Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
lượt xem 3
download
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự "Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai" trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt tù có thời hạn; Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và giải pháp bảo đảm hình phạt này theo quy định của pháp luật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- NGUYỄN HỒNG PHÚC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội, năm 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- NGUYỄN HỒNG PHÚC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PSG.TS.TRƯƠNG QUANG VINH Hà Nội, năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được là trung thực, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu. Tác giả
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN................................................. 7 1.1 Một số vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt tù có thời hạn ..................... 7 1.2. Cơ sở pháp lý của việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn ..................... 20 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA - TỈNH ĐỒNG NAI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG HÌNH PHẠT NÀY THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ................................ 40 2.1. Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .............................................................................. 40 2.2. Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tù có thời hạn tại địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ................................................ 59 KẾT LUẬN .................................................................................................... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 70
- NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. ADPL : Áp dụng pháp luật 2. BLHS : Bộ luật Hình sự 3. BLTTHS : Bộ luật Tố tụng Hình sự 4. HĐXX : Hội đồng xét xử 5. TAND : Tòa án nhân dân 6. TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao 7. TANDCC : Tòa án nhân dân cấp cao 8. XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng các vụ án, bị cáo đã thụ lý ............................................ 40 Bảng 2.2: Số liệu các hình phạt chính được áp dụng ................................... 41 Bảng 2.3: Số liệu kết quả xét xử .................................................................. 42 Bảng 2.4: Số liệu các loại tội phạm đã xử lý................................................ 43 Bảng 2.5: Số liệu các hình phạt chính được áp dụng ................................... 44 Bảng số 2.6: Số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn................................. 47 Bảng số 2.7: Số liệu về nhân thân của bị cáo ............................................... 48
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay nước ta đang trong trong quá trình đổi mới đã có những bước phát triển cả về nội dung lẫn phương thức thực hiện, nền kinh tế thị trường, giao lưu hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay tình hình tội phạm trong đời sống xã hội ngày càng phức tạp, với số lượng ngày càng gia tăng, hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm cho xã hội. Qua các năm nhóm tội phạm và trường hợp phạm nhiều tội có dấu hiệu gia tăng đáng báo động. Để hạn chế, giảm thiểu tình hình tội phạm đang có dấu hiệu gia tăng, nhà nước ta đã có những giải pháp tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật trong toàn dân. Đặc biệt là đã và đang có những chế tài xử lý hết sức nghiêm khắc trong đó có hình phạt tù là một biệt pháp xử lý, mang tính chất răn đe đối với những hành vi vi phạm. Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hình phạt tù có thời hạn là một trong số 07 hình phạt chính trong điều luật quy định các hình phạt đối với người phạm tội. Ta cũng có thể thấy trong quy định tại điều 38 của Bộ Luật Hình sự hiện hành quy định: “Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt” trong đó thời gian phải chấp hành giam giữ từ 03 tháng tới tối đa là 20 năm. Như vậy, hình phạt tù có thời hạn là một trong những chế tài có ở hầu hết tất cả các điều luật trong phần riêng của Bộ Luật Hình sự nhằm thực hiện việc cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này càng chứng minh hình phạt tù có thời hạn là một trong các hình phạt thể hiện rõ nhất chính sách nghiêm khắc của Luật Hình sự và nguyên tắc của Nhà nước, nó tước bỏ quyền tự do của người phạm tội để đạt được mục đích trừng trị người phạm tội đồng thời ngăn ngừa người phạm tội tiếp tục phạm tội mới, cũng như giáo dục họ tôn trọng pháp luật, động viên, khuyến khích người phạm tội chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo, 1
- nhanh chóng để trở về hoà nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Hình phạt tù có thời hạn là nhằm tách người phạm tội ra khỏi cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định, khi mà hành vi phạm tội của họ buộc phải tách họ ra khỏi cộng đồng một thời gian để ngăn ngừa tội phạm và giáo dục người phạm tội pháp luật thì cách vận dụng các quy định của pháp luật hình sự để áp dụng hình phạt tù có thời hạn tương xứng với hành vi phạm tội của người vi phạm là rất quan trọng. Thành phố Biên Hòa là một đơn vị hành chính ở phía tây của tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, phía nam giáp huyện Long Thành, phía đông giáp huyện Trảng Bom, phía tây giáp thị xã Tân Uyên, thành phố Dĩ An của tỉnh Bình Dương và thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn của tỉnh Đồng Nai nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung. Do đó, lưu lượng người nhập cư đến làm việc tại địa phương cũng như phương tiện qua lại trên các tuyến giao thông luôn nhộn nhịp nhưng đồng thời gây nên tình trạng phức tạp về an ninh trật tự, khó khăn trong công tác quản lý địa bàn và đảm bảo an nịnh trật tự. Thời gian vừa qua, do tác động của suy thoái kinh tế thế giới và dịch bệnh nên dẫn đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn, thậm chí bị phá sản dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Nhiều đối tượng xấu lợi dụng tình hình phức tạp và công tác quản lý địa bàn còn sơ hở để thực hiện hành vi phạm tội dẫn đến nhiều đối tượng phạm tội bị xử lý và kết án phạt tù. Tuy nhiên, ngoài những kết quả tích cực đã đạt được trên thực tế thì việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn của hệ thống tòa án hai cấp trên địa bàn thành phố vẫn còn bộc lộ hạn chế, như: Sự không thống nhất khi xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm; một số trường hợp áp dụng chưa đúng các Điều, Khoản của Bộ luật Hình sự; việc áp dụng tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chưa phù hợp dẫn đến có trường hợp 2
- xử quá nhẹ hoặc quá nặng hoặc cho hưởng án treo không phù hợp. Từ thực trạng đó, cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá về thực tiễn áp dụng hình phạt tù tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để đánh giá những ưu điểm, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của hạn chế, khó khăn để đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tác giả lựa chọn đề tài “Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm qua, có nhiều công trình nghiên cứu được công bố có nội dung liên quan đến đề tài áp dụng hình phạt tù nói chung và áp dụng hình phạt tù có thời hạn nói riêng đối với người phạm tội trong xét xử các vụ án hình sự luôn là chủ để quan tâm của nhiều học giả, cá nhận, tổ chức liên quan đến lĩnh vực này, có thể nêu một số công trình như: Võ Hồng Nam (2014) “Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ. Hoàng Văn Huyền (2016) “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”, luận văn thạc sĩ. Đinh Tấn Long (2017) “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, luận văn thạc sĩ. Nguyễn Thành Chung (2018) “Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”, luận văn thạc sĩ. Nguyễn Thị Hồng Thanh (2020) “ Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc sĩ Các công trình nghiên cứu khoa học, đề tài, luận văn nêu trên là tài liệu bổ ích đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, có giá trị sử dụng trong quá trình nghiên cứu, gợi mở cho tác giả những ý tưởng khoa 3
- học. Tuy nhiên để đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện tưucho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu độc lập về hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn của một đơn vị hành chính thuộc tỉnh, cụ thể là thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai sẽ mang tới những góc nhìn phong phú về vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt tù có thời hạn, thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, luận văn đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật để tập trung nghiên cứu bản thân tác giả đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về áp dụng hình phạt tù: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hình phạt tù có thời hạn; khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc áp dụng hình phạt tù có thời hạn; cơ sở pháp lý của việc áp dụng hình phạt có thời hạn; quyết định áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với một số trường hợp đặc biệt. - Khảo sát thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến năm 2020. Khẳng định những ưu điểm, những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của hạn chết, thiếu sót trong áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt có thời hạn tại địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thời gian tới. 4
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu là những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn liên quan trực tiếp đến việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong thời gian 05 năm, từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, hình phạt, quyết định hình phạt và về đấu tranh phòng và chống tội phạm và bảo vệ quyền con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng biện pháp biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh được áp dụng chủ yếu ở phần về thực trạng hình phạt tù có thời hạn; phương pháp phân tích và tổng hợp phương pháp này được vận dụng trong toàn bộ cả hai chương của đề tài, mục đích phân tích các quy định của pháp luật về hình phạt tù có thời hạn, qua đó tổng hợp vấn đề; phương pháp logic, phương pháp khảo sát, thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đây là công trình nghiên cứu khoa học đề cập tương đối có hệ thống và 5
- toàn diện về áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong việc thi hành các vụ án hình sự, nâng cao nhận thức của những người thực hiện các hoạt động tư pháp của cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án. Công trình nghiên cứu khoa học sẽ giúp cho các công tác xét xử vụ án hình sự trở nên cụ thể hơn trong việc làm rõ nội dung áp dụng hình phạt tù có thời hạn vào luật cũng như vào thực tiễn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu có thể được các cơ quan tư pháp, cơ quan thi hành án các cấp tham khảo để áp dụng đúng hình phạt tù có thời hạn trong hoạt động tố tụng, thi hành án, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật của các chủ thể có liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn thạc sỹ được cơ cấu 2 chương gồm: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt tù có thời hạn Chương 2: Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và giải pháp bảo đảm hình phạt này theo quy định của pháp luật 6
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN 1.1 Một số vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt tù có thời hạn 1.1.1. Khái niệm hình phạt tù có thời hạn Trong BLHS hiện hành biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là hình phạt. Có nhiều loại biện pháp cưỡng chế khác nhau như xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại về tài sản, xử lý kỷ luật,…nhưng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất vẫn là hình phạt. Đây là chế tài của pháp luật Hình sự, được toà án sử dụng đối với người phạm luật như cá nhân hoặc pháp nhân thương mại. Ngoài các biện pháp tạo sự công bằng, đảm bảo công lý, giáo dục người phạm tội,… Việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn còn giúp pháp luật Hình sự xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại một cách cụ thể hơn, ngăn ngừa các hành vi phạm tội tích cực hơn và phòng, chống tội phạm một cách hiệu quả hơn. Trong các loại hình phạt, tù có thời hạn là một hình phạt có tính nghiêm khắc. Đó là việc buộc người bị kết án phải chịu hình phạt và chấp hành hình phạt trong một thời hạn nhất định. Người bị kết án bị tước tự do, bị cách ly khỏi môi trường xã hội bình thường một khoảng thời gian nhất định, họ phải lao động cải tạo trong dưới sự quản lý và giám sát của lực lượng cảnh sát. Chế độ cải tạo cũng như việc chấp hành hình phạt tù có thời hạn được đảm bảo thực hiện theo Luật thi hành án hình sự và nghị định của Chính phủ quy định. Trong luật hình sự Việt Nam thì hình phạt tù có thời hạn tuy là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc là một trong các hình phạt thể hiện rõ nhất chính sách hình sự và nguyên tắc của Nhà nước đối với người phạm tội, nhưng không mang tính chất trả thù hay hành hạ người bị kết án mà có ý 7
- nghĩa cải tạo giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Trong thời gian người phạm tội chấp chấp hành hình phạt, nếu họ tiến bộ thì được xét giảm mức hình phạt hoặc tha tù trước thời hạn. Bộ luật hình sự còn có những quy định không phải chấp hành hình phạt tù khi đã hết thời hiệu (Điều 60); được miễn chấp hành hình phạt tù (Điều 62); giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 63 hoãn chấp hành hình phạt tù (Điều 67); tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (68); án treo (Điều 65). Mức quy định của Hình phạt tù có thời hạn có mức cao nhất là 20 năm và mức thấp nhất là 03 tháng. Thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ trừ đi thời gian Tạm giữ, tạm giam để ra bản án chính thức. Cứ 01 ngày tạm giam, tạm giữ bằng 01 ngày tù. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.”. Có thể nói đây là hình phạt tước đi quyền tự do của người phạm tội trong khoản thời gian nhất định. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của tội sẽ quy ra mức phạt, đối với 1 tội tối thiểu là 03 tháng và tối đa là 20 năm. Tổng các hình phạt không được quá 30 năm đối với các trường hợp phạm nhiều tội cộng lại để ra hình phạt chung. Nhìn chung trên thực tiễn tại toà án nhân dân thì hình phạt tù có thời hạn là hình phạt được áp dụng phổ biến nhất. Mức tối thiểu và tối đa đối với hình phạt tù có thời hạn được quy định trong các điều luật và trong từng khung hình phạt cụ thể không hoàn toàn giống với mức tối thiểu và tối đa quy định cho loại hình phạt này mà tùy thuộc và từng tội phạm, từng trường hợp phạm tội cụ thẻ mà nhà làm luạt quy định mức tối thiểu và tối đa cho phù hợp. Có tội phạm nhà làm luật chỉ quy định mức tối thiểu là ba tháng và mức tối đa là hai năm, nhưng có tội phạm phải quy định mức tối thiểu là mười năm và tối đa là hai mươi năm. Nếu khung hình phạt quy định mức tối thiểu cao hơn ba tháng tù thì khi quyết định hình phạt Tòa án có thể phạt bị cáo dưới mức tối thiểu của khung hình phạt, nhưng không được thấp hơn ba tháng tù. 8
- Người bị kết án bị Tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn, nếu trước đó họ đã bị tạm giữ hoặc tạm giam, thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù. Tóm lại: Hình phạt tù có thời hạn là việc người bị kết án bị tước tự do, cách ly với xã hội và buộc phải lao động cải tạo trong các cơ sở giam giữ dưới sự quản lý và giám sát của cơ quan thi hành án trong một thời hạn nhất định. 1.1.2. Đặc điểm của hình phạt tù có thời hạn - Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt chính được quy định hầu hết trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Hình phạt tù có thời hạn được quy định trong hầu hết tất cả các chế tài đối với cấu thành tội phạm và được áp dụng phổ biến trong quá trình Tòa án xét xử tội phạm.“Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định” được quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015. - Hay có thể nói, hình phạt tù có thời hạn là hình phạt buộc người phạm tội cách ly khỏi đời sống xã hội và phải cải tạo tại trại giam để có thể thay đổi nhân cách, lối sống của họ. Hay có thể hiểu một cách ngắn gọn đó là hình phạt tù có thời hạn là việc hạn chế một số quyền tự do của người phạm tội, bị giam giữ tại nhà tạm giam, tạm giữ và buột họ phải tách khỏi cộng đồng xã hội trong một khoảng thời gian nhất định và buộc họ phải chịu nghiêm khắc cải tạo, thực hiện lao động, học nghề, học văn hóa...theo quy định của pháp luật. Hình phạt tù có thời hạn chủ yếu làm người phạm tội bị mất đi quyền tự do, cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội. Đồng thời cũng giáo dục cải tạo nhằm họ có thể thay đổi nhân cách tốt hơn, có ích cho xã hội. - Thời gian chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thời gian tối thiểu và tối đa, tùy theo tính chất, mức độ hành vi phạm tội. Nếu xem xét ta có thể thấy tại Điều 38 BLHS năm 2015 về hình phạt tù 9
- có thời hạn thì mức định tội đối với người phạm một tội có mức cao nhất là 20 năm và thấp nhất là 03 tháng. Về mỗi cấu thành tội của 1 tội được nêu cụ thể trong điều 38 “Mức thấp nhất không dưới 03 tháng và mức tối đa là 20 năm”. Vì vậy dù phạm tội chưa đạt hay ít nghiêm trọng thì mức hình phạt thấp nhất vẫn là 03 tháng, và nếu thuộc trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ngoài khung hình phạt chung thân và tử hình thì toà án có thể phạt lên tới 20 năm. Còn có trường hợp, người phạm tội có nhiều tội danh của nhiều bản án và có nhiều tội thì tổng hợp mức hình phạt cũng không được quá 30 năm. - Mục đích của hình phạt tù có thời hạn nhằm trừng phạt người phạm tội về hành vi phạm tội của họ đã thực hiện. Hình phạt tù có thời hạn là chế tài nghiêm khắc chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự. Trong phần các tội phạm, hình phạt tù có thời hạn là hình phạt được quy định ở tất cả các điều luật trong Bộ luật Hình sự. Trong thực tế xét xử hình phạt tù có thời hạn được áp dụng phổ biến và được coi là hình phạt hữu hiệu và nghiêm khắc nhất để đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hình phạt tù có thời hạn chỉ được áp dụng trong trường hợp khi thấy cần thiết phải cách ly người phạm tội ra khỏi cộng đồng xã hội trong khoảng thời gian nhất định để ngăn ngừa tội phạm và giáo dục người phạm tội. Hình phạt không phải là hình phạt tù chính là trường hợp hình phạt có thể đạt được mục đích mà không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi cộng đồng. Hình phạt tù có thời hạn được toà án áp dụng khi khung hình phạt của luật có quy định mà người phạm tội bị kết án có quy định hình phạt này. Đối với người dưới 18 tuổi, Toà án hạn chế áp dụng hình phạt tù, chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn khi xét thấy các biện pháp cảu tạo và giáo dục không có tính phòng ngừa và ăn đe. Điều này được quy định tịa khoản 6 điều 91 của BLHS hiện hành. Nếu áp dụng hình phạt tù có thời hạn, người chưa đủ 18 tuổi được hưởng mức hình phạt nhẹ hơn đối với người từ 10
- 18 tuổi trở lên. Và hình phạt áp dụng cũng nhẹ hơn và có thời hạn ngắn nhất cảu khung hình phạt. 1.1.3. Ý nghĩa của hình phạt tù có thời hạn - Ý nghĩa chính trị - xã hội: Những hành vi không đúng với pháp luật của cá nhân và người phạm tội, làm nên những tiêu cực trong mặt xã hội. Tạo nên những tiền đề xấu về môi trường sinh sống cũng như an ninh xã hội không tốt. Nên việc xét xử các vụ án hình sự đối với hành vi phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đối với các bị can, bị cáo luôn nhận được sự chú ý quan tâm của xã hội và người dân. Vì vậy việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị - xã hội trong đời sống hiện nay. Việc áp dụng và vận dụng đúng hình phạt sẽ mang lại sự chấp thuận của đông đảo người dân, tạo nên sự khách quan trong xã hội của việc đánh giá tội phạm, đánh giá chính sách hính sự của nhà nược. Điều này tạo niềm tin cho người dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước, tăng uy tín của Tòa án, Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi thực hiện quyền tư pháp, đồng thời tạo sự ổn định trong đời sống của nhân dân, người dân yên tâm trong sinh hoạt, lao động. Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đúng còn tác động một cách tích cực tới người bị kết án, qua đó họ nhận thấy mức hình phạt là phù hợp, tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của mình mà sẽ cố gắng cải tạo để về hòa nhập cuộc sống, sinh sống ổn định và không thực hiện hành vi phạm tội nữa. Sử dụng pháp luật cần phải công minh và minh bạch, đối với người phạm tội cần phải xử đúng người đúng tội. Không quá nhẹ cho người lỗi nặng và không quá nặng cho người lỗi nhẹ, cần áp dụng hình phạt một cách linh hoạt nhất là áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội. Tạo niềm tin cho nhân dân về tính nghiêm minh của nhà nước trong việc bảo vệ công lý cũng như tính nghiêm minh của pháp luật hình sự Việt Nam. Tất cả các hành vi xâm hại đến các quan hệ pháp luật được pháp luật 11
- Hình sự bảo vệ của người bị kết án đều được phải chịu các hình phạt tương xứng. Vì vậy việc nhà nước áp dụng hình phạt tù có thời hạn nghiêm minh đúng đắn sẽ góp phần bảo vệ công bằng xã hội, tăng cường pháp chế, trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội và pháp chế xã hội Chủ nghĩa. - Ý nghĩa pháp lý: Mang ý nghĩa thiết thực khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn là ý nghĩa về mặt pháp lý. Tính hợp lý và nghiêm minh của văn bản pháp luật hính sự thể hiện qua việc áp dụng hình phạt tù một cách hợp lý và chính xác. Để tìm ra những vấn đề còn thiếu sót và bất cập trong việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn để đưa ra những hướng giải quyết phù hợp trong việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn một cách thống nhất và toàn vẹn trong thực tiễn. Cần ban hành án lệ hoặc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của BLHS. Ngoài ra cũng cần xem xét tính hiệu quả của việc áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng hình phạt tù có thời hạn nói riêng thông qua trình tự thủ tục tố tụng quy định. Từ đó nhận xét được trình tự thủ tục tố tụng đã đạt được hiệu quả cao và đáp ứng được nhu cầu Cho thấy được trình tự, thủ tục tố tụng Hình sự quy định đã hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Chính vì thế trong mỗi giai đoạn khác nhau sự phát triển của xã hội đều có sự thay đổi, kéo theo sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, pháp luật. Do đó, nhiều quy định của pháp luật không còn phù hợp với tình hình thực tế của xã hội, trình tự thủ tục cần sửa đổi, bổ sung để chặt chẽ hơn. - Ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa: Ngoài mục đích trừng trị người phạm tội, mục đích của hình phạt tù có thời hạn là răng đe, trừng trị người phạm tội mà còn là giáo dục người phạm tội ý thức tuân theo pháp luật, chuẩn mực quy tắc của cuộc sống đồng thời ngăn ngừa phạm tội mới và giáo dục người khác. Trường hợp hình phạt tù có thời hạn được áp dụng một cách triệt để minh bạch và đúng đắn sẽ tạo sự đồng thuận của các cá nhân và tổ chức và toàn xã hội nhận thấy được sự công bằng của pháp luật từ đó tin tưởng vào sự đấu 12
- tranh phòng ngừa tội phạm vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra, truy tố và xét xử của nước ta; tạo ra sự đồng thuận để toàn xã hội tham gia tích cực vào công cuộc phòng chống tội phạm ở nước ta. Qua đó, cũng là bài học để tất cả người dân nhận thức được và tuyên truyền, giáo dục pháp luật tới người thân, gia đình, bạn bè, góp phần nâng cao sự hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật. 1.1.4 Khái niệm áp dụng hình phạt tù có thời hạn Có thể coi hình phạt tù có thời hạn là một trong những biện pháp trong nhiệm vụ đấu tranh và phòng chống tội phạm. Hình phạt này giữ vai trò khá quan trọng trong việc cưỡng chế, thuyết phục, giáo dục răn đe. Hình phạt tù có thời hạn được Toà án áp dụng thông qua hoạt động xét xử của Toà án và hoạt động xét xử của toà án phải tuân thủ các nguyên tắc đó là: Nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, xét xử tập thể và quyết định theo đa số…Căn cứ để ra quyết định hình phạt được quy định tại Điều 50 của Bộ luật hình sự năm 2015 “Khi quyết định hình phạt Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, căn nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của tội phạm, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Hoạt động tư duy của hội đồng xét xử được thực hiện sau khi xác định tội danh đối với hành vi người phạm tội được gọi là áp dụng hình phạt. Nếu coi cơ sở của việc quyết định hình phạt là định tội danh thì quyết định hình phạt là kết quả cuối cùng của hoạt động xét xử vụ án hình sự. Để quyết định hình phạt tù có thời hạn, Hội đồng xét xử phải căn cứ hồ sơ vụ án, kết quả của quá trình tranh tụng tại phiên toà, xác định các tình tiết của vụ án và nhận thức đầy đủ quy định của Bộ luật hình sự. Cũng có thể nói áp dụng hình phạt tù có thời hạn là hoạt động mang tính quyền lực của nhà nước, được thực thi thông qua Hội đồng xét xử là những người được nhà nước trao quyền để xem 13
- xét, đánh giá các chứng cứ, tài liệu đã được thụ lý và thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm xác định sự thật xác thực của vụ án, sau đó lựa chọn hình phạt sao cho phù hợp nhất với BLHS tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Ngoài ra HĐXX còn phải xem xét các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để ban hành bản án cũng như quyết định về hình phạt sao cho chính xác nhất. Những phân tích trên đã cho thấy khái niệm Áp dụng hình phạt tù có thời hạn có thể định nghĩa như sau: “Áp dụng hình phạt tù có thời hạn là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự sau quá trình định tội danh, thể hiện ở việc trên cơ sở hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại Toà, xác định các tình tiết của vụ án, nhận thức đầy đủ quy trình của bộ luật hình sự. Hội đồng xét xử sẽ lựa chọn mức hình phạt tù có thời hạn để áp dụng đối với người bị kết tối và ra phán quyết trong bản án kết tội về hình phạt đó. 1.1.5. Đặc điểm áp dụng hình phạt tù có thời hạn - Có thể coi đặc điểm áp dụng hình phạt tù có thời hạn là một hoạt động áp dụng pháp luật hình sự dưới 1 hình thức đặc biệt. Được nhà nước trao thẩm quyền nhân dân nhà nước để áp dụng pháp luật đối với người phạm tội. Vì vậy các hoạt động của toà án phải tuân thủ nghiêm theo quy định của tố tụng hình sự từ các bước: Xử lý, thu thập, chứng minh,…cho tới khi xét xử và ra quyết định. Để có thể áp dụng hình phạt tù một cách hiệu quả cần phải thường xuyên kiểm tra quá trình hoạt động nhận thức quy định pháp luật hình sự của người làm luật và các hoạt động thực tiễn của các cơ quan nhà nước chức năng nhằm cá biệt hoá các quy định của pháp luật hình sự đối với người phạm tội. Áp dụng chế tài chính là áp dụng hình phạt tù, chỉ có toà án là cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chế tài hình sự và làm các hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Áp dụng pháp luật hình phạt tù có thời hạn đối với người có hành vi vi phạm, toà án cần xem xét từng trường hợp cụ thể, trong những trường hợp đặc biệt như án có đồng phạm, hay phạm nhiều tội, hay phạm tội 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
86 p | 322 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
86 p | 76 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
80 p | 188 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận
86 p | 138 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
83 p | 133 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
84 p | 179 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội gây rối trật tự công cộng từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
85 p | 112 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
82 p | 46 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 60 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào Cai
81 p | 124 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
92 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước
102 p | 47 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 39 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hình phạt cải tạo không giam giữ từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
85 p | 60 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
88 p | 56 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
86 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
77 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 32 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn