intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự phát triển tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả đóng góp một bằng chứng thực nghiệm trong khoảng thời gian nghiên cứu, tại khu vực nghiên cứu tồn tại mối quan hệ cụ thể đối với câu hỏi nghiên cứu. Từ đó củng cố một số học thuyết liên quan đến câu hỏi nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự phát triển tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THÙY LINH SỰ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THÙY LINH SỰ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Các nguồn tài liệu trích dẫn, các số liệu và nội dung sử dụng trong trong luận văn này được thu thập từ từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình. Tác giả Lê Thị Thùy Linh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................... 2 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 4 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................... 4 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 5 1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................... 5 1.6 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ........................................................................ 6 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.................................................................... 7 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................. 7 2.1.1 Lý thuyết về Phát triển tài chính ...................................................................... 7 2.1.2 Lý thuyết về Hiệu quả chính sách tiền tệ ....................................................... 13 2.1.3 Mối quan hệ giữa Sự phát triển tài chính và Hiệu quả của chính sách tiền tệ24 2.2 BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. .................... 28
  5. 2.2.1 Phát triển tài chính tác động đến tăng trưởng kinh tế .................................... 28 2.2.2 Phát triển tài chính tác động đến lạm phát ..................................................... 31 CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 35 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................... 35 3.2. MÔ TẢ BIẾN ...................................................................................................... 38 3.3 CỠ MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 39 3.4 PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH VÀ ƯỚC LƯỢNG ............................................ 40 3.4.1 Nội dung phân tích dữ liệu ............................................................................. 40 3.4.2 Phương pháp kiểm định.................................................................................. 41 3.4.3 Phương pháp ước lượng hồi quy .................................................................... 45 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ...................................... 49 4.1 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH .. 49 4.2 KIỂM ĐỊNH SỰ TƯƠNG QUAN CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH VÀ ĐA CỘNG TUYẾN........................................................................................................... 51 4.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến Pearson ..................... 51 4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình bằng nhân tử phóng đại phương sai VIF ........................................................................................................................... 52 4.3 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THIẾT ĐỊNH LƯỢNG ................................................. 52 4.3.1 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư trên dữ liê ̣u bảng - Greene (2000) .......................................................................................................... 52 4.3.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liê ̣u bảng– Wooldridge (2002) và Drukker (2003)........................................................................................ 53
  6. 4.8 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY ..................................................................... 54 4.9 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 63 CHƯƠNG V : KẾT LUẬN ĐỀ TÀI ............................................................................. 65 5.1 KÊT LUẬN........................................................................................................... 65 5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................................ 65 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 67 5.4 ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT CSTT : Chính sách tiền tệ CBI : Chỉ số thương hiệu quốc gia M2: Cung tiền NHTW : Ngân hàng Trung ương NHTM : Ngân hàng thương mại GDP : Tổng sản phẩm quốc nội TCTD : Tổ chức tín dụng
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm…………………………………… 32 Bảng 3.1: Mô tả biến………………………………………………………………… 38 Bảng 4.1: Giá trị trung bình của các biến……………………………………………. 49 Bảng 4.2: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình…………………………….. 50 Bảng 4.3: Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các cặp biến……………………. 51 Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai………. 52 Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi của 3 mô hình……………………... 53 Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra tự tương quan 3 mô hình………………………………... 53 Bảng 4.7 : Kết quả hồi quy GMM đối với thị trường tài chính chung fd…………….. 56 Bảng 4.8 : Kết quả hồi quy GMM đối với thị trường trung gian tài chính fd1……….. 59 Bảng 4.9 : Kết quả hồi quy GMM đối với thị trường tài chính chứng khoán fd2……... 61
  9. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa hiệu quả của chính sách tiền tệ và sự phát triển tài chính của các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 1998 – 2016 bằng cách sử dụng sử dụng dữ liệu bảng. Kết quả chỉ ra tác động của phát triển tài chính tới hiệu quả chính sách tiền tệ lên sản lượng và lạm phát là đáng kể, chỉ ra được hiệu quả của chính sách tiền tệ giảm khi hệ thống tài chính trở nên phát triển hơn. Những phát hiện này có ý nghĩa thống kê cao thông qua các kết quả hồi quy với các tiếp cận khác nhau và các phương pháp ước lượng. Bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng và cái nhìn mới cho những tranh luận trong thời gian qua về mối quan hệ giữa hiệu quả của chính sách tiền tệ và sự phát triển tài chính. Từ khóa : phát triển tài chính, chính sách tiền tệ, sự hiệu quả.
  10. 2 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Trong chương này, tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứ mà cụ thể là câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời trong các chương sau, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của đề tài và ý nghĩa của nghiên cứu. 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hệ thống tài chính trên hầu hết các quốc gia đã chứng kiến sự phát triển ấn tượng trong gần hai thập kỷ qua. Sự phát triển này đi kèm với một bước tiến lớn trong thực tiễn kinh doanh và thực hiện các chính sách điều hành. Trong khi sự phát triển tài chính có nhiều tác động tích cực (Levine, 1997, 2005), sự phát triển nhanh của hệ thống tài chính cũng gây ra nhiều lo ngại. Đáng chú ý nhất là nó có tác động trực tiếp đến chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương đặt ra. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ có thể khởi nguồn từ Gurley và Shaw (1955, 1967), tiếp theo là Taylor (1987), Hendry và Ericsson (1991), Arestis và cộng sự (1992), Mullineux (1994). Kashyap và Stein (2000) nhận thấy hiệu quả của chính sách tiền tệ đối với hành vi cho vay mạnh hơn đối với các ngân hàng có bảng cân đối tài chính kém thanh khoản hơn, một kết luận hỗ trợ kênh cho vay ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ. Gomez và cộng sự (2005) chỉ ra rằng chính sách tiền tệ đã mất một số hiệu quả trong việc ảnh hưởng đến các biến số thực, ít nhất là trong ngắn hạn, do sự pha loãng một phần của việc chứng khoán hoá lớn hơn, làm cho kênh cho vay truyền thống trở nên ít quan trọng hơn. Mishra và cộng sự (2010) chỉ ra rằng cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ thì có thể bị chi phối bởi kênh cho vay ở các mức độ thấp hơn về phát triển về tài chính. Ngoài những yếu tố tài chính, cũng có những yếu tố liên quan khác có thể ảnh hưởng lên tính hiệu quả của chính sách tiền tệ. Ví dụ, đưa ra bằng chứng cho thấy sự
  11. 3 bảo vệ pháp lý của những người cho vay đã hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường tín dụng (La Porta và cộng sự, 1997,1998; Levine, 1998), một vài nghiên cứu (ví dụ: Cecchetti, 1999; Djankov và cộng sự., 2007, 2008) đã tìm ra rằng nền kinh tế với sự bảo vệ về mặt pháp lý tốt hơn đối với cổ đông và người vay tiền nói chung liên quan đến khả năng truyền dẫn tiền tệ kém hiệu quả hơn. Ngoài những nhân tố về mặt pháp lý, những nhân tố thể chế khác có ảnh hưởng đến tính hiệu quả của chính sách tiền tệ cũng nghiên cứu trong tài liệu. Ví dụ, Elbourne và De Haan (2006) đã kiểm tra mức độ của việc truyền dẫn tiền tệ trong các nền kinh tế chuyển đổi liên quan đến cấu trúc tài chính. Mishra và cộng sự (2010) chỉ ra rằng sự độc lập của ngân hàng trung ương (CBI) và các nhân tố định chế khác (ví dụ như tính trách nhiệm giải trình, những tiêu chuẩn công bố thông tin, môi trường pháp lý) ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động, mà còn tính hiệu quả và mức độ tin cậy của chính sách tiền tệ. Alpanda và Aysun (2012) và Cetorelli và Goldberg (2012) đã tìm ra mối quan hệ quan trọng giữa tính hiệu quả của chính sách tiền tệ và toàn cầu hoá ngân hàng. Aysun và cộng sự (2013) cũng có những sự đóng góp quan trọng các tài liệu về vai trò của những định chế tài chính đến sự chuyển dịch của chính sách tiền tệ bằng việc điều tra sự tác động của nguồn gốc pháp lý, CBI và sự phát triển của thị trường tài chính lên hiệu quả của chính sách tiền tệ. Một hệ thống tài chính rất quan trọng đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ vì chính sách tiền tệ tập trung vào các biến số kinh tế vĩ mô nhất định, chủ yếu là vào quá trình tài chính, với hệ thống tài chính như là một giao diện liên kết các chính sách của ngân hàng trung ương và nền kinh tế thực thông qua cơ chế chuyển tiền. Do chính sách tiền tệ hoạt động chủ yếu thông qua ảnh hưởng của nó đối với hệ thống tài chính, bất kỳ sự phát triển nào ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc điều kiện của hệ thống tài chính sẽ có khả năng ảnh hưởng đến cơ chế truyền dẫn. Do đó, hiệu quả của chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng đối với một bộ các thông số bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của hệ thống tài chính. Trong bối cảnh này, nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài
  12. 4 chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ có ý nghĩa lý thuyết và chính sách quan trọng đối với nhiều nền kinh tế, đặc biệt đối với những nền kinh tế đang phát triển nhanh. Chính vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Sự phát triển tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ”. Luận văn được thực hiện dựa trên bài nghiên cứu: Financial Development and the Effectiveness of Monetary Policy của Young Ma, Xingkai Lin (2016) xuất bản Journal of Banking & Finance.1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm tra liệu sự phát triển tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của chính sách tiền tệ. Cụ thể, bài nghiên cứu sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: Khi hệ thống tài chính phát triển có ảnh hưởng như thế nào đến đầu ra của chính sách tiền tệ (tăng trưởng kinh tế và lạm phát)? Đây là câu hỏi nghiên cứu chính của bài nghiên cứu. Mối quan hệ giữa sự phát triển của các trung gian tài chính cũng như mối quan hệ của sự phát triển của thị trường chứng khoán với hiệu quả của chính sách tiền tệ khác nhau như thế nào? 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu phân tích 15 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo tiêu chuẩn của World Bank trong giai đoạn 1998 - 2016, có đầy đủ dữ liệu cần thiết cho bài nghiên cứu, bao gồm các quốc gia: 1 Xếp hạng Q1 trong Tài chính, nguồn: http://www.scimagojr.com/journalsearch.php?q=17472&tip=sid&clean=0
  13. 5 Australia, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Philipine, Papua New Guinea, New Zealand, Mông Cổ, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hồng Kông, Fiji và Việt Nam. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu dùng dữ liệu được thu thập từ năm 1998 đến năm 2016 để tạo ra bộ dữ liệu bảng (Panel data) theo dạng cân bằng (Balanced data). Dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ Ngân hàng thế giới WB và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Bài nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy Pooled-OLS (PLS) - hồi quy kết hợp tất cả các quan sát, mô hình tác động cố định (Fixed effect model - FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model - REM) trên nền tảng kiểm định Hausman để tiến hành kiểm định các mô hình trong bài nghiên cứu và các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu sẽ được mô tả rõ hơn trong chương 3. Để giải quyết các vấn đề nội sinh tiềm ẩn liên quan đến hồi quy bảng, sử dụng phương pháp General Method of Moments (GMM) của Arellano và Bond (1991) và Blundell và Bond (1998) trong ước lượng hồi quy. Phần mềm định lượng tác giả sử dụng là Stata 13. 1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, phần tóm tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài này bao gồm 5 chương được trình bày như sau: Chương 1 - Giới thiệu về đề tài nghiên cứu. Trong chương này tác giả trình bày lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài.
  14. 6 Chương 2 - Tổng quan các nghiên cứu trước đây. Trong chương này tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối tương quan giữa phát triển tài chính và ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu. Trong chương này tác giả sẽ làm rõ mô hình thực nghiệm, hàm hồi quy, danh sách các biến, nguồn dữ liệu và phương pháp ước lượng. Chương 4 - Nội dung và kết quả nghiên cứu. Trong chương này tác giả phân tích thống kê mô tả, kiểm định tính dừng, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan. Phân tích hồi quy tuyến tính và phân tích hồi quy phi tuyến. Chương 5 - Kết luận. Chương này sẽ tổng kết các kết quả mà đề tài đạt được và rút ra các hạn chế của đề tài, những gợi ý và hướng nghiên cứu tiếp theo 1.6 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Đối với nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phát triển của tài chính và ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tác giả đóng góp những ý nghĩa sau: Về mặt lý luận, tác giả đóng góp một bằng chứng thực nghiệm trong khoảng thời gian nghiên cứu, tại khu vực nghiên cứu tồn tại mối quan hệ cụ thể đối với câu hỏi nghiên cứu. Từ đó củng cố một số học thuyết liên quan đến câu hỏi nghiên cứu. Về mặt thực tiễn, tác giả đống góp sự hiểu biết về mối quan hệ giữa sự phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ đối với các nhà quản lý vĩ mô từ đó giúp các nhà quản lý thị trường điều hành nền kinh tế đạt mục tiêu.
  15. 7 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Trong chương 2, tác giả sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm của mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ. Tác giả lần lượt làm rõ lý thuyết về phát triển tài chính, lý thuyết hiệu quả chính sách tiền và mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ. Trong phần bằng chứng thực nghiệm, tác giả tổng hợp các lý thuyết về tác động của tăng trưởng kinh tế và tác động của lạm phát là hai chỉ tiêu dung để đo lường hiệu quả chính sách tiền tệ. 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1 Lý thuyết về Phát triển tài chính2 2.1.1.1 Hệ thống tài chính Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Trong thực tế, các quan hệ tài chính diễn ra rất phức tạp và đa dạng, chúng đan xen nhau trong một tập hợp hàng loạt các hoạt động khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên, đó không phải là một hoạt động hỗn loạn mà ngược lại, chúng tuân thủ những nguyên tắc, những quy luật nhất định, trong đó những quan hệ tài chính có tính chất đặc thù giống nhau nhóm lại thành một bộ phận riêng. Giữa các bộ phận này luôn có mối liên hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau và tạo thành hệ thống tài chính. Do vậy, hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tài chính, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo những quy luật nhất định. 2 Nguồn tổng hợp từ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Niên khóa 2012-2013.
  16. 8 Các bộ phận trong hệ thống tài chính hoạt động trên các lĩnh vực: tạo ra nguồn lực tài chính, thu hút các nguồn tài chính và chu chuyển các nguồn tài chính (dẫn vốn). Với các lĩnh vực hoạt động này, toàn bộ hệ thống tài chính thực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống tài chính bao gồm các tổ chức tài chính như hệ thống ngân hàng thương mại, thị trường tài chính (như thị trường chứng khoán và trái phiếu)….Ở mức độ rộng hơn, một hệ thống tài chính mạnh mẽ và hiệu quả sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bằng việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực và giúp phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Một thị trường tài chính vững chắc và tốt hơn có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng bẳng cách tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư, đa dạng hóa rủi ro của các trung gian tài chính. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa khách hàng và ngân hàng hoặc ngược lại. Các hoạt động trong ngân hàng như: huy động nguồn vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tín dụng thì ngân hàng thương mại tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lại suất mà thu được lợi nhuận cho ngân hàng.
  17. 9 Thị trường tài chính là nơi thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, mua bán, chuyển nhượng vốn giữa các chủ thể, thông qua các công cụ (hàng hóa) riêng, bị điều chỉnh bởi các quy luật riêng và tuân thủ những quy chế và thông lệ đặc thù. Chức năng cơ bản nhất của thị trường tài chính là dẫn vốn từ người dư thừa vốn tới người cần vốn, ngoài ra nó còn thể hiện chức năng giám sát thông qua sự vận động của các nguồn tài chính. Các công cụ tài chính nói trên được gọi là các chứng khoán (nghĩa là các quyền được hưởng đối với thu nhập hoặc tài sản tương lai của nhà phát hành). Các công cụ này bao gồm 2 loại cơ bản là chứng khoán nợ và chứng khoán vốn, ngoài ra còn có chứng khoán phái sinh. - Căn cứ theo thời hạn thanh toán của các công cụ tài chính, theo cách phân chia này, thị trường tài chính được cấu trúc bới thị trường tiền tệ và thị trường vốn. - Thị trường tiền tệ Thị trường tiền tệ là thị trường mua và bán các chứng khoán nhà nước và chứng khoán công ty có thời gian đáo hạn dưới 1 năm. Thị trường tiền tệ bao gồm 4 thị trường bộ phận chủ yếu: thị trường tín dụng ngắn hạn; thị trường hối đoái (vàng và ngoại tệ); thị trường liên ngân hàng; thị trường mở. + Thị trường tín dụng ngắn hạn: là 1 cơ chế diễn ra các hoạt động giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với công chúng và doanh nghiệp. Chủ thể của thị trường tín dụng ngắn hạn là các trung gian tài chính, các trung gian tài chính là nơi cung cấp cho doanh nghiệp những khoản tín dụng ngắn hạn dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, cầm cố. Và là nơi để doanh nghiệp gửi vốn tạm thời nhàn rỗi, cung cấp các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ cho doanh nghiệp. + Thị trường hối đoái: chuyên giao dịch, trao đổi các loại ngoại tệ. Chủ thể của thị trường hối đoái là người được phép kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc (trong đó chủ yếu là ngân hàng thương mại), các doanh nghiệp tham gia giao dịch hối đoái, ngân hàng trung ương tham gia thị trường để thực hiện chính sách tiền tệ và các cá nhân
  18. 10 được phép giao dịch hối đoái có nhu cầu. Các doanh nghiệp có thể mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để thực hiện giao dịch thanh toán, mua bán ngoại tệ phục vụ mục đích kinh doanh. + Thị trường liên ngân hàng: là 1 cơ chế diễn ra các giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với nhau và ngân hàng nhà nước. Tại thị trường này hình thành lãi suất cơ bản của thị trường tài chính: lãi suất cho vay của thị trường liên ngân hàng. + Thị trường mở: là thị trường mua bán các loại chứng khoán nhà nước ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ,… nhằm điều tiết cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Tức thông qua thị trường mở, NHTW có thể làm cho “tiền dự trữ” của các ngân hàng thương mại tăng lên hoặc giảm xuống, từ đó tác động đến khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng thương mại làm ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ của nền kinh tế. - Thị trường vốn Thị trường vốn là thị trường trong đó bao gồm các giao dịch mua bán các công cụ tài chính có thời hạn thanh toán trên một năm. Thị trường vốn hoạt động với các công cụ thuộc về vốn chủ và vốn vay dài hạn có thời gian đáo hạn trên 1 năm: trái phiếu, cổ phiếu. Thị trường vốn có 4 thị trường bộ phận là: + Thị trường cầm cố bất động sản: là một cơ chế chuyên cung cấp những khoản tài trợ dài hạn được đảm bảo bằng việc cầm cố, thế chấp, các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu hay các loại bất động sản. + Thị trường chứng khoán: là một cơ chế chuyên giao dịch các loại chứng khoán, đó là thị trường sử dụng các loại thông tin, dữ liệu có liên quan đến mức sinh lời tiềm năng và coi đó như một chuẩn mực đầu tư. Các loại công cụ vốn, trái khoán, được sử dụng giao dịch trên thị trường chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu công ty, công trái quốc gia và nhiều loại giấy tờ có giá khác.
  19. 11 + Thị trường tín dụng trung và dài hạn: là thị trường diễn ra các giao dịch tín dụng nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác thuê dài hạn hay thuê mua trả góp các loại máy móc thiết bị hay các loại bất động sản. + Thị trường cho thuê tài chính: là thị trường diễn ra các hoạt động tín dụng trung gian và dài hạn thông qua việc cho thuê các máy móc, thiết bị, phương tiên vận chuyển và các bất động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên thuê và bên cho thuê. 2.1.1.2 Phát triển tài chính Phát triển tài chính thể hiện qua độ rộng và cả độ sâu. Độ rộng là lượng vốn hóa thị trường tăng trưởng theo thời gian. Phát triển tài chính theo chiều sâu có nghĩa là tích lũy các tài sản tài chính nhanh hơn tích lũy các tài sản phi tài chính (Kitchen, 1995). Một hệ thống tài chính phát triển đầy đủ thường bao gồm nhiều loại tổ chức, công cụ và thị trường tài chính khác nhau như chúng ta thường thấy tại các nước công nghiệp phát triển ở phương Tây. Tất nhiên, đây không phải là một hệ thống mang tính chất tĩnh, mà ngược lại, là hệ thống thay đổi liên tục với sự ra đời của các loại tổ chức và công cụ tài chính mới. Phát triển tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu như sự gia tăng khối lượng tài sản tài chính, lưu lượng di chuyển vốn, sự phát triển của các tổ chức tài chính, sự vững chắc của cơ sở hạ tầng tài chính, và tín dụng cho khu vực tư nhân. Phát triển tài chính là yếu tố sâu và rộng của tổng quan nền kinh tế, do thị trường tài chính đóng vai trò trong hầu hết hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế. Việc xem xét các khía cạch của phát triển tài chính đa dạng của nhiều lý thuyết cũng như các quan điểm của các tác giả thể hiện sự sâu rộng của yếu tố phát triển tài chính đối với nền kinh tế. Độ sâu tài chính [M2/GDP]: cho biết quy mô của khu vực trung gian tài chính so với nền kinh tế; Số lượng vốn hóa của thị trường tài chính; Biên lãi suất
  20. 12 (interest margin); Vai trò tương đối của các ngân hàng thương mại so với ngân hàng trung ương; Chỉ số tự do hóa khu vực tài chính, ngân hàng (Freedom in Banking and Finance index) . Trên thực tế các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều chủ thể vấn đề của phát triển tài chính, với một cách tiếp cận linh hoạt phù hợp với điều kiện nghiên cứu của mình. Trong nghiên cứu của Goldsmith (1969) đã quan sát mức độ phát triển tài chính qua tỷ lệ tài sản của trung gian tài chính so với GDP, ngụ ý rằng sự phát triển của hệ thống tài chính thì tỷ lệ thuận với sự phân bổ và chất lượng của các dịch vụ tài chính. Thước đo phát triển tài chính: theo Demirgüç-Kunt và Levine,1996; Levine, 2002; Beck và cộng sự,2006; Demirgüç-Kunt và cộng sự, 2011. Có 3 thước đo được sử dụng trong bài nghiên cứu. - Tỷ lệ của tín dụng trung gian tài chính đối với khu vực công và tư nhân so với GDP. - Tỷ lệ của giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán so với GDP. - Tỷ lệ của tổng 2 yếu tố (tín dụng trung gian tài chính đối với khu vực công và tư nhân và giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán) so với GDP. Theo King và Levine (2004) khu vực tài chính có 5 chức năng chính: - Tạo ra và xử lý sự bất cân xứng về thông tin, phân bổ các nguồn vốn dựa trên giá trị thực. - Kiểm soát nguồn vốn đầu tư sau khi đã phân bổ cho các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. - Giảm chi phí, đa dạng và quản trị rủi ro trong các giao dịch. - Huy động và gộp khoản tiết kiệm. - Tạo thuận lợi cho việc lưu động hàng hóa, dịch vụ, công cụ tài chính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2