intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày những vấn đề lý luận về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Quy định của pháp luật về chứng minh trong giai đoạn điều tra và thực tiễn chứng minh chứng minh vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; Các yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- NGUYỄN HUY HOÀNG CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội, năm 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- NGUYỄN HUY HOÀNG CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH SƠN Hà Nội, năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ NGUYỄN HUY HOÀNG
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC ......................... 5 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác............... 5 1.2. Đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác ......... 18 1.3. Chủ thể chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự .................... 20 1.4. Nội dung hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra ....................... 21 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VÀ THỰC TIỄN CHỨNG MINH VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI...... 30 2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ...................................................................................... 30 2.2. Thực tiễn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ......................................................................................... 49 2.3. Đánh giá thực tiễn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ......................................................................................... 57 Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC .............................................................................................. 61
  5. 3.1. Các yêu cầu nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác ................... 61 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác .............. 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CYGTT: Cố ý gây thương tích CQĐT: Cơ quan điều tra ĐTV: Điều tra viên KSV: Kiểm sát viên TNHS: Trách nhiệm hình sự TTHS: Tố tụng hình sự VAHS: Vụ án hình sự VKS: Viện kiểm sát VKSND: Viện kiểm sát nhân dân VKSNTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  7. HỆ THỐNG BẢNG SỐ LIỆU TRONG LUẬN VĂN Bảng 2.1. Bảng số liệu số vụ án hình sự và vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2016 - 2020 ........................................................................ 49 Bảng 2.2. Số vụ án VKSND Thành phố Biên Hòa trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sungtừ năm 2016 – năm2020 ................................................ 50
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, chứng cứ và chứng minh có vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Đối với giai đoạn điều tra VAHS, hoạt động này càng thể hiện tính chất quan trọng, bởi đây là cơ sở góp phần đảm bảo hiệu quả của các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Trong giai đoạn điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn VAHS. Kết quả điều tra của giai đoạn này là cơ sở để VKS quyết định truy tố bị can trước Tòa án hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Kết quả điều tra cũng là cơ sở để Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ thiếu sót, hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, vụ án kéo dài ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như uy tín của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Đây là loại tội phạm phổ biến, xảy ra thường xuyên trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Là trung tâm hành chính, kinh tế của tỉnh, thành phố Biên Hòa đã và đang thu hút đông người dân từ nhiều địa phương về sinh sống, làm việc, là điều kiện để các đối tượng phạm tội trà trộn, lợi dụng để hoạt động phạm tội. Theo báo cáo tổng kết của Công an thành phố Biên Hòa, thời gian qua tình hình các loại tội phạm trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp, số vụ phạm pháp chiếm gần nửa số vụ hàng năm của cả tỉnh, đặc biệt là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do nguyên nhân xã hội, đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả cao, nhất là trong hoạt động điều tra, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đúng người, đúng tội, hạn chế oan sai, góp phần ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vẫn còn bộc lộ hạn chế thiếu sót, dẫn đến vụ án phải gia hạn nhiều lần, bị trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc dẫn đến đình chỉ vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của công dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, đó là 1
  9. hoạt động điều tra tội phạm CYGTT hoặc gây tổn tại cho sức khỏe của người khác có những đặc điểm riêng nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và thiếu sót cần phải được nghiên cứu, tổng kết để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượnggiải quyết vụ án, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố nói chung và trên toàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Bên cạnh đó, còn có một phần do những người tiến hành tố tụng còn có tâm lý chủ quan, chưa chủ động, khách quan nên chưa xác định đầy đủ, đúng đắn những vấn đề phải chứng minh trong quá trình điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đồng thời một số quy định của pháp luật TTHS về đối tượng chứng minh còn thiếu sót khiến cho việc chứng minh của cơ quan có thẩm quyền còn nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực trạng của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhằm đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều tra loại tội phạm này nói chung và trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng là vấn đề mang tính cấp thiết. Từnhữnglýdotrên,tácgiảchọnđềtài:“Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề chứng minh trong tố tụng hình sự ở những mức độ và phạm vi khác nhau, đó là: Luận án Tiến sĩ Luật học “Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Văn Đương năm 2000 - Luận án này được hoàn thiện trước khi ban hành BLTTHS năm 2003 và Luận án Tiến sĩ Luật học “Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự ở nước ta” của tác giả Nguyễn Văn Du năm 2006 chủ yếu nghiên cứu quá trình chứng minh trong vụ án hình sự, chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cũng như chưa gắn với một địa bàn cụ thể. Luận văn thạc sĩ luật học “Hoạt động chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” năm 2012 của Mạc Thị Duyên; Luận văn thạc sĩ luật học “Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” của tác giả Vũ Ngọc Hà năm 2013; Luận văn thạc sĩ luật học“Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)” của tác giả Nguyễn Xuân Hán; Luận văn thạc sĩ luật học “Chứng minh trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp 2
  10. luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đặng Minh Phụng năm 2016; Luận văn thạc sĩ luật học “Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn năm 2016…. Ngoài ra, còn nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả và các nhà nghiên cứu pháp luật đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý bàn về chứng cứ và quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành chỉ đề cập đến một khía cạnh, phạm vi nhất định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Từ khi BLTTHS 2015 có hiệu lực đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập toàn diện, đầy đủ về chứng minh trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Từ tình hình nghiên cứu trên đây, có thể khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai" là yêu cầu khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. 3.Mụcđích vànhiệmvụ nghiên cứu -Mụcđíchnghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, qua đó tìm ra những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động này và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung và trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Nhiệmvụnghiên cứu: + Nghiên cứunhững vấnđềlýluậnvề chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. +Nghiên cứu, phân tích, đánh giáthực trạng hoạt độngchứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. + Đưaracácgiảipháp nângcao hiệu quảhoạt động điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 4.Đốitượngvàphạmvinghiêncứu 3
  11. - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 và thực trạng hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2016 – 2020. 5.Cơ sở lý luận vàphươngphápnghiêncứu Luậnvănnghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận củachủnghĩaMác- Lênin,tưtưởngHồChíMinh,quanđiểm củaĐảngvàNhànướctavềcải cáchtưpháp, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam trong tố tụng hình sự. Luận vănsử dụng kết hợp nhiều phươngpháp nghiên cứu khác nhau, như:sosánh,phântích,tổnghợp,thốngkê; khảo sát thực tiễn,… 6.Ýnghĩalýluậnvàthựctiễncủaluậnvăn Vềmặtlýluận:Luận văn đã góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động chứng minh trong điều tra vụ án nói chung và trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Về thực tiễn: Luận văn là tài liệu có giá trị dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật. Những đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các Phụ lục, Luận văn bao gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Chương 2: Quy định của pháp luật về chứng minh trong giai đoạn điều tra và thực tiễn chứng minh chứng minh vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 4
  12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.1. Khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.1.1. Khái niệm vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Để xây dựng khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, trước hết phải làm sáng tỏ thế nào là vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác? Liên quan đến vấn đề này cần phải làm rõ thế nào là VAHS. Đối với khái niệm VAHS, theo Từ điển Luật học thì “Vụ án hình sự là vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong BLHS đã được CQĐT ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở BLTTHS”. Trong lĩnh vực khoa học pháp lý nước ta đến nay cũng có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm VAHS, tuy nhiên, tác giả thống nhất với quan điểm cho rằng: “Vụ án hình sự là vụ án phát sinh khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm và CQĐT, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS, Tòa án (thông qua Hội đồng xét xử) khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp được quy định trong BLTTHS để xác định và xử lý người phạm tội” [27, tr.15]. Vậy vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là gì? Muốn làm sáng tỏ nội dung này, trước hết cần nhận thức về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác, được xác định bằng thương tích cụ thể. Điều 134 BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường 5
  13. hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;…”[18]. Để nhận thức sâu sắc về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cần làm sáng tỏ các yếu tố cấu thành tội phạm của tội này, theo đó: - Về khách thể của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được LHS bảo vệ bị tội phạm xâm pham tới. Đối với tội CYGTT thì khách thể trực tiếp là quyền nhân thân với nội dung là quyền được bảo hộ, tôn trọng về sức khoẻ của con người. - Về mặt khách quan của tội phạm này là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trái pháp luật. Hành vi này được thể hiện dưới dạng hành động, tác động vào cơ thể con người với các hành vi cụ thể như đâm, chém, đấm, đá… gây thương tích hoặc tổn hại cho một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể con người. Hậu quả trong CTTP cơ bản của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc, thương tích hoặc tổn thương khác cho sức khỏe phải từ 11% trở lên hoặc thương tật dưới 11% nhưng phải thuộc các tình tiết định khung cơ bản quy định tại điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS. Hậu quả do hành vi cố ý gây thương tích gây ra cũng có thể dẫn đến chết người. Cần chú ý phân biệt hậu quả chết người trong tội này và tội giết người quy định tại Điều 123 BLHS.Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện…, tuy các dấu hiệu này không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP nhưng có ý nghĩa chứng minh để xác định đúng tội danh và quyết định hình phạt. - Về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Về chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1, 6
  14. 2 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 134 BLHS. Trên thực tế, tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có những biểu hiện gần giống với tội giết người. Do đó, cần có sự phân biệt giữa hai tội này, nhất là ở hai trường hợp sau: Trường hợptội cố ý gây thương tích cho người khác nhưng dẫn đến hậu quả chết người với tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt (hậu quả chết người chưa xảy ra nằm ngoài ý muốn của người phạm tội). Điểm giống nhau của trường hợp này là hậu quả cùng gây thương tích cho người khác. Nhưng điểm khác nhau cơ bản làtrong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác người phạm tội không mong muốn hậu quả chết người xảy ra mà chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người c(ở giai đoạn chưa đạt) thì người phạm tội mong muốn hậu quả chết người xảy ra, hậu quả không xảy ra là ngoài ý muốn của họ. Trường hợp tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại của người khác dẫn đến chết người với tội giết người ở giai đoạn hoàn thành (hậu quả chết người đã xảy ra). Mặc dù trường hợp này cả hai tội đều có điểm giống nhau là cùng gây ra hậu quả chết người nhưng cần phân biệt: Đối với hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, người phạm tội không mong muốn làm chết người và cũng không có ý thức bỏ mặc hậu quả chết người xảy ra mà chỉ mong muốn hậu quả thương tích xảy ra. Còn đối với hành vi trong tội giết người, người phạm tội biết rõ hành vi của mình là tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật và mong muôn đạt được hậu quả chết người. Để xác định ý thức chủ quan của người phạm tội, có thể xác định từ động cơ, mục đích của người phạm tội và có thể qua các tình tiết biểu hiện ra bên ngoài như công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội, vị trí tác động,… Như vậy, tội này bao gồm hai hành vi. Hành vi: "Gây thương tích cho người khác" là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể con người làm cho con người có những thương tích nhất định (để lại dấu vết) và hành vi "Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể con người làm cho sức khỏe của nạn nhân yếu đi, không còn nguyên vẹn như 7
  15. trước mặc dù không để lại dấu vết trên thân thể họ, hoặc làm mất chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm giảm chức năng hoạt động của bộ phận đó. Đây là tội ghép gồm hai tội quy định trong cùng một điều luật: Tội cố ý gây thương tích cho người khác và tội gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Có thể hiểu, gây thương tích là gây ra, để lại các dấu vết trên thân thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, còn gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là làm mất mát, hư hại một phần, không còn nguyên vẹn như trước nữa đối với sức khỏe con người.Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tuy là hai tội, song hành vi khách quan và hậu quả của nó rất giống nhau, có nhiều điểm tương đồng nhau. Do vậy, các nhà làm luật đã xếp trong cùng một điều luật. Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì phải xác định được tội danh mà người đó đã phạm phải, được quy định trong BLHS. Căn cứ để xác định tội danh phải dựa vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm pháp lý cơ bản đặc trưng nhất của một tội cụ thể. Khoa học hình sự gọi những dấu hiệu đặc trưng đó là các yếu tố cấu thành tội phạm. Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người kháclà hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm hại sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác. Vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vụ việc phát sinh khi có các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm xâm hại sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác. 1.1.1.2. Khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác Để xây dựng khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì cần phải làm rõ khái niệm chứng minh trong tố tụng hình sự và khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Trước hết, nói đến chứng minh là nói đến “dùng lý lẽ, suy luận, bằng cứ để chỉ rõ điều gì đó là đúng hay không đúng” [40, tr.256]. Như vậy, chứng minh có thể hiểu là hoạt động có mục đích của con người trong tư duy, nhận thức hoặc trong thực tiễn, qua đó xác định sự đúng, sai của một sự vật, hiện tượng, xác định sự tồn 8
  16. tại hay không dựa trên những chứng cứ cụ thể. Hoạt động chứng minh là một trong những hoạt động xã hội và là một trong những hoạt động thực tiễn không thể thiếu của con người. Chính vì vậy, hoạt động này dựa trên lý luận Mác - Lênin về nhận thức, đó là quá trình nhận thức thế giới khách quan của con người từ cảm tính đến lý tính, từ những hiện tượng cá biệt đến cái chung, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, thông qua những giả thiết, khả năng đánh giá, đối chiếu, tổng quan. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan TTHS phải thu thập chứng cứ để chứng minh. Do đó, chứng minh trong TTHS là một trong những dạng của hoạt động chứng minh nói chung: “Chứng minh tội phạm là thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội” [31, tr.161]. Muốn xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự thì cac cơ quan THTT có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp hợp pháp nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như những tình tiết có ý nghĩa khác, đây là hoạt động phức tạp, phải trải qua đầy đủ các hoạt động từ thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Trên thực tế, những dấu vết của vụ án luôn tồn tại trong thế giới khách quan, được con người và môi trường vật chất ghi lại, phản ánh lại. Thực chất quá trình chứng minh trong TTHS là quá trình con người nhận thức về vụ, nhận thức về những sự kiện phạm tội đã xảy ra. Để nhận thức được vụ án, con người sẽ phải tiến hành thu thập, kiểm tra, đánh giá những gì thu thập được. Có thể nói, đây là quá trình xác định sự thật khách quan đối với vụ án, là quá trình nhận thức chân lý trên cơ sở thực tiễn, đi từ cái chưa biết đến biết, phản ánh biện chứng các sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất vào trong ý thức con người, tuân theo các quy luật của phép biện chứng duy vật. Khái niêm chứng minh trong TTHS đến nay còn nhiều quan điểm khác nhau về mặt khoa học pháp lý. Tuy nhiên, dù quan điểm khác nhau, nhưng xét về bản chất, đa số các quuan điểm đều thừa nhận đây là quá trình nhận thức khách quan theo quan điểm điểm Mác-xít. Theo tác giả, chứng minh trong TTHS là một quá trình chứng minh, quá trình này phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố bao gồm cơ sở pháp lý, chủ thể, đối tượng và phương tiện chứng minh. Trên cơ sở đó, tác giả thống nhất với quan điểm “Quá trình tư duy và thực tiễn của cơ quan điều tra và những 9
  17. người có quyền chứng minh dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật TTHS để thu thập, kiểm tra và đánh giá các thông tin, tài liệu cần thiết nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án” [32, tr.183]. Quá trình chứng minh trong VAHS là trải qua các giai đoạn TTHS như giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Các hoạt động này đều thực hiện dưới hình thức, biện pháp, thẩm quyền tố tụng hình sự khác nhau, dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản: Bộ luật TTHS, Tổ chức CQĐT hình sự, Luật tổ chức VKSND, Luật Tổ chức TAND… Mục đích của quá trình chứng minh trong VAHS của các cơ quan THTT là xác định sự việc phạm tội và người phạm tội, xác định những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Quá trình chứng minh VAHS bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như bắt đầu từ khi giải quyết nguồn tin về tội phạm. Mỗi giai đoạn tố tụng khi chứng minh VAHS đều tiến hành những hành vi tố tụng đặc trưng như: giai đoạn khởi tố vụ án hình sự do cơ quan có thẩm quyền khởi tố chứng minh sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm không để quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự; giai đoạn điều tra do CQĐT (hoặc Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra) tiến hành nhằm là rõ đối tượng chứng minh trong giai đoạn điều tra với những hành vi tố tụng đặc trưng như: KTBC, lấy lời khai những người tham gia tố tụng, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS, kết luận điều tra hoặc đình chỉ điều tra…; Giai đoạn truy tố do VKS tiến hành thể hiện qua hoạt động thực hành quyền công tố (là chức năng duy nhất chỉ VKS mới có thẩm quyền tiến hành) và kiểm sát hoạt động của CQĐT, Tòa án. Giai đoạn xét xử do Tòa án tiến hành nhằm xác định tội phạm, người phạm tội và quyết định hình phạt cũng như các quyết định khác theo quy định của pháp luật. Các hành vi tố tụng chủ yếu của giai đoạn này như: Xét hỏi bị cáo hoặc hỏi những người tham gia tố tụng khác, Nghị án; Tuyên án… Tất cả những hoạt động trên đều phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, nhằm chứng minh sự thật khách quan của VAHS, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Trên cơ sở những quy định của pháp luật như BLTTHS, Luật Tổ chức CQĐT hình sự, Luật Tố chức VKSND, Luật Tổ chức TAND, các văn bản pháp luật 10
  18. khác cũng như thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử có thể đi đến kết luận: Quá trình chứng minh VAHS là quá trình mà các Cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT thực hiện hoạt động nhận thức chân lý về vụ án hình sự. Quá trình chứng minh vụ án hình sự thể hiện ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Để có thể dựng khái niệm chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, còn cần phải làm sáng tỏ thế nào là giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Như đã phân tích ở trên, vụ án phát sinh khi phát hiện có các dấu hiệu cấu thành tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà CQĐT và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật ra quyết định khởi tố vụ án. Trong quá trình giải quyết VAHS nói chung và vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, điều tra là hoạt động TTHS giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi thông qua hoạt động điều tra nhằm phát hiện, thu thập kịp thời những chứng cứ để chứng minh tội phạm và người phạm tội, xác định tính chất cũng như mức độ thiệt hại mà tội phạm đã gây ra. Thông quan kết quả điều tra, làm cơ sở cho VKS thực hiện việc truy tố và Tòa án xét xử tội phạm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Có thể nói, hoạt động điều tra là hoạt động cần thiết đối với tất cả các vụ án hình sự, điều tra chính là “công tác trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ” [31]. Từ những lập luận nêu trên, có thể khái niệm điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau: “Điều tra trong vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là những hoạt động tố tụng do các cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành bằng các biện pháp mà pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm nhằm xác định sự thật của vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ”. Như vậy, điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là hoạt động áp dụng pháp luật, hoạt động này được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật TTHS nhằm chứng minh, làm sáng tỏ vụ án trong suốt quá trình tố tụng. Qúa trình chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được bắt đầu từ khi Cơ quan có thẩm 11
  19. quyền khởi tố vụ án và kết thúc khi Cơ quan này kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, làm tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo. Để chứng minh, CQĐT được sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để thu thập chứng cứ và phải sử dụng, đánh giá tất cả những chứng cứ đó, xây dựng các giả thuyết điều tra có thể xảy ra, vì những quyết định của CQĐT trong giai đoạn này là sự đánh giá, kết luận đầu tiên về VAHS, thể hiện tính pháp lý và thể hiện sự thật khách quan của vụ án. Giai đoạn chứng minh này có vị trí và vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả truy tố của VKS cũng như hoạt động xét xử của Tòa án. Bên cạnh đó, chứng minh trong giai đoạn điều tra còn góp phần rất quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói riêng và tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nói riêng.Theo Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội thì, điều tra là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật định để xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Giai đoạn điều tra được tính từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự đến khi cơ quan có thẩm quyền kết thúc điều tra bằng Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc Quyết định đình chỉ vụ án và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát. Từ tất cả những điều phân tích trên đây có thể xây dựng khái niệm thực hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau: Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ theo trình tự, thủ tục được BLTTHS quy định của những chủ thể tiến hành tố tụng nhằm làm làm rõ hành vi xâm hại sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Như vậy, những đặc điểm thuộc về bản chất của quá trình chứng minh như chủ thể, phương tiện, thủ tục, nội dung và mục đích chứng minh đã được đề cập trong khái niệm nêu trên. 12
  20. 1.1.2. Đặc điểm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác Mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, do đó mà các chủ thể chứng minh cũng như nội dung chứng minh, phương tiện chứng minh…cũng có sự khác nhau. Hơn nữa, mỗi vụ án khác nhau lại có những đặc trưng riêng. Do đó, mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau, mỗi vụ án khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng khác nhau. Đối với hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, gồm những đặc điểm sau: Thứ nhất, kết luận giám định là nguồn chứng cứ bắt buộc phải có trong việc chứng minh đối với vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Theo quy định tại điểm 4 Điều 206 BLTTHS năm 2015 thì, cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả nang lao động. Khi chứng minh đối với vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nếu không dựa vào kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền không thể xác định được tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và đây cũng là một trong những vấn đề cần phải chứng minh trong bất cứ vụ án hình sự nào. Thứ hai: Chủ thể của hoạt động chứng minh: Trong quá trình chứng minh vụ án hình sự nói chung, bao gồm nhiều chủ thể khác nhau tùy thuộc vào mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau. Trong giai đoạn điều tra, các chủ thể chứng minh là những người có thẩm quyền THTT trong giai đoạn điều tra, đây là những người có kiến thức về pháp luật và nghiệp vụ điều tra, biết vận dụng linh hoạt các biện pháp khoa học kỹ thuật, kết hợp giữa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để phát hiện và điều tra được tội phạm. Chủ thể chứng minh ở giai đoạn điều tra nói chung và trong vụ án cố ý gây thương tích nói riêng là những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm Điều tra viên, Kiểm sát viên hoặc cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra : Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, kiểm ngư, lực lượng cảnh sát biển hoặc các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Theo quy định của BLTTHS thì những người tham gia tố tụng khi được các cơ quan có 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2