intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển của công ty TNHH Ống Silicon Việt Nam đến năm 2018 tại thị trường Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và nội bộ công ty để nhận diện được các cơ hội và nguy cơ, cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của công ty; dựa vào kết quả nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển công ty; đề nghị một số biện pháp hỗ trợ để thực thi chiến lược vừa được lựa chọn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển của công ty TNHH Ống Silicon Việt Nam đến năm 2018 tại thị trường Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ VÕ THANH HIỀN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH ỐNG SI-LI-CON VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2018 TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ VÕ THANH HIỀN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH ỐNG SI-LI-CON VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2018 TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THANH HÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  3. i Ý kiến đánh giá, chấm điểm của giáo viên hướng dẫn: -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Kính thưa quý thầy cô, Tôi tên Võ Thanh Hiền, là học viên cao học khóa 19 – Lớp Quản trị kinh doanh đêm 6 – Trường Đại học Kinh tế Tp HCM. Tôi xin cam đoan luận văn “Xây dựng chiến lược phát triển của công ty TNHH Ống Silicon Việt Nam đến năm 2018 tại thị trường Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. TP.HCM, ngày 22 tháng 09 năm 2013 Tác giả luận văn Võ Thanh Hiền
  5. iii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nỗ lực nghiên cứu luận văn “Xây dựng chiến lược phát triển của công ty TNHH Ống Silicon Việt Nam đến năm 2018 tại thị trường Việt Nam”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ quý thầy cô, bạn bè và người thân. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Khoa sau đại học, Khoa quản trị kinh doanh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt và hướng dẫn cho tôi những kiến thức quý báo làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này. Xin chân thành cám ơn Phó giáo sư. Tiến sĩ LÊ THANH HÀ đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn tất luận văn. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ lãnh đạo đang công tác tại Venair và VinaSil đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện luận văn cũng như dự án của VinaSil. Tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những chuyên gia đang công tác trong ngành Thực phẩm và Dược phẩm đã hỗ trợ các thông tin cũng như đánh giá các thông tin khảo sát - nguồn dữ liệu cho việc phân tích và cho ra kết quả nghiên cứu của luận văn. Và cuối cùng xin cảm ơn gia đình đã động viên, ủng hộ tinh thần và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn. TP.HCM, ngày 22 tháng 09 năm 2013 Tác giả luận văn Võ Thanh Hiền
  6. iv TÓM TẮT LUẬN VĂN Xuất phát từ thực tế bắt đầu phát triển thị trường nội địa của công ty Ống Si- li-con Việt Nam, tác giả tiến hành xây dựng đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển của công ty TNHH Ống Silicon Việt Nam đến năm 2018 tại thị trường Việt Nam” nhằm mục tiêu: - Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và nội bộ công ty để nhận diện được các cơ hội và nguy cơ, cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của công ty. - Dựa vào kết quả nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển công ty. - Đề nghị một số biện pháp hỗ trợ để thực thi chiến lược vừa được lựa chọn. Luận văn được hoàn thành theo quy trình tiến hành công việc: - Phân tích thực trang kinh doanh, môi trường bên ngoài, môi trường ngành và cạnh tranh trong ngành của VinaSil. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia trực tiếp để cho điểm từ đó tổng hợp đánh giá các tác động của môi trường đối với công ty bằng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE. - Đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Sử dụng công cụ ma trận SWOT và ma trận chiến lược chính (GS) để xác định một số chiến lược chính khả thi. - Một lần nữa đến với các chuyên gia để thực hiện cho điểm qua ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng QSPM để xác định chiến lược hấp dẫn nhất trong số các chiến lược khả thi có thể thay thế. Từ đó rút ra tổ hợp chiến lược phù hợp. Từ tình hình thực tế môi trường kinh doanh và các nguồn lực sẵn có của công ty, đưa ra các giải pháp thực hiện tổ hợp chiến lược phù hợp và hoàn toàn có thể đưa vào thực hiện trong thực tiển.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... ii  LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... iii  TÓM TẮT LUẬN VĂN .....................................................................................iv  MỤC LỤC............................................................................................................ v  DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................ix  DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................ x  DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................xi  PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1  1. Cơ sở hình thành đề tài ..............................................................................1  2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................3  3. Phạm vi giới hạn của đề tài ........................................................................3  4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................4  5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................4  6. Bố cục luận văn ...........................................................................................5  Tóm tắt chương ...............................................................................................6  CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC..................................................................................................... 7  1.1. Khái niệm về chiến lược ..........................................................................7  1.2. Vai trò và lợi ích của việc xây dựng chiến lược. ...................................8  1.3. Chiến lược kinh doanh và chiến lược công ty .......................................9  1.4. Chiến lược phát triển công ty .................................................................9  1.5. Qui trình hoạch định chiến lược cơ bản ..............................................13  1.6. Các công trình nghiên cứu liên quan ...................................................14  1.7. Các công cụ xây dựng chiến lược .........................................................15  Tóm tắt chương 1 ..........................................................................................23 
  8. vi CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA VINASIL .......................................................... 24  2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh công ty Ống Si-li-con Việt Nam ...24  2.1.1. Khái quát về VinaSil và Venair .............................................................. 24  2.1.2. Lĩnh vực hoạt động ................................................................................. 25  2.1.3. Vị trí, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động. .............................................. 25  2.1.4. Tình hình hoạt động của công ty ............................................................ 26  2.1.5. Định hướng của công ty từ nay đến 2018 ............................................... 27  2.1.6. Đặc điểm thị trường ống mềm vi sinh tại Việt Nam............................... 27  2.2. Phân tích môi trường bên trong VinaSil. ............................................28  2.2.1. Phân tích nguồn lực. ............................................................................... 28  2.2.2. Phân tích chuỗi giá trị ............................................................................. 31  2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE: .......................................35  2.3.1. Điểm mạnh (S) ........................................................................................ 37  2.3.2. Điểm yếu (W) ......................................................................................... 37  2.4. Phân tích môi trường vĩ mô ..................................................................38  2.4.1. Về yếu tố kinh tế ..................................................................................... 38  2.4.2. Về yếu tố toàn cầu................................................................................... 40  2.4.3. Về yếu tố Xã hội – Văn hóa – Môi trường. ............................................ 42  2.4.4.Về yếu tố công nghệ ................................................................................ 44  2.4.5. Về chính trị pháp luật.............................................................................. 45  2.4.6.Về yếu tố tự nhiên .................................................................................... 48  2.5. Phân tích môi trường ngành. ................................................................48  2.5.1. Khách hàng ............................................................................................. 50  2.5.2. Thách thức cho sự xâm nhập mới. .......................................................... 51 
  9. vii 2.5.3. Đối thủ cạnh tranh................................................................................... 51  2.5.4. Nhà cung cấp........................................................................................... 54  2.5.5. Sản phẩm thay thế ................................................................................... 55  2.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ....................................55  2.6.1. Cơ hội (O) ............................................................................................... 58  2.6.2. Nguy cơ (T) ............................................................................................. 58  Tóm tắt chương 2 ..........................................................................................59  CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC .............................................................. 60  3.1. Sứ mệnh – Mục tiêu ...............................................................................60  3.1.1. Sứ mệnh .................................................................................................. 60  3.1.2. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 60  3.2. Xây dựng ma trận SWOT .....................................................................61  3.2.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung – xâm nhập thị trường ....................... 63  3.2.2. Chiến lược tăng trưởng tập trung – phát triển thị trường ....................... 63  3.2.3. Chiến lược phát triển tập trung – khác biệt hóa tập trung vào sản phẩm và dịch vụ .......................................................................................................... 63  3.2.4. Chiến lược phát triển tập trung – cải tiến sản xuất, kiểm soát chi phí.... 64  3.2.5. Chiến lược liên kết – Liên minh chiến lược ........................................... 64  3.2.6. Chiến lược tăng trưởng tích hợp theo chiều ngang................................. 65  3.3. Ma trận chiến lược chính (GS) .............................................................65  3.4. Xây dựng ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược ..............................65  3.5. Các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển. ...................................70  3.5.1. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược xâm nhập và phát triển thị trường.70  3.5.2. Nhóm giải pháp thực hiện khác biệt hóa tập trung vào sản phẩm và dịch vụ....................................................................................................................... 72 
  10. viii Tóm tắt chương 3 ..........................................................................................73  KẾT LUẬN ........................................................................................................ 75  1. Quan điểm cơ bản của đề tài ...................................................................75  2. Đề tài có các điểm mới ..............................................................................76  3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. ...............................76  TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 77  Tiếng Việt.......................................................................................................77  Tiếng Anh ......................................................................................................79  PHỤ LỤC ........................................................................................................... 80  Phụ lục 1: Sơ đồ công nghệ chế tạo ống Si-li-con. .....................................80  Phụ lục 2 : Phiếu thăm dò ý kiến – Bối cảnh cạnh tranh..........................81  Phụ lục 3 : Phiếu thăm dò ý kiến – Mức độ hấp dẫn ................................82  Phụ lục 4: Phiếu thăm dò ý kiến – Mức độ quan trọng ............................85  Phụ lục 5 : Danh sách chuyên gia................................................................88  Phụ lục 6 : Tổng kết - Hệ số hấp dẫn - Các yếu tố bên trong ...................89  Phụ lục 7: Tổng kết - Hệ số hấp dẫn - Các yếu tố bên ngoài ....................90  Phụ lục 8 : Tổng kết – Mức độ quan trọng - Các yếu tố bên trong .........91  Phụ lục 9: Tổng kết – Mức độ quan trọng - Các yếu tố bên ngoài ..........92 
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 0.1. Biểu đồ doanh thu VinaSil giai đoạn đầu thành lập................................................ 2  Bảng 1.1. Đặc trưng về các chiến lược tăng trưởng tập trung............................................... 11  Bảng 1.2. Đặc trưng về các chiến lược tăng trưởng tích hợp ................................................ 11  Bảng 1.3. Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa ..................................................................... 12  Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty VinaSil .............................................................. 26  Bảng 2.2. Kết quả ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE .............................................. 35  Bảng 2.3. Đối thủ cạnh tranh [34] ......................................................................................... 52  Bảng 2.4. Ma trận bối cảnh cạnh tranh của VinaSil .............................................................. 53  Bảng 2.5. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ....................................................... 56  Bảng 3.1. Ma trận SWOT ...................................................................................................... 61  Bảng 3.2. Kết quả ma trận QSPM ......................................................................................... 67 
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 0.1. Những lĩnh vực hấp dẫn đầu tư nhất tại Đông Nam Á (2012) (Nguồn: Bain SE Asia SVCA Survey) .................................................................................... 1  Hình 0.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 4  Hình 1.1. Qui trình hoạch định chiến lược cơ bản ................................................. 14  Hình 1.2. Ma trận SWOT ........................................................................................ 17  Hình 1.3. Ma trận chiến lược chính (GS). .............................................................. 19  Hình 1.4. Ma trận QSPM ........................................................................................ 22  Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức VinaSil ............................................................................. 29  Hình 2.2. Biểu đồ GDP Việt Nam [2] ..................................................................... 38  Hình 2.3. Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng Việt Nam [32] ............................................ 38  Hình 2.4. Các chỉ số cơ bản của Việt Nam [2] ....................................................... 39  Hình 2.5. Chi tiêu trên đầu người dành cho ngành thực phẩm và nước giải khát .. 49  Hình 2.6. Nguồn hàng ống mềm vi sinh tại thị trường Việt Nam [34] ................... 50 
  13. xi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CIP : Chỉ số giá tiêu dùng - Consumer Price Index CIP : Vệ sinh tại chỗ - Cleaning In Place CIEM : Viện Quản lý kinh tế Trung ương EFE : Đánh giá yếu tố bên ngoài - External Factor Evaluation EPDM : Cao su EPDM – Ethilene Propilene copolimer GDP : Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product GS : Ma trận chiến lược chính - Grand Strategy GSO : Tổng cụ thống kê IFE : Đánh giá yếu tố bên trong - Internal Factor Evaluation OPL : Kết hoạch đặt hàng đơn hàng – Order Purchase Planing QSPM : Quantitive Strategy Planning Matrix ROE : Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - Return On Equity SVCA : Singapore Venture Capital & Private Equity Association Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ - Strength, Weakness, SWOT : Opportunity, Thread Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTXVN : Thông Tấn Xã Việt Nam Venair : Tập đoàn Venair Iberia VinaSil : Công ty TNHH Ống Si-li-con Việt Nam WTO : Tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organization
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Cơ sở hình thành đề tài Sản xuất và kinh doanh Thực phẩm và Dược phẩm là một trong những lĩnh vực hứa hẹn đầu tư tại Việt Nam giai đoạn hiện nay. Tại hội thảo "Vốn đầu tư tư nhân Đông Nam Á 2012" (diễn ra trong hai ngày 20-21/9/2012) bà Mã Thanh Loan – Đồng chủ tịch Trung tâm Quỹ đầu tư Thunberbird khu vực châu Á cho biết: theo cuộc khảo sát được tiến hành của Công ty Bain & Company và SVCA, các ngành đầu tư hấp dẫn vào thị trường Đông Nam Á như lĩnh vực hàng tiêu dùng đặc biệt là ngành thực phẩm với tỷ lệ 86%, và kế đến là năng lượng và y tế với tỷ lệ 64%. Việt Nam nói riêng, các ngành được các quỹ quan tâm hiện nay là hàng tiêu dùng, y tế và dược phẩm, giáo dục, viễn thông, logistics… Hình 0.1. Những lĩnh vực hấp dẫn đầu tư nhất tại Đông Nam Á (2012) (Nguồn: Bain SE Asia SVCA Survey) Nhấn mạnh vào đó, ông Naohisa Fukutani, Giám đốc điều hành GCA Corporation, các lĩnh vực hấp dẫn Nhà đầu tư Nhật Bản là chế biến thực phẩm, sức khỏe, y tế. Có hai dạng Nhà đầu tư quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam. Thứ nhất là các Nhà đầu tư tài chính, hiện nay chưa hoạt động mạnh, khi họ đang phải giải quyết các áp lực ngay tại thị trường nước họ. Thứ hai là các Nhà đầu tư chiến lược. Thời gian qua, họ hoạt động khá năng động khi đầu tư vào nhiều công ty Việt Nam với quy mô từ 20 - 250 triệu USD.
  15. 2 Ông Louis Taylor, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Charteded, trong khu vực Đông Dương, tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại của Việt Nam khiến giới đầu tư kém lạc quan. Tuy nhiên, nhìn về triển vọng dài hạn, Việt Nam hoàn toàn có thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng GDP trung bình 7%/năm trong giai đoạn 2014-2016. Lạm phát cũng sẽ nằm ở mức 7,4%/năm giai đoạn 2013-2016 (theo dự báo của EIU). Công ty TNHH Ống Silicon Việt Nam được thành lập năm 2010 từ nhà đầu tư Venair đến từ Tây Ban Nha, doanh thu ba năm liên tiếp không ngừng tăng: Bảng 0.1. Biểu đồ doanh thu VinaSil giai đoạn đầu thành lập Doanh Thu công ty   30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 2010 2011 2012 Doanh Thu (triệu  800 15,200 27,400 VND)  Theo định hướng kinh doanh quốc tế, tuy sự tăng trưởng là đáng kể về doanh thu, nhưng hầu hết là xuất khẩu vào thị trường Châu Âu và Châu Mỹ nên lợi nhuận tối thiểu cho công ty nước sở tại. Và theo xu hướng chung của thế giới, công ty Ống Silicon Việt Nam tuy là công ty chế xuất tại nước sở tại, nhưng được tập đoàn cho phép phát triển thị trường khu vực để có thể tự lập tài chính, có được nguồn doanh thu và lợi nhuận tốt hơn để nâng cao phúc lợi của toàn công ty. Trước định hướng từ tập đoàn và thị trường kinh tế cạnh tranh khu vực Đông Nam Á, cũng như tại thị trường Việt Nam, công ty cần phải có chiến lược phát triển thích hợp để: Thứ nhất, phát triển thị trường và cạnh tranh với các thương hiệu đang có tại thị trường cũng như các tập đoàn kinh tế nước ngoài đang trên đường vào Việt Nam Thứ hai, tránh được nguy cơ thu hẹp sản xuất kinh doanh hay phá sản do hoạt động không hiệu quả.
  16. 3 Thứ ba, tận dụng môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn cũng như việc tiếp cận với nhiều thị trường lớn, đa dạng với các điều kiện kinh doanh và cạnh tranh công bằng để phát triển kinh doanh, tăng thị phần, mởi rộng thị trường, đứng đầu trên thị trường sản xuất và kinh doanh dược phẩm, đạt doanh thu 80 triệu USD vào năm 2018. Từ bối cảnh môi trường kinh tế cũng như thực tế công ty và với mong muốn được đóng góp một phần công sức mình và sự phát triển của công ty, tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược phát triển của công ty TNHH Ống Silicon Việt Nam đến năm 2018 tại thị trường Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và nội bộ công ty để nhận diện được các cơ hội và nguy cơ, cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của công ty. - Dựa vào kết quả nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển công ty. - Đề nghị một số biện pháp hỗ trợ để thực thi chiến lược vừa được lựa chọn. 3. Phạm vi giới hạn của đề tài Chiến lược công ty là một đề tài rộng lớn, phức tạp và mang tính đặc thù từng công ty trong từng thời kỳ nhất định. Vì vậy trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, đề tài được giới hạn: - Chỉ phân tích, xây dựng chiến lược trong ngành Ống vi sinh Thực phẩm và Dược phẩm trong phạm vi nước Việt Nam giai đoạn 2013-2018, không đi sâu vào đánh giá thực thi chiến lược. - Phân tích hiện trạng công ty TNHH Ống Si-li-con Việt Nam với các dữ liệu thứ cấp từ năm 2010 đến 2013. - Thời gian thực hiện từ tháng 03/2013 đến tháng 09/2013.
  17. 4 4. Ý nghĩa của đề tài Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đang tồn tại trong doanh nghiệp, luận văn được thực hiện nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá lại mình để lựa chọn chiến lược phát triển cho phù hợp. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Quy trình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thu thập dữ liệu Phân tích môi trường Phân tích môi trường bên ngoài bên trong Xây dựng các chiến lược Lựa chọn chiến lược Các biện pháp & chính sách hỗ trợ Kết luận Hình 0.2. Quy trình nghiên cứu 5.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu Các dữ liệu cần thiết trong phạm vi của luận văn gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. 5.2.1. Dữ liệu thứ cấp Các thông tin liên quan có ảnh hưởng đến hoạt động của ngành như quy định, cơ chế, chính sách của nhà nước cũng như dự báo sự phát triển của ngành… các thông tin
  18. 5 về các đối thủ cạnh tranh như tốc độ tăng trưởng, quy mô phát triển, thị phần, doanh thu,.. được thu thập thông qua các cơ quan truyền thông đại chúng như báo, đài, truyền hình, internet,… các tài liệu thống kê của Sở y tế, niên giám thống kê Y tế, hiệp hội thực phẩm, và các báo cáo của các cơ quan quản lý khác… Các thông tin bên trong công ty TNHH Ống Silicon Việt Nam như nguồn lực, năng lực đặc biệt, tốc độ tăng trưởng, thị phần, doanh thu… từ nguồn tài liệu nội bộ của công ty như các hồ sơ tài liệu thống kê, lưu trữ, các báo cáo hàng tháng, quý, năm… của công ty. 5.2.2. Dữ liệu sơ cấp Các kết quả đánh giá lợi thế cạnh tranh, đánh giá trọng số của đối thủ cạnh tranh… thông qua việc lấy ý kiến các chuyên gia trong ngành Y dược và ngành Thực phẩm cũng như ban lãnh đạo công ty… Việc lấy ý kiến này được thực hiện bằng bảng câu hỏi. 5.2.3. Phương pháp xử lý thông tin Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp để nhận diện các cơ hội, nguy cơ cũng như các điểm mạnh, điểm yếu từ đó xác định lợi thế cạnh tranh và đề nghị một số chiến lược cho công ty. Ngoài ra, phương pháp chuyên gia được sử dụng để đánh giá các năng lực cạnh tranh và phương pháp định lượng được dùng để lượng hóa một số chỉ tiêu cạnh tranh. Phương pháp hỏi chuyên gia: chuyên gia trong ngành Dược phẩm, Thực phẩm là những người có nhiều kinh nghiệm kiến thức hay kỹ năng trong lĩnh vực Dược phẩm, Thực phẩm. Họ là các vị ở các cấp bậc quản lý trong các bộ ngành, công ty đang sản xuất, công ty chuyên thực hiện các công trường, dự án trong lĩnh vực này. Trong quá trình thu thập dữ liệu cho đề tài, bảng câu hỏi sẽ được gửi đến khoảng từ 8 đến 16 chuyên gia để xin đóng góp ý kiến. 6. Bố cục luận văn - Phần mở đầu: Nêu rõ cơ sở hình thành đề tài và trình bày mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn cũng như phương pháp nghiên cứu của đề tài. - Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp hoạch định chiến lược.
  19. 6 - Chương 2: Phân tích các cơ sở xây dựng chiến lược. - Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển và các giải pháp thực hiện chiến lược. - Phần kết luận và kiến nghị. Tóm tắt chương Trong chương này đã đề cập đến một số nội dung tổng quát của đề tài như:  Cơ sở hình thành đề tài  Mục tiêu nghiên cứu của đề tài  Phạm vi giới hạn của đề tài  Ý nghĩa thực tiễn của đề tài  Phương pháp nghiên cứu  Bố cục luận văn Trong chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày một số cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
  20. 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 1.1. Khái niệm về chiến lược Thuật ngữ chiến lược, tiếng anh là Strategy, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp nối hai từ “Stration” (quân đội, bầy đoàn) và “Agos” (lãnh đạo, điều khiển). Chiến lược được dùng đầu tiên trong quân sự chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin chắc được những gì đối phương có thể làm và có thể không thể làm. Đầu tiên, chiến lược được hiểu là khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân sự, được ứng dụng để lập kế hoạch tổng thể và tiến hành những chiến lược có quy mô lớn. Đến những năm 1950, khi khoa học quản trị có những thành tựu, chiến lược đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, và là một công cụ hữu hiệu trong công tác quản trị. Tuy vậy, nay có nhiều khái niệm về chiến lược: “Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của công ty, và chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bổ các tài nguyên thiếu yếu để thực hiện các mục tiêu đó” (Alfred Chander, 1962) [21] “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ” (Quinn, 1980) [21] “Chiến lược là việc tạo ra vị thế độc đáo và có giá trị, bằng việc thiết lập một tập hợp các hoạt động khác biệt” (Michael Porter. 1996) [30] “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạnh các nguồn lực của nó trong môi trường cạnh tranh thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan” (Johnson và Scholes, 1999) [24] Theo Rudolf Gruenig, 2005 [25], chiến lược là phương thức hành động tổng quát để doanh nghiệp đạt tới những mục tiêu dài hạn, tăng sức mạnh của mình so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách phối hợp các hiệu quả nỗ lực của các bộ phận trong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2