Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 17
download
Luận văn nghiên cứu những lý luận, các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án tàng trữ trái phép chất ma tuý trên địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 5 năm kể từ năm 2015 đến năm 2019. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN ĐIỀU TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN QUẬN 4, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội, năm 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN ĐIỀU TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN QUẬN 4, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH XUÂN NAM Hà Nội, năm 2020
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ ................................................. 8 1.1. Khái niệm về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý ..................................... 8 1.2. Quá trình hình thành và hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội tàng trữ ma túy nói chung và tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng ........................................................................................... 14 1.3. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tàng trữ trái phép chất ma túy dùng để phân biệt với một số tội phạm khác về ma túy có các yếu tố tương đồng .............................................................................................................. 33 Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY .............. 41 2.1. Diễn biến tình hình tội phạm nói chung, tội phạm về ma túy và tội tàng trữ trái phép chất ma túy xảy ra trên địa bàn quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm 2019 ................................................................ 41 2.2. Đánh giá thực trạng việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................. 47 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI TÀNG TRỪ TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ................................................................................................................. 63 3.1. Các giải pháp ......................................................................................... 63 3.2. Một số kiến nghị và đề xuất .................................................................. 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự CQĐT: Cơ quan điều tra TA: Toà án TAND: Toà án nhân dân VKS: Viện kiểm sát VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng thống kê kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn Quận 4........................................................ 42 Bảng 2.2. Bảng thống kê kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm tội phạm về ma túy và tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 44
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới cơ cấu kinh tế, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, đồng thời vị trí, vai trò của Việt Nam ngày càng được đề cao trên trường quốc tế. Tuy nhiên dưới tác động tiêu cực của nền kinh tế và mở rộng quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới và trong khu vực, đã tác động ảnh hưởng đến tình hình tội phạm nói chung, đặc biệt là tình hình tội phạm về ma túy, trong đó có tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Tội phạm về ma túy là loại tội phạm mới xuất hiện trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường hội nhập quốc tế nhưng hậu quả và hệ lụy để lại cho gia đình người phạm tội cũng như xã hội ngày càng lớn chính vì vậy, quan điểm đấu tranh phòng chống loại tội phạm này đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước và Thể chế hòa các quan điểm của Đảng và lần đầu tiên được quy định tại điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 (Sửa đổi bổ sung năm 2009) với tính chất là một loại hành vi của tội ghép (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy và được tách ra với tính chất là một tội phạm độc lập được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) loại tội phạm này ngày càng phát triển gia tăng cả về số lượng tội phạm và cả về số lượng người phạm tội. Cũng như thực trạng tình hình tội phạm về ma túy nói chung và về tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng trên địa bàn cả nước, trong những năm vừa qua, trên địa bàn quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình tội tàng trữ trái phép chất ma túy vẫn diễn ra hết sức phức tạp và phát triển theo xu thế ngày càng gia tăng gây ra bức sức lo lắng trong quần chúng nhân dân. Trước tình hình đó các cơ quan trực tiếp đấu tranh bảo vệ pháp luật như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đã phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân tích cực phát động và áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn cũng như phát hiện, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử kịp thời nghiêm minh các hành 1
- vi phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy được dư luận đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên trên thực tế tội tàng trữ trái phép các chất mà túy khi phát hiện, CQĐT, VKSND, TAND gặp rất nhiều khó khăn do các đối tượng phạm tội và sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn xạo quyệt và chống đối hết sức quyết liệt. Việc chứng minh hành vi phạm tội đặc biệt là giữa hành vi tàng trữ trái phép với hành vi mua ma túy để trực tiếp sử dụng; giữa hành vi vận chuyển trái phép các chất ma túy với hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý cũng hết sức phức tạp do các đối tượng phạm tội tìm mọi cách chối tội; Việc xác định các chất ma túy, trọng lượng, hàm lượng các chất ma túy phải trải qua giai đoạn giám định trong một số trường hợp cũng phải kéo dài thời gian và gặp những khó khăn nhất định. Chính vì vậy việc lựa chọn vấn đề "Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiền Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh" Làm đề tài luận văn thạc sĩ là đáp ứng yêu cầu cấp thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ma túy, tội phạm về ma túy trong đó có tội tàng trữ trái phép chất ma túy cũng như hệ lụy của nó cho đối tượng phạm tội, gia đình của họ và đối với xã hội luôn luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân, đặc biệt là những nhà nghiên cứu lý luận và những người làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật có liên quan đối với tội phạm về ma túy. Chính vì vậy đã có nhiều công trình, đề tài khoa học, bài viết và các luận án tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này. Có thể viện dẫn một số công trình, đề tài, bài viết, luận án, luân văn sau đây: - Trần Văn Kiệm, hình phạt đối với tôi tàng trữ trái phép chất ma túy. Báo bảo vệ pháp luật ngày 20/11/2019. - Nguyễn Thị Ngà, Nguyễn Văn A Phạm tội tàng từ trái phép chất ma túy theo điểm a, c Khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự, Tạp chí Tòa án điện tử ngày 25/3/2020. - Tìm hiểu nội dung về tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại Điều 249 BLHS, https://conganquangbinh.gov.com. - Nguyễn Duy Hội, tội tàng trữ trái phép chất ma tuý. hinhsu.luật việt.com ngày 13/7/2018. 2
- - Nguyễn Đức Hùng, Điều 249 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, htts://côngtyluattgs.vn ngày 06/5/2019. - Lê Hồng Minh đánh giá lời khai nhận của người có ma túy để xác định tội danh và lần phạm tội. Cổng thông tin điện tử VKSNDTC, vksndtc.gov.vn ngày 10/5/2020. - Kiều Phong - Tuấn Vũ, Thành phố Hồ Chí Minh bàn giải pháp chặt vòi bạch tuộc ma túy, báo Sài Gòn giải phóng 4/10/2019. - Phan Anh, Thành phố Hồ Chí Minh dốc toàn lực trị tội phạm ma túy, bảo người lao động ngày 05/11/2019. - Triệu Thị Ngân Hà (2017) “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang” Luận văn Thạc sĩ Học viện khoa học xã hội. - Phạm Phương Trang (2019), “ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội. - Ngô Quỳnh Thanh (2018), Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Học viện khoa học xã hội. - Nguyễn Thị Mai Nga (2010), hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKSND trong điều tra các vụ án về ma túy, luận án tiến sĩ, học viện cảnh sát nhân dân. Do BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 tách Điều 194 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) từ bốn hành vi độc lập là tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý thành bốn tội độc lập là tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (Điều 249), tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250); tội mua bán trái phép các chất ma tuý (Điều 251); tội chiếm đoạt các chất ma tuý do đó các công trình nghiên cứu về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý không nhiều. Tuy nhiên qua nghiên cứu các công trình trên đây cho thấy, các tác giả đã nghiên cứu trên nhiều phương diện và dưới 3
- nhiều góc độ khác nhau về loại tội phạm này. Tuy nhiên chưa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý từ thực tiễn quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh vì vậy đề tài luận văn là đề tài hoàn toàn mới và không trùng với bất kỳ một công trình khoa học nào đã công bố. Mặc dù vậy kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên có thể được kế thừa một số vấn đề trong quá trình thực hiện đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Đề tài luận văn nghiên cứu những lý luận, các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án tàng trữ trái phép chất ma tuý trên địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 5 năm kể từ năm 2015 đến năm 2019 luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao áp dụng các quy định của tội phạm này trong khởi tố, điều tra, truy tố, và xét xử sơ thẩm trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. - Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đặt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài luận văn thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: + Nghiên cứu và phân tích những vấn đề lý luận về ma tuý, tàng trữ trái phép chất ma tuý, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý. + Nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép các chất ma tuý. + Phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma tuý với một số tội phạm khác về ma tuý. + Khảo sát thu thập số liệu, thông tin về tội tằng trữ trái phép chất ma tuý trên địa bàn Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. + Đánh giá thực trạng tình hình định tội danh và quyết định hình phạt trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm loại tội phạm này tìm ra những kết quả đặt được, những tồn tại, khó khan vướng mắc. 4
- + Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa việc áp dụng các quy định của pháp luật về tội phạm này trong khởi tố, điều tra, truy tố, và xét xử sơ thẩm trong giai đoạn hiện nay và những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận, pháp luật về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý và trực tiếp áp dụng các quy định của tội phạm này trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm từ thực tiễn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn + Phạm vi về nội dung: đề tài luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của tội phạm này tại quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. + Phạm vi về không gian: đề tài luận văn khảo sát thu thập, nghiên cứu số liệu vụ án tàng trữ trái phép chất ma tuý do khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. + Phạm vi về thời gian: đề tài luận văn nghiên cứu số liệu trong khoảng thời gian 5 năm kể từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp luận: đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma tuý nói riêng. Nhằm đảm bảo cho việc nghiên cứu đề tài luận văn đi đúng hướng và đạt được mục đích đã đề ra. - Phương pháp cụ thể: đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các phương pháp cụ thể như: phương pháp diễn giải, quy nạp; phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh; phương pháp khảo sát, thu thập thông tin, số liệu; phương pháp trao đổi, toạ đàm trực tiếp với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có năng lực, kinh nghiệm trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý đang công tác tại CQĐT, VKSND, TAND quận 4, 5
- Thành phố Hồ Chí Minh. Việc sử dụng cac Phương pháp này nhằm bảo đảm cho việc viết các nội dung của các chương theo đúng yêu cầu đã đề ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Về mặt lý luận Là công trình khoa học được nghiên cứu, phân tích toàn diện và sâu sắc để làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như cơ sở pháp lý của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy theo Bộ luật hình sự Việt Nam. Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên, có tính hệ thống và tương đối toàn diện về tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp xác định được khái niệm, các đặc điểm riêng có, cũng như nội hàm của vụ án tội tàng trữ trái pháp chất ma túy, từ đó đưa ra những kiến nghị về mặt lập pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật TTHS về vấn đề này. - Về mặt thực tiễn Tổng kết, rút ra được những kinh nghiệm về tội tàng trữ trái phép chất ma túy ở giai đoạn điều tra từ năm 2015 đến năm 2019 do Cơ quan điều tra Công an Quận 4 thụ lý điều tra, truy tố của Viện kiểm sát nhân dân Quận 4, xét xử của Tòa án nhân dân Quận 4. Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp các Cơ quan THTT nói chung, Viện kiểm sát nói riêng xác định, áp dụng đúng đắn trình tự, thủ tục để truy tố trong vụ án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Bên cạnh đó, tác giả cũng hy vọng luận văn có thể được sử dụng trong công tác nghiên cứu của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật… Những người có thẩm quyền THTT và những người tham gia tố tụng có thể nghiên cứu nhằm áp dụng pháp luật vào quá trình công tác thực tiễn, nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý. 6
- Chương 2: Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý từ thực tiễn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý. 7
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ 1.1. Khái niệm về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý 1.1.1. Khái niệm về chất ma tuý Ngày nay thuật ngữ về ma tuý được sử dụng rộng rải trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm, thuật ngữ, ma túy, chất ma túy, tội phạm về ma túy được quy định trong các công ước của Liên hiệp quốc và trong các văn bản pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy thường được hiểu với các nghiệm như: tình trạng nghiện ma túy, người nghiện ma túy, tiêm chích ma túy... Tuy nhiên do phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến đời sống vật chất tinh thần của con người ngày càng được nâng lên, đặc biệt là từ những năm giữa thế kỷ XX đến nay nhu cầu vui chơi, giải trí của các tầng lớp nhân dân đáng chú ý là giới trẻ ngày càng cao do đó xuất hiện tình trạng lạm dụng việc sử dụng các loại cây cỏ có tính chất gây nghiện trước đây. Xuất phát từ nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, các đối tượng phạm tội đã sử dụng những thành tựu của khoa học để điều chế, chế suất các loài cây cỏ, hoa, quả, nhựa có tính năng chữa bệnh và vui chơi giải trí thành các chất gây nghiện, chất hướng thần có lượng độc tố cao, tạo thuận lợi cho việc sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, mua bán và thuật ngữ ma túy được hình thành và ra đời. Vậy ma túy là gì? - Theo từ điển Hán Việt thì “ma” Có nghĩa là tê liệt hoặc “làm mê mẫn” hoặc làm cho “tê liệt”, “tuý” có nghĩa là say “ma túy” là một danh từ dùng để chỉ chất thuốc có khả năng gây ra hiện tượng thần kinh tê liệt dùng nhiều sẽ bị nghiện. Nghiên cứu khái niệm ma túy nêu trên mặc dù được giải nghĩa theo nghĩa Hán Việt mang tính nôm na dễ hiểu và còn sai nghĩa và khái quát được tác hại của ma túy là làm tê liệt hệ thần kinh và nếu dùng nhiều sẽ bị nghiện... [3, tr.14]. Tuy nhiên hạn chế của khái niệm này là chỉ đề cập đến hậu quả của việc sử dụng ma túy, chưa làm rõ được chất ma túy là gì. 8
- - Theo Từ điển Tiếng việt thì ma túy là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện [21, tr.583]. Nghiên cứu khái niệm này cho thấy, khi nói đến ma túy có đề cập đến cách gọi chung của các chất có tác dụng gây ra trạng thái ngây ngất, đờ đẫn dùng quen sẽ thành nghiện nhưng cũng chưa làm rõ được các chất đó là chất gì. - Theo Công ước Thống nhất về các chất ma túy năm 1901 Đã sửa đổi bổ sung theo nghị định thư 1972 Sửa đổi Công ước Thống nhất về các chất ma túy năm 1961 của Liên Hiệp quốc thì sau khi đưa ra định nghĩa về một số loại cây, lá nhựa có chất ma túy thì tại điểm J khoản 1 Công ước có đưa ra khái niệm “ma tuý” nghĩa là bất kỳ chất liệu nào trong bảng I và II dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp. Cách đưa ra khái niệm của công ước về ma túy là dựa trên cơ sở tổng hợp các chất ma túy đã được quy định trong hai bảng của Công ước dù bất kỳ dưới dạng tự nhiên hay đã qua điều chế. Khái niệm này còn tiếp tục được quy định tại điểm r khoản 1 Điều 1 Công ước của Liên hiệp quốc tế về chống buôn bán bất hợp pháp của chất ma tuý và chất hướng thần năm 1988. - Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định các tội phạm về ma tuý tại Chương XX gồm 13 Điều (từ Điều 247 đến Điều 259 không đưa ra khái niệm chất ma tuý mà các chất ma tuý được liệt kê một số chất có tên gọi cụ thể và các loại cây khác có chứa chất ma tuý, các chất ma tuý khác ở thể rắn, thể lỏng. Theo đó các chất ma tuý theo quy định của BLHS là: + Cây thuốc phiện, cái Coca, cây Cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định; Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cây Coca; lá khát, lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây Cần sa, quả thuốc phiện khô, tươi, + Heroine, cocaine, methamphetamine, amphetamine, MDMA, hoặc XLR-11 + Các chất ma túy khác ở thể lỏng, thể rắn. - Luật Phòng chống ma túy năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2008) đã đưa ra một số định nghĩa liên quan đến ma túy cụ thể như sau: + Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. 9
- + Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. + Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. + Tiền chất ma túy là hóa chất cần thiết trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục của Chính phủ ban hành. + Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa hợp chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong các danh mục do Bộ y tế ban hành có chứa các chất quy định tại Khoản 2,3,4 Điều này. Đồng thời, Luật Phòng chống ma túy cũng quy định về các loại cây có chứa chất ma túy và đưa ra khái niệm về người nghiện ma túy như sau: Cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện (cây Anh túc), cây Coca, cây Cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định. Đến thời điểm hiện nay, danh mục các chất ma túy do Chính phủ ban hành được quy định cụ thể trong các Nghị định gồm: Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ quy định danh mục các chất ma túy và tiền chất; Nghị định số133/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/11/2003 của Chính phủ quy định bổ sung một số chất vào Danh mục các chất ma túy và tiền chất theo Nghị định 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ và Nghị định số 163/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2007 quy định sửa tên, bổ sung, chuyển, loại bỏ một số chất thuộc danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ; Nghị định số 17/2011/NĐ-CP ngày 22/02/2011 quy định về bổ sung, sửa tên chất, tên khoa học đối với một số chất thuộc danh mục các chất ma túy và tiền chất ma túy ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CPngày 01/10/2001 của Chính phủ và Nghị định số 163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007của Chính phủ; Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ ban hành các Danh mục chất ma túy và tiền chất; Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chất ma túy 10
- và tiền chất; gần đây nhất ngày 29/5/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2020/ NĐ-CP sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ. Theo đó, các chất ma túy được chia thành ba danh mục gồm: Danh mục I: các chất ma túy rất độc, tuyệt đối cấm sử dụng trong lĩnh vực y tế, việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học và điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền (có trong Bảng IV Công ước của Liên hiệp quốc năm 1961 và Bảng I Công ước của Liên hiệp quốc năm 1971 (gồm 45 chất. Danh mục II: các chất ma túy độc hại, được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị (có trong Bảng I và Bảng II Công ước của Liên hiệp quốc năm 1971) gồm 121 chất. Danh mục III: các chất ma túy độc dược dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị (có trong Bảng III và Bảng IV Công ước của Liên hiệp quốc năm 1971) gồm 69 chất. Từ sự phân tích các quan điểm, các quy định của pháp luật về ma túy, chất ma túy có thể rút ra khái niệm như sau: Ma túy là các chất có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ gây kích thích mạnh hoặc ức chế thần kinh và làm thay đổi trạng thái ý thức cũng như sinh lý của người sử dụng. Nếu lạm dụng, con người sẽ bị lệ thuộc vào ma túy và dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng ma túy. Việc nghiên cứu về ma túy và chất ma túy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với CQĐT, VKS, TA trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm cho việc khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đúng người đúng tội, đúng quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội. 1.1.2. Khái niệm về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy 11
- Tàng trữ theo nghĩa thông thường là cất giữ cẩn thận những thứ có giá trị. Theo đó thì tàng trữ cũng đồng nghĩa với tích trữ nhưng thường đi liền với hành vi cất giữa những thứ bị cấm và được hiểu theo nghĩa là tàng trữ trái phép. Khái niệm này chỉ đề cập đến hành vi tàng trữ như là hành vi cất dấu những đồ vật có giá trị như cất dấu vàng, bạc, tiền… tàng trữ còn đồng nghĩa với tích trữ nhưng thường được đặt trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định và có mục đích thu được những mối lợi nhất định cho người tích trữ hoặc để phòng ngừa lúc gặp khó khăn như tích trữ lương thực, thực phẩm… Theo Từ điển Luật học thì “tàng trữ trái phép là hành vi cất giữ trái phép đối tượng cụ thể trong người, nơi ở, nơi làm việc hoặc ở một nơi nào khác. Do tính chất đặc biệt của một số đối tượng nên hành vi tàng trữ trái phép một trong những đối tượng này bị pháp luật hình sự Việt Nam coi là tội phạm. Đó là: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; Tội tàng trữ trái phép vật liệu nổ; Tội tàng trữ trái phép chất ma túy [20, tr.693,694]. Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần tội phạm) do GS.TSKH Lê Cảm chủ biên thì khái niệm về hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma túy cụ thể như sau: “hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ trái phép chất ma túy trong người, trong nhà hoặc ở nơi nào khác không kể thời gian bao lâu”. Quan điểm trên đây đã mô tả được hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giấu trái phép ở những địa điểm nhất định nhưng hạn chế là chưa nêu được mục đích của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Theo bình luận khoa học BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) phần các tội phạm của tác giả Đinh Văn Quế thì khái niệm về tội phạm theo quy định tại Điều 194 như sau “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là hành vi cất giữ, chuyển dịch hay mua để bán lại, cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng bức, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chất ma túy [11, tr.78]. Nghiên cứu khái niệm trên cho thấy, mặc dù khái niệm đã khái quát hóa được các hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt 12
- chất ma túy nhưng đây là tội ghép bốn hành vi phạm tội do chưa làm rõ được khái niệm về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Theo bình luận khoa học BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 do GS.TS Trần Văn Luyện chủ biên thì tàng trữ trái phép chất ma túy được hiểu là “tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, dấu trái phép chất ma túy ở bất kỳ nơi nào như: trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong valy, cho vào thùng xăng xe, cất trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc mang theo người mà không nhằm mục đích mua bán hay sử dụng trái phép chất ma túy khác. Quan điểm trên đây đã đề cập tương đối toàn diện về hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý như: Tàng trữ trái phép chất ma tuý là hành vi cất giữ, dấu bất hợp pháp ở nhiều vị trí, địa điểm khác nhau đồng thời nêu được mục đích của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, nghiên cứu tất cả các khái niệm về tàng trữ, tàng trữ trái phép, tàng trữ trái phép chất ma tuý vẫn chưa đưa ra được khái niệm, mang tính tổng quát với tính khái quát cao về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Theo quan điểm của chúng tôi để đưa ra khái niệm mang tính khái quát cao về tội tàng trữ trái phép chất ma túy phải trên cơ sở nghiên cứu, phân tích quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 về khái niệm tội phạm được quy định tại (Điều 8); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249) đồng thời phải nghiên cứu, phân tích khái niệm chất ma túy; khái niệm tàng trữ, tàng trữ trái phép chất ma túy. Từ đó có thể đưa ra khái niệm về tội tàng trữ trái phép chất ma túy như sau: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bằng hành vi cất giữ, cất dấu trái phép chất ma túy ở bất cứ nơi nào như: trong nhà, ngoài sân, vườn, chôn dưới đất để trong vali, thùng xe, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc mang theo người… mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép các chất ma túy khác do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến chính sách và quy định của Nhà nước về thống nhất quản lý các chất ma túy. 13
- 1.2. Quá trình hình thành và hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội tàng trữ ma túy nói chung và tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng 1.2.1. Thời kỳ trước khi ban hànhBộ luật hình sự năm 1985 Nước ta có diện tích tự nhiên là 332,212 km2 trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85 % diện tích lãnh thổ tạo thành một cánh cung luôn hướng ra biển đông chạy dài 1400km. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp với phát triển của các loài thực vật. Trước đây ở nước ta không có thuật ngữ “ma túy” mà chỉ tồn tại thuật ngữ “thuốc phiện” nhựa cây thuốc phiện hay còn gọi là cây “Anh túc”. Cho đến nay chưa có thể biết chính xác cây thuốc phiện từ đâu được đưa vào Việt Nam trồng từ năm nào mà chỉ xác định vào khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc và bắc trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An), đặc biệt được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng. Tương tự như vậy, cây Cần sa, cây Coca cũng là hai loại cây có chứa chất ma túy được đưa vào trồng ở Việt Nam muộn hơn so với cây thuốc phiện. Cây Cần sa và cây Coca được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Do hai loại cây này có tính chất và đặc điểm giống cây thuốc phiện nên được liệt vào cây thuốc phiện. Ban đầu, cây Thuốc phiện, cây Coca, cây Cần sa được trồng và khai thác, sử dụng như một loại thảo dược dùng trị các bệnh phong thấp, tiêu hóa hoặc dùng làm thuốc giảm đau, sau đó được dùng để hút trong các lễ hội, đám ma, đám cưới và trở thành có nhiều người nghiện. Người nghiện thuốc phiện không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm sút sức lao động mà còn có nhiều biểu hiện bất thường về thần kinh và có những hành động đáng lo ngại, thậm chí là hành động nguy hiểm cho xã hội dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho gia đình và xã hội. Để ngăn chặn tệ nạn nghiện hút và trồng cây thuốc phiện một số làng, bản đã lập ra các Hương ước quy định về việc cấm sử dụng thuốc phiện. 14
- Nhận thức được sự nguy hiểm của việc trồng và sử dụng cây Thuốc phiện, cây Cần sa, cây Coca đối với con người và xã hội. Năm bành trị thứ III, triều Nguyễn đã ban hành đạo luật đầu tiên về việc cấm trồng cây thuốc phiện vì cho rằng: “con trai, con gái dùng thuốc phiện để thỏa lòng dâm dục, trộm cướp; dùng nó để dòm ngó nhà người ta trong kinh thành, ngoài thì thôn xóm vì nó mà có khi hỏa hoạn, khánh kiệt tài sản; vì nó mà thân tàn người chẳng ra người”. Đạo luật này cũng quy định rõ: từ nay về sau, quan lại và dân chúng không được trồng và mua bán thuốc phiện, ai đã trồng thì phải phá đi, người nào chứa, giữ thì phải hủy đi . Nhận thức được tác hại của việc trồng cây thuốc phiện và sử dụng nhựa cây thuốc phiện không chỉ đối với người nghiện mà còn mang lại nhiều tác hại xấu cho toàn bộ xã hội. Chính vì vậy, ngày 03/9/1945, chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong bài nói chuyện về "Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta vơi rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn nhằm hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta… Cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm thuốc phiện . Thực hiện chỉ thị này của Hồ Chủ Tịch, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 150/TTg ngày 05/3/1952 quy định việc xử lý đối với những hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện với những nội dung cụ thể sau đây: Điều 5 - Ngoài các cơ quan chuyên trách, không ai được tàng trữ và chuyển vận nhựa thuốc phiện hay thuốc phiện đã nấu rồi. Điều 6 - (Do Nghị định số 225-TTg ngày 22/12/1952 của Chính phủ sửa đổi và bổ sung Nghị định số 150/TTg ngày 5/3/1952 quy định những hành vi phạm pháp sẽ bị phạt như sau: - Tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc chuyển vận trái phép; - Phạt tiền từ 1 đến 5 lần giá trị số thuốc phiện lậu. Ngoài ra, người phạm pháp còn có thể bị truy tố trước Tòa án nhân dân. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
86 p | 329 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
86 p | 80 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
80 p | 190 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận
86 p | 140 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
83 p | 140 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
84 p | 181 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội gây rối trật tự công cộng từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
85 p | 119 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
82 p | 47 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 60 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
86 p | 59 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào Cai
81 p | 126 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
70 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
92 p | 68 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hình phạt cải tạo không giam giữ từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
85 p | 61 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
88 p | 57 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
86 p | 39 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
77 p | 35 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
86 p | 43 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn