intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng Khu vùng đệm ATK Định Hóa, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài thực hiện các mục tiêu sau: Đánh giá được thực trạng sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại vùng đệm ATK Định Hoá, huyện Định Hoá; đánh giá tác động của tài nguyên rừng đến sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại khu vực nghiên cứu; đề xuất được một số giải pháp tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu sốsống dựa vào rừng tại vùng đệm khu ATK Định Hoá, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng Khu vùng đệm ATK Định Hóa, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ ĐỨC CÔNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ TĂNG CƯỜNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG DỰA VÀO RỪNG TẠI VÙNG ĐỆM KHU ATK ĐỊNH HOÁ, HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ ĐỨC CÔNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ TĂNG CƯỜNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG DỰA VÀO RỪNG TẠI VÙNG ĐỆM KHU ATK ĐỊNH HOÁ, HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Lâm học Mã số: 8 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Công Quân THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ: “Nghiêncứu đánh giá hiện trạng vàtăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu sốsống dựa vào rừng Khu vùng đệm ATK Định Hóa, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Công Quân, Giảng viên khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong Luận văn đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận văn là quá trình theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, ngày..…tháng ...... năm 2019 Người viết cam đoan VŨ ĐỨC CÔNG
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. i MỤC LỤC ....................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................ v DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................. 3 1.1. Cơ sở khoa học của vấn nghiên cứu ........................................................................ 3 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................. 3 1.1.2. Phân tích sinh kế bền vững của người dân ........................................................... 6 1.2. Tổng quan nghiên cứu về sinh kế của người dân sống dựa vào rừng trên thế giới và Việt Nam ........................................................................................................... 10 1.2.1.Tổng quan nghiên cứu về vùng đệm và sinh kế của người dân sống dựa vào rừng trên thế giới ........................................................................................................... 10 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về vùng đệm và sinh kế người dân dựa vào rừng ở Việt Nam........................................................................................................................ 12 1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý rừng ATK Định Hoá ............ 13 1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu......................................................................... 16 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 16 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 19 1.3.3. Đánh giá chung về điều kiện của khu vùng đệm ATK Định Hoá ..................... 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 22 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 22
  5. iii 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 22 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 23 2.3.1. Cách tiếp cận của đề tài....................................................................................... 23 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.......................................................................... 23 2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................. 26 2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá trong nghiêm cứu.............................. 30 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 31 3.1. Hiện trạng đất đai, trữ lượng rừng và các chủ quản lý rừng thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hóa, huyện Định Hóa ........................................................................ 31 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai thuộc Ban quan lý rừng ATK Định Hoá .................... 31 3.1.2. Trữ lượng rừng các xã thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hoá....................... 34 3.1.3. Hiện trạng chủ quản lý đất đai thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hoá .......... 36 3.2. Đánh giá tình hình sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại khu ATK Định Hoá ........................................................................... 38 3.2.1. Thông tin chung về các chủ hộ được điều tra thuộc các xã ............................... 38 3.2.2. Nghề nghiệp của các chủ hộ điều tra .................................................................. 40 3.2.3. Diện tích bình quân đất đai của 03 nhóm hộ ...................................................... 41 3.2.4. Tổng hợp đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh kế của đồng bào dân thiểu số vùng đệm ATK Đình Hóa ............................................................................... 43 3.3. Đánh giá nguồn sinh kế mà đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại khu ATK Định Hoá (2018) ........................................................................................... 46 3.3.1. Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số từ sản xuất nông nghiệp .................... 46 3.3.2. Thu nhập từ tài nguyên rừng ............................................................................... 48 3.3.3. Cơ cấu các nguồn sinh kế (thu nhập) ccủa các hộ điều tra ................................ 49 3.4. Sử dụng tài nguyên rừng và nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu .............................................................................. 50 3.4.1. Hoạt động khai thác rừng thường xuyên của các nhóm hộ ............................... 50 3.4.2. Nhân thức về bảo vệ môi trường của các nhóm hộ ở khu vực .......................... 51
  6. iv 3.5. Đề xuất một số giải pháp tăng cường sinh kế của người dân tộc thiểu số có cuộc sống dựa vào rừng tại ATK Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên ................................... 53 3.5.1. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nguồn tài nguyênrừng trong sinh kế của người dân tộc thiểu số tại vùng đệm ATK Định Hóa ..................... 53 3.5.2. Đề xuất giải pháp tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại khu ATK Định Hóa, huyện Định Hóa .............................................. 54 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 62
  7. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa ATK An toàn khu BHYT Bảo hiểm y tế BQL Ban quản lý DTTS Dân tộc thiểu số KH Kế hoạch HĐND Hội đồng nhân dân NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTM Nông thôn mới THCS Trung học cơ sở THPH Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính .............29 Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất quy hoạch Lâm nghiệp các xã có diện tích rừng của BQL rừng ATK Định Hoá quản lý .....................................32 Bảng 3.2. Trữ lượng rừng ATK Định Hoá ..........................................................35 Bảng 3.3. Hiện trạng chủ quản lý đất đai Ban quản lý rừng ATK Định Hoá.....36 Bảng 3.4. Thông tin về các chủ hộ điều tra .........................................................38 Bảng 3.5. Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra............................................40 Bảng 3.6. Nghề nghiệp của các chủ hộ điều tra ..................................................41 Bảng 3.7. Diệc tích đất bình quân các loại của các nhóm hộ ..............................42 Bảng 3.8. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ..................................................43 Bảng 3.9. Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ trồng lúa và cây ngắn ngày .......46 Bảng 3.10. Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ chăn nuôi ..................................47 Bảng 3.11. Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ rừng ..........................................48 Bảng 3.12. Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ các nghề tự do...........................49 Bảng 3.13. Sử dụng tài nguyên rừng phân theo nhóm hộ tại khu vực ..................50 Bảng 3.14. Nhận thức về các hoạt động gây ô nhiễm môi trường theo nhóm hộ tại khu vực ...........................................................................................51
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ... 17 Hình 3.1. Cơ cấu thu nhập từ các ngành của các nhóm hộ(Khá, trung bình và nghèo) ................................................................................. 49
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Rừng cung cấp cho ta những sản vật quý hiếm, ngoài ra còn có giá trị khác, như: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, chắn sóng, chắn cát bay, đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, du lịch … và tham gia điều hòa khí hậu toàn cầu bằng cách hấp thụ CO2, tích lũy carbon và cung cấp oxi. Đứng trước những thách thức về biến đổi khí hậu, giá trị của rừng càng được đề cao. Những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước nhằm nỗ lực bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, đặc biệt ở các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Ở đó người dân sống xen kẽ với rừng trong các khu vùng đệm, khu quản lý nghiệm ngặt, đời sống của họ gắn bó với rừng từ cuộc sống kinh tế, văn hóa và phong tục truyền thống đặc trưng cho từng vùng miền, dân tộc thiểu số khác nhau. Muốn cuộc sống của người dân đặc biệt người dân miền núi gắn chặt với rừng, chỉ khi người dân được hưởng lợi từ rừng, bảo đảm cuộc sống của họ thì rừng sẽ được bảo vệ tốt hơn.Nhờ chính sách giao đất giao rừng và khoán bảo vệ rừng, cơ chế quản trị rừng của Việt Nam đã dần dần chuyển đổi từ bảo vệ nghiêm ngặt sang phát triển trồng rừng, từ cơ chế quản lý nhà nước tập trung sang phân quyền về địa phương và lấy con người là trung tâm.Cá nhân, hộ gia đình tham gia khoán bảo vệ rừng được nhận các khoản tiền mặt hỗ trợ bảo vệ rừng, từ 50.000đ/ha/năm lên 100.000 đồng/ha/năm (07/2012/QĐ-TTg và QĐ 24/2012/QĐ-TTg) và gần đây tăng lên 400.000đ/ha tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP. Bắt đầu từ năm 2010, bên cạnh khoản tiền hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, những người tham gia khoán bảo vệ rừng được nhận thêm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ngoài khoản tiền mặt hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, người dân được phép thu hái một số lâm sản phụ, lâm sản ngoài gỗ và lâm sản tỉa thưa trong giới hạn quy định. Ban Quản lý rừng ATK là tổ chức trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên (Sở NN và PTNT). Hiện nay, đời sống của nhân dân cùng ATK tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, đầu tư bảo vệ và phát triển rừng là một giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với đồng bào
  11. 2 vùng ATK; đặc biệt là người dân thuộc đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống dựa vào rừng ở các xã do Ban quản lý rừng ATK Định Hóa quản lý, trong đó có người dân các xã vùng đệm ATK Định Hóa, huyện Định Hóa.Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, việc thực đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu sốsống dựa vào rừng tại vùng đệm khu ATK Định Hoá, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên” thực sự có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu đề tài Trên cơ sở khoa học và thực tiễn về đánh giáhiện trạng đời sống của đồng bào dân tộc thiểu sốsống dựa vào rừng tại vùng đệm khu ATK Định Hoá, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên; đề tài thực hiện các mục tiêu sau: - Đánh giá được thực trạng sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu sốsống dựa vào rừng tại vùng đệm ATK Định Hoá, huyện Định Hoá. - Đánh giá tác động của tài nguyên rừng đến sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu sốsống dựa vào rừng tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất được một số giải pháp tăng cường sinh kế củađồng bào dân tộc thiểu sốsống dựa vào rừng tại vùng đệm khu ATK Định Hoá, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu sốsống dựa vào rừng, nhằm đề xuất một số giải pháp tăng cường sinh kế của người dân sống dựa vào rừng tại vùng đệm khu ATK Định Hoá, huyện Định Hoá. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở thực tiễn đề tài đã đề xuất được một số giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại ATK Định Hoá, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Chương 1
  12. 3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn nghiên cứu 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài a) Khái niệm vùng đệm Theo Thông tư số 10/2014/TT-BNN&PTNT ngày 26 tháng 03 năm 2014, xác định các tiêu chí xác định vùng đệm như sau: 1. Tiêu chí xác định vùng đệm bên trong: Việc xác lập vùng đệm bên trong phải đáp ứng các tiêu chí sau: a) Khu vực đang có cộng đồng dân cư thôn, cụm dân cư sinh sống ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng, không có điều kiện di dân tái định cư ra khỏi khu rừng đặc dụng; có quy hoạch ổn định dân cư lâu dài tại chỗ phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng; b) Diện tích vùng đệm bên trong được xác định trên cơ sở hiện trạng về đất, mặt nước sử dụng thực tế của các hộ sinh sống, canh tác ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng, nhưng tối đa không vượt quá 10% tổng diện tích khu rừng đặc dụng. 2. Tiêu chí xác định vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng: Việc xác lập vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng đáp ứng các tiêu chí sau: a) Khu vực có cộng đồng dân cư thôn sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt theo truyền thống; b) Khu vực diện tích các thôn liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng. Theo quy định tại Khoản 25 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì nội dung này được quy định như sau: Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng. Theo Lê Diên Dực (2002) cho rằng: Vùng đệm được xây dựng chính là để giải quyết các khó khăn đó, nhằm nâng cao cuộc sống cho các cộng đồng dân cư địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho họ để họ giảm bớt sức ép lên các khu bảo tồn và đồng thời giáo dục, động viên họ tích cực tham gia vào công tác bảo tồn. “Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm
  13. 4 ngoài ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn và của chính vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế-xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm”. b) Dân tộc thiểu số là gì Lê Diên Dực (2002), cho rằng: Dân tộc thiểu số được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc như sau:“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Hiện nay, dân tộc đa số là dân tộc Kinh (Việt), 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số. Theo Tổng điều tra năm 2016, dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số toàn quốc; 6 dân tộc có số dân gần một triệu trở lên là Tày, Thái, Mường, Khơme, Nùng, Hmông; 16 dân tộc thiểu số ít người có số dân dưới 10.000 là La hủ, La ha, Pà thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô lô, Mảng, Cờ lao, Bố y, Cống, Si la, Pu péo, Rơ măm, Brâu, Ơ đu. c) Sinh kế của người dân địa phương Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống. Có quan điểm khác cho rằng: Theo Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh), một sinh kế baogồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Kết quả của sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng. Nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn lương thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên (dẫn theoLê Văn Kỳ, Ngô Đức Thịnh và Nguyễn Quang Lê (2007).
  14. 5 d) Người dân có sinh kế sống dựa vào rừng: Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ. Nó phản ánh bức tranh tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thức truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như: trồng trọt nông nghiệp, lâm nghiệp). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngoài (external supporters) cơ hội thoát nghèo, thích nghi các điều kiện tự nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho các thế hệ tiếp theo (Lê Diên Dực, 2002). Trần Đức Viên (2005) cho rằng: Người dân có sinh kế sống dựa vào rừng từ 2 khía cạnh: (1) Thu từ rừng đóng góp vào thu thập trong đời sống của họ từ việc bán các loại sản phẩm từ rừng; (2) Sự phụ thuộc vào sinh kế, được tính toán bằng các sản phẩm sử dụng hàng ngày, như: Củi đun, rau rừng (măng, rau Ngót rừng, rau Dớn, Bò khai, Giảo cổ lam,…), gỗ làm nhà, lâm sản ngoài gỗ (Tre nứa vầu, song mây, cây dược liệu,….). Khi tài nguyên rừng tạo ra được nguồn thu nhập và sinh kế cho đồng bào thiểu số, thì vô hình dung sự găn bó này tạo ra được vanh đai bảo vệ rừng xung quanh khu bảo tồn nhằm duy trì ổn định và bền vững của đồng bào. Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cho biết, Việt Nam hiện có từ 24 – 30 triệu người dân có sinh kế sống dựa vào rừng, trong đó số lượng người dân được tiếp cận, nhận giao đất, giao rừng chỉ khoảng 2 triệu hộ. Vì vậy, các nhóm còn lại chủ yếu là người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số có sinh kế sống dựa vào rừng từ lâu đời, vô tình trở thành những người ngoài cuộc và là đối tượng xâm lấn rừng tiềm tàng đối với các diện tích rừng tự nhiên đã được giao phần lớn cho các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng hay các chủ rừng khác. Đặng Hùng Võ (https://www.thiennhien.net/21/11/2018) cần việc ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại chỗ hoặc các điều về quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng. Bảo đảm cho đồng bào dân tộc miền núi có thể sống bằng nghề rừng, có thu nhập bảo đảm từ rừng. Quyền của người dân sống ở vùng lõi các rừng đặc dụng, rừng bảo tồn với các ban quản lý rừng, các vườn quốc gia. Người dân
  15. 6 địa phương cần có quyền tiếp cận rừng, được khai thác các lâm sản phụ như mây, tre, nứa, cây dược liệu, được xen các cây hoa màu, cây dược liệu dưới tán rừng để bảo đảm cuộc sống. Hướng phát triển sinh kế cho người dân tại các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trong và ngoài nước là sinh kế bền vững. Trước khi xem xét vấn đề sinh kế bền vững chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm về phát triển bền vững. Một sinh kế được xem là bền vững khi con người có thể đối phó và những phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2017). Vì mục tiêu này, chúng ta xem xét khái niệm sinh kế và phân tích sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đệm khu ATK Định Hoá, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. 1.1.2. Phân tích sinh kế bền vững của người dân a) Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững Theo Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh), một sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Các nguồn lực và khả năng mà con người có, được xem là các vốn hay tài sản sinh kế bao gồm 5 loại sau: - Nguồn lực con người: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế. - Nguồn lực xã hội: Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó được những cơ hội và lợi ích khác nhau. - Nguồn lực tự nhiên: là các cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc một cộng đồng) mà con người trông cậy vào, ví dụ như đất đai, mùa màng, vật nuôi, rừng, nước và các nguồn tài nguyên ven biển. - Nguồn lực tài chính: Là các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt khác như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp
  16. 7 của nhà nước. - Nguồn lực vật chất: Bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp nước và năng lượng, nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình. Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của người dân cụ thể như là: Quyết định đầu tư vào loại nguồn vốn hay tài sản sinh kế; Quy mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế; cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; họ đối phó như thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để làm được những điều trên;... (Báo Tin tức Thái Nguyên). Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế đó là những điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu dài, bao gồm: Sự hưng thịnh hơn; thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu được gia tăng (Báo Tin tức Thái Nguyên). Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người ta còn đánh giá đời sồng bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác.Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố, ví dụ như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất... (Báo Tin tức Thái Nguyên). Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải luôn sống trong trạng thái dể bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau các thảm họa, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc,... (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2017). An ninh lương thực được cũng cố: An ninh lương thực là một cốt lõi trong sự tổn
  17. 8 thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lương thực... Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sự bền vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2017). b) Các chiến lược sinh kế và kết quả Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để kiếm sống. Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng,nhờ các chiến lược sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm, và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên (Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, 2018) c) Vai trò của rừng đối với sinh kế của người dân Tài nguyên rừng bao gồm đất rừng, bãi chăn thả gia súc, cây cối, động vật rừng, các nguồn lâm sản khác và dược liệu, nguồn gen, nguồn nước,... được xem là tài sản sinh kế (vốn tự nhiên) của mỗi hộ dân và cả cộng động. Xét trong mối quan hệ với các nguồn lực khác, tài nguyên rừng là nguồn lực tạo ra các nguồn lực khác: Bán sản phẩm thu lượm từ rừng sẽ cho những khoản tiền mặt, bổ sung cho nguồn lực tài chính; quản lý và sử dụng tài nguyên rừng dưới hình thức cộng đồng làm tăng mối liên kết và quan hệ giữa các cá nhân, bổ sung cho nguồn vốn xã hội [Bế Trung Anh (2013)]. Rừng là trung tâm sự sống của con người chừng nào con người còn sống trên trái đất. Rừng mang lại nhiều lợi ích không những cho địa phương mà còn cho quốc gia và cả thế giới. Rừng là nơi sinh sống cho hơn 200 triệu người ở vùng nhiệt đới. Họ có thể là những người dân sống ở vùng rừng qua nhiều thế hệ, mới chuyển đến như là người đến định cư hoặc là sống tạm, hoặc là người nơi khác đến để khai thác rừng [Bế Trung Anh (2013)]. Theo báo cáo của tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO, 2011), rừng cung cấp gỗ và năng lượng cho con người. Giá trị các loại sản phẩm gỗ được buôn
  18. 9 bán trên thị trường thế giới hàng năm lên đến 36000 triệu USD. Lượng tiêu thụ củi đốt và than củi của cả thế giới lên đến 1800 triệu m3. Rừng cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ bao gồm thực phẩm, thảo dược, nhựa, sợi, thức ăn cho gia súc và những sản phẩm cần thiết khác. Động vật rừng chiếm từ 70 - 90% tổng lượng protêin động vật được tiêu thụ. Người dân nông thôn dùng lâm sản để ăn (măng tre nứa, lá một số loại cây, cá suối và thịt chim thú), làm vật liệu xây dựng (mây tre, cây quanh nhà, lá lợp), công cụ săn bắn và canh tác. Có nhiều vùng dân cư sống ở vùng nông thôn có đến 50% thu nhập của các hộ dân nông thôn là từ lâm sản ngoài gỗ (Ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên, 2016a). Rừng mang lại những lợi ích về môi trường cho con người. Rừng có chức năng bảo vệ môi trường không những ở địa phương mà còn cả khu vực. Ởnhững vùng có độ dốc cao, rễ cây rừng có tầm quan trọng trong việc ngăn chặn xói mòn, sạt lở đất. Rừng giúp ngăn cản gió, giữ và điều hòa lượng nước mưa và nước ngầm. Trong hệ thống canh tác nông nghiệp, rừng giúp duy trì độ màu mở của đất thông qua chu trình dinh dưỡng của cây rừng. Rừng tạo bóng mát, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm không khí (Chi cục thống kê Thái Nguyên, 2017). Rừng là nơi phát triển các dịch vụ khác như du lịch sinh thái, khu nghỉ mát, địa điểm giải trí,... Nó còn là nơi chứa đựng nguồn gen không những có giá trị kinh tế mà còn có giá trị khoa học và xã hội. Nguồn gen này luôn luôn được tái tạo và nó có thể được sử dụng mãi mãi nếu như được quản lý tốt (Ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên, 2016) Thực phẩm từ rừng như thịt động vật rừng, măng tre, củ quả, mật ong, và nấm được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Rất nhiều loài cây lấy củ, cây rau và những sản phẩm rừng khác được sử dụng làm thức ăn trong thời kỳ giáp hạt hoặc thiếu hụt lương thực trầm trọng. Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, người dân phu thuộc hoàn toàn vào rừng như là nguồn lương thực, thức ăn cho gia súc trong thời gian 4 tháng hoặc dài hơn trong năm (Báo cáo tổng kết hoạt động của ban Quản lý rừng ATK Đinh Hóa (2015-2028)); Ở nước ta ước tính có 23 triệu tấn củi được tiêu thụ hàng năm. Nhiều vùng miền núi ở nước ta, nguồn thu nhập từ việc bán sản phẩm rừng thường cao hơn nguồn thu nhập từ bán các sản phẩm nông nghiệp như lúa. Hoạt động khai thác sản phẩm ngoài gỗ bao gồm việc canh tác, thu lượm, bán và chế biến đã tạo việc làm cho hàng
  19. 10 trăm ngàn người dân (Đỗ Kim Chung, 2000). Cộng đồng người dân ở xóm Vành xã Mông Hóa- Kỳ Sơn -tỉnh Hòa Bình đã sử dụng 45 loài Lâm sản ngoài gỗ cho nhu cầu gia đình và bán ra thị trường. Qua tìm hiểu tập quán khai thác và sử dụng các lâm sản ngoài gỗ của đồng bào dân tộc Mnông - tỉnh Đắk Lắc, xác định được người dân ở đây sử dụng 25 loài lâm sản ngoài gỗ để ăn, làm công cụ và bán; khoảng 100 loài cây rừng dùng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh hàng ngày (Linh Nga Niekdam, 2003). Tóm lại, rừng có vai trò rất quan trọng đối với con người, đặcbiệt là người dân sống ở vùng rừng và có cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng không hợp lý của con người là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái tài nguyên môi trường. 1.2. Tổng quan nghiên cứu về sinh kế của người dân sống dựa vào rừng trên thế giới và Việt Nam 1.2.1.Tổng quan nghiên cứu về vùng đệm và sinh kế của người dân sống dựa vào rừng trên thế giới Một trong những vấn đề vùng đệm ở các nước trên thế giới đó là xung đột vùng đệm. Theo Chandraskharan xung đột tài nguyên là xung đột về quyền lợi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nhóm này muốn tước đoạt lợi thế của nhóm khác. Vì vậy có thể hiểu xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên là quá trình hình thành và phát truyển các mâu huẫn giữa các nhóm xã hội khác nhau về quyền lực, lợi ích, mục tiêu, quan điểm, nhận thức… Trong quá trình quản lý và sử dụng tài nguyên khu bảo tồn nhiên nhiên (Flitc, 2012). Xung đột với thể chế cộng đồng vì sự đại diện không thoả đáng, chia sẻ không công bằng về chi phí, lợi ích từ bảo vệ rừng và bị thiệt thòi của nhóm như phụ nữ và những người lao động không có ruộng đất; xung đột thành phần tham gia ở cấp độ địa phương: Sự chồng chéo truyền thống và quyền sử dụng theo luật pháp; ngăn chặn những người tham gia quan trọng hưởng lợi như người du cư chăn nuôi gia súc từ cộng đồng quản lý tài nguyên rừng; thiếu sự rõ ràng về vai trò của cán bộ quản lý rừng; khả năng và quyền hạn của Ban quản lý bảo vệ rừng rất hạn chế; thiếu thông tin giữa các thành phần tham gia; xung đột giữa lĩnh vực lâm nghiệp; sự thiết hụt giữa
  20. 11 đào tạo mang tính định hướng với thực tế sản xuất; xung đột giữa chính sách và những thủ tục; mối liên kết giữa cộng đồng quản lý tài nguyên rừng với dự án hỗ trợ bên ngoài; vấn đề sinh thái và cấu trúc tổ chức thiếu năng lực; xung đột giữa quan điểm muốn chia sẽ quyết định quản lý với cộng đồng, với nâng cao uyền hạn của Ban quản lý rừng để tạo ra lợi nhuận từ sản phẩm gỗ và có thể chế ngự sự thay đổi quan điểm, thái độ và gồm nhu cầu của cộng nhiên (Flitc, 2012). + Ở Vênêzuêla (Vườn quốc gia bán đảo Paria) Uỷ ban quốc gia của Vênêzuêla đã đề xuất các chương trình phát triển cộng đồng, như hoạt động phát triển, giáo dục và nghiên cứu cho người lớn và trẻ em; đưa vào ứng dụng các phương pháp canh tác lâu bền cho cộng đồng địa phương; triển khai các hoạt động làm ăn, sinh sống mới để tạo thu nhập cho người dân như vườn nhà, nuôi ong, du lịch sinh thái; tiến hành nghiên cứu khoa học tại Vườn quốc gia (GSO, 2013) + Ở Niger (Khu dự trữ thiên nhiên Air - Tenere), diện tích 77.000ha, giải pháp được đưa ra là: Tăng cường các dịch vụ xã hội; tạo việc làm mới; cho phép sử dụng có hạn chế, có kiểm soát một khoảng đồng cỏ nhất định, nguồn nước mùa khô; trích một phần thu nhập từ khu bảo vệ chuyển cho cộng đồng nhân dân địa phương (xây dựng trường học, bệnh viên…) giúp đỡ về chuyên môn và trang bị cho nhân dân thực hiện các đề án địa phương (Carney G., 1998). + Ở Nêpan (Khu bảo tồn Ânnpurna) từ năm 1986 nước này tiến hành dự án bảo tồn nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; chú trọng sự tham gia của người dân địa phương như là những người hưởng thụ dự án; thu hút nhân dân vào các khâu trong quá trình dự án, từ việc lập quy hoạch, kế hoạch đến các quyết định và quá trình triển khai thực hiện, áp dụng nguyên tắc bền vững: Bền vững về tài chính của dự án và bền vững về khai thác tài nguyên; xúc tác để thu hút những nguồn lực từ ngoài khu vực bảo vệ; lập Uỷ ban Bảo tồn và phát triển do nhân dân chủ trì, dưới có các tiểu ban như quản lý rừng, trung tâm sức khoẻ,quy định các điều lệ và chỉ tiêu…(dẫn theo Bế Trung Anh, 2013). Tóm lại, xung đột vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên vô cùng đa dạng, nó thường phát sinh giữa cộng đồng vùng đệm, cộng đồng nội vi khu bảo tồn thiên nhiên với khu bảo tồn thiên nhiên và các cơ quan chức năng, có thẩm quyền. Nguyên nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2