intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phân cấp tài khóa đến xung đột về đất đai – Thực nghiệm dữ liệu bảng tại 19 tỉnh Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài luận đã chỉ ra được một mối liên hệ gián tiếp của FDI và phân cấp tài khóa đến xung đột đất đai tại 19 tỉnh. Trên cơ sở đó, tác giả bước đầu đưa ra các khuyến nghị chính sách về việc gia tăng việc giám sát, nhất là của HĐND và việc giải trình, đây là yếu tố bắt buộc khi chúng ta gia tăng sự phân cấp cho chính quyền cấp dưới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phân cấp tài khóa đến xung đột về đất đai – Thực nghiệm dữ liệu bảng tại 19 tỉnh Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM NGÔ MINH DUY TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ PHÂN CẤP TÀI KHÓA ĐẾN XUNG ĐỘT VỀ ĐẤT ĐAI – THỰC NGHIỆM DỮ LIỆU BẢNG TẠI 19 TỈNH VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ***** NGÔ MINH DUY TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ PHÂN CẤP TÀI KHÓA ĐẾN XUNG ĐỘT VỀ ĐẤT ĐAI – THỰC NGHIỆM DỮ LIỆU BẢNG TẠI 19 TỈNH VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số:8340201 Hướng đào tạo: hướng ứng dụng LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DIỆP GIA LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nguyên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học và tận tâm của PGS.TS.Diệp Gia Luật. Các số liệu, thống kê được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. HỌC VIÊN Ngô Minh Duy.
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục các cụm từ viết tắt. Danh mục các bảng. Tóm tắt. Abstract Mở đầu. 1 CHƯƠNG 1: 4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN CẤP TÀI KHÓA, VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI 1.1. Cơ sở lý thuyết về FDI, phân cấp tài khóa và xung đột đất đai 4 1.1.1. Lý thuyết về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 1.1.2. Lý thuyết về phân cấp tài khóa. 8 1.1.3. Lý thuyết về xung đột đất đai 10 1.2. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ phân cấp tài khóa, FDI xung đột 12 đất đai 1.2.1. Mối quan hệ phân cấp tài khóa và FDI 12 1.2.2. Mối quan hệ phân cấp tài khóa và xung đột đất đai 13 1.2.3. Mối quan hệ FDI và xung đột đất đai 16 1.2.4. Mối quan hệ phân cấp tài khóa, FDI và xung đột đất đai 17 1.3. Lược khảo các nghiên cứu trước 19 1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài 19 1.3.2. Các nghiên cứu trong nước. 22 1.4. Kết luận chương 1. 24 CHƯƠNG 2: 26 TÌNH HÌNH PHÂN CẤP TÀI KHÓA, NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN TỪ 2012-2016 2.1. Thực trạng nguồn FDI tại Việt Nam 26 2.1.1. Đánh giá về nguồn vốn FDI 26 2.1.2. Nguyên nhân 28 2.2. Thực trạng phân cấp tài khóa tại Việt Nam 29 2.2.1. Khung pháp lý về phân cấp tài khóa 29 2.2.2. Về phân cấp nguồn thu 30 2.2.3. Về phân cấp nhiệm vụ chi 30 2.2.4. Về trách nhiệm giải trình tài khóa của chính quyền địa phương 31 2.3. Thực trạng về xung đột đất đai tại Việt Nam 32 2.3.1. Cơ sở hình thành giá đất và bồi thường. 32 2.3.2. Chính sách và pháp luật về khiếu nại tố cáo, tiếp công dân ở nước ta 34 2.3.3. Khiếu nại tố cáo về Đất đai 34
  5. CHƯƠNG 3: 38 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu 38 3.1.1. Mô hình lý thuyết 38 3.1.2. Mô tả các biến trong mô hình 39 3.2. Mô tả dữ liệu. 40 3.3. Phương pháp ước lượng 43 CHƯƠNG 4: 44 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, PHÂN CẤP TÀI KHÓA VỚI XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI 4.1. Kiểm định mô hình 44 4.1.1. Kiểm định các biến trong mô hình nghiên cứu 44 4.1.2. Kết quả kiểm định mô hình 47 4.1.3. Các kiểm định chi tiết. 48 4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu 54 CHƯƠNG 5: 55 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận nghiên cứu. 55 5.2. Khuyến nghị chính sách. 55 5.2.1. Tăng cường trách nhiệm giải trình và tính công khai minh bạch 55 5.2.2. Đối quản lý quản lý dự án FDI, quỹ đất công và bảng giá đất 56 5.3. Kết luận chung 57 Tài liệu tham khảo
  6. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT FDI (Foreign Direct Investment) đầu tư trực tiếp nước ngoài. WTO (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới. OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. MNE: các công ty vừa và nhỏ. GDP (Gross Domestic Product): tổng sản phẩm nội địa. EU: Liên minh châu âu. XDCB : Xây dựng cơ bản. NSTW: Ngân sách Trung ương. NSĐP: Ngân sách địa phương. NSNN: Ngân sách nhà nước. HĐND: Hội đồng nhân dân.
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội Dung Trang 1.1 Tổng vốn FDI đăng ký năm 2017 và lũy kế đến năm 16-17 2017. 2.1 Thống kê về số dự án và vốn FDI đăng ký từ năm 26 2010 – 2017. 2.2 Thống kê về số dự án, vốn FDI còn hiệu lực theo đối 27 tác đầu tư đến ngày 31/12/2017. 2.3 Thống kê về số dự án, vốn FDI còn hiệu lực theo địa 27 phương đến ngày 31/12/2017. 2.4 Bảng tổng hợp Tỉ lệ khiếu nại lĩnh vực đất đai nhà ở 35 các cơ quan chính phủ. 2.5 Bảng tổng hợp số đơn khiếu nại, tố cáo lĩnh vực đất 35 đai nhà ở các cơ quan chính phủ năm 2016-2017. 3.1 Mô tả các biến và kỳ vọng dấu trong mô hình. 40 3.2 Các tỉnh trong mẫu nghiên cứu. 41 3.3 Thống kê mô tả các biến trong mô hình. 42 4.1 Ma trận tương quan các biến trong mô hình. 45 4.2. Kiểm định VIF. 46 4.3 Kết quả kiểm định Wooldridge. 46 4.4 Kết quả hồi quy POLS, FEM, REM. 47 4.5 Bảng kết quả kiểm định Breusch-Pagan. 48 4.6 Kết quả kiểm định Hausman. 49 4.7 Kết quả hồi quy FEM và REM khi có độ trễ. 50 4.8 Kết quả mô hình GMM. 51
  8. TÓM TẮT Sau 30 năm đón nhận dòng vốn FDI, Việt Nam đã ghi nhận nhiều mặt tích cực như tốc độ tăng trưởng cao, nguồn nhân lực được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp thấp… Tuy nhiên, song hành cùng việc tăng trưởng kinh tế cao đó là việc gia tăng các bất ổn xã hội đặc biệt là xung đột liên quan đến đất đai.Nhiều ý kiến cho rằng, việc thu hồi đất với giá thấp để thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất nhằm thu hút dòng vốn FDI đã làm mức độ đô thị hóa tại nhiều địa phương gia tăng nhanh chóng. Cộng hưởng với việc chạy đua chính sách ưu đãi dành cho nhóm các doanh nghiệp FDI đã thúc đẩy các tranh chấp, xung đột về đất đai ngày càng một gia tăng giữa người dân với chính quyền địa phương, hay thậm chí các tranh chấp dân sự về đất đai cũng gia tăng. Do đó, trong tình hình mới, địa phương công tác là địa phương có tiến trình đô thị hóa nhanh, thu hút FDI nhiều trong thời gian tới, cho nên cần thiết phải thực hiện nghiên cứu để có giải pháp quản lý tốt, nhằm mục đích phải triển kinh tế địa phương bền vững, nhưng cũng ổn định đời sống người dân, an ninh trật tự, công bằng xã hội. Bài Luận sử dụng dữ liệu Bảng tại 19 tỉnh bao gồm các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và tỉnh Bình Thuận để xem xét tác động của FDI và phân cấp tài khóa đến xung đột đất đai tại 19 tỉnh phía Nam, và từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách giải quyết xung đột này. Với các kết quả thu được từ sử dụng mô hình ước OLS, FEM và mô hình GMM để kiểm định, Bài luận đã chỉ ra được một mối liên hệ gián tiếp của FDI và phân cấp tài khóa đến xung đột đất đai tại 19 tỉnh. Trên cơ sở đó, tác giả bước đầu đưa ra các khuyến nghị chính sách về việc gia tăng việc giám sát, nhất là của HĐND và việc giải trình, đây là yếu tố bắt buộc khi chúng ta gia tăng sự phân cấp cho chính quyền cấp dưới. Bên cạnh đó, bài luận cũng đề nghị nên gia tăng không gia tự chủ của chính quyền địa phương về bảng giá đất trên cơ sở giám sát của người dân. Đồng thời thay đổi cách tinh tiền thuế trong một giao dịch về đất đai nên được tính theo bảng giá đất cấp tỉnh.Từ khóa: Xung đột đất đai, phân cấp tài khóa, FDI. Từ khóa: Xung đột đất đai, Phân cấp tài khóa, FDI.
  9. ABSTRACT After 30 years of receiving FDI inflows, Vietnam has recorded many positive aspects such as high growth rate, improved human resources, low unemployment rate ... However, along with the high economic growth is the increase in social unrest, especially conflicts related to land. Many people said that the acquisition of land at low prices to establish industrial parks and export processing zones to meet the demand for facilities to attract FDI has increased rapidly the level of urbanization in many localities. Resonance with the rush of preferential policies for FDI enterprises has led to an increasing number of conflicts, land conflicts between people and local authorities, or even civil disputes. Therefore, in the new situation, the working localities are localities with rapid urbanization process, attracting a lot of FDI in the coming time, so it is necessary to conduct research to have a good management solution, in order to The goal is to develop the local economy sustainably, but also to stabilize the lives of the people, security, social order and justice. The essay uses Table data in 19 provinces including Southeast, Southwest and Binh Thuan to examine the impact of FDI and fiscal decentralization on land conflicts in 19 southern provinces, and thereby making these policy recommendations for conflict resolution. With the results obtained using the OLS, FEM and GMM estimation models for testing, the paper pointed out an indirect linkage of FDI and fiscal decentralization to land conflicts in 19 provinces. On that basis, the author initially made policy recommendations on increased oversight, especially of the People's Council and accountability, which is a must when we increase decentralization to the subordinate government. In addition, the essay also recommends increasing the autonomy of local authorities on land price lists based on people's supervision. Also change the way tax money is calculated in a land transaction should be calculated according to the provincial land price list. Key words: Land conflicts, fiscal decentralization, FDI.
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Từ nhiều thập kỷ trước, nhà kinh tế học Paul Samuelson đã đưa ra lý thuyết “vòng lẫn quẩn của sự chậm phát triển và cú huých từ bên ngoài” và để phá vỡ vòng lẫn quẩn này, nhất là tại các nước đang phát triển, thì phải có sự đầu tư từ nước ngoài. Một trong các dòng vốn nước ngoài đã và đang khẳng định vai trò của mình đó là dòng vốn FDI. Đặc biệt hơn đây còn là một luồng vốn tương đối ổn định, do FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ. Bên cạnh đó, FDI còn giúp khuếch tán công nghệ tại nước tiếp nhận; giúp phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm; giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tại Việt Nam, sau 30 năm đón nhận dòng vốn FDI (1988 – 2018), đã ghi nhận nhiều mặt tích cực như tốc độ tăng trưởng cao, nguồn nhân lực được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp thấp… Tuy nhiên, song hành cùng việc tăng trưởng kinh tế cao đó là việc gia tăng các bất ổn xã hội đặc biệt là xung đột liên quan đến đất đai. Cụ thể, theo thống kê, tổng số vụ việc khiếu nại các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận và giải quyết trong các năm từ 2004 đến 2012 là: 528.401/612.115 vụ việc đạt 86%, trong số đó, hằng năm, khiếu nại hành chính liên quan đến đất đai luôn chiếm khoảng 70%. Nhiều ý kiến cho rằng, việc thu hồi đất với giá thấp để thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất nhằm thu hút dòng vốn FDI đã làm mức độ đô thị hóa tại nhiều địa phương gia tăng nhanh chóng. Cộng hưởng với việc chạy đua chính sách ưu đãi dành cho nhóm các doanh nghiệp FDI đã thúc đẩy các tranh chấp, xung đột về đất đai ngày càng một gia tăng giữa người dân với chính quyền địa phương, hay thậm chí các tranh chấp dân sự về đất đai cũng gia tăng. Tiếp cận vấn đề này từ các nghiên cứu cho thấy mối liên kết giữa FDI và tăng trưởng là nhân quả và FDI thúc đẩy tăng trưởng thông qua thị trường tài chính (L
  11. 2 Alfaro, A Chanda, S Kalemli-Ozcan, 2004). Borensztein và cộng sự (1998) chỉ ra rằng FDI có thể được coi là một trong những phương tiện truyền tải chính tiên tiến công nghệ đến các nước đang phát triển… Tuy nhiên, Cao và các cộng sự, (2010) chỉ ra rằng chính phủ có xu hướng đưa ra giá đất thấp để thu hút nguồn vốn FDI. Do đó, trong tình hình mới, địa phương công tác là địa phương có tiến trình đô thị hóa nhanh, thu hút FDI nhiều trong thời gian tới, cho nên cần thiết phải thực hiện nghiên cứu để có giải pháp quản lý tốt, nhằm mục đích phải triển kinh tế địa phương bền vững, nhưng cũng ổn định đời sống người dân, an ninh trật tự, công bằng xã hội. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu chung là tìm ra có hay không mối quan hệ tác động của FDI và phân cấp tài khóa đến xung đột đất đai tại các địa phương ở Việt Nam, và khuyến nghị chính sách giải quyết xung đột này. Để trả lời được câu hỏi trên đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ các vấn đề sau: - FDI, phân cấp tài khóa tác động như thế nào đến xung đột đất đai? - Việc cạnh tranh giữa các tỉnh do phân cấp tài khóa có làm gia tăng xung đột đất đai hay không? 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này xem xét tác động của FDI và phân cấp tài khóa đến xung đột đất đai tại 19 tỉnh phía Nam, bao gồm các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và tỉnh Bình Thuận do có sự đồng nhất về khu vực kinh tế và là các tỉnh có nguồn vốn FDI đầu tư chiếm tỷ trọng đáng kể và đây là các địa phương này thuộc khu vực quản lý của cơ quan thanh tra chính phủ khu vực III. 4. Phương pháp nghiên cứu: Ở bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và sử dụng mô hình ước OLS, REM,FEM và mô hình GMM để kiểm định.
  12. 3 5. Ý nghĩa nghiên cứu: Bài luận đã chỉ ra được một mối liên hệ gián tiếp của FDI và phân cấp tài khóa đến xung đột đất đai tại 19 tỉnh. Trên cơ sở đó, tác giả bước đầu đưa ra các khuyến nghị chính sách về việc gia tăng việc giám sát, nhất là của HĐND và việc giải trình, đây là yếu tố bắt buộc khi chúng ta gia tăng sự phân cấp cho chính quyền cấp dưới. Bên cạnh đó, bài luận cũng đề nghị nên gia tăng không gia tự chủ của chính quyền địa phương về bảng giá đất trên cơ sở giám sát của người dân. Đồng thời thay đổi cách tiến tiền thuế trong một giao dịch về đất đai nên được tính theo bảng giá đất cấp tỉnh, việc này sẽ tạo động lực cho chính quyền địa phương đưa ra bảng giá đất sát với thị trường và giúp người dân sẽ trung thực hơn trong việc ký kết hợp đồng giao dịch về quyền sử dụng đất. 6. Kết cấu luận văn Bài luận văn gồm 5 chương: Chương 1 sẽ giới thiệu về cơ sở lý thuyết, các mối quan hệ của các thành tố và lươt khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về vấn đề xung đột đất đai. Chương 2 sẽ nêu lên tình hình phân cấp tài khóa, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và xung đột đất đai tại việt nam. Chương 3 sẽ giới thiệu về mô hình nghiên cứu và dữ liệu của bài nghiên cứu. Chương 4 sẽ nêu ra kết quả và luận giải kết quả của mô hình. Chương 5 từ kết quả thu được của mô hình, luận văn nêu lên khuyến nghị và các mặt còn hạn chế, hướng nghiên cứu tiếp theo.
  13. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN CẤP TÀI KHÓA, VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI 1.1. Cơ sở lý thuyết về FDI, phân cấp tài khóa và xung đột đất đai 1.1.1. Lý thuyết về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1.1.1. Khái niệm về FDI Theo tổ chức thương mại thế giới WTO định nghĩa FDI (Foreign Direct Investmen) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp. Có các mục đầu tư như: + Thành lập hoặc mở rộng một Doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư. + Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có. + Tham gia vào một doanh nghiệp mới. + Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm). Tuy nhiên, định nghĩa được nhiều sử dụng nhiều nhất là của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF(1997): FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Để có một cái nhìn khái quát về FDI, chúng ta có thể lược khảo một vài định nghĩa của các nhà nghiên cứu như: Khái niệm ban đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được coi là sự phát triển từ lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế và ban đầu bắt nguồn từ kinh tế học. Việc giải thích FDI bắt nguồn từ lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo.
  14. 5 Năm 1933, Heckscher-Ohlin đã đưa ra lý thuyết được coi là trụ cột cho sự phát triển của khái niệm chuyển động vốn quốc tế cho thương mại quốc tế do sự đa dạng của tài nguyên nguồn lực giữa các quốc gia. Và nó dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo, bằng cách dự đoán các mô hình thương mại và sản xuất dựa trên yếu tố nguồn lực của một khu vực giao dịch. Mô hình về cơ bản nói rằng các quốc gia sẽ xuất khẩu các sản phẩm sử dụng các yếu tố sản xuất mà quốc gia mình lợi thế nên có chi phí thấp và nhập khẩu các hàng hóa mà nếu quốc gia phải tự sản xuất thì phải sử dụng các yếu tố khan hiếm hơn nên sẽ có giá cao hơn. MacDougall (1960), Kemp (1964) nhận thấy luồng vốn đầu tư sẽ chuyển dịch từ nước có lãi xuất thấp (chi phí vốn thấp) sang nước có lãi xuất cao cho đến khi đạt trạng thái cân bằng. Một vài nhà nghiên cứu tiêu biểu cũng cố cho lý thuyết này như của Jasay (1960), Aliber (1970). Lý thuyết này được các nhà kinh tế thừa nhận vào năm 1950, tuy nhiên, sau đó lý thuyết trở nên thiếu ổn định khi tỷ suất đầu tư của Mỹ giảm đi đến mức thấp hơn tỷ suất trong nước, nhưng dòng vốn FDI từ Mỹ đến các nước khác vẫn tăng liên tục. Mô hình trên không giải thích được hiện tượng vì sao một số nước đồng thời có dòng vốn chảy vào, có dòng vốn chảy ra. Khái niệm thứ hai về FDI đó là lý thuyết thị trường độc quyền của Stephen Herbert Hymer (nghiên cứu năm 1960, xuất bản năm 1976) và Kindleberger (1969), họ tin rằng phải có sự không hoàn hảo trong thị trường hàng hóa hoặc các yếu tố sản xuất để xuất hiện dòng vốn FDI. Hymer (1976) chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia phải đối mặt với nhiều hạn chế vì họ là “người nước ngoài”. Chúng bao gồm chi phí thu thập thông tin do sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ; chi phí đối xử ít thuận lợi hơn của chính phủ các nước sở tại.... Do đó, các công ty đa quốc gia sẽ có được phải có lợi thế cạnh tranh (ví dụ: lợi thế của nước sở tại, sản phẩm sáng tạo, kỹ năng quản lý, bằng sáng chế, v.v.) để bù đắp những nhược điểm này. Ở Việt Nam, luật đầu tư năm 2005 định nghĩa FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp
  15. 6 khác để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật nhà nước. Vậy có thể hiểu, FDI theo Luật đầu tư năm 2005 là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn đầu tư vào Việt Nam bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của luật nhà nước. 1.1.1.2. Vai trò của FDI Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Các nghiên cứu gần đây của Freeman (2000), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Nguyễn Mại (2004) đều rút ra nhận định chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI, tạo ra kênh truyền tác động tràn tích cực hữu hiệu. FDI tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau. Theo cách tiếp cận hẹp, tác động đối với tăng trưởng của FDI thường được thông qua kênh đầu tư và gián tiếp thông qua các tác động tràn. Theo cách tiếp cận rộng, FDI gây áp lực buộc nước sở tại phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà trước hết là cải thiện môi trường đầu tư, qua đó làm giảm chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư nước ngoài, tăng hiệu suất của vốn và rốt cuộc là tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Một số ý kiến còn cho rằng FDI có thể làm tăng đầu tư trong nước thông qua tăng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp FDI hoặc tiêu thụ sản phẩm từ các doanh nghiệp
  16. 7 FDI. Đồng thời, các chính sách cải thiện cơ sở hạ tầng của chính phủ nhằm thu hút nhiều vốn FDI hơn cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hình thành và phát triển. Tiêu biểu như, nghiên cứu của Kokko (1994) chỉ ra mối quan hệ tương quan thuận giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Mê-hi-cô. Tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng cũng được kiểm định trong nghiên cứu của Kumar và Pradhan (2002) sử dụng số liệu hỗn hợp cho 107 nước đang phát triển trong thời kỳ 1980-1999. L Alfaro, A Chanda, S Kalemli-Ozcan,(2004) cung cấp bằng chứng rằng liên kết giữa FDI và tăng trưởng là nhân quả và FDI thúc đẩy tăng trưởng thông qua thị trường tài chính. (Borensztein và cộng sự, 1998) chỉ ra rằng FDI có thể được coi là một trong những phương tiện truyền tải chính tiên tiến công nghệ đến các nước đang phát triển. Trái lại cũng có một số ý kiến lo ngại về tác động tiêu cực của FDI, như việc thu hồi đất với giá thấp để thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất nhằm thu hút dòng vốn FDI đã làm mức độ đô thị hóa tại nhiều địa phương gia tăng nhanh chóng. Cộng hưởng với việc chạy đua chính sách ưu đãi dành cho nhóm các doanh nghiệp FDI đã thúc đẩy các tranh chấp, xung đột về đất đai ngày càng một gia tăng giữa người dân với chính quyền địa phương, hay thậm chí các tranh chấp dân sự về đất đai cũng gia tăng. Cao và các cộng sự (2010) chỉ ra rằng chính phủ có xu hướng đưa ra giá đất thấp để thu hút nguồn vốn FDI. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn FDI có thể gây cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong nước mà phần thua thiệt thường là các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong nước bị mất thị trường, mất lao động có kỹ năng và vì vậy có thể dẫn đến phá sản. Ngoài ra, vốn FDI có thể làm cho đầu tư trong nước bị thu hẹp do nhiều doanh nghiệp bị mất cơ hội đầu tư họăc đầu tư không hiệu quả do trình độ công nghệ thấp kém, vốn ít. Điều này xảy ra khi xuất hiện tác động lấn át đầu tư của doanh nghiệp FDI. Như trong nghiên cứu của Mencinger (2003) về vai trò của FDI tới tăng trưởng của 8 nước chuyển đổi ở Đông Âu sử dụng số liệu hỗn hợp cho thời kỳ 1994-2001 lại chỉ ra rằng FDI làm giảm khả năng bắt kịp về tăng trưởng của các nước này với EU. Nguyên nhân có thể là do quy mô nhỏ của các nền kinh tế này và FDI quá tập trung vào thương mại và tài chính nên đã làm
  17. 8 giảm tác động tràn về năng suất trong các ngành kinh tế nói chung. FDI cũng không nhất thiết tăng áp lực cạnh tranh do các đối thủ cạnh tranh của nước nhận đầu tư hầu hết là mới và nhỏ, do vậy dễ bị đẩy ra khỏi cuộc chơi. 1.1.2. Lý thuyết về phân cấp tài khóa. Sau thời kỳ đổi mới (1986), Việt Nam đã đẩy mạnh việc phân cấp quản lý kinh tế bao trùm nhiều lĩnh vực: quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển; ngân sách nhà nước; đất đai, tài nguyên; doanh nghiệp nhà nước; hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; và tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức. Chính phủ kỳ vọng rằng chính sách phân cấp sẽ giúp phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Vậy phân cấp là gì? Phân cấp được hiểu là một quá trình chuyển giao trách nhiệm và quyền hạn từ chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương hay khu vực tư nhân (World Bank, 2001). Tùy thuộc vào các chức năng cụ thể được chuyển từ các cơ quan chính quyền trung ương, có ba loại phân cấp chính: Phân cấp hành chính chuyển trách nhiệm về thủ tục hành chính; phân cấp chính trị đại biểu quyền bầu cử và lập pháp cho chính quyền địa phương; phân cấp tài chính chuyển cả nguồn lực và trách nhiệm tài trợ cho các dịch vụ của chính phủ cho chính quyền địa phương. Ở một số quốc gia đang tiến hành chuyển đổi hệ thống kinh tế như Việt Nam, phân cấp còn bao hàm sự chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm từ chính quyền trung ương cho các doanh nghiệp nhà nước và cho thị trường. Các hình thức phân cấp này có đặc điểm chung là đều bắt đầu với sự minh định lại vai trò của nhà nước, để trên cơ sở đó tiến hành phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, giữa nhà nước với thị trường, và giữa khu vực nhà nước với khu vực tư nhân và khu vực dân sự. Phân cấp tài khóa liên quan đến sự phân phối nguồn lực công giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong đó nhấn mạnh hai vấn đề cơ bản là sự phân chia nguồn thu và nhiệm vụ chi (Davey, 2003). Theo Hanai và Huyen (2004), phân cấp tài khóa có thể định nghĩa là sự phân công trách nhiệm và quyền hạn, cũng như lợi ích, giữa các cấp khác nhau của chính quyền về quản lý và thực hiện ngân
  18. 9 sách. Có thể nói phân cấp ngân sách là trọng tâm của mọi biện pháp phân cấp. Mỗi đơn vị phân cấp chỉ có thể độc lập thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp khi họ có đủ các nguồn lực cần thiết và có quyền đưa ra các quyết định chi tiêu. Bốn nội dung trọng tâm của phân cấp ngân sách bao gồm (i) chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm chi tiêu; (ii) chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm thu ngân sách; (iii) chuyển giao ngân sách từ trung ương cho địa phương và điều tiết ngân sách từ địa phương về trung ương; (iv) quy định về khả năng đi vay và phát hành nợ của chính quyền địa phương. Nghiên cứu của Mello và Barenstein (2001) sử dụng dữ liệu bảng của 78 quốc gia từ năm 1980 đến năm 1992 đã cho thấy sự phân cấp tài khóa và quản trị công có tác động tích cực đến tăng trường kinh tế. Bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực của phân cấp tài khóa cũng được tìm thấy tại Pasikan trong hai giai đoạn 1971- 2005 và 1972-2009 (Malik và cộng sự, 2005).Với bộ dữ liệu của 28 tỉnh tại Trung Quốc trong giai đoạn từ 1970 đến 1993, Lin và Liu (2000) cũng tìm thấy kết quả tương tự. Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ việc phân cấp tài khóa đều cho rằng nhờ ở gần dân hơn so với chính quyền trung ương, chính quyền địa phương có thông tin tốt hơn về nhu cầu và ý muốn của người dân, đồng thời thấu hiểu hơn những điều kiện đặc thù của địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương có thể đáp ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn trước các yêu cầu của người dân so với chính quyền trung ương (Ebel & Yilmaz, 2002). Ngược lại, vì người dân ở gần chính quyền địa phương nên tiếng nói của họ sẽ có tác động trực tiếp đến chính quyền địa phương trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình (Dabla, 2006). Hơn nữa, việc thúc đẩy phân cấp tài khóa không những thúc đẩy cải thiện hiệu quả Pareto mà còn giảm sự bất bình đẳng về kinh tế giữa các địa phương (Ezcurra & Pasucal, 2008) Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc phân cấp tài khóa cũng có những điểm rủi ro đáng phải lưu ý, đặc biệt là khi phân cấp tài khóa quá mạnh mẽ (Morgan, 2002).
  19. 10 Trước hết, đó là việc gia tăng bất bình đẳng về tài chính giữa các địa phương do việc thu thuế không tương xứng với quy mô chi tiêu của địa phương. Hai là, việc gia tăng phân cấp có thể tăng rủi ro trong quản lý nguồn lực địa phương (ADB, 2004). Nghiên cứu của Roden (2002) cho rằng phân cấp tài khóa là tiêu cực, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi. Ông lập luận rằng các vấn đề thường đi kèm với phân cấp là thâm hụt ngân sách, tham nhũng, tác động của các nhóm lợi ích, gia tăng bất bình đẳng và cuối cùng là nền kinh tế giảm tăng trưởng. Mello (2000) khẳng định thất bại của việc phân cấp tài khóa là do thành kiến về thâm hụt tài khóa và quản trị công yếu kém, không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của chính sách phi tập trung hóa. Nghiên cứu tại Nigeria của Philip và Isah (2012) cũng cho thấy phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi có tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Đối với nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì quá trình phân cấp chi ngân sách đã xuất hiện những hạn chế như: quá trình phân cấp tràn lan, thiếu quy hoạch và phân tán dẫn đến chi tiêu quá nhiều gây thâm hụt ngân sách; chất lượng quy hoạch kém dẫn tới kém hiệu quả trong đầu tư công, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình thấp (Vũ Thành Tự Anh, 2012). Chính điều này đã dẫn đến xuất hiện hiện tượng đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân, làm giảm tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây (Tô Trung Thành và Nguyễn Chí Dũng, 2011). 1.1.3. Lý thuyết về xung đột đất đai Đất đai đang ngày trở nên khan hiếm do sự gia tăng dân số và do nhu cầu sử dụng đất của mỗi cá nhân đang ngày càng gia tăng. Thật vậy, đất đai là thứ mà Bogale và các cộng sự gọi là tài nguyên cơ bản nhất (Bogale và các cộng sự, 2006). Xung đột đất đai xảy ra là do sự mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng đất hiện tại với quan điểm về việc sử dụng và quản lý quỹ đất trong tương lai của các cơ quan quản lý (O’Neill & Walsh, 2000). Cốt lõi của nhiều xung đột thực tế là do đất đai cũng như xã hội luôn thay đổi liên tục. Những thay đổi sử dụng đất được thúc đẩy bởi các đổi mới xã hội, thể chế và công nghệ là những nguồn xung đột quan trọng nhất (Brown & Raymond, 2014; Ianos và cộng sự, 2012; Torre và cộng sự, 2006). Mối quan tâm ngày càng tăng về môi trường, phát triển bền vững và sự phát triển đô thị cũng như mối quan tâm về
  20. 11 điều kiện môi trường sống của con người đã dẫn đến nhiều mối quan tâm hơn về xung đột sử dụng đất (Haase và cộng sự, 2014; Torre và cộng sự, 2014). Xung đột sử dụng đất được định nghĩa là các tình huống trong đó các bên liên quan của các thành phần có lợi ích không tương thích liên quan đến việc sử dụng một thửa đất nhất định (Von der Dunk và cộng sự, 2011). Thường xảy ra xung đột khi các cá nhân tham gia vào việc phản đối dự án khỏi bị hiện thực hóa, nhưng cũng có khi mọi người trở nên tích cực vì họ đánh giá lại các tác động có lợi/hại của dự án (Joerin và cộng sự, 2010). Do đó, hầu hết các tranh chấp sử dụng đất phát sinh từ lợi ích cá nhân. Bên cạnh đó, xung đột cũng có thể nảy sinh về những ý tưởng sự phát triển trong tương lai của một khu vực. Tuy nhiên, nếu xét theo một khía cạnh khác, xung đột đất đai không phải hoàn toàn là tiêu cực. Xung đột có thể là chất xúc tác cho những cải tiến trong quản trị đất đai và đổi mới trong tư duy quản lý, cũng như giúp phát hiện hoặc thậm chí là ngăn chặn thói quen quan liêu (Forester, 2013; Griggs và cộng sự, 2014). Hầu hết các nước phát triển đều được trang bị khung pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu, sử dụng đất và tìm cách phối hợp sử dụng theo cách giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột (Hersperger và cộng sự., 2014). Hơn nữa, có nhiều nghiên cứu về các kỹ thuật để quản lý các bất đồng về tài nguyên và môi trường, bao gồm xung đột sử dụng đất (Brody và cộng sự, 2004). Đàm phán xung đột, còn được gọi là hòa giải hoặc giải quyết, được khái niệm hóa như các phương pháp và quy trình liên quan đến việc tạo điều kiện kết thúc hòa bình của xung đột thường bằng cách tham gia đàm phán tập thể. Tại Việt Nam, xung đột đất đai gia tăng nhanh chóng từ năm 1994, khi Nhà nước bắt đầu thực hiện chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư từ nước ngoài. Từng bước, chính sách đất đai ngày càng cởi mở hơn để thu hút đầu tư nhất là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Từ năm 1994 đến năm 2004, Nhà nước vẫn sử dụng chính sách “Nhà nước thu hồi đất“ để giao cho mọi loại đầu tư được Nhà nước phê duyệt. Đó cũng là nguồn căn của xung đột đất đai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1