intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam - Đào Thị Vân Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam; xác định các chỉ tiêu tài chính có ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam; xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam, từ đó xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại phù hợp tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam - Đào Thị Vân Anh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ VÂN ANH XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN NHIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ VÂN ANH XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN NHIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 60 34 02 01 Giảng viên hướng dẫn khoa học: TS. Võ Hồng Đức TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. i TÓM TẮT Quá trình thực hiện xếp hạng tín nhiệm luôn phức tạp và tạo ra nhiều sự tranh luận và khó đạt được sự đồng thuận. Tuy nhiên, mức độ tín nhiệm của một doanh nghiệp thường được xem là thước đo hiệu quả hoạt động, mức độ rủi ro và triển vọng phát triển của đối tượng được đánh giá. Trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Mức độ tín nhiệm của các ngân hàng thương mại mang đến cơ hội tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn từ bên ngoài quốc gia có chất lượng tốt. Quan trọng hơn mức xếp hạng tín nhiệm có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn, hay chi phí đi vay vốn của các ngân hàng thương mại trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, tìm hiểu lý thuyết và các nghiên cứu định lượng cho thấy rằng nghiên cứu về xếp hạng tín nhiệm, đặc biệt là xếp hạng tín nhiệm ngân hàng chưa thực hiện nhiều trong bối cảnh của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tiến hành phân loại (xếp hạng) các ngân hàng thương mại (NHTM) trong những năm gần đây. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu chưa được công bố rộng rãi mà chỉ giới hạn ở thông tin nội bộ ngành. Do vậy, sự đồng thuận về kết quả không cao như kỳ vọng. Năm 2012, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam, trong đó kết quả xếp hạng tín nhiệm của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, với công bố kết quả xếp hạng này, các tiêu chí và phương pháp xếp hạng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ kỳ vọng của các ngân hàng được xếp hạng và nhà đầu tư. Trên cơ sở của tầm quan trọng và mức độ cần thiết, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm: (1) khảo sát và xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu tài chính, trên cơ sở lý thuyết hàn lâm, nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động và đo lường mức độ rủi ro tài chính của một NHTM Việt Nam; (2) thực hiện đánh giá và xếp hạng tín nhiệm 32 NHTM Việt Nam theo phương pháp hồi quy logit thứ tự; (3) tiến hàng so sánh và đối chiếu kết quả xếp hạng ngân hàng đạt được từ nghiên cứu này với những kết quả phân loại đã được VCCI công bố năm 2012 và thực hiện xếp hạng tín nhiệm 18 NHTM năm 2016. Kết quả đạt được từ nghiên cứu này hướng đến việc cung cấp thêm những bằng chứng khoa học định lượng nhằm trả lời câu hỏi những NHTM nào tại Việt Nam đang hoạt động hiệu quả và ổn định hơn. Nghiên cứu này
  4. ii không được thực hiện nhằm mục đích tiên đoán NHTM nào sẽ phá sản ở Việt Nam. Do vậy, kết quả đạt được từ nghiên cứu không nên sử dụng để đưa ra những kết luận không có cơ sở về khả năng phá sản của bất kỳ NHTM nào trong tương lai. Đóng góp quan trọng nhất của nghiên cứu này là đề ra ý tưởng cơ bản trong việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính để xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả đạt được từ nghiên cứu này khá phù hợp với kết quả xếp hạng tín nhiệm của VCCI. Kết quả cung cấp cho các bên liên quan tham khảo trong đầu tư, gửi tiền và quản lý vĩ mô. Trong quá trính tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay, kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng sẽ giúp quá trình tái cơ cấu hiệu quả hơn.
  5. iii LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP Hồ Chí Minh ngày….tháng….năm 2017 Tác giả luận văn Đào Thị Vân Anh
  6. iv LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Võ Hồng Đức, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn. Đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Nguyễn Thị Lan Như-Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các thành viên Ban nghiên cứu-Trường DH mở TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình chỉ bảo và cung cấp cho tôi những tài liệu hữu ích để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các thầy cô giáo Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 2 năm học tập, vốn kiến thức được trang bị trong quá trình học là kiến thức nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài. Cuối cùng kính chúc các thầy cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Xin chân thành cảm ơn!
  7. v MỤC LỤC Tóm tắt ..................................................................................................................... i Lời cam đoan ............................................................................................................ ii Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii Mục lục ..................................................................................................................... iv Chương 1: Giới thiệu tổng quan 1.1 Giới thiệu....................................................................................................... 1 1.2 Ý nghĩa thực tiễn luận văn ............................................................................ 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu ..................................................... 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 1.6 Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5 Kết luận chương 1 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 2.1 Lý thuyết về phân tích tài chính ngân hàng ................................................... 7 2.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về phân tích tài chính ngân hàng. ............ 7 2.1.2 Các tiêu chí phản ánh năng lực tài chính ........................................... 11 2.2 Xếp hạng tín nhiệm ....................................................................................... 20 2.3 Hệ thống xếp hạng theo VCCI ...................................................................... 21 2.3.1 Tìm hiểu hệ thống đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng theo tiêu chuẩn QĐ06/2008/NHNN ................................................................. 21 2.3.2 Hệ thống xếp hạng theo VCCI công bố ............................................. 24 2.4 Giả thuyết cho câu hỏi nghiên cứu................................................................ 26
  8. vi Kết luận chương 2 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 3.1 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 29 3.2 Nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu ................................................................ 31 3.3 Các chỉ tiêu đánh giá mô hình ....................................................................... 35 Kết luận chương 3 Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả 4.1 Xây dựng mô hình hồi quy ........................................................................... 37 4.2 Xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại và kết quả xếp hạng tín nhiệm của 32 NHTM năm 2012. .................................................... 49 4.3 Phân tích các nhân tố tài chính có ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng thường mại ...................................................................... 52 4.3.1 Chỉ tiêu vốn ........................................................................................ 52 4.3.2 Chỉ tiêu chất lượng tài sản ................................................................. 53 4.3.3 Chỉ tiêu khả năng thanh khoản........................................................... 53 4.3.4 Chỉ tiêu lợi nhuận. .............................................................................. 54 4.3.5 Cấu trúc thu nhập và chi phí. ............................................................ 54 4.4 Phân tích kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại Việt Nam. .... 54 4.4.1 Kết quả năm 2012. ............................................................................. 54 4.4.2 Kết quả xếp hạng tín nhiệm của 18 ngân hàng năm 2016. ................ 56 Kết luận chương 4 Chương 5: Trao đổi và hàm ý
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng TP Thành phố HCM Hồ Chí Minh XHTN Xếp hạng tín nhiêm VN Việt Nam CIC Trung tâm thông tin tín dụng VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCSH Vốn chủ sở hữu BLĐ Ban lãnh đạo CRV Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Số thứ tự Tên bảng Trang Bảng 2.1 Bảng xếp hạng ngân hàng của VCCI 25 Bảng 3.1 Bảng xếp hạng 32 NHTM dó VCCI công bố năm 2012 32,33 Bảng 3.2 Bộ 15 chỉ tiêu tài chính của Erdogan (2008) 33, 34 Bảng 3.3 Các chỉ số đánh giá mô hình 35 Bảng 4.1 Bảng tóm tắt dữ liệu của 32 NHTM 37 Bảng 4.2 Bảng tóm tắt dữ liệu 9 NHTM xếp hạng nhóm I 38 Bảng 4.3 Bảng tóm tắt dữ liệu 9 NHTM xếp hạng nhóm II 38 Bảng 4.4 Bảng tóm tắt dữ liệu 11 NHTM xếp hạng nhóm III 39 Bảng 4.5 Bảng tóm tắ dữ liệu 3 NHTM xếp hạng nhóm IV 40 Bảng 4.6 Kết quả hệ số tương quan giữa các cặp biến 41 Bảng 4.7 Bảng kết quả mô hình hồi quy U1 42 Bảng 4.8 Bảng kết quả mô hình hồi quy U2 43 Bảng 4.9 Bảng kết quả mô hình hồi quy U3 43 Bảng 4.10 Bảng kết quả mô hình hồi quy U4 44 Bảng 4.11 Bảng tóm tắt kết quả của lần lượt các mô hình 44,45 Bảng tóm tắt kết quả của lần lượt các mô hình giới hạn 46 Bảng 4.12 biến Bảng 4.13 Bảng kết quả mô hình hồi quy R3 47 Bảng 4.14 Phân tích tác động biên của các biến trong mô hình R3 48 Bảng 4.15 Phân tích tác động biên của các biến trong mô hình U4 48, 49 Bảng kết quả xếp hạng tín nhiệm của 32 NHTM theo 49, 50 Bảng 4.16 mô hình U4 Bảng kết quả xếp hạng tín nhiệm của 32 NHTM theo 51,52 Bảng 4.17 mô hình R3 Bảng 5.1 Bảng kết quả xếp hạng tín nhiệm 18 NHTM năm 2016 56
  11. ix DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Số thứ tự Nội dung Trang Hình 2.1 Đánh giá phương pháp xếp hạng các ngân hàng 9 Phương pháp xếp hạng tín nhiệm ngân hàng của Hình 2.2 10 Moody’s Hình 3.1 Biểu đồ dự đoán xác xuất của các nhóm xếp hạng 31 Biểu đồ phân phối kết quả xếp hạng tín nhiệm của 32 Biểu đồ 4.1 52 NHTM Việt Nam
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu Định lượng rủi ro từ lâu đã được coi là yếu tố quyết định trong đầu tư và được phát triển như một dạng hoạt động độc lập trên thị trường do các tổ chức chuyên nghiệp là các công ty định mức tín nhiệm thực hiện. Hoạt động của các tổ chức này nhằm đưa ra những đánh giá khách quan, có cơ sở khoa học về mức độ rủi ro khi đầu tư vào các sản phẩm khác nhau trên thị trường. Do tính bức thiết của những nhu cầu này mà hoạt động định mức tín nhiệm đã xuất hiện từ khá lâu, ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một hoạt động quan trọng trên thị trường tài chính tiền tệ. Ở các thị trường phát triển, dịch vụ của các công ty định mức tín nhiệm rất phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến quyết định của nhà đầu tư. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hoạt động này vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Moody’s Investor Service (Moody’s), S&P, Fitch Investor Service hay thường được biết đến với tên gọi Fitch Ratings là 3 tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín, lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng định mức tín nhiệm trên thế giới. Các tổ chức này thu thập thông tin và hoạt động trên các thị trường tài chính lớn cũng như trên các thị trường mới nổi toàn cầu. Kết quả xếp hạng được giới đầu tư đánh giá rất cao. Mô hình xếp hạng của Moody’s, S&P và Fitch Ratings được xây dựng rất chi tiết, thường xuyên cập nhật những thay đổi của môi trường kinh tế để luôn có được những đánh giá tốt nhất. Do tính chất đặc biệt và nhạy cảm của ngành ngân hàng mà thông tin xếp hạng của các tổ chức này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều bên liên quan đến hoạt động ngân hàng như các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý và chính ngân hàng được đánh giá. Kết quả báo cáo xếp hạng cũng giúp hoạt động đầu tư, cấp tín dụng, bảo lãnh, hoạt động trong ngân hàng tránh được những rủi ro và tổn thất đáng tiếc. Tuy nhiên do thói quen hoạt động trong điều kiện, môi trường hoạt động mà sự minh bạch còn nhiều hạn chế thì hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và hệ
  13. 2 thống ngân hàng thương mại nói riêng vẫn chưa có thói quen chấp nhận đánh giá về mình và công bố kết quả đánh giá của các tổ chức tư nhân hay phi tư nhân thông qua việc xếp hạng tín nhiệm trên các phương tiện đại chúng. Bên cạnh đó chất lượng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam chưa đủ mức độ tin cậy, mức độ chính xác kết quả xếp hạng tín nhiệm còn hạn chế. Như vậy cần thiết xây dưng một mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại phù hợp tại Việt Nam. Hiện tại Việt Nam có một số doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp như: Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (viết tắt là CRV), Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC)... với những giới hạn quy định của pháp luật cũng như chất lượng hoạt động của hoạt động định mức tín nhiệm của các tổ chức trong nước còn thấp nên một số ngân hàng tại Việt Nam đã thuê tổ chức tín nhiệm uy tín như Moody’s, Fitch Ratings đánh giá hệ số tín nhiệm. Tuy vậy, do chưa quen thị trường và chưa có kinh nghiệm tại Việt Nam nên đánh giá của các tổ chức này còn gây nhiều tranh cãi. Như vậy cần thiết xây dựng mô hình định mức tín nhiệm ngân hàng thương mại phù hợp ở Việt Nam, mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng này có thể xây dựng dựa trên sự chắt lọc hợp lý từ các mô hình của Moody’s, S&P và Fitch Ratings có tính đến các yếu tố đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam bao gồm các chỉ tiêu định lượng 100%: Khả năng sinh lời; Tính thanh khoản; Hệ số an toàn vốn; Hiệu quả hoạt động; Chất lượng tài sản và các chỉ tiêu định tính: giá trị thương hiệu, vị thế rủi ro, kiểm soát và quản trị rủi ro hoạt động, tính minh bạch của báo cáo tài chính, quản trị thanh khoản, độ tập trung của rủi ro tín dụng và rủi ro hệ thống; môi trường pháp lý; môi trường kinh doanh, sự ổn định của kinh tế khu vực. Ngoài ra, yếu tố minh bạch thị trường là yếu tố rất cần thiết cho một thị trường tài chính phát triển ổn định và lành mạnh. Vì vậy, hoạt động đánh giá định mức tín nhiệm trong thời gian tới cần có những quy định mang tính quốc gia, những hỗ trợ từ Chính phủ cũng như từ các tổ chức quốc tế. Lựa chọn đề tài: “Xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam” để tìm hiểu về thực trạng xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam, nghiên cứu các mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng
  14. 3 thương mại trong và ngoài nước, từ đó đề xuất xây dựng một mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại phù hợp tại Việt Nam. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn luận văn Xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam là vấn đề tương đối mới đối với thị trường tài chính Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng. Bên cạnh những ý nghĩa về tài chính, kinh tế, luận văn cũng đóng góp về mặt lý thuyết cũng như về mặt phương pháp nghiên cứu: Mặt lý thuyết:  Nghiên cứu đã tổng hợp khung lý thuyết chung về các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại (Bao gồm: yếu tố tài chính và phi tài chính.  Nghiên cứu khám phá và xây dựng mô hình các yếu tố tài chính tác động đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại.  Nghiên cứu định lượng và kiểm định mô hình các yếu tố tài chính tác động đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại.  Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mặt phương pháp:  Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp những lý thuyết trong xếp hạng và những lý thuyết phân tích tài chính ngân hàng để đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố trong việc xây dựng xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại.  Phương pháp và kết quả nghiên cứu có thể định hướng cho những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại hoặc ứng dụng trong thực tế để thực hiện xếp hạng tín nhiệm hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
  15. 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Muc tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát:  Xây dựng một mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể:  Tìm hiểu thực trạng xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam.  Xác định các chỉ tiêu tài chính có ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam.  Xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam, từ đó xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại phù hợp tại Việt Nam. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu  Các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam?  Mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu tài chính đến kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại?  Làm như thế nào để xác định kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại phù hợp ở Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu vấn đề xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Xây dựng Mô hình xếp hạng tín nhiệm cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trên cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính của 32 ngân hàng thương mại năm 2012 và vận dụng mô hình xếp hạng cho 18 ngân hàng thương mại năm 2016.
  16. 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó:  Phương pháp nghiên cứu định tính: Thảo luận tìm hiểu về quan điểm, nhận thức đánh giá của ngân hàng thương mại về vấn đề xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tìm hiểu và khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ đó xây dựng các thang đo lường để thực hiện nghiên cứu định lượng.  Phương pháp nghiên cứu định lượng: xác định lại các yếu tố tài chính ảnh hưởng và đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Phương pháp hồi quy logit thứ tự (Ordinal Logistic Regression) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Phương pháp phân tích tác động biên (Margin Effect) để tính xác định mức độ tác động của từng nhân tố tài chính đến kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại. Ngoài ra, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp bao gồm: Phương pháp Thống kê mô tả nhằm tổ chức dữ liệu theo các đặc tính cần mô tả; Phương pháp chuyên gia dùng thu thập và xử lý những đánh giá của các chuyên gia về xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng; Phương pháp so sánh đối chiếu giữa mô hình và thực tiễn để để đưa ra kết luận; Phương pháp phân tích tổng hợp sử dụng tổng hợp và phân tích dữ liệu liên quan trong quá trình nghiên cứu.
  17. 6 1.6. Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn gồm 5 chương từ giới thiệu tổng quan, đưa ra cở sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích kết quả và cuối cùng là một số trao đổi hàm ý chính sách, chi tiết cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả Chương 5: Trao đổi và hàm ý
  18. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU Chương 1 đã phần nào giới thiệu khái quát nội dung đề tài với tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó, đề tài xây dựng các câu hỏi nghiên cứu và thông qua các phương pháp kỹ thuật định lượng để tìm ra kết quả nghiên cứu. Chương 2 sẽ được tách làm hai phần nội dung: phần đầu nêu ra cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính ngân hàng, lý thuyết về xếp hạng tín nhiệm; phần thứ hai đề tài trích dẫn một số nghiên cứu thực nghiệm trước sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng, đồng thời cũng làm cơ sở để xác định các biến nghiên cứu trong đề tài. 2.1. Lý thuyết về phân tích tài chính ngân hàng 2.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về phân tích tài chính ngân hàng Ngân hàng là một trong các định chế tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Thị trường tài chính và nền kinh tế nói chung rất nhạy cảm với những bất ổn của hệ thống ngân hàng. Quản trị ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển các ngân hàng nói riêng và của hệ thống tài chính quốc tế nói chung (Frank và Nikola, 2011; Peter và Sylvia, 2008; Charles và Miguel, 2008; Trifonova và Zlateva, 2012). Đánh giá tình hình tài chính ngân hàng rất quan trọng để có thể kiểm soát tình hình hoạt động nhằm phản ứng kịp thời với các rủi ro mà ngân hàng có thể tạo ra cho nền kinh tế. Xếp hạng tín nhiệm NHTM là một trong những cách đánh giá năng lực tài chính, đo lường độ rủi ro và triển vọng phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và của từng ngân hàng nói riêng. Trong nghiên cứu sứ phá sản của các ngân hàng tại thị trường Indonesia, Judijanto và Khmaladze (2003) đã chọn lọc 12 chỉ tiêu từ 32 chỉ tiêu tài chính. Các nhóm chỉ tiêu tài chính bao gồm: hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi (lợi nhuận trước thuế/chi phí nhân viên, lợi nhuận/vốn chủ, lợi nhuận/tài sản sinh lợi, lợi nhuận biên); an toàn vốn (vốn chủ/tài sản sinh lợi, vốn chủ/cho vay); chênh lệch lãi suất (lãi cận biên, thu nhập từ cho vay/chi phí lãi vay); tín dụng (bình quân lợi nhuận và chi phí của nguồn vốn); tính thanh khoản (tài sản thanh khoản/tổng tiền gửi); tiền
  19. 8 gửi công ty thành viên/cho vay, chất lượng tài sản sinh lợi (dự phòng rủi ro/cho vay). Mẫu nghiên cứu bao gồm 213 ngân hàng giai đoạn 1994-1996 đã được tổng hợp và chia thành các nhóm tùy thuộc vào tình hình tài chính của ngân hàng. Trong báo cáo của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), đo lường sự ổn định ngân hàng nhằm đánh giá những thay đổi làm tác động đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng tại các quốc gia như Mỹ và châu Âu là vấn đề trọng tâm. Trong báo cáo này, Charles và Miguel (2008) đã tiến hành xem xét thực nghiệm các tác động của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đến hệ thống tài chính ở các quốc gia ở Châu Mỹ Latinh, Châu Á và khu vực Đông Âu. Nghiên cứu đã đo lường sự ổn định của ngân hàng thông qua việc đánh giá: (i) rủi ro chung hệ thống ngân hàng; (ii) rủi ro riêng lẻ từng ngân hàng; (iii) rủi ro từng ngân hàng tác động lên hệ thống; (iv) ảnh hưởng rủi ro của các ngân hàng với nhau. Nghiên cứu này đã ứng dụng xác suất thống kê trong tính toán mức chịu đựng thanh khoản của các ngân hàng trong từng đánh giá. Podviezko và Ginevičius (2010) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của các chỉ tiêu tài chính trong đánh giá tình hình tài chính và đo lường độ ổn định của ngân hàng. Các tác giả đã sử dụng 10 chỉ số tài chính theo hệ thống phân tích CAMELS để đánh giá các ngân hàng tại Lithuania. CAMELS bao gồm các yếu tố: (i) Chỉ số an toàn vốn (Capital adequacy); (ii) Chất lượng tài sản (Asset quality); (iii) Quản trị (Management); (iv) Khả năng sinh lợi (Earnings); (v) Tính thanh khoản (Liquidity); (vi) Độ nhạy của ngân hàng với rủi ro của thị trường (Sensitivity to market risks). Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra bộ tiêu chí để đánh giá độ ổn định của ngân hàng trong nước nhằm phục vụ cho khách hàng gửi tiền. Podviezko và Ginevičius (2011) nhận định cuộc khủng hoảng hiện tại đã làm gia tăng nguy cơ phá sản của ngân hàng. Kế thừa nghiên cứu các đánh giá ngân hàng trước đó, nhóm tác giả đã phát triển quy trình phân tích đánh giá NHTM. Theo đó, bước lựa chọn chỉ tiêu được xem là bước khởi đầu và là bước quan trọng nhất. Nhóm tác giả đã chọn lựa 10 chỉ tiêu theo hệ thống phân tích CAMELS và từ kết quả đạt được, kết luận yếu tố định lượng đóng vai trò rất quan trọng trong đo lường ổn định và rủi ro của ngân hàng. Mabwe và Robert (2010) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về hoạt động của ngân hàng trước và sau khủng hoảng, giai đoạn 2005-2009 tại Nam Phi. Các
  20. 9 NHTM lớn được đánh giá về lợi nhuận, thanh khoản và chất lượng tín dụng thông qua 7 yếu tố tài chính. Kết quả chỉ ra rằng có sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận, thanh khoản thấp, chất lượng tín dụng xấu khi khủng hoảng xảy ra với tất cả ngân hàng. Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng mức độ thanh khoản trong các NHTM Nam Phi đã đạt đến mức đáng báo động sau khủng hoảng. Gupta và Aggarwal (2012) đã dùng 12 chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hoạt động của các ngân hàng tại Ấn Độ trước và sau khi gia nhập WTO, đặc biệt thời điểm Ấn Độ phải mở cửa ngành ngân hàng vào năm 2005. Các chỉ số trong nghiên cứu tập trung vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà chưa đề cập đến các yếu tố khác như cơ cấu vốn, chất lượng tài sản, tính thanh khoản. Nghiên cứu cho thấy chính sách mở cửa lĩnh vực ngân hàng đã có những tác động tích cực. Trong ứng dụng thực tế, các tổ chức xếp hạng lớn trên thế giới như Fitch, Moody’s và S&P’s có những bước xếp hạng tín nhiệm ngân hàng. Phương pháp sử dụng của các tổ chức quốc tế này được tóm tắt như hình sau: Nguồn: Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên (2012)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2