Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ba vòng thành Cổ Loa qua tư liệu khai quật khảo cổ học từ năm 2007 đến năm 2014
lượt xem 10
download
Luận văn tập trung vào việc tập hợp tư liệu đã điều tra, khai quật khảo cổ học ở ba vòng thành: Thành và hào thành Trung, Thành Ngoại, Ụ hỏa hồi và Thành Nội từ năm 2007 đến năm 2014. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ba vòng thành Cổ Loa qua tư liệu khai quật khảo cổ học từ năm 2007 đến năm 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________________________ ĐÀO THỊ MAI HUYÊN BA VÒNG THÀNH CỔ LOA QUA TƯ LIỆU KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________________________ ĐÀO THỊ MAI HUYÊN BA VÒNG THÀNH CỔ LOA QUA TƯ LIỆU KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2014 Chuyên ngành: Khảo cổ học Mã số: 60 22 03 17 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Hoàng Hiệp Hà Nội - 2020
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu không ngừng của bản thân, sự động viên giúp đỡ của quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Trịnh Hoàng Hiệp, người đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt trong quá trình làm luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, đồng nghiệp Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa - Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm việc. Tuy đã cố gắng nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà nghiên cứu, các thầy cô và những người quan tâm tới đề tài luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Đào Thị Mai Huyên
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học và được trích nguồn rõ ràng. Nếu không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Đào Thị Mai Huyên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU VỀ DI TÍCH CỔ LOA ................. 6 1.1. Vị trí địa lý, địa hình và môi trường cảnh quan ................................ 6 1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 6 1.1.2. Địa hình và môi trường cảnh quan................................................ 8 1.2. Tổng quan nguồn tư liệu nghiên cứu về Cổ Loa và ba vòng Thành Cổ Loa............................................................................................. 10 1.2.1. Thư tịch cổ Việt Nam.................................................................. 10 1.2.2. Thư tịch cổ Trung Quốc .............................................................. 12 1.2.3. Tư liệu dân gian .......................................................................... 13 1.2.4. Tư liệu khảo cổ học..................................................................... 16 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC BA VÒNG THÀNH CỔ LOA TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2014 .............. 24 2.1. Một số khái niệm ................................................................................. 24 2.2. Cấu tạo địa tầng và các giai đoạn đắp thành, đặc trưng di tích .... 25 2.2.1. Thành Trung (2007 - 2008)......................................................... 25 2.2.2. Thành Ngoại (2012) .................................................................... 29 2.2.3. Ụ Hỏa Hồi và Thành Nội (2014) ................................................ 33 2.3. Di vật .................................................................................................... 38 2.3.1. Đồ đá ........................................................................................... 38 2.3.2. Đồ gốm văn hóa Đông Sơn ......................................................... 40 2.3.3. Ngói Cổ Loa ................................................................................ 40 2.3.4. Gốm tráng men............................................................................ 44 2.3.5. Đồ sành ....................................................................................... 49 2.4. Kỹ thuật sản xuất ................................................................................ 54
- CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA, QUÂN SỰ CỦA THÀNH CỔ LOA ......................................................................................... 61 3.1. Tính chất Thành Cổ Loa .................................................................... 61 3.2. Niên đại và kỹ thuật đắp Thành Cổ Loa .......................................... 69 3.2.1. Niên đại ....................................................................................... 69 3.2.2. Kỹ thuật đắp Thành Cổ Loa ........................................................ 72 3.3. So sánh Thành Cổ Loa với các công trình phòng ngự ở Việt Nam.. ... 74 3.3.1. Thành Cổ Loa với di tích đất đắp tròn Bình Phước .................... 74 3.3.2. Thành Cổ Loa với thành Luy Lâu (Bắc Ninh) ............................ 79 3.4. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành Cổ Loa........................... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BA : Bản ảnh BV : Bản vẽ BD : Bản dập BQL : Ban Quản lý ĐHKHXH&NV : Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQG : Đại học Quốc gia GS : Giáo sư KDT : Khu di tích PGS : Phó giáo sư SĐ : Sơ đồ TCN : Trước Công nguyên TS : Tiến sĩ THS : Thạc sĩ Tr : Trang UBND : Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC QUYẾT ĐỊNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH, BẢNG THỐNG KÊ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN DẬP, BẢN ẢNH CÁC QUYẾT ĐỊNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH I. Các văn bản pháp quy của Trung ương II. Các văn bản của UBND Thành phố Hà Nội III. Các văn bản của Quốc tế BẢNG THỐNG KÊ Bảng 1.1. Phân chia các lớp đắp Thành Cổ Loa (Khai quật Thành Ngoại năm 1970) Bảng 2.1. Thống kê các mảnh ngói Cổ Loa tại các vòng thành trong các đợt khai quật từ 2007 - 2014. Bảng 2.2. Các giai đoạn đắp thành và kích thước ở địa điểm Thành Trung, năm 2007 – 2008 Bảng 2.3. Các giai đoạn đắp Thành Trung năm 2007 - 2008 Bảng 2.4. Thống kê gốm Đông Sơn phát hiện được ở hố khai quật H1 Thành Trung 2007 - 2008 Bảng 2.5. Đồ gốm men ở hào Thành Trung (Hố H2) năm 2007 - 2008 Bảng 2.6. Hiện vật đá ở hố H1 Thành Trung năm 2007 - 2008 Bảng 2.7. Hiện vật đá ở hào Thành Trung (Hố H2) năm 2007 - 2008 Bảng 2.8. Thống kê ngói âm ở hố khai quật H1 và H2 địa điểm Thành Trung năm 2007 – 2008. Bảng 2.9. Bảng thống kê phân loại miệng sành mịn tại Thành Trung năm 2007 - 2008 Bảng 2.10. Ngói Cổ Loa ở địa điểm Thành Ngoại năm 2012
- Bảng 2.11. Đồ gốm tráng men ở địa điểm Thành Ngoại năm 2012 Bảng 2.12. Đồ sành địa điểm Thành Ngoại năm 2012 Bảng 2.13. Các loại hình hoa văn ngói địa điểm Ụ hỏa hồi năm 2014 Bảng 2.14. Các loại hình hoa văn ngói địa điểm Thành Nội năm 2014 Bảng 2.15. Tổng loại hình hoa văn ngói địa điểm Ụ hoả hồi và Thành Nội năm 2014 Bảng 3.1. Niên đại C14 của mẫu than trong ngói Cổ Loa tại Thành Trung Bảng 3.2. Bảng 02. Vị trí các mẫu than và niên đại C14 tại Thành Trung Bảng 3.3. Bảng 04. Niên đại C14 các mẫu than phát hiện cùng với gốm Đông Sơn tại Thành Trung Bảng 3.4. Niên đại AMS mẫu than khu vực lẫn gốm Đông Sơn trong ụ phòng vệ và hào lần đắp thứ nhất (giai đoạn 1) địa điểm Thành Trung năm 2007 - 2008 Bảng 3.5. Niên đại AMS mẫu than lẫn ngói Cổ Loa từ lần đắp thành thứ 2 đến thứ 4 (giai đoạn 2) địa điểm Thành Trung năm 2007 - 2008 Bảng 3.6. Hiện trạng di tích Thành - Hào Cổ Loa SƠ ĐỒ Sơ đồ 01. Thành Cổ Loa Sơ đồ 02. Toàn cảnh Khu di tích Thành Cổ Loa và vùng phụ cận Sơ đồ 03. Khu di tích Cổ Loa năm 1904 Sơ đồ 04. Khảo cổ học khu vực Thành Cổ Loa Sơ đồ 05. Các di tích khảo cổ học tiền – sơ sử ở Cổ Loa và vùng phụ cận Sơ đồ 06. Vị trí các hố khai quật ba vòng Thành Cổ Loa Sơ đồ 07. Vị trí hố khai quật Thành Trung năm 2007 – 2008 Sơ đồ 08. Vị trí hố khai quật H1, H2 và H3 địa điểm Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội năm 2014
- Sơ đồ 09. Vị trí hố khai quật H4 địa điểm Thành Nội sau đền Thượng năm 2014 Sơ đồ 10. Bình đồ thành Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh) Sơ đồ 11. Phối cảnh tổng thể quy hoạch di tích Thành Cổ Loa Sơ đồ 12. Mặt bằng quy hoạch khu vực lõi và khu vực trung tâm Sơ đồ 13. Các điểm khảo sát bằng phương pháp địa vật lý năm 2016 – 2017. BẢN VẼ Từ Bản vẽ 01 – 11: Tại địa điểm Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản vẽ 01. Mặt cắt ngang Thành Trung Bản vẽ 02. Mặt bằng lớp 5, 6, 7 Thành Trung Bản vẽ 03. Mặt cắt lớp đất vách Đông Thành Trung (H1) năm 2007 - 2008 Bản vẽ 04. Mặt cắt lớp đất vách Tây Thành Trung (H1) năm 2007 – 2008 Bản vẽ 05. Mặt bằng chi tiết F4 Bản vẽ 06. Di tích bếp lò Bản vẽ 07. Mặt bằng lớp 11 Bản vẽ 08. Mặt bằng lớp 14 Bản vẽ 09. Mặt bằng chi tiết khu vực gốm dày đặc Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản vẽ 10. Mặt bằng lớp 40 (gốm Đông Sơn) Bản vẽ 11. Mặt bằng lớp đáy - lớp 41 Từ Bản vẽ 12 – 22: Tại địa điểm Thành Ngoại năm 2012 Bản vẽ 12. Mặt bằng lớp 2 Bản vẽ 13. Mặt bằng lớp 4 (1) Bản vẽ 14. Mặt bằng lớp 4 (2) Bản vẽ 15. Mặt bằng lớp 12 Bản vẽ 16. Mặt bằng lớp 15 - 16
- Bản vẽ 17. Mặt bằng lớp 17 Bản vẽ 18. Mặt bằng lớp 18 Bản vẽ 19. Mặt bằng lớp 19 - 20 Bản vẽ 20. Mặt bằng lớp 25 - 27 Bản vẽ 21. Mặt cắt lớp đất vách Đông Thành Ngoại (H1) năm 2012 Bản vẽ 22. Mặt cắt lớp đất vách Tây Thành Ngoại (H1) năm 2012 Từ Bản vẽ 23 - 40: Tại địa điểm Thành Nội và Ụ hoả hồi năm 2014 Bản vẽ 23. Mặt bằng lớp 1 hố H1 - Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H1.L1) Bản vẽ 24. Mặt bằng lớp 2 hố H1 - Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H1.L2) Bản vẽ 25. Mặt bằng lớp 4 hố H1 - Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H1.L4) Bản vẽ 26. Mặt bằng lớp 5 hố H1 - Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H1.L5) Bản vẽ 27. Mặt bằng lớp 6 hố H1 - Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H1.L6) Bản vẽ 28. Mặt bằng lớp 11 hố H1 - Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H1.L11) Bản vẽ 29. Mặt bằng lớp 19 hố H1 - Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H1.L19) Bản vẽ 30. Mặt bằng lớp 23 hố H1 - Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H1.L23) Bản vẽ 31. Mặt bằng lớp 26 hố H1 - Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H1.L26) Bản vẽ 32. Mặt bằng lớp 27 - 28 hố H1 - Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H1.L27-28)
- Bản vẽ 33. Mặt cắt địa tầng vách Bắc hố H1 địa điểm Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H1) Tỷ lệ: 1/20 Bản vẽ 34. Mặt cắt địa tầng vách Đông hố H1 địa điểm Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H1) Tỷ lệ: 1/20 Bản vẽ 35. Mặt cắt địa tầng vách Bắc hố H2 địa điểm Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H2) Tỷ lệ: 1/20 Bản vẽ 36. Mặt cắt địa tầng vách Tây hố H2 địa điểm Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H2) Tỷ lệ: 1/20 Bản vẽ 37. Mặt cắt địa tầng vách Bắc hố H3 địa điểm Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H3) Tỷ lệ: 1/20 Bản vẽ 38. Mặt cắt địa tầng vách Tây hố H3 địa điểm Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc Thành Nội (14.TNO.H3) Tỷ lệ: 1/20 Bản vẽ 39. Mặt cắt địa tầng vách Bắc hố H4 địa điểm Thành Nội (14.TNO.H4) Tỷ lệ: 1/20 Bản vẽ 40. Mặt cắt địa tầng vách Tây hố H4 địa điểm Thành Nội (14.TNO.H4) Tỷ lệ: 1/20 Bản vẽ 41. Đế bát thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII – XVIII Bản vẽ 42. Đế bát sứ và sành thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII – XVIII Bản vẽ 43. Miệng vò sành thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII – XVIII Bản vẽ 44. Đáy nậm rượu, thân vò sành thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII – XVIII BẢN DẬP Bản dập 1 - 4. Hoa văn trên ngói âm dương Thành Ngoại năm 2012 Bản dập 5. Hoa văn trên ngói âm dương loại 1 - địa điểm Thành Nội và Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc năm 2014 Bản dập 6 - 9. Hoa văn trên ngói âm dương loại 2 - địa điểm Thành Nội và Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc năm 2014
- Bản dập 10. Hoa văn trên ngói âm dương loại 2, loại 3 - địa điểm Thành Nội và Ụ hỏa hồi phía Đông Bắc năm 2014 BẢN ẢNH Bản ảnh 01. Một đoạn thành hào Cổ Loa (góc Tây Nam đền Thượng) Bản ảnh 02. Toàn cảnh hố khai quật Thành Trung và hào năm 2007 - 2008 Bản ảnh 03. Di tích luỹ phòng thủ (vọng gác) Thành Trung năm 2007 - 2008. Bản ảnh 04 Mặt cắt vách Tây - Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 05. Lớp đá lẫn ngói Cổ Loa ở chân thành phía Nam (đắp thêm lần thứ nhất) Thành Ngoại năm 2012 Bản ảnh 06. Mặt cắt vách Đông Thành Ngoại năm 2012 Bản ảnh 07. Mặt cắt và mặt bằng hố khai quật Ụ hỏa hồi Thành Nội 2014 Bản ảnh 08 Toàn cảnh hố khai quật thành Nội và Ụ hỏa hồi năm 2014 Bản ảnh 09. Khu lò đúc mũi tên đồng đền Thượng Bản ảnh 10. Khai quật ụ hỏa hồi Thành Nội năm 2014 Bản ảnh 11. Vách Tây Thành Ngoại năm 2012 Bản ảnh 12. Cụm đá và ngói Cổ Loa phía Nam hố khai quật Thành Ngoại năm 2012 Bản ảnh 13. Thành lũy giai đoạn Đông Sơn (muộn) nằm dưới Thành Trung hiện nay và các lớp đắp Thành Trung khai quật năm 2007 - 2008 Bản ảnh 14. Hiện tượng dư chấn/động đất? trên bề mặt nền đất của Thành Ngoại năm 2012 Bản ảnh 15. Lớp đắp thành 2 đắp mở rộng sang hai bên và đắp trùm lên lớp 3 Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 16. Hào Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 17. Địa tầng hào Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 18. Di tích luỹ phòng thủ (vọng gác) Thành Trung năm 2007 - 2008
- Bản ảnh 19. Di tích bếp lửa trong nền vọng gác Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 20, 21. Cụm gốm Đông Sơn cạnh nền vọng gác Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 22. Di tích F1 Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 23. Di tích F2 Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 24. Bếp lò hình bầu dục (thời Lê) tại Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 25. Bếp lò hình vuông (thời Lê) tại Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 26. Bếp lò hình bầu dục thời Lê thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 27. Gốm Đông Sơn ở hố khai quật H1 Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 28. Các giai đoạn đắp Thành Ngoại năm 2012 Bản ảnh 29. Các lớp đắp Thành Nội năm 2014 Bản ảnh 30, 31. Chi tiết Thành Nội, Ụ hoả hồi phía Đông Bắc và ngói Cổ Loa, đá (F3) trên mặt Thành Nội năm 2014 Bản ảnh 32. F1 (Thành Nội) năm 2014 Bản ảnh 33. F2 (Thành Nội) năm 2014 Bản ảnh 34. F3 (Thành Nội) năm 2014 Bản ảnh 35. Mang khuôn đúc mũi tên đồng Cổ Loa (thế kỷ III - II TCN) Bản ảnh 36. Khuôn đúc mũi lao cánh én (thế kỷ III - II TCN) Bản ảnh 37. Đầu ngói ống Cổ Loa (thế kỷ III - II TCN) Bản ảnh 38. Lẫy nỏ và mũi tên đồng Cổ Loa (thế kỷ III - II TCN) Bản ảnh 39. Lưỡi cày đồng Cổ Loa (thế kỷ III - II TCN) Bản ảnh 40. Lưỡi cày đồng Cổ Loa (thế kỷ III - II TCN) Bản ảnh 41. Trống đồng Cổ Loa (thế kỷ III - II TCN) Bản ảnh 42. Đá xuất hiện cùng ngói gốm Cổ Loa tại Thành Trung năm 2007 - 2008
- Bản ảnh 43. Mũi tên đá (phác vật?) Bản ảnh 44. Miệng sành L1K1 – thế kỷ XIX - XX Bản ảnh 45. Miệng sành L1K2 – thế kỷ XV - XVI Bản ảnh 46. Miệng sành L1K3 - thế kỷ XVIII - XIX Bản ảnh 47. Miệng sành L1K4 – thế kỷ XIII - XIV Bản ảnh 48. Miệng sành L1K5 – thế kỷ XV - XVI Bản ảnh 49, 50. Miệng sành L1K6 – thế kỷ XIX - XX Bản ảnh 51. Miệng sành L1K8 – thế kỷ XV - XVI Bản ảnh 52. Miệng sành L1K9 – thế kỷ XIX - XX Bản ảnh 53. Miệng sành L2K1 – thế kỷ XVII - XVIII Bản ảnh 54. Miệng sành L2K2 – thế kỷ XVII - XVIII Bản ảnh 55, 56. Miệng sành L3K1 – thế kỷ XV - XVI Bản ảnh 57. Miệng sành L3K2 – thế kỷ XV - XVI Bản ảnh 58. Miệng sành L3K3 – thế kỷ XV - XVI Bản ảnh 59. Miệng sành L3K4 – thế kỷ XVII - XVIII Bản ảnh 60. Miệng sành L3K5- thế kỷ XVII - XVIII Bản ảnh 61. Ngói âm loại 1 tại Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 62. Ngói âm loại 2 tại Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 63. Ngói âm loại 4 tại Thành Trung năm 2007 - 2008 Bản ảnh 64, 65. Ngói dương tại Thành Trung năm 2007 - 2008
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành Cổ Loa là thành tố quan trọng gắn liền với di tích Quốc gia đặc biệt - di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ học Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội). Nghiên cứu lịch sử Cổ Loa không thể không nghiên cứu Thành Cổ Loa và ngược lại, nghiên cứu Thành Cổ Loa không thể không dựa vào kết quả nghiên cứu lịch sử khu di tích Cổ Loa. Phạm vi của khu di tích Cổ Loa được hiểu gồm những nơi có lũy hào Cổ Loa. Trên thực tế, bao gồm chủ yếu diện tích xã Cổ Loa và phía Đông Bắc tới xã Dục Tú, Việt Hùng, phía Tây, Tây Bắc đến xã Uy Nỗ và phía Nam đến xã Đông Hội. Thành Cổ Loa đã được nhiều bộ sử cổ Trung Quốc và Việt Nam ghi chép. Về cơ bản, các tài liệu trên đều cho rằng vào thế kỷ III - II TCN, sau cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi vào năm 208 TCN An Dương Vương đã thay thế Hùng Vương và chuyển từ Việt Trì về Cổ Loa lập nước Âu Lạc, sau đó định đô, đắp thành kiên cố phòng vệ và xây dựng đất nước. Nước Âu Lạc tồn tại trong vòng 30 năm, từ 208 TCN đến năm Cao Hậu mất (179 TCN), Triệu Đà nhân cơ hội phát quân đánh chiếm Âu Lạc. Từ đó, Âu Lạc bị nhà Triệu thống trị. Tuy nhiên, trong các bộ cổ sử đó nhiều sự kiện không thống nhất về địa điểm, nội dung, thời gian mở đầu và kết thúc, nên rất khó tra cứu, đối sánh để tìm ra cái chung thống nhất. Thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương, Thần Kim Quy, Mỵ Châu - Trọng Thủy... Thành được các nhà khoa học đánh giá là thành cổ nhất với cấu trúc thành ốc bao gồm ba vòng thành có làng mạc, thôn xóm, dân cư sinh sống bên trong. Bên cạnh đó, Cổ Loa còn là một trong bốn địa điểm được Nhà nước xếp hạng A1, là nhóm di tích có tầm quan trọng hàng đầu của lịch sử, văn hóa Việt Nam. 1
- Năm 938, sau khi đánh tan quân xâm lược Nam Hán và lên ngôi vua, Ngô Quyền một lần nữa chọn Cổ Loa làm Kinh đô để biểu lộ ý chí kế thừa truyền thống độc lập, tự cường của nước Âu Lạc trước kia. Thành Cổ Loa được An Dương Vương xây dựng với quy mô lớn, là minh chứng về trình độ kỹ thuật quân sự cao của nền văn hóa Việt cổ, với sự phát triển của nông nghiệp lúa nước và sự hình thành các vùng dân cư sống tập trung ở đồng bằng. Đó cũng là nơi hội tụ nhiều ngành nghề thủ công, bên cạnh thành đã có thị. Việc xây Thành Cổ Loa không những gắn với xu thế phát triển của đất nước mà còn gắn với yêu cầu giữ nước, một yêu cầu luôn liên quan chặt chẽ với việc dựng nước, đó là sự kết hợp của quân thành với thị thành và kinh thành. Nằm sâu trong lòng đất Cổ Loa, là khối lượng khổng lồ các hiện vật, bằng chứng của một quá trình phát triển liên tục của dân tộc ta thủa sơ khai, qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn - nền văn minh sông Hồng thời tiền sử của dân tộc Việt Nam. Với những giá trị về văn hóa, lịch sử tiêu biểu đó, năm 1962, Thành Cổ Loa đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Ngày 27/9/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng Khu di tích Thành Cổ Loa là di tích Quốc gia đặc biệt. Nghiên cứu kỹ thuật và các giai đoạn đắp ba vòng Thành Cổ Loa sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về chủ nhân, niên đại của tòa thành, làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu kỹ thuật đắp Thành Cổ Loa cũng như các giai đoạn đắp thành còn cung cấp tư liệu để phục vụ cho việc phục dựng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị thành Cổ Loa, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 1004/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 về việc Phê duyệt tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa (tỷ lệ 1/2000). 2
- Với những giá trị trên của Thành Cổ Loa, đồng thời cùng với sự giúp đỡ của TS. Trịnh Hoàng Hiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Ba vòng Thành Cổ Loa qua tư liệu khai quật khảo cổ học từ năm 2007 đến năm 2014” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Khảo cổ học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Thành Cổ Loa ngày nay nằm ở phía Bắc sông Hoàng Giang thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Các đợt khai quật đã làm rõ cấu trúc Thành Cổ Loa gồm có ba vòng thành đất khép kín với quy mô khá rộng. Khảo cổ học đã cho thấy rõ cả ba vòng thành đều được đào đắp quy mô lớn vào thời An Dương Vương và được đắp, gia cố thêm một số lần sau đó. Trong và ngoài thành đã phát hiện được nhiều dấu tích liên quan đến thành như các di chỉ cư trú, di tích đúc mũi tên đồng, nơi chôn giấu trống đồng, mũi tên đồng, nhiều di tích liên quan đến triều đình An Dương Vương, nước Âu Lạc. Luận văn tập trung vào việc tập hợp tư liệu đã điều tra, khai quật khảo cổ học ở ba vòng thành: Thành và hào thành Trung, Thành Ngoại, Ụ hỏa hồi và Thành Nội từ năm 2007 đến năm 2014. Những nội dung chính sẽ được luận văn đi sâu giải quyết đó là: - Kỹ thuật đắp thành: Kỹ thuật đắp thành Ngoại, thành Trung, thành Nội, Ụ hỏa hồi. Xác định các lớp đất đắp thành thời An Dương Vương - cách đắp thành: Đào hào lấy đất đắp thành - kỹ thuật gia cố lũy thành: Đầm nện, gia cố vật liệu như cuội, sỏi, đá, ngói vỡ. - Về niên đại: Xác định niên đại các lớp đắp thành, gia cố thành ở các thời kỳ khác nhau trong lịch sử. Từ những nội dung trên luận văn sẽ tạo thêm một nguồn tư liệu phong phú, chân xác cho việc nghiên cứu sâu hơn diện mạo và đặc trưng của di tích Thành Cổ Loa. Góp phần huy giá trị lịch sử - văn hóa di tích Thành Cổ Loa trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 3
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Kỹ thuật, giai đoạn đắp cùng các di tích, di vật khảo cổ học ở di tích Thành Cổ Loa được phát hiện từ năm 2007 đến năm 2014. - Phạm vi: Về không gian, tập trung tìm hiểu di tích Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Về thời gian khoảng thế kỷ III - II trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ XVIII - XIX. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học: Thống kê, phân loại hình học, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật điển hình, phân tích so sánh di tích, di vật khảo cổ học, phương pháp phân tích địa tầng... Sử dụng các phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành như: Sử học, dân tộc học, địa lý học, cổ sinh học, phương pháp định niên đại C14, AMS, nhiệt huỳnh quang, quang phổ… 4.2. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận văn được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Quan trọng nhất là báo cáo khai quật ba vòng Thành Cổ Loa trong giới hạn thời gian của đề tài. Bên cạnh đó, luận văn kết hợp sử dụng những tư liệu khác như văn bia, thư tịch cổ và kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước công bố trên các sách và tạp chí chuyên ngành. Một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng khác đó là tài liệu nước ngoài nghiên cứu về lịch sử, khảo cổ học khu vực Cổ Loa. 5. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu, phân tích kỹ thuật đắp, giai đoạn đắp các vòng Thành Cổ Loa qua kết quả khai quật từ năm 2007 đến năm 2014 cho thấy được đặc trưng, tính chất, niên đại và diện mạo của Thành Cổ Loa, cung cấp thêm những tư liệu mới để khẳng định Thành Cổ Loa là minh chứng cho công sức lao động to lớn 4
- và tài năng sáng tạo của người Việt cổ thời An Dương Vương - Thành Cổ Loa là một công trình phòng vệ quân sự đã phát huy tác dụng tốt trong đấu tranh chống ngoại xâm - Thành Cổ Loa là kinh đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Âu Lạc, minh chứng bước phát triển mới của nhà nước Âu Lạc, quyền lực xã hội và phân hóa xã hội trong tiến trình lịch sử Việt Nam… Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp và góp thêm tư liệu khẳng định Thành Cổ Loa là một di tích lịch sử quan trọng, độc đáo chứng minh cho tính xác thực của việc thành lập nhà nước Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương. Tòa thành vừa là một công trình quân sự kiên cố, vừa là một kinh đô được xây dựng công phu, với quy mô đồ sộ phản ánh tài năng lao động sáng tạo của người Việt cổ. Trong suốt thời gian trị vì của An Dương Vương, Thành Cổ Loa đã phát huy tốt vai trò trung tâm của cả nước và đã phòng vệ thành công trước các đợt tấn công của quân xâm lược phương Bắc. Từ những kết quả nghiên cứu đó, luận văn có một vài kiến nghị về bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa phục vụ cho nghiên cứu và phát triển du lịch trong tương lai. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1. Tổng quan tư liệu về di tích Cổ Loa (20 trang). Chương 2. Kết quả nghiên cứu mới về khảo cổ học ba vòng Thành Cổ Loa từ năm 2007 đến năm 2014 (40 trang). Chương 3. Giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự của Thành Cổ Loa (22 trang). Ngoài ra, trong luận văn còn các mục: Tài liệu tham khảo (118 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, 2 tài liệu Tiếng Anh) và Phụ lục (95 trang phụ lục bao gồm: Quyết định bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành Cổ Loa, Bảng thống kê, Sơ đồ, Bản vẽ, Bản dập, Bản ảnh). Phần đầu của luận văn có Lời cam đoan, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt và Danh mục phụ lục. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 175 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 199 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 167 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 197 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 170 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn