cho hướng nghiên cứu sau này ..................57 5.4.1 Hạn chế trong nghiên cứu. ....................................................................57 5.4.2 Đề xuất cho hướng nghiên cứu sau này ................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCKiT: Báo cáo đã kiểm toán BCTC: Báo cáo tài chính CTKT: Công ty kiểm toán DN: Doanh nghiệp GVHB: Giá vốn hàng bán HĐKD: Hoạt động kinh doanh KTV: Kiểm toán viên LNST: Lợi nhuận sau thuế LNTT: Lợi nhuận trước thuế LVTS: Luận văn thạc sĩ SXKD: Sản xuất kinh doanh T1: Tỷ số thanh toán nhanh T10: Quy mô Hội đồng Quản trị T2: Tỷ số thanh toán hiện hành T3: Tỷ số nợ trên tổng tài sản T4: Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản T5: Tỷ số vòng quay vốn chủ sở hữu T6: Tỷ số suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) T7: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) T8: Hệ số biên lợi nhuận gộp T9: Thời gian niêm yết TS: Tài sản TSCĐ: Tài sản cố định TSLN: Tỷ suất lợi nhuận VCSH: Vốn chủ sở hữu Y: Ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần YKCNTP: Ý kiến chấp nhận toàn phần YKKT: Ý kiến kiểm toán
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu Bảng 3.2: Các biến được lựa chọn đưa vào trong nghiên cứu Hình 3.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần Bảng 4.1: Phân loại mẫu quan sát theo ngành Bảng 4.2: So sánh giá trị trung bình của các biến định lượng giữa 2 nhóm YKKT Bảng 4.3: Kết quả kiểm định về độ phù hợp của mô hình Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình Bảng 4.5: Bảng kết quả kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể Bảng 4.6: Kết quả kiểm định về mức độ phù hợp của mô hình Bảng 4.7: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình Bảng 4.8: Bảng kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình Bảng 4.9: Bảng kết quả kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể Bảng 4.10: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế, báo cáo tài chính (BCTC) có ý nghĩa và vai trò quan trọng khi là nguồn cung cấp các thông tin đối với người quản lý, nhà đầu tư và cơ quan chức năng, là điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khoán vận hành và phát triển hiệu quả. Để gia tăng mức độ tin cậy của thông tin, cần có sự kiểm tra của kiểm toán độc lập. Ý kiến của kiểm toán viên (KTV) trên báo cáo đã kiểm toán rất quan trọng vì giúp đánh giá sự trung thực và hợp lý của BCTC và từ đó có thể ra ý kiến phù hơp. Khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng thông tin trên BCTC để xây dựng mô hình dự đoán ý kiến kiến kiểm toán (YKKT), trong đó chủ yếu là ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần (YKCNTP). Khởi đầu, có thể kể đến nghiên cứu của Dopuch và cộng sự (1987) dựa vào các biến tài chính và biến phi tài chính để chỉ ra những nhân tố có đóng góp quan trọng trong việc dự đoán YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần như mức lỗ trong năm hiện hành, sự thay đổi lợi nhuận công ty so với lợi nhuận trung bình ngành cũng như các chỉ số liên quan đòn bẩy tài chính. Những nghiên cứu tiếp theo cũng cho thấy mối liên hệ giữa khả năng dự đoán YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần với các tỷ số tài chính liên quan khả năng thanh toán và đánh giá hiệu quả hoạt động của DN (Spathis và các cộng sự, 2003; Caramanis và cộng sự, 2006; Ahmet Ozcan, 2016). Bên cạnh đó, những nhân tố phi tài chính cũng dần dần được đưa vào mô hình nghiên cứu như khoảng thời gian giữa ngày kết thúc năm tài chính và ngày kí YKKT (Keasey và công sự, 1988), nhân tố thông tin về các vụ kiện tụng đối với doanh nghiệp (DN) (Spathis và công sự, 2003), quy mô của công ty kiểm toán (Mutchler, 1997; Caramanis và cộng sự, 2006), phí kiểm toán (Caramanis và cộng sự, 2006), thời gian niêm yết của công ty (Ahmet Ozcan, 2016) hay quy mô Hội đồng Quản trị, số lượng chủ sở hữu tham gia quản lý (Keasey và cộng sự, 1988). Tại Việt Nam, nghiên cứu nhận dạng các nhân tố có ảnh hưởng đến việc dự đoán YKKT chưa nhiều. Một số nghiên cứu
  9. 2 trong nước có liên quan như luận văn thạc sĩ (LVTS) của học viên Nguyễn Thiên Tú (2012) khi nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa YKKT và tỷ số tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam hay LVTS của Hà Thị Thủy (2013) với đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của các nhân tố đến YKKT đối với BCTC của các DN thuộc lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010.” Các nghiên cứu trên hoặc chỉ dừng lại khi chỉ xem xét ảnh hưởng của một số nhân tố trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể hay chỉ nghiên cứu tập trung mối quan hệ của các chỉ số tài chính ảnh hưởng dự đoán YKKT dẫn đến những hạn chế trong việc đưa các nhân tố phi tài chính vào mô hình nghiên cứu. Từ những vấn đề trên, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu “SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN BCTC ĐỂ DỰ ĐOÁN Ý KIẾN KHÔNG PHẢI Ý KIẾN CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN TRÊN BCKIT – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM” nhằm mong muốn đóng góp vào hình thành một công cụ tổng quát hỗ trợ KTV hình thành YKKT và nhà đầu tư đánh giá mức độ tin cậy của YKKT trên báo cáo tài chính. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng và kiểm định mô hình dự đoán ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trên báo cáo kiểm toán dựa vào thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Những nhân tố tài chính (cụ thể là tỷ số tài chính) nào ảnh hưởng đến việc đưa ra ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần đối với BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam? - Những nhân tố phi tài chính nào ảnh hưởng đến việc đưa ra ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần đối với BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam?
  10. 3 - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tài chính và phi tài chính đối với khả năng đưa ra ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần như thế nào? - Những đề xuất nào có thể được đưa ra đối với người sử dụng báo cáo tài chính và kiểm toán viên? 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty niêm yết. Phạm vi nghiên cứu: BCTC và BCKiT của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015 (ngoại trừ các công ty thuộc lĩnh vực tài chính). 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: - Thống kê mô tả. - Sử dụng phương pháp kiểm định T- test về giá trị trung bình để kiểm định khả năng phân biệt ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần của các biến độc lập. - Áp dụng phương pháp phân tích hồi quy Logistic (cụ thể là Binary Logistic) để đưa ra mô hình dự đoán ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA NGHIÊN CỨU Ý nghĩ khoa học: Tính mới trong nghiên cứu này được thể hiện ở chỗ đã mở rộng phạm vi nghiên cứu và xây dựng mô hình dự đoán chung cho các lĩnh vực hoạt động dựa trên việc phân tích mối liên hệ của các nhân tố tỷ số tài chính, thông tin phi tài chính và YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần. Ý nghĩa thực tiễn: Sau khi nghiên cứu được hoàn thành sẽ đưa mô hình chung và có tính dự đoán cao nhằm mang đến công cụ hỗ trợ thêm cho quyết định của KTV trong giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện và hoàn thành cuộc kiểm toán, việc
  11. 4 thay đổi kết hợp các nhân tố được nhận dạng sẽ góp phần tăng hoặc giảm khả năng đưa ra YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần. Đồng thời, cũng là công cụ hỗ trợ cho người sử dụng BCTC đánh giá mức độ tin cậy của YKKT báo cáo tài chính. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu gồm có năm (5) chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước. Chương này tập trung vào việc trình bày những nghiên cứu liên quan đã và đang thực hiện trong và ngoài nước. Qua đó, xác định khoảng trống nghiên cứu, làm cơ sở chọn lựa đối tượng, nội dung nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này giải quyết các vấn đề nền tảng cho nghiên cứu như tổng quan về kiểm toán và YKKT, khái niệm và vai trò của BCTC, khái niệm và đặc điểm của thông tin trên BCTC, trình bày mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và thông tin trên BCTC và các lý thuyết nền tảng. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này tập trung trình bày việc chọn các biến đưa vào nghiên cứu và đặt ra giả thuyết nghiên cứu ban đầu. Ngoài ra, chương này còn trình bày về mô hình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và phương pháp kiểm định. Chương 4: Kết quả của nghiên cứu. Mô tả chi tiết quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp và phân tích kết quả thu thập được từ việc kiểm định mối quan hệ và đưa ra mô hình dự đoán YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần thích hợp. Chương 5: Kết luận và hạn chế nghiên cứu. Tập trung tóm tắt những vấn đề và kết quả của mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Từ đó, chỉ ra những hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp sau để phát triển hơn nữa mô hình nghiên cứu và nâng cao ý nghĩa thực tiễn trong tương lai.
  12. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN Ở NƯỚC NGOÀI. Tính đến nay, thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đề tài dựa trên BCTC để dự đoán YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần, trong đó khá nhiều nghiên cứu đã đưa ra mô hình những nhân tố có ảnh hưởng đến dự đoán YKKT. Các nghiên cứu chính có thể kể ra bao gồm: [1] Dopuch và cộng sự (1987) xây dựng mô hình dựa trên việc nghiên cứu các biến biến tài chính và biến thị trường nhằm dự đoán YKKT. Năm biến tài chính được nhóm tác giả đưa vào mô hình gồm: (1) Sự thay đổi tỷ số tổng nợ/ tổng tài sản; (2) Giá trị sổ sách của tài sản; (3) Sự thay đổi tỷ số hàng tồn kho/ tổng tài sản; (4) Sự thay đổi tỷ số tổng phải thu/ tổng tài sản và (5) Lãi lỗ năm hiện tại. Các biến thị trường được sử dụng trong nghiên cứu của Dopuch và các cộng sự bao gồm: (1) Thời gian niêm yết; (2) Mức chênh lệch giữa lợi nhuận công ty so với lợi nhuận trung bình ngành; (3) Sự thay đổi hệ số rủi ro beta. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tất cả những biến trên đóng vai trò quan trọng trong dự đoán YKKT, đặc biệt các biến lỗ năm hiện tại, sự thay đổi tỷ số tổng nợ/ tổng tài sản và mức chênh lệch giữa lợi nhuận công ty so với lợi nhuận trung bình ngành. [2] Keasey và công sự (1988) đã dùng mô hình hồi quy logistic dựa trên 12 biến tài chính và phi tài chính độc lập để giải thích cho khả năng nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần đối với các công ty quy mô nhỏ. Nghiên cứu cho thấy khả năng một công ty quy mô nhỏ nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần tăng lên khi: công ty đó được kiểm toán bởi công ty kiểm toán lớn, lượng thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) càng ít, có ít chủ sở hữu tham gia quản lý, có các khoản vay thế chấp hay khoảng thời gian giữa ngày kết thúc năm tài chính và ngày kí YKKT càng dài. [3] Laitinen and Laitinen (1998) dựa trên 17 biến tài chính và phi tài chính để giải thích khả năng công ty có quy mô lớn nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng công ty có khả năng nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần cao hơn khi tỷ lệ tăng trưởng của
  13. 6 công ty là thấp, tỷ số VCSH/ tổng tài sản thấp và công ty có số lượng nhân viên ít. [4] Spathis (2003) sử dụng phương pháp phân tích hồi quy logistic và hồi quy tuyến tính (OSL regression model) để để nghiên cứu ảnh hưởng của các vụ kiện và nhân tố tài chính đến YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần. Mô hình có khả năng dự đoán đúng đến 78%. Trong một nghiên cứu khác, Spathis và cộng sự (2003) đã sử dụng là phương pháp phân loại UTADIS, sau đó các tác giả dùng kết quả để so sánh với những phương pháp phân tích được sử dụng khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tài chính có khả năng phân biệt YKKT cao nhất là tỷ số phải thu/ doanh thu; tỷ số lợi nhuận/ tổng tài sản; vốn lưu chuyển/ tổng tài sản và doanh thu/ tổng tài sản. Bên cạnh đó, các biến phi tài chính có khả năng phân biệt YKKT đó là thông tin về vụ kiện tụng của DN. Kết quả cho thấy phương pháp phân tích UTADIS là có khả năng dự đoán cao nhất với tỷ lệ đoán đúng 80%. [5] Caramanis và cộng sự (2006) đã nghiên cứu mô hình dự đoán YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần thông qua việc kết hợp bốn tỷ số tài chính và một vài biến phi tài chính như đặc điểm của CTKT và phí kiểm toán. Các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy logistic để kiểm định với cỡ mẫu 185 công ty để dự đoán khả năng công ty nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần và có bổ sung một số biến mới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mô hình có khả năng dự đoán rất cao xấp xỉ 90%. Các biến có thể sử dụng để dự đoán YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần là lợi nhuận ròng/ tổng tài sản; tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn. Theo đó, công ty có tỷ số lợi nhuận ròng/ tổng tài sản càng thấp, tỷ số tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn càng thấp thì khả năng công ty nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần càng cao. [6] Ahmet Ozcan (2016) đã đưa ra mô hình gồm biến tài chính và phi tài chính có tác động đến YKKT, kiểm định bằng hồi quy logistic. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra những công ty có tính thanh khoản cao, hoạt động hiệu quả, lợi nhuận cao và tỷ số đòn bẩy tài chính thấp thì KTV thường đưa ra ý kiến chấp
  14. 7 nhận toàn phần và ngược lại. Ngoài ra, các nhân tố như thời gian niêm yết của công ty càng lâu hay tỷ lệ thành viên độc lập của HĐQT cao thì khả năng BCTC nhận YKCNTP sẽ càng cao. 1.2 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN Ở TRONG NƯỚC. Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm trong nước về mô hình dự đoán ý kiến KTV chưa nhiều. Một vài nghiên cứu đã thực hiện về chủ đề này như luận văn thạc sĩ (LVTS) của học viên Nguyễn Thiên Tú (2012) khi nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa YKKT và tỷ số tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010. Nghiên cứu tiến hành phân tích mối tương quan giữa các biến với phương pháp phân tích phi tham số Kruskall Wallis. Các biến tài chính đưa vào nghiên cứu bao gồm: (1) Tỷ số thanh toán hiện hành; (2) Tỷ số vốn lưu chuyển trên tổng tài sản; (3) Tỷ suất sinh lời/ tổng tài sản; (4) Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản; (5) Tỷ số doanh thu/ tổng tài sản; (6) Tỷ số tổng tài sản trên tổng nợ; (7) Tỷ số vốn cổ phần trên tổng nợ phải trả; (8) Sự thay đổi tài sản hằng năm trên tổng tài sản năm trước. Từ đó, tác giả sử dựng phương pháp phân tích biệt số để đưa mô hình dự đoán ý kiến KTV. Theo kết quả mô hình, bốn biến có khả năng dự đoán tốt được đưa vào mô hình là (2) Tỷ số vốn lưu chuyển/ tổng tài sản; (3) Suất sinh lời/ tổng tài sản; (5) Tỷ số doanh thu/ tổng tài sản; (8) Sự thay đổi tài sản hằng năm trên tổng tài sản năm trước. Nghiên cứu năm 2013 của học viên cao học Hà Thị Thủy đã sử dụng tám biến tài chính gồm (1) Tỷ số đòn bẩy tài chính; (2) Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành; (3) Tỷ số khả năng thanh toán nhanh; (4) Tỷ suất LNST trên doanh thu; (5) Tỷ suất LNTT trên doanh thu; (6) Tỷ suất sinh lợi/ tổng tài sản; (7) Tỷ suất LNTT và lãi vay trên doanh thu; (8) Vòng quay hàng tồn kho và ba biến phi tài chính gồm (9) Ý kiến của kiểm toán năm trước, (10) Công ty kiểm toán và (11) Quy mô công ty được kiểm toán. Tác giả đã sử dụng phương pháp kiểm định Mann - Whitney U và phương pháp Chi bình phương để xem xét mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và độc lập. Sau đó, áp dụng phương pháp phân tích hồi
  15. 8 quy Binary logistic để đưa ra mô hình dự đoán YKKT dùng riêng cho lĩnh vực xây dựng. Kết quả nghiên cứu đưa ra có bốn biến độc lập có khả năng đóng góp vào mô hình dự đoán là biến YKKT năm trước, tỷ suất LNST trên doanh thu, tỷ số đòn bẩy tài chính và tỷ suất LNTT trên doanh thu. 1.3 NHẬN XÉT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. Các nghiên cứu nước ngoài đã chứng minh các nhân tố tài chính và phi tài chính có tác động ảnh hưởng đến việc dự đoán khả năng BCTC nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần. Một số tỷ số có ảnh hưởng thuận chiều với YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần là: mức lỗ trong năm hiện tại, tỷ số tổng nợ/ tổng tài sản tăng (Dopuch và cộng sự, 1987); tỷ lệ tăng tưởng thấp, tỷ số VCSH/ tổng tài sản thấp (Laitinen, 1998); (Spathis và các cộng sự, 2003); tỷ số tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn thấp và tỷ số lợi nhuận ròng/ tổng tài sản thấp (Caramanis và cộng sự, 2006). Một số tỷ số có ảnh hưởng ngược chiều với ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần là sự tăng trưởng đơn vị (đo lường bởi gia tăng tài sản trung bình trong năm năm), tỷ số lợi nhuận ròng/ VCSH cao, tỷ số lãi ròng/ doanh thu cao, lợi nhuận ròng/ tổng tài sản cao, tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản thấp (Ahmet Ozcan, 2016), tỷ số phải thu trên doanh thu cao, tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản cao, doanh thu trên tổng tài sản cao, vốn lưu chuyển trên tổng tài sản cao. Ngoài ra, một số biến phi tài chính cũng ảnh hưởng thuận chiều đến YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần như: công ty được kiểm toán bởi CTKT lớn, số lượng thành viên Hội đồng Quản trị càng ít, có ít cổ đông tham gia quản lý, có các khoản vay thế chấp hay thời gian giữa kết thúc năm tài chính và ngày kí YKKT càng dài (Keasey và công sự, 1988), công ty có số lượng nhân viên ít (Laitinen, 1998), công ty có thông tin về vụ kiện tụng (Spathis và các cộng sự, 2003), công ty mà có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT thấp, thời gian niêm yết ngắn (Ahmet Ozcan, 2016). Ngoài ra, các nghiên cứu trước đã chứng minh việc kết hợp phù hợp các nhân tố tài chính
  16. 9 và phi tài chính cung cấp công cụ hữu ích cho KTV và người sử dụng BCTC đưa ra được những dự đoán về YKKT trên BCKiT. Nhìn chung, các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây có liên quan đến xây dựng mô hình dự đoán ý kiến KTV được thực hiện phổ biến trên khắp thế giới và chủ yếu tập trung vào nhóm mô hình dự đoán YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên, tại Việt Nam những nghiên cứu liên quan chưa phổ biến và có những điểm hạn chế như sau: Một là, các biến nghiên cứu đưa vào mô hình chưa được đa dạng. Hai là, những nghiên cứu đồng thời sử dụng tỷ số tài chính và phi tài chính không nhiều. Hơn nữa, nếu có chỉ tập trung nghiên cứu những công ty trong lĩnh vực cụ thể nhất định, nên chưa có thể đưa ra được mô hình tổng quát như những nghiên cứu của nước ngoài đã thực hiện. Do đó, tác giả đã quyết định chọn thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm đưa ra một mô hình đầy đủ hơn trong đó bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính giúp dự đoán YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần đối với BCTC của các công ty niêm yết thuộc các lĩnh vực tại Việt Nam. Đồng thời, tương tự như nghiên cứu trước, cách thức kiểm định là dựa vào hồi quy Binary Logistic. Kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ mang lại một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho người sử dụng dự đoán ý kiến của KTV. Về phương diện kiểm toán, đây là thủ tục giúp đánh giá rủi ro, lập kế hoạch hỗ trợ cho việc thực hiện kiểm toán. Kết luận chương 1 Trên thế giới khá nhiều nghiên cứu đã chứng minh sử dụng thông tin trên báo cáo giúp dự đoán YKKT. Các thông tin này bao gồm thông tin tài chính (tỷ số tài chính) và phi tài chính. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu thực nghiệm cũng đưa ra được kết quả tương tự, minh chứng cho mối liên hệ giữa các tỷ số tài chính và phi tài chính có tác động phân biệt loại YKKT và dự đoán YKKT. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Do vậy tác giả đã định hướng và lựa chọn mô hình dự đoán cho nghiên cứu này.
  17. 10 Chương tiếp theo, tác giả sẽ đề cập đến những cơ sở lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu.
  18. 11 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Ý KIẾN KIỂM TOÁN. 2.1.1 Kiểm toán báo cáo tài chính và ý kiến kiểm toán. 2.1.1.1 Kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán BCTC là quá trình các KTV tiến hành kiểm tra và đi đến xác nhận về tính trung thực, hợp lý và tính tuân thủ các quy định của chuẩn mực đối với các thông tin được trình bày trên BCTC của các đơn vị được kiểm toán. Mục đính của kiểm toán BCTC là nhằm gia tăng độ tin cậy cho người sử dụng BCTC. Thông qua quá trình kiểm tra và xác nhận ý kiến rằng BCTC có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC hay không. Kiểm toán BCTC được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan sẽ giúp KTV hình thành YKKT đó. 2.1.1.2 Ý kiến kiểm toán. Ý kiến KTV là kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán, được KTV đưa ra trong BCKiT nhằm xác nhận về tính trung thực và hợp lý cũng như tính tuân thủ chuẩn mực và các quy định pháp luật có liên quan của các BCTC. Ý kiến KTV chỉ cung cấp cho người sử dụng BCKiT sự đảm bảo hợp lý và làm gia tăng sự tin cậy của BCTC. Do đó, người sử dụng BCKiT không thể cho rằng ý kiến kiểm toán là sự đảm bảo về khả năng DN tồn tại trong tương lai hay đánh giá về năng lực điều hành của bộ máy quản lý DN có hiệu quả hay không. 2.1.2 Các dạng ý kiến kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: Ý kiến kiểm toán bao gồm các dạng sau: - Ý kiến chấp nhận toàn phần. - Ý kiến không phải chấp nhận toàn phần. + Ý kiến kiểm toán trái ngược. + Ý kiến kiểm toán ngoại trừ. + Từ chối đưa ra ý kiến.
  19. 12 - Ý kiến có đoạn nhất mạnh và đoạn về vấn đề khác. Ý kiến chấp nhận toàn phần: “Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, 2012). Ý kiến không phải chấp nhận toàn phần: thuộc dạng ý kiến này, có 3 loại: Ý kiến ngoại trừ: “Kiểm toán viên phải trình bày “ý kiến kiểm toán ngoại trừ” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705, 2012). Ý kiến trái ngược: “Kiểm toán viên phải trình bày “ý kiến kiểm toán trái ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705, 2012). Từ chối đưa ra ý kiến: “Kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi kiển toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính. Trong một số rất ít trường hợp liên quan đến nhiều yếu tố không chắc chắn, kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi mặc dù đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến từng yếu tố không chắc chắn riêng biệt nhưng kiểm toán viên vẫn kết luận rằng không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính do những ảnh hưởng tương tác có thể có của những yếu
  20. 13 tố không chắc chắn và những ảnh hưởng lũy kế của những yếu tố này đến báo cáo tài chính.” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705, 2012). Ý kiến có đoạn nhất mạnh và đoạn vấn đề khác: “Nếu kiểm toán viên thấy cần phải thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với một vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, mà theo xét đoán của kiểm toán viên, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải trình bày thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán, để thể hiện là kiểm toán viên đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho thấy vấn đề đó không bị sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 706, 2012). Thêm vào đó, “[…] nếu kiểm toán viên thấy cần phải trao đổi về một vấn đề khác ngoài các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, mà theo xét đoán của kiểm tooán viên, vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo kiểm toán, đồng thời pháp luật và các quy định cũng không cấm việc này thì kiểm toán viên phải trình bày về vấn đề đó trong báo cáo kiểm toán, với tiêu đề “Vấn đề khác” hoặc “Các vấn đề khác”.” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 706, 2012). Trong đề tài này, YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần bao gồm: ý kiến ngoại trừ, ý kiến trái ngược và từ chối đưa ra ý kiến. Theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Quốc tế: Theo ISA 700, ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính bao gồm hai dạng chính: - Ý kiến chấp nhận toàn phần (Unqualified opinion): được trình bày trong trường hợp, BCTC không chứa đựng các sai sót trọng yếu, việc trình bày BCTC là trung thực và hợp lý, tuân thủ các quy định liên quan. Ngoài ra, ý kiến chấp nhận toàn phần có thể bao gồm đoạn nhấn mạnh để là sáng tỏ một vấn đề nhưng không ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. - Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Qualified opinion): được trình bày trong trường hợp, BCTC được kiểm toán có chứa đựng sai sót trọng yếu, hoặc kiểm toán viên bị giới hạn về phạm vi kiểm toán và sự giới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2