intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tiềm năng thu hút vốn mạo hiểm và phát triển hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành phân tích quá trình hình thành và phát triển của một số thị trường vốn ĐTMH khu vực Châu Á và hàng đầu thế giới để rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành, tiềm năng và phát triển thị trường vốn ĐTMH tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tiềm năng thu hút vốn mạo hiểm và phát triển hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC BẢO TRÂM TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC BẢO TRÂM TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Được sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo tác giả đã hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp. Hoàn thành bài báo cáo này cho phép tác giả được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô trong khoa tài chính của trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo – là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm bài báo cáo này. Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày trong Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Kết quả nghiên cứu, các số liệu được trích dẫn rõ ràng, trung thực từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đã trình bày trong Luận văn. Do thời gian có hạn, cũng như kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, nên trong bài báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của giảng viên hướng dẫn và hội đồng phản biện nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu thực tế sau này. Tác giả xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 01 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bảo Trâm
  4. MỤC LỤC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THESIS’s ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Câu hỏi nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết luận, những điểm mới của Luận văn 3 7. Kết cấu Luận văn 3 CHƯƠNG 1 5 TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 5 1.1 Đầu tư mạo hiểm 5 1.2 Những yếu tố tạo thành ĐTMH 9 1.2.1 Vốn mạo hiểm 9 1.2.2. Chủ thể tham gia hoạt động ĐTMH 10 1.2.3 Quy trình đầu tư mạo hiểm 11 1.3. Quỹ ĐTMH và các hình thức hoạt động của quỹ ĐTMH 14 1.3.1. Quỹ ĐTMH 14 1.3.2. Các đặc điểm của quỹ ĐTMH 15 1.3.3. Chức năng của quỹ ĐTMH 17 1.3.4. Các mô hình quỹ ĐTMH 19 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động thu hút VMH và ĐTMH 22 1.4.1 Cấu trúc thị trường tài chính 22 1.4.2. Khả năng về nguồn nhân lực 22 1.4.3. Cơ hội đầu tư 23 1.4.4. Các cơ quan hỗ trợ 23 1.4.5. Chính sách của Chính phủ 24
  5. 1.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường 24 1.5.1. Rajarishi Nahata, Sonali Hazarika and Kishore Tandon (08/2014), Success in 24 1.5.2. N.M.P. Bocken (2015), Sustainable venture capital – catalyst for sustainable start-up success? 26 1.6. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường 28 1.6.1. Sự phát triển của đầu tư mạo hiểm trên thế giới 28 1.6.2. Hoạt động ĐTMH tại một số nước châu Á 30 CHƯƠNG 2 37 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM 37 2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường vốn ĐTMH tại VN 37 2.1.1. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu thực tế 37 2.1.2. Mẫu nghiên cứu được xây dựng 38 2.1.3. Kết quả thống kê mô tả 39 2.1.4. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 40 2.1.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 45 2.1.6. Kết quả phân tích tương quan Pearson 52 2.1.7. Kết quả phân tích hồi quy đa biến 53 2.2. Nhu cầu vốn ĐTMH 59 2.2.1. Tổng quan và tiềm năng phát triển các DN khởi nghiệp tại VN 59 2.2.2. Quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển DN khởi nghiệp ở VN 60 2.2.3. Những hạn chế trong việc huy động vốn nói chung và vốn mạo hiểm nói riêng của 60 2.3. Nguồn cung vốn ĐTMH 61 2.3.1. Tổng quan về ĐTMH tại VN và nguồn cung VMH cho DN khởi nghiệp 61 2.3.2. Quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển thị trường ĐTMH cho DN khởi 64 2.3.3. Những khó khăn đối các quỹ ĐTMH VN 65 CHƯƠNG 3 67 GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM 67 3.1. Sự cần thiết của việc phát triển đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 67 3.1.1. Thuận lợi 69 3.1.2. Khó khăn 69 3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước trên thế giới 71 3.2.1. Đầu tư mạo hiểm dựa trên nhu cầu của thị trường, liên quan đến nhiều lĩnh vực, phù 71 3.2.2. Lĩnh vực công 73 3.2.3. Đối tượng chính của các quỹ ĐTMH là khu vực kinh tế tư nhân, lớp doanh nghiệp vừa và nhỏ 73
  6. 3.2.4. Mô hình công ty TNHH, mô hình quỹ – công ty cổ phần được cho là phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn 74 3.2.5. Vai trò đặc biệt quan trọng của Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho sự hình 75 3.3. Một số giải pháp thu hút vốn mạo hiểm và hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 77 3.3.1. Hỗ trợ đắc lực từ nhà nước trong việc thúc đẩy thu hút vốn mạo hiểm và hoạt động đầu tư mạo hiểm 77 3.3.2. Tăng cường thông tin, phổ biến kiến thức về VMH và hoạt động ĐTMH nhằm thúc đẩy quá trình diễn ra nhanh hơn trong tiến trình xây dựng hệ sinh thái cho khởi nghiệp và phát triển kinh tế 79 3.3.3. Xúc tiến, nâng cao chất lượng hoạt động ĐTMH ở Việt Nam 79 3.3.3.1 Kết nối sâu rộng với các nhà đầu tư nước ngoài, ở nước ngoài 79 3.3.3.2 Nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư mạo hiểm trong nước 80 3.3.4. Hạn chế độc quyền, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh 82 3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 83 PHẦN KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp ĐTMH Đầu tư mạo hiểm ĐTNN Đầu tư nước ngoài EU Liên minh Châu Âu GDP Tổng sản phẩm quốc nội KHCN Khoa học công nghệ LBI Leverage buy in: Mua lại nhờ vốn vay M&A Mua bán và sát nhập MPDF Chương trình phát triển dự án Mekong NĐT Nhà đầu tư OECD Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế R&D Research and development: Nghiên cứu và phát triển ROI Return on investment: Suất sinh lời của vốn đầu tư SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCK Thị trường chứng khoán VMH Vốn mạo hiểm VN Việt Nam WB Ngân hàng thế giới
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 So sánh ĐTMH và Đầu tư từ vốn qua ngân hàng Error! Bookmark not defined. Bảng 1.2 Rủi ro và lợi nhuận dự kiến trong quy trình vốn mạo hiểm 12 Bảng 1.3 So sánh quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư chứng khoán 16 Bảng 2.1 Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập X1-X17 và PT1-PT5 (Descriptive Statistics Statistics X1-X17 and PT1-PT5) 39 Bảng 2.2 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F1 – Cơ chế thu hồi vốn 40 Bảng 2.3 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F2 – Sự trưởng thành và hiệu quả hoạt động của thị trường vốn ĐTMH 41 Bảng 2.4 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F3 - Môi trường pháp lý 42 Bảng 2.5 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F4 - Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh 43 Bảng 2.6 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố PT – Mức độ ảnh hưởng 44 Bảng 2.7 (Với options có Absolute value below: 0.57) Kết quả phân tích nhân tố khám phá Rotated Component Matrixa 46 Bảng 2.8 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s Test 47 Bảng 2.9 Phương sai trích khi phân tích nhân tố Total Variance Explained 48 Bảng 2.10 Ma trận hệ số điểm nhân tố Component Score Coefficient Matrix 49 Bảng 2.11 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test 50 Bảng 2.12 Phương sai trích khi phân tích nhân tố Total Variance Explained 51 Bảng 2.13 Ma trận hệ số điểm nhân tố Component Score Coefficient Matrix 51 Bảng 2.15 Kết quả Model Summary b 56 Bảng 2.16 ANOVAa 56 Bảng 2.17 Coefficients a 57
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Vốn mạo hiểm được tổ chức theo hình thức Limited partnerahip 20 Hình 1.2 Mô hình quỹ – công ty cổ phần 21 Hình 2.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH VN 38 Hình 2.2 Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi qui tuyến tính 54 Hình 2.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 55 Hình 2.4 Phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot 55 Hình 2.5 Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập giai đoạn 2011-2016 59 Hình 2.6 Thống kê về tình hình khởi nghiệp tại VN 60 Hình 2.7 Kết quả 5 năm hoạt động của SVF (2014-2019) 63 Hình 2.8 Năm 2018, Kết quả hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động ĐTMH 64
  10. TÓM TẮT ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Tính đến nay, Việt Nam đã có hàng trăm ý tưởng KN được gieo mầm, kiến tạo và kết nối với cộng đồng, các quỹ đầu tư. Với việc hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm và rót vốn từ nhiều DN đến từ các quốc gia, khu vực như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc,... Dựa theo xu thế tất yếu của thực tiễn, ngày 11/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về quản lý và hoạt động của các Quỹ ĐTMH. Hiện có hơn 40 Quỹ ĐTMH hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến một số tên tuổi lớn như Vina capital, CyberAgent Ventures...Việt Nam có hàng nghìn DN KN sáng tạo đang hoạt động và được đầu tư vốn bởi các quỹ đầu tư lớn trong và ngoài nước. Cho đến nay, các DN KN tại VN chủ yếu kêu gọi vốn từ các quỹ tài chính nhà nước, các kênh như quỹ đầu tư về chứng khoán, quỹ ĐTMH, các NĐT cá nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ. Những thương vụ lớn chủ yếu đến từ các NĐT nước ngoài, trong khi các NĐT trong nước vẫn còn khá e dè khi đầu tư vào các DN KN. Những doanh nhân thành công ở thế hệ trước thường cẩn thận và không ĐTMH vào những DN mới. Chính vì những cơ hội và thách thức ấy là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài: “TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM” Với 3 mục tiêu nghiên cứu là (1) để rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành, tiềm năng và phát triển thị trường vốn ĐTMH tại Việt Nam từ việc tìm hiểu, học hỏi một số thị trường vốn ĐTMH hàng đầu thế giới và khu vực Châu Á; (2) Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH tại VN; (3) Đề xuất các giải pháp khả thi cho thị trường vốn ĐTMH tại VN. Luận văn khảo sát các DN KN trên phạm vi toàn quốc, song song đó kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của các Quỹ ĐTMH đang hoạt động tại Việt Nam, thị trường VMH tại một số nước trên thế giới đặc biệt là các nước khu vực Châu Á. Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu dữ
  11. liệu thứ cấp, mô tả thống kê lịch sử và tổng hợp. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20. Kết luận, những điểm mới của Luận văn, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về mặt lý thuyết đầu tư mạo hiểm, kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của một số quỹ đầu tư mạo hiểm nổi bật trên thế giới, khảo sát các doanh nghiệp khởi nghiệp, luận văn mong muốn xác định được: (1)Các bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành, cơ hội phát triển thị trường vốn ĐTMH có thể áp dụng với VN; (2)Những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn và hoạt động ĐTMH; (3)Cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng nguồn cung và nhu cầu vốn ĐTMH; (4)Thêm vào đó đề xuất mô hình quỹ ĐTMH có thể áp dụng cho Việt Nam và cho thấy tiềm năng của thị trường vốn ĐTMH Việt Nam.
  12. THESIS’s ABSTRACT Up to now, Viet Nam has hundreds of incubated start-up initiatives and start- up products that have been connected with the community and investment funds. With the integration of international economy increasingly deep, Viet Nam has been receiving the attention and investment from many businesses around the world, especially investors from countries and regions. there is a commitment of free trade and investment with Vietnam such as: Japan, Korea, Taiwan, Singapore, China, the United States, European Union... Meeting the practical needs, on March 11, 2018, the Government issued Decree No. 38/2018 / ND-CP detailing the management and operation of venture capital funds. There are also more than 40 Venture Capital Funds operating in Vietnam, including some big names like IDG Ventures and CyberAgent Ventures ... Vietnam also has thousands of creative start-up businesses operating and attracting huge investment capital from domestic and foreign investment funds. So far, start-up businesses in Vietnam mainly call for capital from state financial funds, channels such as investment funds on securities, venture capital funds, individual investors or non-governmental covered. Major deals come from foreign investors, while domestic investors are still quite shy when investing in start-up businesses. Successful entrepreneurs in the previous generation are often careful and do not risk investing in new businesses. Because of these opportunities and challenges is the reason I choose and implement the topic: "POTENTIAL TO ACTRACT VENTURE CAPITAL AND DEVELOP VENTURE CAPITAL INVESTMENT IN VIETNAM" With 3 research objectives are (1) to draw lessons learned in the process of formation, potential and development of venture capital market in Viet Nam from understanding and learning some markets. leading venture capital in the world and in Asia; (2) Identify key factors affecting the development of the venture capital market in Vietnam; (3) Proposing possible solutions for the venture capital market in Vietnam. The thesis focuses on surveying start-up enterprises nationwide. At the
  13. same time, it is combined with the understanding of the operation status of venture capital funds operating in Vietnam, the venture capital market in some countries in the world, especially in Asian countries. The thesis mainly uses secondary data research methods, historical and synthetic statistics. Researching factors affecting the development of the venture capital market is done by quantitative method through survey by questionnaire of start-up enterprises, with the support of SPSS 20 software. Conclusion and new points of the thesis, on the basis of studying issues in the theory of venture capital, combined with understanding the status of some outstanding venture capital funds in the world, surveying start-up enterprises, essays want to identify: (1) Experience lessons learned in the process of formation, potential and development of the venture capital market that can be applied to Vietnam; (2) The main factors affecting the development of capital markets and venture capital activities; (3) Provide an overview of the current situation of supply and demand for venture capital; (4) At the same time proposing a model of venture capital fund that can be applied to Vietnam and showing the potential of the Vietnamese venture capital market.
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn 2016 là năm đầu tiên Chính phủ Việt Nam thực sự quan tâm đến DN khởi nghiệp, hướng đến “Quốc gia khởi nghiệp”, cũng như có tầm nhìn sâu rộng đến năm 2020. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 của Chính phủ xác định, Nhà nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển. Tiếp đó, tháng 06/2017, Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa đã tạo nền tảng pháp lý quan trọng cho các hoạt động hỗ trợ DN khởi nghiệp ở VN. Ngày 11/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về quản lý và hoạt động của các Quỹ ĐTMH trao nhiều điều kiện tích cực cho các NĐT mạo hiểm để hình thành thị trường ĐTMH chuyên nghiệp, nâng cao hơn nữa trên tất cả các nguồn lực đầu tư. Việt Nam đã có hàng trăm ý tưởng KN được gieo mầm, kiến tạo và kết nối với cộng đồng, các quỹ đầu tư. Với việc hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm và rót vốn từ nhiều DN đến từ các quốc gia, khu vực như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc,... Tạo ra lực kéo và sức hấp dẫn cho môi trường kinh doanh khởi nghiệp tại Việt Nam trở nên ngày một sôi động hơn. Hiện có trên 40 Quỹ ĐTMH hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến một số tên tuổi lớn như Vina capital, CyberAgent Ventures...Việt Nam có hàng nghìn DN KN sáng tạo đang hoạt động và được đầu tư vốn bởi các quỹ đầu tư lớn trong và ngoài nước.. Điển hình như mô hình ví điện tử Momo cung cấp các dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, thu - chi hộ… Đến nay, mô hình này đã huy động thành công 600 tỷ đồng (khoảng 28 triệu USD) từ Quỹ Standard Chartered Private Equity – Quỹ đầu tư thuộc Ngân hàng Standard Chartered. Bên cạnh những tiềm năng, có thể thấy các khó khăn cũng không ít, việc đảm bảo nguồn vốn thường xuyên để hoạt động và phát triển là một trong những vấn đề cốt lõi cần quan tâm của mỗi DN khởi nghiệp. Cho đến nay, các DN KN tại VN đa
  15. 2 số kêu gọi vốn từ các quỹ tài chính nhà nước, các kênh như quỹ đầu tư về chứng khoán, quỹ ĐTMH, các NĐT cá nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ. Những thương vụ lớn chủ yếu đến từ các NĐT nước ngoài, trong khi các NĐT trong nước vẫn còn khá e dè khi đầu tư vào các DN KN. Những doanh nhân thành công ở thế hệ trước thường cẩn thận và không ĐTMH vào những DN mới. Một điều trái với những quốc gia khác trên thế giới, những NĐT ở VN thường ít quan tâm đến khởi nghiệp với tâm lý ngại rủi ro. Ngoài ra, việc các quỹ, công ty, tập đoàn quốc tế do phải bảo toàn vốn nên cũng không mạnh tay ĐTMH, rót vốn một cách nhỏ giọt vào DN KN. Vì thế, các DN khởi nghiệp ở Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trong thu hút vốn đầu tư. Chính những cơ hội và thách thức ấy là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài: “TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM” 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích quá trình hình thành và phát triển của một số thị trường vốn ĐTMH khu vực Châu Á và hàng đầu thế giới để rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành, tiềm năng và phát triển thị trường vốn ĐTMH tại Việt Nam. Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH tại VN, kết hợp phân tích thực tế các nhóm nhân tố này tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp khả thi cho thị trường vốn ĐTMH tại VN, đặc biệt cho thấy sự cấp thiết của việc ra đời Quỹ ĐTMH riêng có của VN, cũng như triển vọng phát triển của hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam thông qua việc phân tích triển vọng các doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng. Nhằm cho các nhà đầu tư thấy được cơ hội đầu tư trong hoạt động ĐTMH tại VN. 3. Câu hỏi nghiên cứu Việt Nam có thể học hỏi được gì từ sự ra đời và lớn mạnh của ĐTMH trên thế giới? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH ở Việt Nam?
  16. 3 Các DN khởi nghiệp và Chính phủ Việt Nam cần phải làm gì để hình thành và thu hút đầu tư vào thị trường vốn ĐTMH tại Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát các DN khởi nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, thị trường VMH tại một số quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước khu vực Châu Á. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu thứ cấp, thống kê lịch sử và tổng hợp. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp, phần mềm SPSS 20 được sử dụng xử lý dữ liệu. 6. Kết luận, những điểm mới của Luận văn Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về mặt lý thuyết đầu tư mạo hiểm, kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của một số quỹ đầu tư mạo hiểm nổi bật trên thế giới, khảo sát các doanh nghiệp khởi nghiệp, luận văn mong muốn xác định được: Các bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành và phát triển thị trường vốn ĐTMH có thể áp dụng với VN; Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn và hoạt động ĐTMH; Cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng nguồn cung và nhu cầu vốn ĐTMH; Đồng thời đề xuất mô hình quỹ ĐTMH có thể áp dụng cho Việt Nam và cho thấy tiềm năng của thị trường vốn ĐTMH VN. 7. Kết cấu Luận văn Mở đầu Chương 1: Tổng quan về thu hút VMH và ĐTMH
  17. 4 Chương 2: Thực trạng hoạt động của thị trường vốn ĐTMH các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp thu hút vốn và phát triển hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam Kết luận
  18. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 1.1 Đầu tư mạo hiểm Mặc dù đầu tư mạo hiểm (ĐTMH) đã xuất hiện từ lâu và không còn mới mẻ đối với nhiều người nhưng hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chung thống nhất ĐTMH là gì. Hơn nữa do đặc thù kinh doanh của từng khu vực trên thế giới có sự khác biệt nên có khá nhiều cách hiểu tương đối khác nhau về ĐTMH. Về mặt ngữ nghĩa học, ĐTMH là được sử dụng từ tiếng Anh là “Venture Capital”. Thuật ngữ venture có nghĩa tổng quát là một hành vi dám chấp nhận rủi ro, được gọi là mạo hiểm. ngoài ra, “venture” cũng được hiểu tương đương với một hành vi đầu tư dưới các hình thức của đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, sở dĩ chúng ta cần thiết gọi tên loại hình đầu tư này là “ đầu tư mạo hiểm” là để phân biệt với hoạt đông đầu tư trực tiếp thông thường, là để nhấn mạnh tới tính rủi ro cao hơn mà các nhà đầu tư phải chấp nhận khi tiến hành đầu tư cho các dự án nhiều tính sáng tạo. Về mặt kinh tế học: ĐTMH là một thuật ngữ chung nhằm miêu tả việc đầu tư cho các dự án công nghệ hay khoa học đặc bịêt đang trong tình trạng “khát vốn”, điển hình là các công ty vừa và nhỏ, mới thành lập hoặc đang trong giai đoạn khởi sự, có ý tưởng hay kế hoạch kinh doanh tốt. Nhà đầu tư sẽ được hưởng cổ phần hay lợi nhuận nếu công ty đó phát triển tốt, ngược lại nếu công ty thất bại, nhà đầu tư bị mất phần đã đầu tư vào. Do đó, ĐTMH nhìn chung là một hoạt động mang tính rủi ro rất lớn nhưng đồng thời cũng hàm chứa tiềm năng mang lại lợi nhuận cao. ĐTMH ở từng khu vực mà có cách hiểu khác nhau. Tại châu Á: thuật ngữ này đề cập đến việc đầu tư vốn cổ phần vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa được niêm yết chứng khoán và ở mức độ nào đó, có sự tham gia của các nhà đầu tư vào quá trình quản lý công ty. Tại châu Âu: theo ngân hàng Natwest – Anh Quốc thì ĐTMH là một hoạt động được quản lý bởi các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư dài hạn với độ rủi ro tài chính cao cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập hoặc đã phát triển, chưa niêm
  19. 6 yết trên thị trường chứng khoán nhưng có tiềm năng tăng trưởng. Đây là cách hiểu chung của các nước Châu Âu về ĐTMH và được coi là cách hiểu theo nghĩa rộng, bởi vì: xét về giai đoạn đầu tư, nó bao gồm cả khoản đầu tư vào doanh nghiệp đã tăng trưởng rồi (tức là không chỉ đầu tư cho doanh nghiệp từ lúc khởi đầu) và thậm chí cả khoản đầu tư mua lại công ty (MBOs (Management buy out – Mua laị từ đối tác bên ngoài MBOIs: Management buy in - Mua lại trong nội bộ), MBIs)1; về lĩnh vực đầu tư, ĐTMH có thể đầu tư vào tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, kể cả những lĩnh vực không phải là những ý tưởng sáng tạo và công nghệ mới. Tại Mỹ, theo Hiệp hội ĐTMH Mỹ: ĐTMH là đầu tư vốn vào doanh nghiệp mới khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, có khả năng tăng trưởng nhanh, có tính sáng tạo và dựa vào công nghệ. Điểm khác biệt trong quan niệm về ĐTMH giữa Mỹ và châu Âu đó là: theo quan điểm của Mỹ, ĐTMH không bao gồm những khoản đầu tư vào doanh nghiệp đã phát triển và mua quyền quản lý công ty như ở châu Âu, và lĩnh vực đầu tư chủ yếu là những ý tưởng sáng tạo mới và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao (Công nghệ thông tin, công nghệ y - sinh học, công nghệ vũ trụ, công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số nước châu Á thì công nghệ cao còn bao gồm cả lĩnh vực tự động hoá.). Đây được coi là cách hiểu theo nghĩa hẹp và được nhiều người chấp nhận. Như vậy, có thể tổng quát lại và đưa ra một khái niệm về ĐTMH như sau: “ĐTMH là sự kết hợp giữa hoạt động đầu tư và tài chính. Nó không chỉ hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao mà còn bao gồm cả mọi hoạt động khác trong nền kinh tế. Dưới góc độ đầu tư, ĐTMH là quá trình đưa vốn vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ và sản phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình thương mại hoá để có được lợi nhuận cao. Nếu thể hiện cả quá trình thì ĐTMH là một phương thức đầu tư trong đó vốn được cung cấp vào công ty mới khởi nghiệp, chưa niêm yết chứng khoán, công ty có thể phải chịu rủi ro rất lớn, nuôi dưỡng doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, sau vài năm thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp nhất và chuyển nhượng cổ phần để thu được sự
  20. 7 hoàn vốn đầu tư với mức cao”. ĐTMH có hai đặc điểm như sau: (1) ĐTMH thực chất là một dạng kinh doanh vốn. Các nhà tư bản mạo hiểm cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp mới khởi sự, thường là trong lĩnh vực công nghệ cao, có tính đổi mới mạnh mẽ, có khả năng tăng trưởng cao. Tỉ lệ thất bại của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu có thể rất cao, tới 80 – 90%, tức là tỉ lệ thành công hoàn toàn của nó thấp hơn 30%. Tất nhiên, mức độ mạo hiểm càng cao thì khi thành công sẽ cho lợi nhuận càng lớn. Do đó, ĐTMH là một hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao nhưng hàm chứa tiềm năng lợi nhuận lớn. • Khác với ngân hàng và các quỹ tương hỗ, các nhà cung cấp vốn mạo hiểm không thu hồi vốn và lãi của công ty tiếp nhận vốn đầu tư mà thoát vốn bằng cách bán cổ phần khi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc bán lại hay sáp nhập công ty. • ĐTMH là một khoản đầu tư mang tính chất lâu dài, là một loại hình đầu tư mang tính chất “động” hay có thể nói là mang tính chu kỳ. Tính chu kỳ của nó thể hiện ở chỗ các khoản đầu tư sẽ kết thúc trong một thời gian nhất định (thường là 7 đến 10 năm). Nếu quỹ đó hoạt động tốt, đội ngũ quản lý có năng lực thì có thể gọi vốn thêm, hoặc công ty quản lý quỹ thu hút thêm vốn đầu tư lập nên những quỹ mới. (2) Nhà cung cấp vốn mạo hiểm không chỉ đầu tư vốn mà còn sử dụng kinh nghiệm, tri thức và mạng lưới thông tin tích luỹ lâu năm của mình hỗ trợ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh sao cho tốt hơn. Thay vì thu hồi vốn và lãi của khoản đầu tư, nhà cung cấp vốn mạo hiểm chỉ yêu cầu nắm giữ một số cổ phần, đôi lúc kiểm soát tổ chức và chiến lược kinh doanh của công ty nhận vốn. • ĐTMH là quá trình làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp được đầu tư không những bằng tài sản hữu hình mà còn bằng tài sản vô hình là chủ yếu, do đó yếu tố then chốt trong quá trình đầu tư là con người. Tức là các nhà ĐTMH quan tâm trước hết để một doanh nghiệp nhận được vốn mạo hiểm đó là ý tưởng kinh doanh khả thi, là đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và song song với quá trình cung cấp vốn sẽ là việc đào tạo cho các cán bộ của doanh nghiệp đó. Đây là một đặc điểm nổi bật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2