Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới – Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 17
download
Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cuả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Tập hợp và phân tích hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Đánh giá công tác thực hiện, quản lý và những bất cập tồn tại tại tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới – Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............./............. ....../....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ ANH NHƯ Ý THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI – TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ – NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............./............. ....../....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ ANH NHƯ Ý THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI – TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH VĂN THỚI THỪA THIÊN HUẾ – NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của các giảng viên.Vì vậy tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về công trình nghiên cứu của mình./. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên Lê Anh Như Ý
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Huỳnh Văn Thới, người đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Xin cám ơn Ban giám hiệu, Ban đào tạo sau đại học, các thầy, cô thuộc khoa Nhà nước và Pháp luật - Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện Luận văn. Học viên Lê Anh Như Ý
- MỤC LỤC Trang bìa Lời cam Đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI ........................................................................... 10 1.1.Khái quát thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.............................................. 10 1.1.1.Khái niệm pháp luật về bình đẳng giới và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ........................................................................................................................... 10 1.1.2. Nguyên tắc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ....................................... 17 1.1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ................. 21 1.2. Nội dung thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ............................................. 22 1.2.1. Chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ............................ 22 1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới.................... 24 1.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới ..................................................................................................... 25 1.2.4. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới ..................................................................................................... 28 1.2.5.Bảo đảm điều kiện thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ............................ 28 1.2.6. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới .................. 29 1.3.Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ........................................ 31
- 1.3.1. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở một số nước................................. 31 1.3.2.Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tại một số địa phương ..................... 35 1.3.3.Kinh nghiệm đúc kết cho công tác thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở tỉnh Quảng Ngãi ...................................................................................................... 39 Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................... 41 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỈNH ĐẲNG GIỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI ............................................................................ 42 2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - hành chính, văn hóa – xã hội tác động đến công tác thực hiện pháp luật về bình đẳng giới của tỉnh Quảng Ngãi ............ 42 2.2.Tình hình triển khai thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở tỉnh Quảng Ngãi .......................................................................................................................... 43 2.2.1.Về chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ........................ 43 2.2.2. Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới ............... 45 2.2.3. Về kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng ................................................................................................... 47 2.2.4. Về xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới ............................................................................................ 49 2.2.5. Về bảo đảm điều kiện thực hiện pháp luật về bình đẳng giới...................... 49 2.2.6. Về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới ........... 50 2.3.Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở tỉnh Quảng Ngãi .. 51 2.3.1.Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên các lĩnh vực ........................................................................................................................... 51 2.3.2..Đánh giá chung.............................................................................................. 77 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................... 87 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỈNH ĐẲNG GIỚI ...................................... 88
- 3.1.Phương hướng ................................................................................................... 88 3.1.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bình đẳng giới gắn với việc kiên quyết và kiên trì chống tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” phân biệt đối xử với phụ nữ................ 89 3.1.2. Đảm bảo tăng cường trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới ........................................................................... 91 3.1.3. Chính sách pháp luật về bình đẳng giới và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới phải phản ánh đúng đắn nhu cầu xã hội, xử lý hài hòa các yếu tố lợi ích, khách quan, toàn diện và sát với yêu cầu thực tiễn ................................................ 93 3.1.4. Thực hiện pháp luật bình đẳng giới phải bảo đảm tính thường xuyên, liên tục, linh hoạt và sáng tạo đồng thời kế thừa, phát triển những thành tựu, khắc phục tồn tại, hạn chế, tiếp thu tiến bộ của thế giới và phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại ............................................................................................................... 94 3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Tỉnh Quảng Ngãi .......................................................................................................................... 95 3.2.1. Nhóm giải pháp chung đảm bảo thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ........................................................................................................................... 95 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật tại tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................................................................ 102 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 108 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Các từ, cụm từ viết tắt Các từ cụm từ nguyên nghĩa BGD &ĐT Bộ giáo dục và đào tạo BLĐ,TB &XH Bộ Lao động, Thương binh và xã hội BLLĐ Bộ luật Lao động BTP Bộ Tư Pháp BTTTT Bộ Thông tin Truyền thong BVSTBPN Chỉ số bình đẳng giới CEDAW Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ GGGI Diễn đàn kinh tế thế giới LGD Luật giáo dục LHN &GĐ Luật Hôn nhân và gia đình LHP Luật hiến pháp UBQGVSTBPN Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TWHLHPNVN Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam UBTW MTTQVN Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ WEF Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tỷ lệ nữ cấp ủy các nhiệm kỳ Đại hội ......................................... 53 Bảng 2.2. Nữ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh từ khóa VI đến khóa IX ....... 53 Bảng 2.3. Tỷ lệ nữ Ban Thường vụ cấp ủy các nhiệm kỳ Đại hội ................. 54 Bảng 2.4. Số liệu cán bộ nữ đang giữ chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng các phòng, ban thuộc khối Đảng, đoàn thể ......................................... 55 Bảng 2.5. Số liệu cán bộ nữ đang giữ chức danh giám đốc, phó giám đốc sở; chủ tịch, phó chủ tịch UBND thành phố huyện; trưởng phòng, phó trưởng phòng sở ngành, UBND thành phố huyện; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân/Ủy ban nhân dân phường, xã ......................................................... 56 Bảng 2.6: Dân số trong độ tuôi lao động và tham gia trong nền kinh tế (2010- 2015) ............................................................................................................ 59 Bảng 2.7: Cơ cẩu lao động phân theo ngành kinh tể (2010,2015,2017) ........ 60 Bảng 2.8: Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm(2010-2015) ....... 61
- MỞ ĐẦU 1. Cơ sở lựa chọn đề tài Hiện nay, phụ nữ ngày càng thể hiện, khẳng định rõ được vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quy định về bình đẳng giới ở Việt Nam được coi là một chế định quan trọng và là nguyên tắc Hiến định trong hệ thống pháp luật, là cơ sở để thể chế hóa các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước trong các văn bản quy phạm pháp luật. Nhà nước ta đã và đang có những chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới từ yêu cầu khách quan của thực tiễn xã hội đồng thời là chủ trương, đường lối củ Đảng, Nhà nước, nhu cầu của phụ nữ, của nhân dân và của xã hội hiện nay. Hoạt động bình đẳng giới vừa là mục tiêu vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội ổn định và đồng thuận, phát triển bền vững đất nước. Đây là chủ trương của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế, xã hội. Việc ngày càng phát triển của đất nước đặt ra yêu cầu to lớn phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để một mặt có đầy đủ khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động của xã hội, mặt khác tạo điều kiện cho phụ nữ được bình đẳng phát triển, cống hiến nhằm thực hiên đầy đủ quyền con người, đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế. Hệ thống pháp luật về bình đẳng giới ra đời là một nhu cầu tất yếu khách quan của Nhà nước ta. Đây là quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế. Do chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nên người phụ nữ ngày càng nhận thức được vai trò của mình trong xã hội, đòi hỏi quyền lợi của mình cao hơn về quyền lợi cũng như việc tham gia vào các lĩnh vực trong đời sống xã hội một cách bình đẳng và ngang bằng với nam giới. 1
- Vấn đề pháp luật về bình đẳng giới được điều chỉnh trong Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 29 tháng 11 năm 2006 đồng thời đươc quy định trong các văn bản chuyên ngành có liên quan và những văn bản hướng dẫn có giá trị pháp lý thấp hơn. Hệ thống pháp luật này đã đạt được nhiều hiệu quả trong việc duy trì sự bình đẳng về mọi mặt của nam và nữ, bảo vệ quyền lợi của mọi công dân trên tinh thần Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện hoạt động bình đẳng giới có những vấn đề cần được quan tâm và giải quyết, tại một số địa phương vẫn có những tình trang bất bình đẳng, không coi trọng người phụ nữ do những định kiến xã hội, những quan niệm trọng nam khinh nữ. Đây là một trong những thực tế cần được quan tâm và chấn chỉnh nhằm tạo điều kiện cho người phụ nữ được thực hiện những quyền và nghĩa vụ như nam giới, cùng tạo môi trường quốc tế chuyên nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới đồng thời thấy được những thực tiễn áp dụng của nó vào đời sống kinh tế, xã hội là một vấn đề bức thiết và có hiệu quả trong việc tạo môi trường cho người phụ nữ được thực hiện vai trò của mình trong xã hội. Từ các quy định của pháp luật, việc thực hiện bình đẳng giới của một số địa phương cũng khác nhau do điều kiện địa lý, phong tục tập quán và những vấn đề liên quan đến nhận thức, phat triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, để pháp luật bình đẳng giới đi vào thực tiễn của địa phương được hiệu quả cần phải có những chính sách, chiến lược phù hợp đang là yêu cầu cấp thiết. Chính vì những lí do trên nên tôi chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới – Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”, đây là điều kiện để rà soát lại các quy định của pháp luật về bình đẳng giới để chỉ ra những điểm vướng mắc trong pháp luật và trong quá trình thực hiện để tìm ra giải pháp hoàn 2
- thiện. 2. Tình hình nghiên cứu Với tình hình hiện nay, khi mà vấn đề bình đẳng giới là xu thế tất yếu, đang ngày càng nhận được nhiều hơn sự quan tâm của cộng đồng thế giới nói chung và người dân Việt Nam nói riêng thì việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về bình đẳng giới cũng ngày càng trở nên bức thiết hơn. Việc nghiên cứu vấn đề trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về pháp luật hiện hành của nước ta. - GS Lê Thi (1998) “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi men ở Việt Nam”, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, là một trong những công trình nghiên cứu chỉ rõ thực trạng đời sống lao động nữ trong giai đoạn đổi mới của đất nước và những vấn đề cần quan tâm giải quyết. - GS Lê Thi (1999): “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam”, “ Việc làm, đời song phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã làm rõ sự cần thiết phải tạo các điều kiện, cơ hội đề người phụ nữ nông thôn được vươn lên, phát huy vai trò của mình trong công cuộc đổi mới hiện nay. - Trung tâm Nghiên cứu gia đình và phụ nữ (1998-2000) “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai tr của người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đề tài này chỉ ra sự biến đổi các mối quan hệ cơ bản trong gia đình như quan hệ cha mẹ, vợ chồng, con cái. Qua đó phân tích, làm rõ quan hệ bình đẳng giới trong gia đình cũng có sự chuyển biến theo một cách rõ rệt. Nếu trước đây người mang lại thu nhập chính cho gia đình đồng thời cũng là người có uy quyền tối cao khi đưa ra các quyết định lớn trong gia đình là người đàn ông trong gia đình, thì ngày nay vị thế của người phụ nữ được khẳng định hơn đối với các vấn đề này. 3
- - TS Trần Thị Thu (2003) Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (phân tích tình hình tại Hà Nội), Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã chỉ ra, trong thời kỳ đổi mới đất nước đã và đang tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho lao động nữ trong các khu vực kinh tế với nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú, nhưng cũng đặt ra những khó khăn tìm kiếm việc làm, mà người chịu thiệt thòi là lao động nữ. - Vũ Tuấn Huy (2004) “Xu hướng gia đình ngày nay” (một vài đặc điểm từ nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Hải Dương). Công trình nghiên cứu này đã phân tích về sự biến đổi gia đình ngày nay, cuốn sách cũng nhấn mạnh “Sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, các yếu tố thị trường, thay đổi công nghệ, di cư, sự biến đổi của định hướng giá trị đã tác động đến sự hình thành hôn nhân, quan hệ giữa các thế hệ, phân công lao động trong gia đình, số con và khoảng cách sinh con.. - PGS,TS Phan Thanh Khôi, PGS,TS Đỗ Thị Thạch (chủ biên) (2007) “Những vấn đề giới: từ lịch sử đến hiện đại”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Công trình nghiên cứu này đã đi sâu phân tích về vấn đề giới trong tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh, làm rõ địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ở các xã hội có tình trạng đối kháng giai cấp, áp bức, bất công. Các tác giả còn đi sâu phân tích quan điểm giới, bình đẳng giới trong đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước... - GS,TS Trịnh Quốc Tuấn, PGS, TS Đỗ Thị Thạch (chủ biên) (2008) Khoa học giới những vẩn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Công trình nghiên cứu này ngoài việc nêu bật quan điểm về giới và bình đẳng giới của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh còn đề cập đến vấn đề giới trong lĩnh vực lãnh đạo quản lý, văn hóa, giáo dục đào tạo, giới trong chiến lược giảm nghèo, trong gia đình và chiến lược dân số, giới trong lĩnh vực kinh tế - lao động. 4
- -Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong luật tổ chức Chính phủ được quan tâm qua bài viêt của hai tác giả Nguyễn Mạnh Cường và Nguyễn Thị Kỳ trong bài “Báo cáo kết quả nghiên cứu về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật Tổ chức Chính phủ”; tác giả Nguyễn Thị Hoàng Giang đã có bài nghiên cứu năm 2014 về vấn đề “Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình Việt Nam”1, trong nghiên cứu của mình tác giả đã có những phân tích sâu sắc về bình đẳng giới theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, đồng thời có những giải pháp nhằm thực thi pháp luật về hôn nhân gia đình nhằm cải thiện tình hình bất bình đẳng giới trong nước hiện nay. Bình đẳng giới được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực xã hội khác nhau, Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường đã có bài nghiên cứu trong lĩnh vực tuyển dụng người lao động cụ thể với đề tài nghiên cứu “Bình đẳng giới trong các quảng cáo tuyển dụng trên báo in”, bài viết đã có những nghiên cứu số liệu thực tiễn về việc có phân biệt hay không phân biệt giữa nam và nữ trong quá trình tuyển dụng lao động. Ngoài ra, việc nghiên cứu pháp luật về bình đẳng giới tại một địa bàn cụ thể được quan tâm và nghiên cứu, cụ thể tác giả Lê Thị Thu Hường có bài nghiên cứu về “Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới từ thưc tiễn thành phố Đà Nẵng” 2. Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên các báo, tạp chí bàn về việc thực hiện bình đẳng giới trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong luật tổ chức Chính phủ được quan tâm qua bài viêt của hai tác giả Nguyễn Mạnh Cường và Nguyễn Thị Kỳ trong bài “Báo cáo kết quả nghiên cứu về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật Tổ chức Chính phủ”; tác giả Nguyễn Thị Hoàng Giang 1 Nguyễn Thị Hoàng Giang (2014), Bình đẳng giới trong pháp luật Hôn nhân gia đình Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ ngành Pháp luật về quyền con người. 2 Lê Thị Thu Hường (2016), Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Khoa học Xã hôi thuộc Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam. 5
- đã có bài nghiên cứu năm 2014 về vấn đề “Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân -gia đình Việt Nam”3, trong nghiên cứu của mình tác giả đã có những phân tích sâu sắc về bình đẳng giới theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, đồng thời có những giải pháp nhằm thực thi pháp luật về hôn nhân gia đình nhằm cải thiện tình hình bất bình đẳng giới trong nước hiện nay. Bình đẳng giới được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực xã hội khác nhau, Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường đã có bài nghiên cứu trong lĩnh vực tuyển dụng người lao động cụ thể với đề tài nghiên cứu “Bình đẳng giới trong các quảng cáo tuyển dụng trên báo in”, bài viết đã có những nghiên cứu số liệu thực tiễn về việc có phân biệt hay không phân biệt giữa nam và nữ trong quá trình tuyển dụng lao động. Ngoài ra, việc nghiên cứu pháp luật về bình đẳng giới tại một địa bàn cụ thể được quan tâm và nghiên cứu, cụ thể tác giả Lê Thị Thu Hường có bài nghiên cứu về “Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới từ thưc tiễn thành phố Đà Nẵng” 4. Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên các báo, tạp chí bàn về việc thực hiện bình đẳng giới trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trên bình diện khoa học, pháp luật về bình đẳng giới có rất nhiều bài viết, “Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới – từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” là đề tài từ những quy đinh cụ thể của pháp luật áp dụng vào thực tiễn thi hành tại địa phương Quảng Ngãi. Nó là vấn đề phức tạp, cũ mà luôn mới. Nói đây là vấn đề cũ vì đã có không ít các bài viết, công trình khoa học nghiên cứu, còn xét đây là một vấn đề mới ở chỗ các bài viết và công trình nghiên cứu khoa học đó nghiên cứu vấn đề theo những cách nhìn, cách đánh giá khác nhau và các địa phương các nhau cũng có những hiệu quả nghiên cứu khác 3 Nguyễn Thị Hoàng Giang (2014), Bình đẳng giới trong pháp luật Hôn nhân gia đình Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ ngành Pháp luật về quyền con người. 4 Lê Thị Thu Hường (2016), Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Khoa học Xã hôi thuộc Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam. 6
- nhau. Chính vì thế, nghiên cứu pháp luật về bình đẳng giới một cách toàn diện vẫn là một vấn đề có vai trò quan trọng. 3. Mục tiêu nhiệm vụ 3.1 .Mục tiêu -Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cuả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. -Tập hợp và phân tích hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Đánh giá công tác thực hiện, quản lý và những bất cập tồn tại tại tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện. 3.2 Nhiệm vụ -Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về bình đằng giới. Trên cơ sở đó, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện pháp luật bình đẳng giới tại tỉnh Quảng Ngãi -Đưa ra quan điểm và đề xuất những giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tại tỉnh Quảng Ngãi 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào việc thực hiện pháp luật của chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước có liên quan và các chủ thể khác… 4.2. Phạm vi nghiên cứu: -Về lý luận: luận văn tập trung đánh giá hoạt động thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tại địa bàn Quảng Ngãi . -Về thực tiễn: các số liệu, thông tin làm cơ sở đánh giá được thu thập trong khoảng thời gian 5 năm (từ năm 2013 đến 2017) 5.Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa 7
- duy vật lịch sử, đồng thời vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước về thực hiện quyền con người, bình đẳng giữa nam và nữ. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, so sánh ,tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về bình đẳng giới. - Phương pháp thống kê để thấy được số lượng, hiện trạng thực hiện bình đẳng giới tại Quảng Ngãi. Các phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu đề tài được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu về bình đẳng giới. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Trong thời gian qua, đã có một số đề tài, luận văn nghiên cứu về pháp luật bình đẳng giới, tuy nhiên những đề tài này chỉ đề cập đến một số khía cạnh này hay khía cạnh khác của bình đẳng giới, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tại tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu pháp luật một cách tương đối toàn diện về thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện có hiệu quả pháp luật về bình đẳng giới ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan đến quyền của phụ nữ, công tác cán bộ nữ. 8
- 7.Kết cấu của khóa luận Đề tài với tiêu đề: “Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới – Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” được chia làm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của thực hiện pháp luật về bình đẳng giới Chương 2: Thực trạng áp dụng thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở tỉnh Quảng Ngãi Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. 9
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1.1.Khái quát thực hiện pháp luật về bình đẳng giới 1.1.1.Khái niệm pháp luật về bình đẳng giới và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới 1.1.1.1.Pháp luật về bình đẳng giới Giới tính là một quá trình kết hợp và pha trộn những đặc điểm di truyền học của sinh vật thường dẫn đến kết quả là sự chuyên môn hóa thành giống đực và giống cái5. Sự tách biệt giới tính là một tất yếu của tự nhiên và xảy ra một cách khách quan trong tự nhiên và việc điều chỉnh về sự phát triển đó là trách nhiệm và định hướng của xã hội. Trên phương diện pháp lý, theo quy định của pháp luật tại Khoản 5 Điều 1 Luật Bình đẳng giới 2006 định nghĩa “giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội” và “giới tính chỉ đặc tính sinh học của nam và nữ”. Đặc tính sinh học nó mang tính khách quan của tự nhiên. Mỗi một cá nhân sinh ra đã được xác định giới tính để thiết lập các quan hệ. Đồng thời vấn đề xác định giới tính sẽ gắn bó với cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết để xác định thực hiện nhiều quan hệ, vấn đề về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan. Vấn đề bình đẳng giới là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm và dần dần được điều chỉnh một cách rõ ràng, cụ thể thông qua các văn bản có giá trị pháp lý của Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước và các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Từ thời xa xưa, người dân có những quan niệm khác nhau về nam và nữ, họ có những phân biệt giữa quyền lợi giữa nam và nữ, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” xuất hiện và có những ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử cho đến 5 Wikipedia, Khái niệm giới tính https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BB%9Bi_t%C3%ADnh 10
- thời điểm hiện nay. Quy định về bình đẳng giới được quy định nhằm tạo môi trường bình đẳng cho cả nam và nữ trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quền và nghĩa vụ của mình. Theo đó, pháp luật quy định “bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thị hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó” 6. Như vậy, pháp luật đã có quy định về việc bình đẳng giữa nam và nữ, đặt vị trí của hai đối tượng ngang nhau tạp điều kiện cho việc phát triển hiệu quả về năng lực và tố chất của mỗi cá nhân không phân biệt nam hay nữ. Nếu việc bình đẳng giới được thực hiện hiệu quả thì có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển chế độ chính sách và quy định của pháp luật liên quan về giới được thực hiện hiệu quả, nắm rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên tạo điều kiện thực hiện đầy đủ quyền công dân cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng yếu thế trong xã hội. Pháp luật về bình đẳng giới là tổng thể các quy tắc xử sự chung, quy định điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong việc điều chỉnh giới tính, mang tính bắt buộc và cưỡng chế thi hành. Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến bình đẳng giới đã được quan tâm từ rất sớm, cho đến nay, pháp luật về bình đẳng giới có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện hiệu quả công tác bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân. 1.1.1.2.Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới cũng có nghĩa là thực hiện những quy định của pháp luật trao nghĩa vụ bắt buộc thực hiện một cách tích cực bằng việc các chủ thể tuân thủ các quy định của pháp luật về bình đẳng giới một cách tích cực và hiệu quả. Thực hiện pháp luật về bình đẳn giới được 6 Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 289 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 184 | 47
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở xã trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
25 p | 154 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 111 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 70 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 78 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 81 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 90 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 113 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 76 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 60 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 43 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 72 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 53 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 49 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn