intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đòn bẩy đến đầu tư của công ty ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

34
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty trong ngành F&B, qua đó, luận văn hàm ý quản trị cho các bên liên quan về các hoạt động quản trị tài chính công ty. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đòn bẩy đến đầu tư của công ty ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẬU LÝ HIỀN THẢO TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẬU LÝ HIỀN THẢO TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG (hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài “ Tác động của đòn bẩy đến đầu tư của công ty ngành Thực phẩm và Đồ uống niêm yết tại Việt Nam” là thành quả nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo. Các số liệu, kết quả phân tích, đánh giá trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác và lấy từ thực tế thực nghiệm thị trường Việt Nam và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu trước đây. TP.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 05 năm 2019 Tác giả luận văn Đậu Lý Hiền Thảo
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ..............................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................5 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................5 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..............................................5 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6 1.6. Kết cấu luận văn ............................................................................................7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .................9 2.1. Một số khái niệm ...........................................................................................9 2.1.1. Đầu tư .........................................................................................................9 2.1.2. Đòn bẩy tài chính .....................................................................................10 2.1.3. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư .....................12 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm .......................................................................14 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................19 3.1. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................19 3.2. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................20 3.2.1. Đầu tư thuần (INV)...................................................................................21 3.2.2. Đòn bẩy tài chính (LEV) ..........................................................................21 3.2.3. Giá trị doanh nghiệp (TOBIN’s Q) ..........................................................22 3.2.4. Tỷ số lợi nhuận ròng sau thuế và khấu hao trên tổng tài sản cố định thuần ...................................................................................................................23 3.2.5. Mức tăng trưởng doanh thu của công ty ..................................................25
  5. 3.3. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................25 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu............................................................................25 3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ...............................................26 3.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu .......................................................................26 3.4. Trình tự nghiên cứu .....................................................................................27 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................29 4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................29 4.2. Phân tích tương quan ...................................................................................32 4.3. Phân tích hồi quy .........................................................................................33 4.3.1. Dựa trên dữ liệu các biến .........................................................................33 4.3.2. Dựa trên dữ liệu bảng nhóm công ty tiềm năng tăng trưởng cao ............36 4.3.3. Dựa trên dữ liệu bảng nhóm công ty tiềm năng tăng trưởng thấp ..........38 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................41 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................47 5.1. Kết luận........................................................................................................47 5.2. Khuyến nghị ................................................................................................47 5.3. Hạn chế của nghiên cứu...............................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng anh Tên đầy đủ tiếng việt HOSE Ho Chi Minh Stock Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM Exchange HNX Ha Noi Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội F&B Food & Beverage Thực phẩm và Đồ uống GMM Generalized Method of Phương pháp ước lượng moment tổng Moments quát NPV Net Present Value Giá trị hiện tại thuần OLS Ordinary least squares Phương pháp bình phương bé nhất REM Random Effects Models Mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên FEM Fixed Efects Models Mô hình hồi quy hiệu ứng cố định MM Modigliani và Miller Lý thuyết cấu trúc vốn cân đối BCTC Báo cáo tài chính
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến .................................................................................29 Bảng 4.2. Ma trận tương quan các biến ....................................................................32 Bảng 4.3. Kết quả hồi quy tác động của đòn bẩy đến đầu tư ....................................33 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy tác động của đòn bẩy đến đầu tư nhóm công ty tiềm năng tăng trưởng cao ..........................................................................................................36 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy tác động của đòn bẩy đến đầu tư nhóm công ty tiềm năng tăng trưởng thấp ........................................................................................................38 Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước so sánh với kết quả nghiên cứu của luận văn ...............................................................................................................45
  8. TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu về tác động của đòn bẩy đến quyết định đầu tư của các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết ở thị trường Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 52 công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết trên 2 sàn Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2008 – 2017. Bài nghiên cứu được tiếp cận thông qua công thức mô hình định lượng, sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy theo hiệu ứng cố định và mô hình hồi quy theo hiệu ứng ngẫu nhiên. Kết quả kiểm định cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực càng mạnh đến quyết định đầu tư khi mà tiềm năng tăng trưởng của công ty đó càng lớn, ngược lại, công ty có tiềm năng tăng trưởng thấp thì đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực không đáng kể đến quyết định đầu tư. Dựa vào kết quả nghiên cứu nhà quản trị có những quyết định đúng đắn làm gia tăng giá trị công ty. Từ khóa : quyết định đầu tư, đòn bẩy tài chính, ngành thực phẩm và đồ uống.
  9. ABSTRACT This article examines the impact of leverage on investment decisions of companies in the food and beverage industry in Vietnam. Research data were collected from the financial statements of 52 companies in the food and beverage industry listed on the two floors of Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE) & Hanoi Stock Exchange (HNX) in the period of 2008 - 2017. The paper is approached through a quantitative model formula, using a fixed effect regression research method and a random effect regression model. The test results show that financial leverage has a stronger negative impact on investment decisions when the growth potential of that company is larger, whereas companies with low growth potential are leverage. The main negative impact on investment decisions is negligible. Based on the research results, managers have the right decisions to increase the value of the company. Keywords : investment decision, financial leverage, food & beverage industry.
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, sau khi gia nhập liên minh kinh tế, việc Việt Nam ký kết Hiệp định Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và tham gia Cộng đồng Kinh tế Châu Á (AEC) làm cho ngành thực phẩm và đồ uống đối mặt với những cơ hội và thách thức. Theo báo cáo của Viện Toàn cầu McKinsey (MGI), công bố ngày 12/9/2018 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Hà Nội, Việt Nam nằm trong 18 nền kinh tế mới nổi được đánh giá là nước đạt hiệu quả vượt trội trong vòng 50 năm qua. Trong tình hình này, các công ty trong ngành F&B Việt Nam đang có những bước đi mạnh mẽ bằng cách thúc đẩy mở rộng mô hình đầu tư, kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm để tạo ra các bước mạnh mẽ để tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Luận văn chứng thực lại tác động giữa đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư và hiệu quả sử dụng nợ đối với cơ cấu công ty đặc biệt trong ngành F&B Việt Nam thông qua các mô hình kiểm định, dựa vào dữ liệu thực tế. Theo khảo sát các doanh nghiệp Profit500 do Vietnam Report thực hiện tháng 10 năm 2018 thì ngành F&B là 1 trong 5 ngành có tiềm năng sinh lời lớn nhất giai đoạn tới, tiềm năng tăng đến 20%. Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (theo Vietnam Report, 2018) nhận định rằng Việt Nam đang trở thành thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm - đồ uống rất tiềm năng trong khu vực. Cụ thể, theo nghiên cứu toàn cảnh ngành F&B Việt Nam năm 2018 của Vietnam Report, ngành F&B hiện chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê, Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm – đồ uống rất tiềm năng. Chỉ số tiêu thụ của ngành sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng lần lượt 8,1% và 10,2% so với cùng kỳ năm 2017 (số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam – GSO).
  11. 2 Theo khảo sát của Vietnam Report về thói quen mua hàng thực phẩm – đồ uống vào tháng 9 năm 2018, cơ cấu chi tiêu cho ngành hàng này chiếm tới 34% trong tổng cơ cấu chi tiêu trung bình hàng tháng của người Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành này cũng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Đó là lý do vì sao ngành F&B của Việt Nam lại đang thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đầu tư, hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ. Theo Đinh Tuấn Minh, giám đốc nghiên cứu thị trường F&B của công ty nghiên cứu thị trường VietAnalytics, năm 2018, cho rằng các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống phải luôn theo dõi những mong muốn và nhu cầu của khách hàng. F&B là ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh và danh tiếng của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của khách hàng, cho dù là nhà hàng, cửa hàng tiện lợi hoặc nhà cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao khi ngày càng nhiều các thương hiệu có ý định thâm nhập vào thị trường này, việc điều tra tìm hiểu thị trường là rất cần thiết. Trong một báo cáo ngành năm 2018 của các chuyên gia Công ty Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) cũng nhận định rằng lĩnh vực bán lẻ thực phẩm và nước giải khát tại Việt Nam đang rất phân tán, với sự hiện diện của chỉ một vài doanh nghiệp lớn. Lĩnh vực bán lẻ thực phẩm và đồ uống chủ yếu bị chi phối bởi các nhà bán lẻ ngoài doanh nghiệp, bao gồm các nhà bán lẻ truyền thống và cửa hàng thực phẩm độc lập. Theo xếp hạng VietNamReport tháng 10 năm 2018, đứng đầu nhóm ngành thực phẩm đóng gói gia vị đồ ăn có Masan, Acecook, Cái Lân. Còn về nhóm ngành đường, sữa, bánh kẹo có Vinamilk, Nestle, tập đoàn Kido; nằm trong top nhóm ngành thực phẩm tươi sống, đông lạnh có Vissan, Vĩnh Hoàn, Chăn nuôi CP; cuối cùng nhóm ngành đồ uống có cồn, không cồn và đồ uống nóng dẫn đầu là Heineken, Sabeco, Suntory Pepsico. Các doanh nghiệp thâm nhập bán lẻ chủ yếu giới hạn trong các khu vực đô thị. Cũng theo các chuyên gia cho rằng, thị trường thực phẩm đồ uống được kiểm soát bởi một số doanh nghiệp lớn như các doanh nghiệp nội địa Vinamilk, KiDo, Masan Consumer, Minh Phú, Vinafood,
  12. 3 Halico, Bibica, Sabeco, các doanh nghiệp nước ngoài như Nestle (cà phê); Nabati Indonesia (bánh kẹo); Diageo, Heineken(đồ uống có cồn). Các công ty đa quốc gia lớn đang thiết lập các đơn vị độc lập và công ty liên doanh để đầu tư vào các lĩnh vực như cà phê, bánh kẹo, đồ uống có cồn, nước ngọt, và hệ thống phân phối bán lẻ. Thị trường ngành F&B là sân chơi của các công ty lớn trong ngành F&B. Tuy nhiên, để giữ chỗ đứng như hiện tại bên cạnh thách thức cạnh tranh với các công ty ngoại thâm nhập vào thị trường, ban quan trị của các doanh nghiệp lớn còn cần có những động thái trong quyết định tài chính, quyết định đầu tư để có thể duy trì và phát triển ổn định. Đặc trưng ngành F&B là lĩnh vực có tính độc quyền cao nên việc các doanh nghiệp non trẻ gia nhập vào thị trường này còn nhiều trở ngại. Khó khăn đó không những bắt đầu từ việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mà còn là tâm lý lo ngại của các đại lý và nhà phân phối trong việc đặt niềm tin vào phân phối sản phẩm. Điều đó còn cần đến rất nhiều vào nổ lực thực hiện từng bước truyền thông, quảng cáo đến với người tiêu dùng để cải thiện những rào cản khi mới gia nhập ngành. Đó cũng là những bước đi đầu tư thông minh để cải thiện vị thế của chính doanh nghiệp đó. Thị trường F&B có ít rào cản gia nhập, nhưng vì nhu cầu tiêu dùng lớn, tốc độ đào thải nhanh, nên vẫn là một thách thức với những doanh nghiệp muốn chinh phục. Trong thách thức cũng có cơ hội nên ngành F&B cũng có những góc nhìn lạc quan mà chính nhà quản trị các công ty cần phải tĩnh táo hơn khi đưa ra quyết định đầu tư. Ngành F&B hiện nay là lĩnh vực mà các công ty nhỏ muốn khởi nghiệp, bởi lẽ, lượng tiêu thụ và thị trường ngành này còn rất tiềm năng để đầu tư và mở rộng quy mô. Mặc dù, các công ty lớn chiếm hữu thị phần và lượng khách hàng quen thuộc sẵn có, tuy nhiên, tiềm năng ngành và thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn là sân chơi rất tốt để các công ty nhỏ tạo chỗ đứng riêng cho mình. Ngành F&B là ngành bán lẻ tiêu dùng nên đòi hỏi việc tồn kho, đầu tư tài sản cố định, bổ sung vốn lưu động là việc làm cấp thiết mà bất cứ nhà quản trị nào cũng phải quan tâm và
  13. 4 tính toán cẩn trọng. Chủ yếu các mặt hàng có thời hạn sử dụng không quá dài, về giá cả và chi phí khi tồn hàng cũng như dự trữ tiền mặt sao cho hợp lý. Đó cũng là câu hỏi khi mà nhiều nhà quản trị muốn sử dụng đòn bẩy với việc đưa ra quyết định đầu tư, bỏi họ phải cân nhắc rất nhiều về tấm chắn thuế, cái giá phải trả khi quyết định đầu tư không sinh lời như kì vọng, cũng như chi phí lãi vay cho việc sử dụng đòn bẩy đó tác động như thế nào đến quyết định đầu tư của ban lãnh đạo công ty. Quyết định đầu tư là một trong ba quyết định tài chính quan trọng mà các nhà quản trị hay các giám đốc tài chính đều quan tâm nếu muốn dẫn dắt lãnh đạo và gia tăng giá trị công ty. Vì vậy, sự tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư lại càng là một vấn đề càng quan trọng không kém. Myers (1977) từng đề cập đến trong một bài báo về việc thúc đẩy đòn bẩy tác động đến đầu tư bằng cách giải quyết các khỏan nợ có rủi ro cao. Đây là những khoản nợ có khả năng làm giảm giá trị công ty khi quyết định 1 dự án đầu tư kém hiệu quả. Ngoài ra tác giả còn dự đoán rằng đòn bẩy có tác động nghịch chiều với giá trị thị trường của các quyết định đầu tư của công ty. Trong thời đại cạnh tranh toàn cầu, các công ty cần đầu tư lớn vào tài sản cố định hữu hình khác để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mà, vốn và nợ được coi là nguồn lực chính cho quyết định đầu tư này. Nghiên cứu về cấu trúc nợ và cơ cấu đáo hạn nợ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của công ty là vấn đề cơ bản trong tài chính doanh nghiệp. Để đạt được sự tăng trưởng về hiệu suất và năng suất, đòn bẩy cần được quản lý tốt. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến thảo luận xoay quanh về việc các quyết định đòn bẩy tác động đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, các vấn đề về đòn bẩy sẽ gây ra tác động đến các quyết định đầu tư (đòn bẩy có thể gây ra đầu tư dưới mức hoặc đầu tư vượt mức). Đối với ngành F&B, các công ty lớn đã có chỗ đứng trên thị trường ngành cần có những quyết định đầu tư hợp lý, chính điều đó sẽ duy trì sự tăng trưởng đều của cổ phiếu cũng như khẳng định vị thế của mình. Còn những công ty non trẻ mới gia nhập
  14. 5 ngành, tiềm năng tăng trưởng còn nhỏ thì các quyết định đầu tư càng quan trọng hơn, bởi chính các quyết đình đầu tư đó lại chính là bước ngoặc đột phá, vượt trội giúp tạo chỗ đứng mới trong thị trường ngành. Từ những thực tiễn trên nên luận văn quyết định chọn đề tài nghiên cứu về Tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định của các công ty trong ngành F&B. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty trong ngành F&B, qua đó, luận văn hàm ý quản trị cho các bên liên quan về các hoạt động quản trị tài chính công ty. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư, luận văn nghiên cứu trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu. (1) Đòn bẩy có tác động đến quyết định đầu tư của các công ty trong ngành F&B hay không? (2) Đòn bẩy tác động đến quyết định đầu tư có phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng công ty trong ngành F&B không? 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư như thế nào đối với các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết ở Việt Nam. Xét về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của luận văn sử dụng các chỉ tiêu,báo cáo tài chính của 52 công ty ngành F&B trong 10 năm 2008 – 2017. Còn về mặt nội dung, phạm vi luận văn nghiên cứu về tác động đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư, bao gồm kiểm định nhóm công ty trong ngành F&B có tiềm năng tăng
  15. 6 trưởng cao, đưa ra nhận định lượng tích cực hoặc tiêu cực từ đòn bẩy đến quyết định đầu tư và kiểm định nhóm công ty trong ngành F&B có tiềm năng tăng trưởng thấp, đưa ra nhận định tích cực hoặc tiêu cực từ đòn bẩy đến quyết định đầu tư. Đối với phạm vi không gian, bài viết thu thập dữ liệu, lấy dữ liệu 10 năm 2008 – 2017 nghiên cứu 52 công ty ngành thực phẩm và đồ uống đang được chấp thuận niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Lý dó chủ yếu mà các công ty trong ngành F&B chỉ lấy các chỉ tiêu trên sàn HOSE và HNX mà không phải sàn UPCom là vì các dữ liệu trên sàn UPCoM và OTC bị đặt nhiều dấu hỏi về chất lượng, minh bạch trong cả công tác tài chính và quản trị. Tính đến ngày 25/7/2018, 80 mã đang trong diện bị hạn chế giao dịch, 9 mã khác bị đình chỉ giao dịch và không ít cổ phiếu khác dù vẫn giao dịch bình thường nhưng vấn đề chất lượng rất đáng lưu tâm. Không những vậy, sàn giao dịch UPCoM chính thức đi vào giao dịch năm 2010 nên dữ liệu giao dịch của tất cả các mã UPCoM giai đoạn 2008-2009 sẽ không có dữ liệu. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng cách thu thập và xử lý dữ liệu, kết hợp với kế thừa mô hình ước lượng từ các bài viết của nhiều tác giả có đề tài nghiên cứu tương đồng, dùng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tính toán để đưa ra nhận định, đánh giá về mặt tích cực và mặt tiêu cực của tác động đòn bẩy đến quyết định đầu tư của 52 công ty ngành F&B. Phương pháp nghiên cứu hồi quy của luận văn kế thừa từ 2 bài báo của Võ Xuân Vinh (2018) và Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự (2013) theo 3 cách gồm mô hình pooed OLS, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên và hiệu ứng cố định. Các tác giả đều sử dụng kiểm định là Breusch Pagan để xác định xem mô hình nào phù hợp hơn trong hai mô hình gồm mô hình pooled OLS và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên; ngoài ra, còn sử dụng thêm kiểm định Hausman để kết luận mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
  16. 7 hay mô hình hiệu ứng cố định sẽ phù hợp hơn. Từ đó, các tác giả đều nhận định rằng phương pháp hiệu ứng cố định (fixed effect) là phương pháp hồi quy phù hợp nhất. Vì vậy phương pháp này sẽ được tham khảo sử dụng chính vào nghiên cứu này. Dữ liệu nghiên cứu của luận văn được thu thập từ báo cáo tài chính của 52 mã cổ phiếu niêm yết trên HOSE và HNX. Nguồn dữ liệu được lấy từ cổng thông tin trực tuyến về tài chính và chứng khoán của Công Ty Cổ phần Tài Việt (https://vietstock.vn/). 1.6. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 5 chương theo kết cấu và nội dung chính như dưới đây. Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu Chương này trình bày tóm lược lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đặt ra câu hỏi nghiên cứu, làm rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cuối cùng là cho biết nghiên cứu theo những phương pháp gì. Chương 2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan Chương 2 nêu và định nghĩa các khái niệm quan trọng, trình bày, tóm tắt lại các nghiên cứu trước về tác động giữa đòn bẩy tài chính và đầu tư của công ty để làm tiền đề đưa các biến vào mô hình ước lượng được sử dụng ở chương 3, đồng thời so sánh, giải thích kết quả thu được ở chương 4. Chương 3 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 3 đưa ra giả thuyết nghiên cứu, trình bày phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm STATA, từ đó đề xuất mô hình hồi quy phù hợp thể hiện tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của công ty. Chương 4 Kết quả nghiên cứu Từ nguồn dữ liệu đã thu thập, chương 4 tiếp tục xử lý dữ liệu chia làm 2 nhóm dữ liệu bảng theo phân tích chương 2, sử dụng phần mềm STATA như đã đề xuất ở
  17. 8 chương 3 để phân tích và đưa ra kết quả nghiên cứu từ bảng dữ liệu. Đồng thời, chương này cũng giải thích kết quả nghiên cứu, và so sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đó. Chương 5 Kết luận và khuyến nghị Chương 5 kết luận lại tiến trình nghiên cứu, từ đó đưa ra một số đóng góp trong thực tiễn, kiến nghị nhà quản trị nên có những quyết định đúng đắn tùy theo từng trường hợp cụ thể theo quy mô thực tế. Bên cạnh đó, cũng phải đưa ra những hạn chế của nghiên cứu để cải thiện và rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu về sau.
  18. 9 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Đầu tư Theo cách hiểu thông thường trong kinh tế học, đầu tư được định nghĩa như là việc sử dụng, theo bất cứ cách nào, các nguồn lực với mục đích làm tăng sản lượng hay thu nhập trong tương lai. Theo Điều 3, Luật đầu tư sửa đổi bổ sung năm 2018 cho rằng đầu tư kinh doanh là việc mà nhà đầu tư bỏ vốn bằng tiền hoặc các tài sản khác để thực hiện hoạt động kinh doanh cụ thể qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Các hoạt động đầu tư kinh doanh này phải được tổ chức thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Ngoài khái niệm về đầu tư, sách phân tích tài chính cũng có đề cập đến quyết định đầu tư, thường quyết định đầu tư với các doanh nghiệp trong ngành F&B sẽ liên quan đến một vài nhân tố như là loại hình đầu tư (bao gồm thâm dụng kỹ thuật và lao động), tổng vốn đầu tư, thời gian hoạt động, phân bổ tài sản, và các thỏa thuận hợp đồng (mua, cho thuê và đi thuê) (Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2008). Giống như hoạt động tài trợ, những quyết định hoạt động đầu tư xác định cấu trúc tổ chức của công ty (tập trung hay phi tập trung), tác động đến tăng trưởng và ảnh hưởng đến mức độ rủi ro kinh doanh. Mở rộng hơn về đầu tư, đầu tư vượt mức là khi nhà quản trị đưa ra các quyết định đầu tư mà không đặt lợi ích của cổ đông lên hàng đầu mà đầu tư quá nhiều (Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự, 2013). Trường hợp một doanh nghiệp thừa tiền mặt sau khi đầu tư cho tất cả những dự án có NPV dương, nhà quản trị có xu hướng đầu tư vào những dự án có NPV âm. Nói cách khác, những nhà quản trị luôn muốn mở rộng quy mô doanh nghiệp bất chấp dự án đó có mang lại lợi nhuận hay không.
  19. 10 Đầu tư dưới mức là khi nhà quản trị quyết định đầu tư ít vào 1 hạng mục và đầu tư trong 1 thời gian dài (Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự, 2013). Vì những dự án có rủi ro cao thường mang lại tỷ suất sinh lợi vượt trội cho các cổ đông, còn khi rủi ro xảy ra thì tổn thất phần lớn được dịch chuyển sang trái chủ. Lý thuyết đầu tư dưới mức cho rằng các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thường ít có khả năng khai thác những cơ hội tăng trưởng có giá trị so với những doanh nghiệp có mức đòn bẩy thấp vì chi phí vốn từ bên ngoài và tính thanh khoản thấp dễ đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Hay, nói cách khác, đầu tư dưới mức còn là tình trạng một công ty từ chối những dự án an toàn rủi ro thấp để đầu tư vào những dự án có rủi ro cao gây thiệt hại cho trái chủ. Việc phân loại đầu tư dựa trên nhiều tiêu chí và nhiều góc độ, mỗi góc độ sẽ phân loại đầu tư theo những cách khác nhau. Từ những góc độ phân loại đó, ta biết mục đích sử dụng vốn của nhà quản trị khi đầu tư là gì, từ đó tài trợ và huy động nguồn vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn. Quyết định tài trợ, đầu tư cho một phương án kinh doanh luôn gắn liền với quyết định huy động vốn. Để huy động vốn doanh nghiệp phải xem xét đến các thứ tự ưu tiên nguồn vốn cũng như các kênh huy động phù hợp. Việc sử dụng nợ hay sử dụng đòn bẩy tài chính cũng là một trong các kênh sử dụng vốn tối ưu mà các nhà quản trị cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư. 2.1.2. Đòn bẩy tài chính Theo sách tài chính doanh nghiệp căn bản, tác giả cho rằng dưới góc độ tài chính thường mượn thuật ngữ “đòn bẩy” để ám chỉ việc sử dụng một nguồn tài trợ có chi phí cố định để gia tang khả năng sinh lợi của công ty (Nguyễn Minh Kiều, 2009). Cũng theo tác giả, đòn bẩy được chia làm hai loại là đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, 2 loại này khác biệt nhau. Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của công ty. Còn đòn bẩy tài chính được định nghĩa như là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Đòn bẩy hoạt động khác
  20. 11 hẳn đòn bẩy tài chính, vì công ty không thể lựa chọn đòn bẩy hoạt động được nhưng đòn bẩy tài chính thì có thể được quyết định thông qua chiến lược của các nhà quản trị. Bài luận văn này chỉ đứng dưới góc độ đòn bẩy tài chính để xem xét các quyết định đầu tư của công ty. Đòn bẩy tài chính còn được hiểu là việc sử dụng vốn đi vay cho mục đích kinh doanh sinh lời thay vì dùng vốn tự có. Đòn bẩy trên tài chính liên quan đến việc sử dụng nợ để thu lợi nhuận trên tài sản. Đòn bẩy tài chính là thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên 1 cổ phần thường của công ty. Để nhà quản trị đưa ra quyết định đầu tư thì phải cân nhắc nhiều đến đòn bẩy tài chính, cân đối cả 2 chỉ tiêu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. Nếu chỉ tiêu nợ phải trả cao hơn vốn chủ sở hữu thì tức là công ty này sử dụng đòn bẩy với quy mô lớn, còn ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhiều hơn nghĩa công ty này chưa nghĩ đến việc sử dụng đòn bẩy nhiều trong các quyết định đầu tư của họ. Gia tăng lợi nhuận cao là mục tiêu của các các cổ đông, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng. Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng chi phí cố định để tài trợ cho công ty và bao gồm cả những chi phí tăng thêm trước thuế và lãi vay. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, một mức độ đòn bẩy tài chính cao hơn nghĩa là sự dao động trong thu nhập trên mỗi cổ phần thường cũng tăng tương ứng. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính thường đem lại hiệu quả cao và giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đòn bẩy tài chính là liều thuốc kích thích và nhà đầu tư thường sử dụng khi họ kỳ vọng rằng tỉ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. Tuy nhiên, dùng đòn bẩy tài chính sẽ có mặt lợi và mặt hại, tức là, lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro. Cần có những chiến lược để có thể vận dụng mang lại được hiệu quả cao nhất. Tóm lại, đòn bẩy tài chính cung cấp cơ hội để gia tăng sức mạnh cho đồng vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0