intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tự do hóa tài chính và mối quan hệ viện trợ - Tăng trưởng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài luận văn này là đóng góp một góc nhìn, một quan điểm mới về vai trò của tự do hóa tài chính tác động đến mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng tại Việt Nam. Tự bản thân dòng vốn viện trợ có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng thông qua mức độ tự do hóa tài chính thì tác động đó có thể sẽ thay đổi theo chiều thuận hoặc ngược lại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tự do hóa tài chính và mối quan hệ viện trợ - Tăng trưởng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- PHẠM TUYẾT LOAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và gia đình. Đầu tiên, tôi xin cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Liên Hoa, người thầy đã tận tình góp ý, cung cấp tài liệu tham khảo, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hướng dẫn bài luận văn này. Ngoài ra, tôi cũng hết sức biết ơn em Hà, em Nhung đã động viên và cung cấp một số tài liệu bổ ích giúp tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt là em Hà luôn cổ vũ và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức nền tảng trong suốt khoảng thời gian ba năm tôi theo học cao học. Đây là dịp để tôi bày tỏ lòng biết ơn của mình đến những người thân trong gia đình: cha mẹ và các em đã dành mọi điều kiện tốt nhất để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn này.
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin có lời cam đoan danh dự đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ tận tình của cô Hoa (giáo viên hướng dẫn) và những người thân mà tôi đã cảm ơn. Số liệu thống kê trong bài là trung thực được tải trên các trang web thống kê của thế giới, nội dung và kết quả nghiên cứu của bài luận văn ngày chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào tính cho tới thời điểm hiện nay. TPHCM, ngày tháng năm 2011 Tác giả luận văn
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH, VIỆN TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG . 5 1.1. Quan điểm “viện trợ thúc đẩy tăng trưởng chỉ trong môi trường chính sách tốt” .......................................................................................................... 5 1.2. Quan điểm “có một tương quan phi tuyến tính trong mối quan hệ giữa viện trợ-tăng trưởng do tỷ suất sinh lợi giảm dần của viện trợ” ....................... 7 1.3. Quan điểm “mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng là mong manh và dễ vỡ” .. 8 1.4. Bài nghiên cứu “tự do hóa tài chính và mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng tại Ấn Độ” ..................................................................................................... 13 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 15 CHƢƠNG 2. KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH LÊN MỐI QUAN HỆ VIỆN TRỢ-TĂNG TRƢỞNG TẠI VIỆT NAM .. 16 2.1. Đo lường mức độ tự do hóa tài chính theo một số quan điểm ................. 16 2.2. Kiểm định vai trò của tự do hóa tài chính tác động lên mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng tại Việt Nam ......................................................................... 22 2.2.1. Cách thức tính toán và thu thập dữ liệu .......................................... 23 2.2.2. Kiểm định đồng kết hợp và hồi quy mô hình .................................. 23 2.2.2.1. Kiểm định tính đồng kết hợp để xác định mối quan hệ dài hạn . 23 2.2.2.2. Hồi quy mô hình đa biến và phân tích thực trạng tại Việt Nam . 27
  5. 2.2.2.3. Kiểm định chuẩn đoán (Diagnostic checks)............................... 41 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 44 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG CHÍNH SÁCH VỀ CẢI CÁCH LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................. 45 3.1. Cải cách lĩnh vực tài chính tại Việt Nam ................................................ 45 3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam ..................... 49 3.3. Hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam ....... 51 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 55 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 56 Phụ lục 1 Dữ liệu thống kê và kết quả kiểm định........................................... 58 Phụ lục 2 Tham khảo thêm bài viết của James B.Ang ................................... 68
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADF test Kiểm định nghiệm đơn vị (Augmented Dickey-Fuller) Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) Kaopen Chỉ số đo lường độ mở tài chính NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương ODA Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistant) WB Ngân hàng thế giới (World Bank)
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Chỉ số Kaopen của Việt Nam (theo Chinn Ito) ............................... 17 Hình 2.2: Chỉ số Kaopen của Việt Nam (theo Lane&Milesi-Ferretti) ............ 20 Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng của GDP, đầu tư trong giai đoạn 1997-2007 ... 30 Hình 2.4: Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển, thời kỳ 1996-2010 .................... 30 Hình 2.5: Đồ thị phần dư của hàm hồi quy trong kiểm định Jarque-Bera....... 41
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Chỉ số Kaopen của Việt Nam theo Chinn Ito ................................. 58 Bảng 2.2: Chỉ số Kaopen của Việt Nam theo Lane&Milesi-Ferretti .............. 59 Bảng 2.3: Nguồn dữ liệu và cách tính toán các biến ...................................... 60 Bảng 2.4: Bảng tính toán biến cung vốn KAP ............................................... 61 Bảng 2.5: Dữ liệu các biến EDt, KAPt, FLt, AIDt .......................................... 62 Bảng 2.6: Kiểm định ADF đối với biến LnED .............................................. 63 Bảng 2.7: Kiểm định ADF đối với biến LnKAP ............................................ 63 Bảng 2.8: Kiểm định ADF đối với biến LnFL ............................................... 64 Bảng 2.9: Kiểm định ADF đối với biến LnAID ............................................. 64 Bảng 2.10: Kiểm định ADF đối với biến LnAIDxLnFL ................................ 64 Bảng 2.11: Kiểm định ADF đối với phần dư Ut............................................. 65 Bảng 2.12: Kết quả của mô hình theo phương pháp Least Square ................. 66 Bảng 2.13: Kiểm định mô hình theo phương pháp ARCH ............................. 67 Bảng 2.14: Kết quả kiểm định ADF cho mô hình đơn biến ........................... 26 Bảng 2.15: Kết quả kiểm định Breusch-Godfrey LM .................................... 42 Bảng 2.16: Kết quả kiểm định White Heteroskedasticity ............................... 42 Bảng 2.17: Kết quả kiểm định ARCH ........................................................... 43
  9. 1 LỜI MỞ ĐẦU Tóm tắt nội dung Bài luận văn này xem xét tác động của viện trợ nước ngoài đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua mức độ tự do hóa tài chính. Trong đó, biến chỉ số tự do hóa tài chính được người viết sử dụng là chỉ số hội nhập tài chính của tác giả Lane&Milesi-Ferretti. Chỉ số hội nhập tài chính này là chỉ số Kaopen mang tính chất de facto 1. Trong bài luận văn này, người viết sử dụng mô hình kinh tế lượng hồi quy để kiểm định mối quan hệ giữa viện trợ- tăng trưởng, từ kết quả hồi quy đó, người viết đánh giá tác động của viện trợ là tích cực hay tiêu cực thông qua mức độ tự do hóa tài chính lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong phần cuối của bài luận văn, người viết đề xuất một số định hướng chính sách về cải cách lĩnh vực tài chính, tăng cường hiệu quả viện trợ và hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ODA tại Việt Nam nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để tự do hóa tài chính có thể hoàn thành tốt vai trò của mình trong việc thu hút nguồn vốn viện trợ nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 1 De facto là một thành ngữ trong tiếng Latinh có nghĩa là "trên thực tế" hay "theo thông lệ". Thông thường nó được sử dụng ngược với de jure (có nghĩa là "theo luật định") khi nói đến các vấn đề của lĩnh vực luật pháp, nhà nước, hay kỹ thuật (chẳng hạn các tiêu chuẩn) được tìm thấy trong thực tiễn của cộng đồng do được tạo ra hay phát triển lên mà không có (hoặc không trái) các quy định của luật điều chỉnh. Khi thảo luận về các trạng thái pháp lý thì de jure đề cập tới điều mà luật ghi nhận, trong khi de facto đề cập tới điều xảy ra trong thực tế, và chúng có thể khác nhau. Thuật ngữ de facto cũng có thể sử dụng khi không tồn tại luật hay tiêu chuẩn tương ứng, nhưng thông lệ chung đã được thiết lập rõ ràng, mặc dù có thể là không phải phổ biến rất rộng. (Theo wikipedia.org)
  10. 2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài luận văn này là đóng góp một góc nhìn, một quan điểm mới về vai trò của tự do hóa tài chính tác động đến mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng tại Việt Nam. Tự bản thân dòng vốn viện trợ có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng thông qua mức độ tự do hóa tài chính thì tác động đó có thể sẽ thay đổi theo chiều thuận hoặc ngược lại. Tác động của tự do hóa tài chính có thể làm cho hiệu quả của viện trợ sẽ tốt hơn hay là giảm đi đối với sự tăng trưởng kinh tế. Từ kết quả hồi quy, người viết sẽ phân tích những nguyên nhân gây ra những tác động đó gắn liền với thực trạng của nền kinh tế Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu bài luận văn Trong bài luận văn, người viết đã sử dụng hai phương pháp đó là: phương pháp phân tích, phương pháp định lượng và hồi quy. Từ các nguồn dữ liệu của các trang web của IMF, WB, đặc biệt là từ nguồn dữ liệu do tác giả Lane&Milesi-Ferretti tổng hợp để tính toán chỉ số Kaopen (tính chất de facto), công bố trong khoảng thời gian 13 năm từ 1995 đến 2007, người viết đã tiến hành tổng hợp số liệu, tính toán biến tăng trưởng kinh tế, biến cung vốn, biến tự do hóa tài chính, biến viện trợ nước ngoài, biến tương tác giữa tự do hóa tài chính và viện trợ. Từ những chỉ số này người viết đã chạy mô hình hồi quy để kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến mối quan hệ giữa viện trợ-tăng trưởng từ đó đánh giá tác động trực tiếp của viện trợ đến tăng trưởng kinh tế cũng như tác động gián tiếp của viện trợ thông qua tự do hóa tài chính lên tăng trưởng kinh tế như thế nào.
  11. 3 Các biến2 được sử dụng trong mô hình bao gồm: biến phụ thuộc là biến tăng trưởng kinh tế (EDt), các biến độc lập bao gồm biến cung vốn (KAPt), biến tự do hóa tài chính (FLt), biến viện trợ (AIDt), biến tương tác giữa tự do hóa tài chính và viện trợ (FLt x AIDt). Đồng thời, việc phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam với những số liệu thống kê do Bộ KHĐT công bố sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn quá trình tự do hóa tài chính cũng như tình hình huy động và sử dụng vốn ODA đã tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào. Từ đó, người viết sẽ phân tích những nguyên nhân và đưa ra những nhận định nhằm giải thích những lý do đã làm cho hiệu quả của viện trợ tác động tích cực (hoặc tiêu cực) đến tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng từ những nguyên nhân đó, người viết đề xuất một số định hướng chính sách về cải cách lĩnh vực tài chính, nâng cao hiệu quả và hạn chế tiêu cực trong quá trình sử dụng ODA nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 2 Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế (Economic development – EDt), biến giải thích: Cung vốn (Capital Stock – KAPt), tự do hóa tài chính (Financial liberalization – FLt), viện trợ nước ngoài (Foreign aid – AIDt) và tương tác giữa tự do hóa tài chính và viện trợ nước ngoài (The interaction term between financial liberalization and foreign aid (FLt x AIDt)
  12. 4 Nội dung bài luận văn bao gồm Chương đầu tiên trình bày tóm tắt những quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới về viện trợ, tăng trưởng, chính sách, tự do hóa tài chính và bài nghiên cứu nền tảng của tác giả James B.Ang được người viết lựa chọn làm ý tưởng đề xuất cho đề tài của mình “Tự do hóa tài chính và mối quan hệ giữa viện trợ-tăng trưởng tại Việt Nam” Ở chương tiếp theo, người viết sử dụng dữ liệu thống kê về tăng trưởng, vốn, viện trợ, tự do hóa tài chính đã được tổng hợp, tính toán để chạy mô hình kiểm định mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng thông qua tác động của tự do hóa tài chính; cuối cùng là những định hướng chính sách như là cải cách lĩnh vực tài chính, tăng cường hiệu quả viện trợ và hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ODA tại Việt Nam. Kết cấu của bài luận văn như sau Chƣơng 1: Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về tự do hóa tài chính, viện trợ và tăng trƣởng. Chƣơng 2: Kiểm định tác động của tự do hóa tài chính lên mối quan hệ viện trợ-tăng trƣởng tại Việt Nam Chƣơng 3: Định hƣớng chính sách về cải cách lĩnh vực tài chính và nâng cao hiệu quả viện trợ tại Việt Nam
  13. 5 CHƢƠNG 1. NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH, VIỆN TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG. Mặc dù có rất nhiều quốc gia đang phát triển nhận được số lượng lớn viện trợ của nước ngoài trong vài thập kỷ qua, nhưng không có sự đánh giá nhất trí về tác động của viện trợ lên sự tăng trưởng. Có ba nhóm quan điểm chính tranh luận với nhau về hiệu quả của viện trợ và các nhân tố liên quan ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. 1.1. Quan điểm “viện trợ thúc đẩy tăng trƣởng chỉ trong môi trƣờng chính sách tốt” Về quan điểm này, có hai bài nghiên cứu tiêu biểu của hai nhóm tác giả Burnside và Dollar Tác giả Craig Burnside, University of Virginia và David Dollar, World Bank (2004) với bài nghiên cứu “Aid, Policies, and Growth: Revisiting the Evidence”, worldbank policy research paper, number O-2834. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả cho rằng tác động của viện trợ phụ thuộc vào chất lượng của thể chế và chính sách của chính phủ. Sự tương tác giữa viện trợ và chất lượng thể chế có mối quan hệ tích cực bền vững với tăng trưởng thông qua sử dụng phương pháp hồi quy các biến đo lường. Giả thiết của bài nghiên cứu được chứng minh bằng việc sử dụng dữ liệu của thập niên 90 cho thấy rằng khi phân bổ viện trợ cho các nước thu nhập thấp thì những nước có chất lượng thể chế tốt hơn sẽ được phân bổ nhiều hơn. Kết quả của bài nghiên cứu hỗ trợ cho quan điểm: chính sách yếu kém và nạn tham nhũng sẽ làm hạn chế tác động của hỗ trợ tài chính lên tăng trưởng kinh tế. Cũng trong bài viết của chính hai ông vào năm 2000 (viện trợ, chính sách và tăng trưởng) cũng đưa ra bằng chứng về việc viện trợ thúc đẩy nhanh tăng trưởng trong các nước đang phát triển có chính sách và thể chể tốt nhưng lại ít
  14. 6 hiệu quả và không có hiệu quả đối với những nước có chính sách và thể chế kém. Ở vùng Sahara Châu Phi, 84% ý kiến của những nhà lập chính sách đồng ý với quan điểm rằng: vì tham nhũng mà sự trợ giúp viện trợ trong các nước đang phát triển hầu như bị lãng phí. Tác giả Paul Collier and David Dollar, Development research group, World Bank (2001) với bài nghiên cứu “Can the World cut poverty in half, How Policy reform and effective aid meet the International development goals”. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả cho rằng giảm đói nghèo trên thế giới, ở một khu vực hay một quốc gia, phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của chính sách kinh tế. Trong đó, viện trợ cũng thúc đẩy nhanh tiến trình này. Viện trợ cũng giúp chính phủ trong việc cung cấp các dịch vụ công cộng và tăng lợi ích đối với chính sách tốt, và cùng lúc chính sách tốt lại tăng tác động của viện trợ, do đó kết hợp giữa chính sách tốt và viện trợ sẽ tạo ra những kết quả tốt đối với tăng trưởng và giảm nghèo đói. Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng viện trợ tăng lên khi chính sách được cải thiện bởi vì trong môi trường chính sách tốt hơn thì viện trợ có thể được sử dụng hiệu quả hơn. Mặc dù giả định chính sách độc lập với viện trợ nhưng thực tế thì viện trợ lại làm tăng lợi ích cho cuộc cải cách, mức độ viện trợ cao tạo động lực cho các nhà cải cách chính sách, nếu tăng viện trợ hợp lý thì chính sách tốt được duy trì nhưng đến một mức nào đó thì lợi ích của viện trợ đối với những quốc gia có chính sách tốt lại trở nên không đáng kể. Theo ý kiến của người viết, môi trường chính sách tốt là điều kiện vô cùng quan trọng đối với các nước đang phát triển để có thể thu hút viện trợ nước ngoài nhiều hơn, vì chính sách tốt sẽ làm hạn chế các vấn nạn tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả của viện trợ. Một quốc gia có nền thể chế và chính
  15. 7 sách tốt sẽ tạo thiện cảm đối với các nước viện trợ khi xem xét và đưa ra các quyết định phân bổ viện trợ. Tuy nhiên quan điểm này đúng hay sai tùy thuộc vào dữ liệu mà các nhà nghiên cứu thu thập cho từng quốc gia khác nhau cũng như khoảng thời gian khác nhau. Do đó, mỗi quan điểm đưa ra phải gắn liền với những bằng chứng thực nghiệm thu thập được từ những dữ liệu thống kê của từng quốc gia. Quan điểm sau đây lại thể hiện một tranh luận khác về mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng. 1.2. Quan điểm “có một tƣơng quan phi tuyến tính trong mối quan hệ giữa viện trợ-tăng trƣởng do tỷ suất sinh lợi giảm dần của viện trợ” Tác giả: Henrik Hansen và Finn Tarp với bài nghiên cứu “Aid and Growth regressions”; Carl-Johan Dalgaard và Henrik Hansen với bài nghiên cứu “On Aid, Growth, and Good Policies”; Centre for Research in Economic Development and International Trade, University of Nottingham (2000). Trong hai bài nghiên cứu này, nhóm tác giả cho rằng, viện trợ làm tăng tỷ lệ tăng trưởng, và kết quả này không phụ thuộc vào chính sách tốt. Nhóm tác giả phát triển mô hình tăng trưởng tân cổ điển trong đó viện trợ thúc đẩy tăng trưởng thậm chí trong những nền kinh tế mà viện trợ bị tiêu dùng hết. Các tác giả nhận thấy rằng trong khi chính sách tốt thúc đẩy tăng trưởng thì cùng lúc đó nó lại làm giảm hiệu quả của viện trợ. Chính sách tốt làm giảm tác động viện trợ đối với tăng trưởng bởi vì chính sách tốt được xem như là yếu tố thay thế viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế. Và ý tưởng kết hợp giữa tăng trưởng và viện trợ cũng tương đương với việc giảm tỷ suất sinh lợi của viện trợ. Kết quả của quá trình kiểm tra trong thực tế về tác động tích cực của viện trợ lên tăng trưởng trong môi trường chính sách tốt là một kết quả không bền vững vì kết quả đó phụ thuộc chủ yếu vào việc xóa bỏ một vài quan sát quan trọng trong dữ liệu thu thập được. Một kết quả khác cũng quan trọng đó
  16. 8 là dữ liệu của hai tác giả Burnside và Dollar được nhóm tác giả xem xét lại thì phù hợp với tương quan phi tuyến tính giữa viện trợ và tăng trưởng mà trong đó có sự giảm dần của tỷ suất sinh lợi của viện trợ. Rõ ràng, hai quan điểm được trình bày trên đây có chiều hướng hơi trái ngược nhau, quan điểm thứ nhất cho rằng chỉ cần môi trường chính sách tốt là viện trợ sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhưng quan điểm thứ hai lại không đề cập đến vai trò của chính sách tốt, vì bản thân mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng có tương quan phi tuyến tính, viện trợ càng tăng có khi dẫn đến tăng trưởng kinh tế lại suy giảm vì tỷ suất sinh lợi của viện trợ bị giảm dần. Mỗi quan điểm trên đều được chứng minh bằng các bằng chứng thực nghiệm cụ thể cho thấy các nhận định đưa ra đều có cơ sở. Đóng góp vào cuộc tranh luận của hai quan điểm ở trên, người viết sẽ giới thiệu quan điểm thứ ba về mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng. Ở quan điểm này, các tác giả lại cho rằng mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng là mơ hồ, không rõ ràng. 1.3. Quan điểm “mối quan hệ viện trợ-tăng trƣởng là mong manh và dễ vỡ” Đại diện cho quan điểm này là hai bài nghiên cứu của hai nhóm tác giả Easterly và Clemens. Tác giả William Easterly, New York University; Ross Levine, University of Minnesota và David Roodman, Center for Global Development (2003) với bài nghiên cứu “New data, new doubts: A comment on Burnside and Dollar’s “Aid, Policies, and Growth” 2000”, National Bureau of Economic Research 1050 Massachusetts Avenue Cambridge, MA 02138. Trong bài nghiên cứu này, dữ liệu được nhóm tác giả sử dụng là dữ liệu của Burnside và Dollar năm 2000 (viện trợ thúc đẩy tăng trưởng trong môi trường chính sách tốt) có bổ sung thêm giai đoạn 1990-1993 vào nguồn dữ
  17. 9 liệu của nghiên cứu trước và nhóm tác giả phát hiện ra rằng nghiên cứu của Burnside và Dollar đã không còn bền vững khi sử dụng dữ liệu mới thêm vào này. Bài nghiên cứu mới này đã làm giảm sự tin tưởng về kết luận viện trợ thúc đẩy tăng trưởng ở những quốc gia có chính sách tốt, tuy nhiên bài nghiên cứu không tranh luận việc viện trợ không hiệu quả mà chỉ muốn người đọc lưu ý về việc thêm vào dữ liệu cho nghiên cứu của Burnside và Dollar đã làm xuất hiện mối nghi ngại mới về hiệu quả của viện trợ và đề nghị các nhà kinh tế và những nhà làm chính sách nên giảm bớt sự lạc quan về kết luận viện trợ thúc đẩy tăng trưởng trong môi trường chính sách tốt. Mặc dù bài nghiên cứu của Burnside và Dollar tạo nền tảng cho các nghiên cứu sau này nhưng nghiên cứu đó không phải là kết luận cuối cùng mà nó có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn dữ liệu thu thập được bao gồm những giai đoạn nào. Tác giả Michael A. Clemens, Steven Radelet và Rikhil Bhavnani, Center for Global Development (2004) với bài nghiên cứu “Counting chickens when they hatch: The short-term effect of aid on growth”. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chia viện trợ thành ba loại bao gồm: (1) viện trợ nhân đạo khẩn cấp (nhóm này có thể có tương quan âm với tăng trưởng), (2) viện trợ tác động đến tăng trưởng trong thời gian dài như là viện trợ cho quân sự, môi trường, sức khỏe hoặc giáo dục, và (3) viện trợ kích thích tăng trưởng trong thời kỳ bốn năm gồm hỗ trợ ngân sách và cán cân thanh toán, đầu tư cơ sở hạ tầng, cho khu vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, và bài viết này tập trung vào nhóm thứ ba chiếm 45% tổng dòng vốn viện trợ. Nhóm tác giả tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa viện trợ “ngắn hạn” và tăng trưởng trong giai đoạn bốn năm. Phát hiện của nhóm tác giả là viện trợ “ngắn hạn” có mối quan hệ mạnh mẽ và có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng nhưng điều đó không có nghĩa là hình thức viện trợ này được thực
  18. 10 hiện tốt mọi lúc mọi nơi. Đúng hơn là, kết quả của nhóm tác giả chỉ ra rằng đối với những nước trung bình và trên trung bình, viện trợ “ngắn hạn” rõ ràng thúc đẩy tăng trưởng nhưng mối quan hệ đó không xảy ra ở tất cả các nước. Một khám phá xa hơn về tính không đồng nhất của mối quan hệ này đã được kiểm tra để xem xét rằng liệu mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng trong những quốc gia có một vài đặc điểm đặc biệt như là chính sách hay thể chế tốt hơn thì mối quan hệ đó yếu hơn hay mạnh hơn. Và nhóm tác giả tìm thấy một bằng chứng có mức độ tương đối về mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng, đó là mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng có vẻ mạnh hơn trong những nước có thể chế tốt hơn cũng như có kỳ vọng về đời sống sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, khác với các nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả đã không tìm thấy được bằng chứng rõ ràng về việc mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng phụ thuộc vào nền thể chế mạnh. Kết quả ở đây cho thấy mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng có thể là tích cực ở những nước thậm chí có nền thể chế yếu kém, và sẽ mạnh hơn một chút trong những nước có nền thể chế có khả năng hơn. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về hiệu quả của viện trợ đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh những quan điểm ở trên, còn có rất nhiều những luồng ý kiến khác nhau. Cũng có tác giả đồng tình với quan điểm viện trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng điều kiện đặt ra là tăng trưởng kinh tế trong dài hạn ở các nước đang phát triển (xem Camelia Minoiu, Columbia University (2007) với bài nghiên cứu “Development Aid and Economic Growth: A Positive Long-Run Relation”) mà không yêu cầu quốc gia đó phải có thể chế và chính sách tốt. Cuộc tranh luận càng sôi nổi và gay gắt hơn khi có tác giả đưa ra nhận định rằng không có bằng chứng nào cho thấy viện trợ hoạt động tốt hơn trong môi trường chính sách hay địa lý tốt hơn mà phát hiện mới của tác giả là “ngưỡng viện
  19. 11 trợ” mới là yếu tố tác động tích cực quan trọng đến tăng trưởng (xem Aurangzeb, (2010) với bài nghiên cứu “Foreign Aid and Economic Growth in Developing Countries: Revisiting the evidence by using a threshold regression approach”). Tác giả Aurangzeb cho rằng dòng vốn viện trợ có giá trị thấp gây ra tác động tiêu cực hoặc không đáng kể vào sự tăng trưởng. Tuy nhiên, tác động của viện trợ đến tăng trưởng kinh tế sẽ trở nên tích cực đối với các nước có nguồn viện trợ vượt quá một ngưỡng tới hạn. Ngoài yếu tố chính sách có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của viện trợ lên tăng trưởng thì thị trường tài chính cũng là một yếu tố có thể xem xét. Theo tác giả Mwanza Nkusu, IMF và Selin Sayek, Bilkent University đưa ra nhận định rằng thị trường tài chính sâu rộng hơn ở các nước nhận viện trợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều hành các dòng vốn viện trợ từ đó nâng cao hiệu quả của viện trợ (xem bài nghiên cứu “Local Financial Development and the Aid- Growth Relationship”, 2004). Kết quả thực nghiệm trong bài nghiên cứu này đã cung cấp một bằng chứng hỗ trợ rõ ràng đối với ý kiến cho rằng phát triển thị trường tài chính nội địa làm tăng hiệu quả viện trợ và độ sâu của thị trường tài chính nội địa có thể tác động đến các nhà điều hành tiền tệ trong việc quản lý dòng vốn viện trợ một cách thích hợp. Trong cuộc tranh luận sôi nổi ấy, tác giả James B. Ang, Monash University, Australia trong loạt bài nghiên cứu của ông, lại quan tâm đến yếu tố tự do hóa tài chính mà không phải là sự phát triển tài chính hay yếu tố chính sách tác động đến mối quan hệ viện trợ tăng trưởng. Mặt khác ông cũng không đưa ra nhận định bác bỏ hay đồng tình với những quan điểm ở trên mà ông đi vào phân tích tác động của tự do hóa tài chính đến tăng trưởng kinh tế (xem James B. Ang và Warwick J. McKibbin, Australian National University, 2005 với đề tài “Financial liberralization, financial sector development and
  20. 12 Growth: Evidence in Malaysia”). Trong bài nghiên cứu này, kiểm định đồng kết hợp và kiểm định quan hệ nhân quả được sử dụng nhằm đánh giá mối quan hệ tài chính-tăng trưởng thông qua các biến tiết kiệm, đầu tư, thương mại, lãi suất thực. Bài nghiên cứu này đề xuất việc cải cách khu vực tài chính trước khi tự do hóa khu vực tài chính bởi vì tự do hóa tài chính không chắc sẽ đưa đến sự tăng trưởng kinh tế cao hơn mà không có hệ thống tài chính hoạt động tốt và hiệu quả. Để thúc đẩy tăng trưởng, thì hệ thống tài chính phải được phát triển hợp lý trước khi thực hiện tự do hóa tài chính. Vì hàm chứa những nguy hiểm tiềm tàng nên tự do hóa tài chính phải là một kế hoạch cẩn thận, đúng thời điểm và được theo dõi chặt chẽ. Như vậy, tự do hóa tài chính cũng là một nhân tố quan trọng cho quá trình tăng trưởng kinh tế, và yếu tố này có vai trò gì trong mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng. Xuất phát từ tình hình của Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, thuộc nền kinh tế Châu Á, đang trong quá trình tự do hóa tài chính và là nước nhận viện trợ từ nước ngoài, nên người viết đề xuất hướng nghiên cứu như sau: xem xét vai trò của tự do hóa tài chính tác động đến mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, người viết sẽ trình bày tổng quát bài nghiên cứu của chính tác giả James B. Ang, 2009, “Financial liberalization and the aid-growth relationship in India” trước khi thực hiện kiểm định mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng ở nền kinh tế Việt Nam nhằm tìm hiểu xem trong nền kinh tế của Ấn Độ, các yếu tố trên ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2