intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận trong giai đoạn 2001-2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

60
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu khái quát hóa vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia dưới góc độ kinh tế chính trị; khái quát hóa bài học kinh nghiệm nâng cao vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở một số nước cho Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận trong giai đoạn 2001-2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [\ PHAN THỊ NGỌC UYÊN VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [\ PHAN THỊ NGỌC UYÊN VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2020 Chuyên ngành : KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số : 60.31.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học : TS. LƯU THỊ KIM HOA Tp. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009
  3. MỤC LỤC YZ LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU ····························································································································· 1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................................... 7 1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH .................................................................................................... 7 1.1.1. Du lịch thời cổ đại ........................................................................................... 7 1.1.2. Du lịch thời cận đại ......................................................................................... 8 1.1.3. Du lịch thời hiện đại ........................................................................................ 9 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH...................................................... 11 1.2.1. Khái niệm du lịch .......................................................................................... 11 1.2.2. Du khách ....................................................................................................... 12 1.2.3. Sản phẩm du lịch ........................................................................................... 14 1.2.4. Hoạt động du lịch .......................................................................................... 18 1.2.5. Vị trí của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ................................. 19 1.3. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI................................................................................................................. 21 1.3.1. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế ........................................... 21 1.3.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển xã hội ............................................ 25 1.3.3. Quan điểm và chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước ta........ 27
  4. 1.4. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH .............................................................................................................. 28 1.4.1. Nguy cơ ô nhiễm môi trường ........................................................................ 28 1.4.2. Nguy cơ hàng hóa hóa, tầm thường hóa các tài nguyên văn hóa, xã hội .............................................................................................. 29 1.4.3. Nguy cơ du nhập các yếu tố văn hóa thiếu lành mạnh từ bên ngoài............. 29 1.5. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ......................................................... 30 1.5.1. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một số nước trên thế giới................................................................................................... 30 1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam .............................................. 35 Kết luận chương 1........................................................................................................ 38 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2001 – 2008 ................................................................................................................... 39 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN......... 39 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 39 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................. 41 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận ........................................................................................................ 43 2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN.................. 46 2.2.1. Tổ chức hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận.................................................. 46 2.2.2. Du khách....................................................................................................... 51 2.2.3. Sản phẩm du lịch ........................................................................................... 52 2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................................................. 54
  5. 2.2.5. Lực lượng lao động ...................................................................................... 59 2.2.6. Đầu tư du lịch ................................................................................................ 62 2.2.7. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch ................................................. 64 2.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2001 – 2008 ........ 65 2.3.1. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận ............... .65 2.3.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển xã hội tỉnh Bình Thuận ................. 70 2.4. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2001 - 2008 ................................................................... 72 2.4.1. Những thành tựu của hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 - 2008........................................................................................................ 72 2.4.2. Những tồn tại của hoạt động du lịch Bình Thuận giai đoạn 2001 - 2008 ..... 74 Kết luận chương 2.......................................................................................................... 77 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 .............................................................................. 78 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020................................................................................................. 78 3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch Bình Thuận .................................................... 78 3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2020................................. 80 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020................................................................................................. 82 3.2.1. Tiến hành quy hoạch và quy hoạch lại không gian phát triển du lịch........... 82 3.2.2. Thu hút vốn đầu tư ........................................................................................ 85 3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực................................................................................. 90
  6. 3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch....................................................................... 93 3.2.5. Tăng cường sự quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ......................... 96 3.2.6. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch.................................... 98 3.2.7. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế về du lịch ............................................99 3.3. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 100 Kết luận chương 3 ...................................................................................................... 102 KẾT LUẬN .......................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU DE Trang 1. Bảng 2.1. Các di tích văn hóa, lịch sử và các lễ hội, làng nghề truyền thống tại Bình Thuận.................................................................................................................42 2. Bảng 2.2. Các hình thức tổ chức hoạt động du lịch chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ 2005 đến năm 2008.................................................................................48 3. Bảng 2.3. Những hàng hóa đặc sản được sản xuất tại Bình Thuận ................................49 4. Bảng 2.4. Đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ và nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2008 .............................................................49 5. Bảng 2.5. Du khách trong nước và quốc tế đến Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2008 .....52 6. Bảng 2.6. Những cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của Bình Thuận ...............................53 7. Bảng 2.7. Các cơ sở lưu trú của trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2001 đến cuối tháng 6/2009............................................................................................................55 8. Bảng 2.8. Các khu du lịch, địa điểm tham quan tiêu biểu tại Bình Thuận .................... 57 9. Bảng 2.9. Cơ cấu lao động tham gia hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận từ năm 2001 đến cuối tháng 6/2009 .....................................................................................................60 10. Bảng 2.10. Cơ cấu lao động trong hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận chia theo trình độ năm 2008 ...................................................................................................61 11. Bảng 2.11. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào hoạt động du lịch từ 2005 đến cuối tháng 6 năm 2009 ....................................................................................................63 12. Bảng 2.12. Doanh thu hoạt động du lịch Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 .....................................................................................................64
  8. 13. Bảng 2.13. Giá trị sản phẩm du lịch trong tổng sản phẩm xã hội tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 - 2008......................................................................................................66 14. Bảng 2.14. Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2008 ....................67 15. Bảng 2.15 : Số người lao động trong hoạt động du lịch Bình Thuận giai đoạn 2001-2008 .......................................................................................................................69 16. Bảng 3.1. Nhu cầu đào tạo lao động trực tiếp phục vụ du khách đến năm 2020............90
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, BẢN ĐỒ DE Trang Hình vẽ 1. Hình 1.1. Sơ đồ hoạt động du lịch ..........................................................................19 2. Hình 2.1. Các trường hợp tổ chức hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận ........... 47 3. Hình 2.2. Hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch tỉnh Bình Thuận........................ 50 Đồ thị 4. Đồ thị 2.1. Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn từ năm 2001 đến cuối tháng 6 năm 2009..................................................................................... 55 5. Đồ thị 2.2. Cơ cấu lao động hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận chia theo trình độ năm 2008...................................................................................................61 6. Đồ thị 2.3 : Doanh thu hoạt động du lịch Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 ........................................................................................ 65 7. Đồ thị 2.4. Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001- 2008 ............. 67 Bản đồ 8. Bản đồ 2.1 : Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận .................................................. 40
  10. 1 MỞ ĐẦU [\ 1. Tính cấp thiết của đề tài : Để phát triển kinh tế - xã hội, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã khai thác mọi nguồn lực của mình. Song nhìn chung, họ đều bắt đầu từ việc khai thác những lợi thế sẵn có, trong số đó có nhiều tài nguyên tồn tại dưới dạng các cảnh quan thiên nhiên và các tài sản văn hóa, tinh thần. Đây là nguồn tài nguyên rất quan trọng để các quốc gia có thể khai thác và phát triển ngành du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng”, bởi du lịch là ngành kinh tế có tỷ lệ xuất khẩu tại chỗ rất cao, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Phát triển du lịch sẽ tạo việc làm cho người lao động, kích thích sự phát triển của các ngành nghề khác có liên quan, đóng góp vào ngân sách nhà nước, cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí để tái sản xuất sức lao động cả về vật chất lẫn tinh thần. Với những vai trò to lớn đó, du lịch xứng đáng trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” đối với những quốc gia có tiềm năng du lịch. Vì vậy, các quốc gia có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hóa đều rất chú trọng đến chiến lược phát triển du lịch. Lịch sử phát triển của ngành du lịch cho thấy những nền văn minh như Anh, Pháp, Thụy Sỹ; sự mến khách và môi trường sống tốt như Sing-ga-po; một đất nước với một kho tàng đồ sộ những di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ như Trung Quốc hay một điểm đến với nhiều dịch vụ du lịch đa dạng như Thái Lan đều là những quốc gia mà du lịch có những đóng góp to lớn trong thời kỳ đầu của phát triển đất nước. Nhìn vào thực tế đó, Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng đang sở hữu tài nguyên du lịch rất phong phú. Nếu xây dựng được chiến lược phát triển khoa học, hợp lý, địa phương này sẽ cùng với cả nước đưa ngành du lịch phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
  11. 2 Tuy nhiên, với khoảng thời gian phát triển chưa lâu, lại mang tính tự phát cao, sự phát triển của du lịch Bình Thuận chưa có điều kiện phát huy hết vai trò của mình, nhiều tài nguyên du lịch chưa được khai thác, lợi ích kinh tế thu được chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh. Chính vì vậy, để du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, thành tác nhân quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn Tỉnh thì trước tiên phải nhận định đầy đủ về vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, đề ra giải pháp phát triển phù hợp. Với nguyện vọng được góp phần nhỏ vào giải quyết vấn đề nêu trên, tạo thêm cơ sở khoa học cho Bình Thuận xác định rõ vị trí, vai trò của ngành du lịch trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của Tỉnh, tác giả chọn đề tài “Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận trong giai đoạn 2001 - 2020” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích nghiên cứu : Luận văn cao học “Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận trong giai đoạn 2001 - 2020” nhằm đạt những mục đích sau đây: Một là, nghiên cứu, khái quát hóa những lý luận cơ bản về du lịch; khẳng định vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia; nghiên cứu vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. Hai là, phân tích thực trạng của hoạt động du lịch Bình Thuận, đặc biệt là thực trạng về vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh giai đoạn 2001 – 2008 để từ đó đánh giá những thành tựu và tồn tại của du lịch Bình Thuận, đồng thời nêu bật lên được những vấn đề đặt ra cần giải quyết để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ du lịch Bình Thuận. Ba là, trên cơ sở xác định vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia nói chung và Bình Thuận nói riêng, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ
  12. 3 yếu nhằm nâng cao vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới, đặc biệt là đến năm 2020. Bốn là, luận văn cung cấp những luận cứ khoa học làm cơ sở để Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Thuận và các cơ quan ban ngành có liên quan hoạch định chính sách, chiến lược phát triển du lịch nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài : Đề tài du lịch đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: khai thác tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, xây dựng chiến lược marketing du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch … Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu sau : − Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên Du lịch, Nxb Giáo dục; − Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch Du lịch, Nxb Giáo dục; − Dennis. L. Foster (2001), Công nghệ du lịch, Nxb Thống kê; − Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2000), Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb Trẻ; − Luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh : “Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Bình Thuận đến năm 2010” của tác giả Võ Kỳ Tập. Những công trình nghiên cứu trên đều có những đóng góp nhất định trong việc cung cấp những lý luận khoa học về phát triển du lịch trong nước cũng như trên thế giới ở góc độ định hướng chiến lược phát triển, quy hoạch du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch. Thực tiễn phát triển du lịch Bình Thuận đặt ra yêu cầu phải khái quát hóa vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận làm căn cứ khoa học để hoạch định chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh, chứ không chỉ dừng lại ở việc
  13. 4 nghiên cứu du lịch ở từng góc độ riêng lẻ. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2001 - 2020” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị nhằm góp phần xây dựng cơ sở lý luận để hoạch định chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận. 4. Đóng góp mới của đề tài: Cùng đề cập đến một vấn đề chung là sự phát triển của du lịch Bình Thuận nhưng tác giả không lặp lại những vấn đề mà các công trình trước đã nghiên cứu. So với các công trình khoa học trước về du lịch, đề tài “Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận trong giai đoạn 2001 - 2020” có những đóng góp mới sau đây : Một là, khái quát hóa vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia dưới góc độ kinh tế chính trị. Hai là, khái quát hóa bài học kinh nghiệm nâng cao vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở một số nước cho Việt Nam. Ba là, phân tích có hệ thống vai trò của du lịch Bình Thuận đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và rút ra những thành tựu, tồn tại của hoạt động du lịch Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2008. Bốn là, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu : Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2020. Phạm vi nghiên cứu : Du lịch là một ngành có tính tổng hợp cao. Nó liên quan đến rất nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, bảo hiểm … Đồng thời, du lịch cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành nghề như quản trị kinh doanh, thương mại, công nghệ du lịch… Khi viết luận văn này, tác giả không có tham vọng đi sâu phân tích những vấn đề mang tính chuyên ngành, những nghiệp vụ chuyên môn
  14. 5 về du lịch mà chỉ tập trung phân tích vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận và những giải pháp chủ yếu để nâng cao những vai trò ấy. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản sau đây : − Luận văn nghiên cứu hoạt động du lịch Bình Thuận dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. − Hệ thống hóa những lý luận cơ bản nhất về du lịch như : khái niệm du lịch, du khách, sản phẩm du lịch, hoạt động du lịch, vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội. − Phân tích tình hình hoạt động du lịch Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2008, đánh giá những thành tựu, tồn tại của nó trong giai đoạn này. Đặc biệt, luận văn chỉ giới hạn tập trung phân tích hoạt động thu hút du khách địa phương khác, du khách quốc tế và một phần dân cư địa phương đi du lịch trong Tỉnh. − Đi sâu nghiên cứu một số vai trò cơ bản của du lịch đối vối sự phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 - 2008 nói riêng. − Đề ra những quan điểm và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2020. 6. Phương pháp nghiên cứu : − Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu luận văn là những Học thuyết Kinh tế chính trị, Học thuyết Kinh tế học, Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các Văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội, về cơ cấu ngành kinh tế, hoạt động du lịch và vai trò của nó trong phát triển kinh tế - xã hội. − Phương pháp nghiên cứu : Luận văn sử dụng phương pháp cơ bản, xuyên suốt quá trình nghiên cứu là phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Đồng thời, kết hợp với các phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê, lô-gic và lịch sử, mô hình hóa, so sánh và đối chiếu.
  15. 6 − Nguồn tài liệu tham khảo : Các tác phẩm của Karl Marx, F.Engels, V.I. Lênin, Kinh tế học, Kinh tế học phát triển, Kinh tế du lịch, các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội, về cơ cấu ngành kinh tế; các Báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Thuận và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận; Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận và các loại sách báo và tài liệu được đăng tải trên mạng Internet. 7. Kết cấu luận văn : Toàn bộ nội dung của luận văn được trình bày trong 97 trang với 16 bảng biểu, 3 hình vẽ, 4 đồ thị và 1 bản đồ. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương : Chương 1 : Tổng quan về du lịch và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Chương 2 : Vai trò của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2008. Chương 3 : Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận đến năm 2020.
  16. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH Du lịch đã xuất hiện từ rất lâu đời trên thế giới và trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Quá trình phát triển của du lịch được chia thành các thời kỳ sau đây : 1.1.1. Du lịch thời cổ đại Du lịch thời cổ đại tồn tại gắn liền với ba hình thái kinh tế xã hội : xã hội công xã nguyên thủy, xã hội chiếm hữu nô lệ. Trong xã hội công xã nguyên thủy, công cụ lao động thô sơ, lạc hậu, lực lượng sản xuất kém phát triển, năng suất lao động thấp. Kết quả lao động chỉ có thể đáp ứng những nhu cầu vật chất thiết yếu của con người. Hoạt động du lịch chỉ là di chuyển của con người từ nơi này sang nơi khác chỉ vì mục đích duy trì cuộc sống như tìm nơi ở, nơi sản xuất, tránh thiên tai … Về khách quan, thời kỳ này chưa có sản phẩm thặng dư nên chưa có cơ sở vật chất cho sự ra đời của du lịch. Hoạt động du lịch có ý thức của con người được bắt đầu vào xã hội nô lệ. Trong thời kỳ này, hoạt động du lịch không nhằm mục đích tiêu khiển, giải trí mà nó là kết quả tất yếu của sự phát triển của phân công lao động xã hội lớn lần thứ ba với nội dung tách thương nghiệp ra khỏi hoạt động sản xuất. Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa thúc đẩy con người di chuyển giữa các vùng, lãnh thổ thường xuyên hơn, từ đó tăng cường nhu cầu du lịch của con người. Du lịch có vai trò thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Trong xã hội phong kiến, hoạt động du lịch gắn liền với hoạt động tôn giáo và sự phát triển của các thành thị phong kiến. Các đoàn lữ hành đi đến nhiều nơi trên thế giới để thỏa mãn nhu cầu tôn giáo và học hỏi những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác. Cũng trong thời kỳ này, các đô thị phong kiến hình thành và phát triển mạnh
  17. 8 gắn liền với sự phát triển của các hoạt động kinh tế. Việc đi lại nhằm trao đổi hàng hóa trở thành nhu cầu thiết yếu của các chủ thể kinh tế. Thành phần tham gia vào hoạt động du lịch được mở rộng ở nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội như quý tộc và nhà thờ, thương nhân, thợ thủ công. Khi chế độ phong kiến dần dần tan rã, chuẩn bị cho sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, hoạt động du lịch cũng bắt đầu chuyển sang một giai đọan mới, mở đầu là những nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Đức... Du lịch thời kỳ cổ đại chỉ liên quan đến những hoạt động vật chất thiết yếu của con người như tìm kiếm nơi ở, nơi sản xuất và trao đổi mua bán hàng hóa. Du lịch lúc này hoàn toàn chưa nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần như vui chơi, giải trí, thưởng ngoạn cảnh đẹp. Người đi du lịch lúc bấy giờ chưa trở thành đối tượng phục vụ của các ngành nghề trong nền kinh tế. Vì vậy, các hoạt động phục vụ du lịch như đón tiếp, kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú chưa xuất hiện. Du lịch chưa kích thích sự phát triển của các ngành dịch vụ khác. 1.1.2. Du lịch thời cận đại Sự phát triển của du lịch thời kỳ này gắn liền với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản, nó bắt đầu giữa thế kỷ XVII đến Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Trong thời kỳ này, những thành tựu của cuộc cách mạng Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất giúp chuyển hóa lao động thủ công sang lao động có sử dụng máy móc. Sự xuất hiện của giao thông đường thủy và đường sắt giúp cho việc đi lại nhanh chóng, dễ dàng hơn với chi phí thấp, khối lượng vận chuyển tăng lên, phạm vi vận chuyển được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Cách mạng công nghiệp đã đem lại sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất. Năng suất lao động tăng nhanh, sản phẩm xã hội tăng lên gấp nhiều lần so với trước đây, từ đó xuất hiện sản phẩm thặng dư. Bên cạnh đó, những cuộc đấu tranh của đông đảo quần chúng lao động đòi nghỉ phép có lương nhằm tăng thời gian nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lao động, buộc các nhà tư bản phải nhượng bộ một phần cho quyền lợi của người lao động. Bối cảnh lịch sử đó đã làm gia tăng số người đi du lịch trên thế giới. Tuy nhiên, đa số họ không có kinh nghiệm đi du lịch. Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa,
  18. 9 tiền tệ … giữa các nước là những trở ngại lớn cho người đi du lịch. Thực tiễn này là động lực cho sự ra đời của các hoạt động phục vụ người đi du lịch như các đại lý lữ hành, các hãng kinh doanh du lịch. Trong thời kỳ cận đại, du lịch dần dần trở thành ngành kinh tế độc lập, có vị trí nhất định trong nền kinh tế thế giới. Hoạt động du lịch thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành nghề khác có liên quan, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống. 1.1.3. Du lịch thời hiện đại Khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc, chính trị ổn định, kinh tế khôi phục và phát triển, thu nhập của người lao động tăng lên làm tăng khả năng chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ, trong đó có du lịch. Bên cạnh đó, dân số thế giới tăng mạnh sau chiến tranh tạo tiềm năng thị trường lớn cho hoạt động du lịch. Lực lượng sản xuất phát triển mạnh, tư liệu sản xuất đạt trình độ tự động hóa cao giúp người lao động tiết kiệm thời gian lao động và có nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi, giải trí, đi du lịch. Trình độ phân công lao động xã hội cao, chuyên môn hóa sản xuất sâu thường gây ra sự nhàm chán trong lao động nên nhu cầu thư giãn người lao động ngày càng tăng. Ngoài ra, sự phát triển giáo dục của các nước nhằm đáp ứng nguyện vọng học hỏi, nâng cao tri thức của con người; sự phát triển của hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội; sự ra đời của các công ty lữ hành chuyên tổ chức các chuyến du lịch trọn gói với giá rẻ cũng là những động lực khuyến khích mọi người đi du lịch nhiều hơn. Du lịch thời hiện đại có những đặc điểm nổi bật sau : Sự phát triển của du lịch hiện đại hướng đến mọi tầng lớp dân cư, trong đó có đông đảo quần chúng nhân dân. Nếu người đi du lịch trong thời kỳ cổ đại và cận đại chủ yếu là tầng lớp quý tộc hay thương gia thì du lịch thời hiện đại đã mở rộng sang các tầng lớp nhân dân lao động. Tính đại chúng là đặc điểm nổi bật nhất của du lịch hiện đại. Sự phát triển của du lịch hiện đại ngày càng quy phạm hóa. Dưới sự tổ chức, sắp xếp của các công ty lữ hành chuyên nghiệp, các chương trình du lịch trọn gói có
  19. 10 quy định sẵn về thời gian, địa điểm, phương tiện, tuyến đường và nội dung hoạt động. Từ đó, du khách có thể lựa chọn các chương trình phù hợp với sở thích và khả năng thanh toán của mình. Sự phát triển của du lịch hiện đại ngày càng đa dạng hóa. Hoạt động du lịch trong thời kỳ đầu là thương mại, giáo dục, tôn giáo tuy tồn tại rất lâu đời nhưng phát triển không đáng kể. Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ về văn minh vật chất lẫn văn minh tinh thần của loài người, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh dần dần phổ biến trong thời đại ngày nay, làm phong phú thêm các loại hình du lịch. Tính tổng hợp của du lịch hiện đại. Du lịch hiện đại gồm nhiều nội dung hoạt động như đi lại, ăn uống, vui chơi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, mua sắm … Một mặt, khi du khách lịch tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ du lịch không chỉ đơn thuần để thỏa mãn các nhu cầu về ăn, ở, đi lại … mà hơn thế, họ muốn hưởng thụ những nét tinh hoa văn hóa của nhân loại, muốn tìm hiểu các giá trị nhân văn của các quốc gia, dân tộc thông qua các hoạt động du lịch. Mặt khác, hoạt động du lịch cũng liên quan đến các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội … Sự phát triển của nó phụ thuộc vào sự phát triển tổng hợp của các ngành nghề, đồng thời liên hệ chặt chẽ với các ngành nghề liên quan, từ đó hình thành hoạt động kinh tế, xã hội mang tính tổng hợp. Trong thời hiện đại, du lịch đã trở thành nhu cầu thường xuyên của người lao động. Hoạt động du lịch đã phát triển với trình độ cao và thể hiện đầy đủ vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia có tiềm năng du lịch. Du lịch tạo vốn cho sự phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, tạo điều kiện mở rộng hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị giữa các nước …
  20. 11 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH 1.2.1. Khái niệm du lịch Du lịch là một hiện tượng kinh tế, xã hội ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của đời sống xã hội loài người. Xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng. Bên cạnh những nhu cầu vật chất thiết yếu, nhu cầu tinh thần như học tập, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thu thập thông tin … ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Du lịch hiện đại bắt đầu từ thế kỷ XIX cùng với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp. Đặc biệt là sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ tăng trưởng cao. Vì vậy, khái niệm du lịch cũng có nhiều thay đổi và là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Theo định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Ottawa, Canada diễn ra và tháng 6 năm 1991 : “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi nào ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình) trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. [27,19] Trên cơ sở phân tích các thuộc tính của hoạt động du lịch, các chuyên gia du lịch Trung Quốc đưa ra định nghĩa du lịch : “Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội nhất định, là sự tổng hòa tất cả các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới”. [12,13] Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp lệnh Du lịch Việt Nam công bố ngày 20/02/1999 như sau : “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” [19, 2] Từ các khái niệm trên về du lịch, có thể nhận thấy du lịch có các nội dung cơ bản sau : − Nơi thực hiện hoạt động du lịch nằm ngoài nơi cư trú thường xuyên của người đi du lịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2