Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các yêu cầu của bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS CODE) và việc thực thi tại Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm trang bị những hiểu biết tổng thể về các yêu cầu của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS) và vấn đề thực thi bộ luật này tại Việt Nam. Qua việc nghiên cứu, tác giả đưa ra quan điểm về nội dung nghiên cứu, phân tích hiện trạng và việc thực thi Bộ luật tại Việt Nam để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước về vấn đề này nhằm thực hiện tốt các cam kết quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tăng cường tính cạnh tranh của kinh tế từ các tàu và cảng biển Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các yêu cầu của bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS CODE) và việc thực thi tại Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ HUYỀN CÁC YÊU CẦU CỦA BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU VÀ BẾN CẢNG (ISPS CODE) VÀ VIỆC THỰC THI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ HUYỀN CÁC YÊU CẦU CỦA BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU VÀ BẾN CẢNG (ISPS CODE) VÀ VIỆC THỰC THI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến HÀ NỘI - 2015
- Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Bïi ThÞ HuyÒn
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH 9 TÀU VÀ BẾN CẢNG (ISPS CODE) 1.1. Bối cảnh ra đời của Bộ luật 9 1.1.1. Bối cảnh quốc tế 9 1.1.2. Bối cảnh Việt Nam 14 1.2. Giới thiệu chung và bố cục của Bộ luật 18 1.2.1. Giới thiệu chung 18 1.2.2. Bố cục của Bộ luật 19 1.3. Mối liên hệ giữa bộ luật với Công ước quốc tế về an toàn 22 sinh mạng con người trên biển SOLAS 1974 1.4. Vai trò của Bộ luật 28 Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN 30 NINH TÀU VÀ BẾN CẢNG (ISPS) VÀ VIỆC THỰC THI TẠI MỘT SỐ NƢỚC 2.1. Nội dung cơ bản của Bộ luật ISPS 30 2.1.1. Trách nhiệm của Chính phủ ký kết 30 2.1.2. Cam kết an ninh 31 2.1.3. Nghĩa vụ của công ty 33 2.1.4. An ninh tàu 33 2.1.5. Đánh giá an ninh tàu 35 2.1.6. Kế hoạch an ninh tàu 36 2.1.7. Biên bản 39 2.1.8. Nhân viên an ninh công ty 40 2.1.9. Sĩ quan an ninh tàu 41
- 2.1.10. Đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh tàu 42 2.1.11. An ninh bến cảng 43 2.1.12. Đánh giá an ninh bến cảng 44 2.1.13. Kế hoạch an ninh bến cảng 45 2.1.14. Nhân viên an ninh bến cảng 47 2.1.15. Đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh bến cảng 49 2.1.16. Thẩm tra và chứng nhận tàu 49 2.2. Việc thực thi Bộ luật ISPS tại một số nước 68 2.2.1. Singapore 68 2.2.2. Trung Quốc 71 2.2.3. Hồng Kông 72 2.2.4. Australia 74 2.2.5. Nhật Bản 75 2.2.6. Philippines 75 Chương 3: VIỆC THỰC THI BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH 77 TÀU VÀ BẾN CẢNG TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1. Pháp luật Việt Nam về việc thực thi Bộ luật ISPS 77 3.2. Thực trạng việc thực thi Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và 80 bến cảng (ISPS) tại Việt Nam 3.2.1. Thực trạng đội tàu biển Việt Nam 80 3.2.2. Hiện trạng hệ thống cảng biển Việt Nam 85 3.3. Những hạn chế, khó khăn, nguyên nhân và những kiến nghị 89 giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thực thi Bộ luật 3.3.1. Hạn chế, khó khăn trong việc thực thi Bộ luật 89 3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực thi Bộ luật 89 3.3.3. Những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam 96 KẾT LUẬN 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC 112
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Các chương của Công ước SOLAS-74 24 1.2 Các bổ sung sửa đổi của SOLAS 1974 24 2.1 Số liệu kiể m tra PSC do Singapore thực hiê ̣n trong những 70 năm gầ n đây 2.2 Số liệu kiể m tra PSC do Trung Quố c thực hiê ̣n trong 72 những năm gầ n đây 3.1 Kết quả kiểm tra tàu biển Việt Nam tại các cảng biển 82 thuộc khu vực Tokyo MOU (từ năm 1999 đến 2011) 3.2 Kết quả kiểm tra tàu biển Việt Nam tại các cảng biển 83 thuộc khu vực Tokyo MOU theo loại tàu (từ năm 2000 đến 2011)
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hàng hải là một trong những lĩnh vực mang tính quốc tế nhất trên thế giới bởi lĩnh vực này bao trùm và có ảnh hưởng hầu hết đến tất cả các dân tộc, các nền văn hóa. Trong lịch sử hàng hải, nhân loại đã phải đối mặt với hàng loạt các thảm họa hàng hải liên tiếp xảy ra gây hậu quả lớn về sinh mạng, tài sản và môi trường, ví dụ như: 1- Năm 1865, tàu tàu SS Sultana (Hoa Kỳ) đã phát nổ trên sông Mississippi làm 1.547 người chết. 2- Năm 1912 - RMS Titanic (Anh) bị đắm làm 1.514 người chết. Đây được coi là vụ đắm tàu nổi tiếng nhất lịch sử hàng hải thế giới. 3- Năm 1948, tàu SS Kiangya (Trung Quốc) va phải mìn khiến phần đuôi tàu bị nổ làm 3.920 người chết. 4- Năm 1987 tàu MV Dona Paz (Philippines) đâm phải tàu chở dầu Vector làm 1.749 người chết. 5- Năm 2002, tàu MV Le Joola (Senegal) bị lật úp ngoài khơi Gambia làm cho 1.936 người chết. 6- Năm 2012, Tàu Costa Concordia (Italy) va phải đá ngầm và lật nghiêng. Năm người đã xác định là thiệt mạng và vẫn còn hơn chục người nữa mất tích, nhưng phần lớn trong số 4.234 người trên tàu vào lúc xảy ra tai nạn đã được cứu (xem Phụ lục 1 Chi tiết về một số vụ thảm họa hàng hải trên thế giới). Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Hàng hải về thống kê các vụ tai nạn hàng hải xảy ra từ năm 2007-2012, tình hình tai nạn hàng hải vẫn diễn ra hết sức phức tạp, cụ thể như sau: - Năm 2007: xảy ra 47 vụ tai nạn hàng hải, hậu quả làm 16 người chết, 16 người bị thương, 21 phương tiện thủy bị chìm đắm. Trong tổng số 47 vụ 1
- tại nạn hàng hải xảy ra trong năm 2007 có 34 vụ tai nạn xảy ra do yếu tố con người (chiếm 72,34%). - Năm 2008: xảy ra 59 vụ tai nạn (tăng 12 vụ so với năm 2007) gây hậu quả làm 18 người chết, 05 người bị thương, 27 phương tiện thủy bị chìm đắm (trong đó liên quan đến 11 tàu cá và 06 sà lan). Trong tổng số 59 vụ tại nạn hàng hải xảy ra có 31 vụ đâm va, 06 vụ va chạm, 10 vụ mắc cạn. - Năm 2009: xảy ra 69 vụ tai nạn hàng hải, hậu quả làm 13 người chết, 12 người bị thương, 04 người mất tích. Trong tổng số 69 vụ tại nạn hàng hải xảy ra có 25 vụ đâm va, 06 vụ va chạm, 24 vụ mắc cạn, 09 vụ chìm đắm, 01 vụ lật tàu, 03 vụ cháy tàu. - Năm 2010: xảy ra 42 vụ tai nạn, hậu quả làm 19 người chết, 16 người bị thương, 32 người mất tích. Trong tổng số 42 vụ tại nạn xảy ra có 22 vụ đâm va, 02 vụ va chạm, 10 vụ chìm đắm, 05 vụ mắc cạn, 03 vụ tai nạn khác. - Năm 2011: xảy ra 60 vụ tai nạn hàng hải, hậu quả làm 22 người chết và mất tích, 02 người bị thương. Trong tổng số 60 vụ tại nạn xảy ra có 30 vụ đâm va, 14 vụ va chạm, 07 vụ chìm đắm, 06 vụ mắc cạn, 01 vụ cháy tàu, 02 vụ tai nạn khác. - Năm 2012: xảy ra 34 vụ tai nạn hàng hải, hậu quả làm 12 người chết và mất tích, 04 người bị thương, đồng thời làm 15 phương tiện thủy bị chìm đắm, gồm: 08 tàu hàng, 01 tàu kéo, 03 xà la và 03 tàu cá. Trong tổng số 34 vụ tại nạn xảy ra có 19 vụ xảy ra ngoài biển, 15 vụ xảy ra trong vùng nước cảng biển, trong đó 08 vụ liên quan đến hoa tiêu hàng hải. Ngày nay các tàu biển đều được trang bị thiết bị hiện đại đảm bảo sự hoạt động an toàn cùng với các hỗ trợ rất đắc lực, sâu sát và tận tình hơn bao giờ hết của các ban ngành liên quan như Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), các cơ quan đăng kiểm, các công ty bảo hiểm và các chính quyền cảng cũng như việc áp dụng thực thi các quy định luật lệ của các cơ quan này phổ biến và nghiêm ngặt hơn bao giờ hết... nhưng các tai nạn hàng hải vẫn xảy ra không giảm về số lượng cũng như tỷ lệ. 2
- Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Do biến đổi khí hậu, thời tiết ngày trở lên khắc nghiệt, nhiều sóng gió bất thường? Thống kê từ các kết quả điều tra tai nạn hàng hải (Marine inccident investigation) cho thấy tỷ lệ các nguyên nhân đóng góp từ thiên nhiên (còn gọi là "Act of God") không đổi từ hàng chục năm nay và lỗi của con người (gọi là "Human Error") vẫn đóng góp với vai trò số một với tỷ lệ ngày càng cao. Theo một nghiên cứu của Trường Đại học kỹ thuật Quốc gia Athens (Hi Lạp) - National Technical University of Athens về các tai nạn hàng hải xảy ra trong thời gian 1981 - 1992, nếu tổng số các nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn này là 100% thì trong đó: 1. Các điều kiện bên ngoài như thời tiết, bão tố... chiếm 4% 2. Các nguyên nhân từ phía cảng, cầu tàu: 2% 3. Các điều kiện hàng hải không đảm bảo như phao, đèn luồng chiếm 1% 4. Do tàu khác gây ra: 3% 5. Do thiết bị máy móc của tàu, các vấn đề kỹ thuật khác của con tàu: 16%. 6. Nguyên nhân còn lại chiếm 74%. "Nguyên nhân còn lại" này được gọi là HUMAN ELEMENT - CÁC YẾU TỐ CON NGƯỜI. Trong "Nguyên nhân còn lại này" thì: - Lỗi từ thuyền trưởng do phán đoán thiếu chuẩn xác hoặc phán đoán sai dẫn tới các quyết định thiếu chuẩn xác hoặc sai hoặc nửa vời: 11% - Lỗi từ hoa tiêu do phán đoán thiếu chuẩn xác hoặc phán đoán sai: 34% - Các vấn đề về trao đổi thông tin giữa bờ với tàu, giữa hoa tiêu với tàu, giữa thuyền viên với nhau: 10% - Do hiểu sai vấn đề (misunderstanding): 9% - Do các vấn đề về theo dõi, tập trung cụ thể như không tập trung, chểnh mảng: 23% - Các lỗi khác do con người gây ra: 13%. 3
- Từ trên chúng ta thấy rằng nguyên nhân do con người gây ra - Human Error chiếm tới 74%. "Con Người" ở đây là đội ngũ thuyền viên của tàu bao gồm cả hoa tiêu. Trong tổng số các tai nạn được thống kê, tai nạn xảy ra khi tàu ra vào luồng, ra vào cầu chiếm số đông. Những tai nạn đắt giá nhất trong lịch sử hàng hải, đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc nghiên cứu và hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn nhằm hạn chế những thiệt hại cho các quốc gia. Các tàu chở dầu, khí đốt và phân bón … đều có nguy cơ bị cướp và trở thành những trái bom khổng lồ di động hoặc như tàu bè sẽ là phương tiện chuyên chở khủng bố, buôn lậu ma túy, cướp biển … thâm nhập quốc gia. Đặc biệt, sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 xảy ra tại Mỹ, cộng đồng hàng hải thế giới đã buộc phải xem xét đến vấn đề an ninh hàng hải quốc tế. Tháng 12 năm 2002, Đại hội đồng lần thứ 22 của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã thông qua bổ sung sửa đổi Chương XI-2, SOLAS 1974 và phê duyệt bộ luật mới: Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (Bộ luật ISPS). Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004 đối với các tàu chạy tuyến quốc tế có tổng dung tích GT từ 500 trở lên và các cảng biển phục vụ cho các tàu trên. Như vậy, có thể thấy rằng Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS) có vai trò quan trọng trong việc duy trì an toàn hàng hải với các quốc gia. Việc nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện các yêu cầu của Bộ luật ISPS cũng như thực trạng của việc thực hiện bộ luật này là điều hết sức có ý nghĩa. Ngoài mục đích đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định có liên quan nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật an ninh tàu và bến cảng phù hợp với luật pháp quốc tế, việc nghiên cứu đề tài còn có ý nghĩa to lớn, bảo đảm quyền lợi kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng đồng thời mang tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Với nguyện vọng này, tác giả đã chọn đề tài "Các yêu cầ u củ a Bộ luậ t quố c tế về an ninh tàu và bế n cả ng (ISPS CODE) và việ c thực thi tại Việt Nam" làm đề tài luận văn tốt 4
- nghiệp Thạc sĩ Luật của mình. Về tên gọi “Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng”: Bộ luật này có tên tiếng Anh là “The International Ship and Port Facility Security” gọi tắt là ISPS Code. Tên hoàn chỉnh của Bộ luật này là Bộ luật quốc tế về an ninh các tàu và các bến cảng như nêu ở qui định XI-2/1 của SOLAS 74 đã sửa đổi, viết ngắn gọn là Bộ luật ISPS). Từ “Bộ luật” ở đây chỉ mang tính chất quy ước chứ không mang nghĩa như đối với từ “Bộ luật” trong hệ thống pháp luật quốc gia. Bởi lẽ: Trong hệ thống pháp luật quốc gia thì Bộ luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội thông qua có giá trị pháp lí cao (chỉ sau Hiến pháp), tổng hợp có hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội quan trọng của nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Ví dụ như: Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hàng hải của Việt Nam. Tuy nhiên trong pháp luật quốc tế, cụ thể là trong các quy định của Công ước viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 thì không có quy định nào nói về tên gọi của điều ước quốc tế là “Bộ luật”, theo đó “Điều ước dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”. Như vậy, từ “Bộ luật” ở đây chỉ mang tính quy ước, tương đối và hiểu Bộ luật này là một điều ước quốc tế chứ không mang nghĩa “Bộ luật” như đối với hệ thống pháp luật quốc gia. Việc làm rõ vấn đề này là cần thiết để thuận lợi cho việc áp dụng các quy định của Bộ luật sau này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Mặc dù an ninh hàng hải không còn là lĩnh vực quá mới mẻ nhưng vì nhiều lý do nên cho đến nay tại Việt Nam chưa có công trình riêng nào nghiên cứu về vấn đề này. Một số luận văn trước đã có những nghiên cứu nhất định 5
- liên quan tới an ninh hàng hải như: - Vấn đề kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền của cảnh sát biển Việt Nam - Luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn Quốc Khánh, năm 2005; - Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vận tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp - Luận văn thạc sĩ Luật học, của Tống Văn Băng, năm 2009; - Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải - Luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn Thanh Loan, năm 2011… Tuy nhiên, các luận văn trên hầu như tập trung nghiên cứu ở những khía cạnh cụ thể trong khi để đảm bảo an ninh hàng hải trên thực tế cần thực hiện đồng bộ các yêu cầu theo tiêu chuẩn của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS). Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Các yêu cầu của Bộ luật quố c tế về an ninh tàu và bế n cả ng (ISPS CODE) và việ c thự c thi tạ i Việ t Nam" không có sự trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trước đây. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm trang bị những hiểu biết tổng thể về các yêu cầu của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS) và vấn đề thực thi bộ luật này tại Việt Nam. Qua việc nghiên cứu, tác giả đưa ra quan điểm về nội dung nghiên cứu, phân tích hiện trạng và việc thực thi Bộ luật tại Việt Nam để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước về vấn đề này nhằm thực hiện tốt các cam kết quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tăng cường tính cạnh tranh của kinh tế từ các tàu và cảng biển Việt Nam. Với mục đích nghiên cứu trên đây, tác giả xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, bao gồm: - Nghiên cứu và làm rõ các yêu cầu của Bộ luật (ISPS) về an ninh tàu 6
- và bến cảng; - Tổng hợp và nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về thực thi Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS); - Nhận định và phân tích thực trạng của việc thực thi yêu cầu của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS) tại Việt Nam; - So sánh các quy định việc thực thi yêu cầu của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS) của Việt Nam và một số nước trên thế giới; - Đưa ra những điểm còn hạn chế trong các quy định pháp luật Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về an ninh tàu và bến cảng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn này không nhằm vào việc nghiên cứu toàn bộ các quy định pháp luật về an ninh hàng hải nói chung mà chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS), trong đó đi sâu phân tích các yêu cầu của Bộ luật đối với an ninh hàng hải và việc thực thi các yêu cầu của Bộ luật này tại Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS) và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan tới vấn đề nêu trên. Luận văn đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh, khái quát hóa, phương pháp logic và phương pháp lịch sử trong việc phân tích và luận giải những vấn đề đã đặt ra. Phương pháp nghiên cứu chính để hoàn thành luận văn là phương pháp phân tích, tổng hợp đối chiếu với các quy định của pháp luật và các số liệu đã có cũng như tự thu thập được để tìm ra những điểm chưa phù hợp, đưa ra những nhận xét về ưu, nhược điểm và kiến nghị. Phương pháp tổng hợp 7
- được sử dụng chủ yếu để đưa ra những nhận xét mang tính chất khái quát từ đó đưa ra những kiến nghị thích hợp. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đi kèm, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS CODE). Chương 2: Nội dung cơ bản của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS) và việc thực thi tại một số nước. Chương 3: Việc thực thi các yêu cầu của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS) tại Việt Nam - Thực trạng và những kiến nghị về giải pháp hoàn thiện. 8
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU VÀ BẾN CẢNG (ISPS CODE) 1.1. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA BỘ LUẬT 1.1.1. Bối cảnh quốc tế Những bất ổn trong an ninh hàng hải giữa các quốc gia, sự gia tăng các vụ tai nạn hàng hải, các tranh chấp trên biển cũng như diễn biến phức tạp của hoạt động khủng bố quốc tế với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng đã đặt ra yêu cầu thiết lập các khung tiêu chuẩn thống nhất để đánh giá các rủi ro và hạn chế khả năng bị tấn công hay tai nạn đối với tàu và cảng biển. Sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 xảy ra tại Hoa Kỳ, cộng đồng quốc tế đã nhìn nhận lại vấn đề an ninh quốc tế, trong đó an ninh hàng hải được quan tâm bởi hầu hết các quốc gia. Tháng 11/2001, Ủy ban An toàn Hàng hải IMO và nhóm Công tác An ninh Hàng hải đã bắt đầu tiến hành việc xem xét các biện pháp để bảo vệ ngành hàng hải trước các vụ khủng bố. Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (tên hoàn chỉnh của Bộ luật này là Bộ luật quốc tế về an ninh các tàu và các bến cảng. Tên viết tắt của Bộ luật này, như nêu ở qui định XI-2/1 của SOLAS 74 đã sửa đổi, là Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng, viết ngắn gọn là Bộ luật ISPS) là thành quả chỉ sau hơn một năm làm việc tích cực của ủy ban An toàn Hàng hải IMO và Nhóm Công tác An ninh Hàng hải kể từ khi phiên họp lần thứ 22 của Đại hội đồng, tháng 11 năm 2001, thông qua Nghị quyết A.924(22) về việc xem xét lại các biện pháp và qui trình ngăn ngừa các hành động khủng bố đe dọa an ninh của hành khách, thuyền viên và an toàn tàu. Diễn biến sự ra đời của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng thể hiện ở chuỗi các sự kiện sau đây: 1. Hội nghị ngoại giao về an ninh hàng hải được tổ chức tại Luân Đôn tháng 12 năm 2002 đã thông qua các qui định mới của Công ước quốc tế về 9
- an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 và Bộ luật này về nâng cao an ninh hàng hải. Các yêu cầu mới này tạo nên một cơ sở mang tính quốc tế giúp các tàu và bến cảng có thể hợp tác để phát hiện và ngăn chặn các hành động đe dọa tới an ninh trong lĩnh vực vận tải hàng hải. 2. Sau sự kiện bi thảm ngày 11 tháng 9 năm 2001, kỳ họp thứ 22 của Đại hội đồng Tổ chức Hàng hải Quốc tế tổ chức vào tháng 11 năm 2001, đã nhất trí xây dựng các biện pháp mới liên quan đến an ninh tàu và bến cảng để thông qua bằng Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 (được coi như Hội nghị ngoại giao về an ninh hàng hải) vào tháng 12 năm 2002. Việc chuẩn bị cho Hội nghị ngoại giao được giao cho Ủy ban An toàn Hàng hải của Tổ chức (MSC) dựa trên các đệ trình của các quốc gia thành viên, các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ có chức năng tư vấn cho tổ chức. 3. Ủy ban MSC, tại kỳ họp bất thường đầu tiên, tổ chức vào tháng 11 năm 2001, để đẩy nhanh việc xây dựng và thông qua các biện pháp an ninh thích hợp cùng với việc thành lập Nhóm Công tác thường trực về an ninh hàng hải của Ủy ban MSC. Tại cuộc họp đầu tiên của Nhóm Công tác thường trực về an ninh hàng hải của Ủy ban MSC tổ chức vào tháng 2 năm 2002 và kết quả của cuộc thảo luận này được báo cáo tới, và xem xét tại, kỳ họp 75 của Ủy ban MSC vào tháng 3 năm 2002, khi Nhóm Công tác đặc biệt được thành lập để phát triển hơn nữa các đề nghị đưa ra. Kỳ họp thứ 75 của MSC đã quan tâm tới bản báo cáo của Nhóm Công tác này và đề nghị công việc này phải được nhanh chóng thực hiện thông qua Nhóm Công tác Thường trực của Ủy ban MSC được tổ chức vào tháng 9 năm 2002. Kỳ họp thứ 76 của Ủy ban MSC đã xem xét kết quả của kỳ họp tháng 9 năm 2002 của Nhóm Công tác Thường trực của Ủy ban MSC và các công việc bổ sung do Nhóm Công tác của MSC thực hiện kết hợp với kỳ họp thứ 76 của Ủy ban vào tháng 12 năm 2002 ngay trước Hội nghị ngoại giao và đã đồng ý về toàn văn đệ trình cuối cùng phải được Hội nghị ngoại giao xem xét. 10
- 4. Hội nghị ngoại giao (từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12 năm 2002) cũng đã thông qua bổ sung sửa đổi các quy định hiện hành của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 (SOLAS 74), đẩy nhanh việc thực hiện các quy định về lắp đặt hệ thống nhận dạng tự động và thông qua quy định mới trong chương XI-1 của SOLAS 74 về việc ghi số nhận dạng tàu cùng với việc cung cấp trên tàu Bản ghi lý lịch liên tục. Văn kiện chính thức của Hội nghị cũng thông qua một số nghị quyết Hội nghị bao gồm việc thực hiện và sửa đổi Bộ luật này, việc hợp tác kỹ thuật, công việc hợp tác với Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Hải quan Thế giới. Việc xem xét và bổ sung các điều khoản mới liên quan đến an ninh hàng hải có thể phải được xem xét bởi cả hai tổ chức này. 5. Các điều khoản tại Chương XI-2 của SOLAS 74 và Bộ luật áp dụng cho các tàu và bến cảng. Việc mở rộng các yêu cầu của SOLAS 74 đối với bến cảng được đồng ý dựa trên cơ sở SOLAS 74 đã đưa ra các giải pháp nhanh nhất để đảm bảo rằng các biện pháp an ninh có hiệu lực và hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng phải đồng ý rằng các điều khoản liên quan tới bến cảng chỉ liên quan đến giao tiếp tàu/cảng. Việc đưa ra các yêu cầu rộng hơn về an ninh khu vực bến cảng sẽ là chủ đề sau này trong cuộc làm việc giữa Tổ chức Hàng hải Quốc tế và Tổ chức Lao động Quốc tế. Đồng thời cũng chấp nhận các điều khoản không mở rộng phạm vi tới hành động đáp trả cụ thể các cuộc tấn công cũng như bất kỳ các hành động khắc phục hậu quả cần thiết sau các cuộc tấn công đó. 6. Các điều khoản được soạn thảo cũng đã quan tâm tới việc phù hợp với các điều khoản của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, Chứng nhận và Trực ca đối với thuyền viên, 1978 đã được bổ sung sửa đổi, Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn và hệ thống hài hòa kiểm tra và chứng nhận. 7. Các điều khoản tạo ra sự thay đổi đáng kể trong ngành công nghiệp hàng hải quốc tế về việc đưa ra biện pháp an ninh đối với vận tải biển. Phải 11
- thừa nhận rằng các điều khoản này có thể đặt thêm gánh nặng đáng kể lên mỗi Chính phủ ký kết. Đồng thời cũng phải thừa nhận tầm quan trọng trong việc hợp tác kỹ thuật để hỗ trợ các Chính phủ ký kết thực hiện các điều khoản này. 8. Việc triển khai thực hiện các điều khoản sẽ yêu cầu tiếp tục hợp tác có hiệu quả và hiểu biết giữa các bên liên quan tới, hoặc sử dụng, các tàu và bến cảng kể cả thuyền viên, nhân viên cảng, hành khách, hàng hóa, cơ quan quản lý tàu và bến và nhân viên trong các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia và địa phương có trách nhiệm về an ninh. Các các hoạt động hiện tại và qui trình sẽ phải được soát xét lại và thay đổi nếu không đảm bảo đủ mức độ an ninh. Để đạt được mục tiêu nâng cao an ninh hàng hải các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia và địa phương, ngành công nghiệp vận tải biển và cảng sẽ phải thực hiện thêm các trách nhiệm bổ sung. 9. Phải lưu ý đến hướng dẫn đưa ra trong phần B của Bộ luật này khi thực thi các điều khoản an ninh được nêu ở Chương XI-2 Công ước SOLAS 74 và trong Phần A của Bộ luật này. Tuy nhiên, cũng phải công nhận rằng phạm vi áp dụng của hướng dẫn có thể thay đổi phụ thuộc vào đặc tính của bến cảng và tàu, thương vụ tàu và/ hoặc hàng hóa. 10. Không được hiểu và áp dụng Bộ luật này theo cách thức không thống nhất với các quyền cơ bản và tự do như nêu ở các văn kiện quốc tế, đặc biệt là các quyền liên quan đến những người lao động trong ngành hàng hải và người tị nạn, bao gồm Tuyên ngôn của Tổ chức Lao động Quốc tế về các nguyên tắc cơ bản và quyền Lao động cũng như các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến những người lao động trong ngành hàng hải và người lao động của cảng. 11. Thừa nhận rằng Công ước tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hải, 1965, đã bổ sung sửa đổi, qui định rằng các chính quyền địa phương phải cho phép thuyền viên nước ngoài đi bờ khi tàu của họ đỗ ở tại cảng, với điều kiện là khi tàu đến đã hoàn thành đầy đủ thủ tục và chính quyền địa phương không có lý do từ chối cho phép thuyền viên lên bờ vì lý do về y tế, an toàn 12
- cộng đồng hoặc yêu cầu cộng đồng, các Chính phủ ký kết khi phê duyệt các kế hoạch an ninh tàu và bến cảng phải quan tâm tới thực tế điều kiện sống và làm việc của các thuyền viên trên tàu và nhu cầu lên bờ của họ, quan tâm đến đến các cơ sở vật chất trên bờ dành cho thuyền viên, kể cả dịch vụ chăm sóc y tế. Theo các sửa đổi bổ sung của IMO, chương XI hiện có được sửa đổi và đánh số lại là chương XI-1 và chương XI-2 mới được thông qua về các biện pháp nâng cao an ninh hàng hải. Trong đó: - Chương XI-1: Các biện pháp đặc biệt để nâng cao an toàn hàng hải Gồm 05 quy định, cụ thể là: + Quy định 1: Ủy quyền cho các tổ chức được công nhận + Quy định 2: Kiểm tra nâng cao + Quy định 3: Số phân biệt tàu + Quy định 4: Kiểm soát chính quyền cảng đối với các yêu cầu khai thác + Quy định 5: Bản ghi lý lịch liên tục - Chương XI-2: Các biện pháp đặc biệt để nâng cao an ninh hàng hải Gồm 13 quy định, cụ thể là: + Quy định 1: Định nghĩa + Quy định 2: Phạm vi áp dụng + Quy định 3: Nghĩa vụ của các Chính phủ ký kết về vấn đề an ninh + Quy định 4: Yêu cầu đối với công ty và tàu + Quy định 5: Trách nhiệm đặc biệt của các công ty + Quy định 6: Hệ thống báo động an ninh tàu + Quy định 7: Các mối đe dọa đối với tàu + Quy định 8: Quyền chủ động của thuyền trưởng về vấn đề an ninh + Quy định 9: Các biện pháp kiểm soát và thực hiện + Quy định 10: Các yêu cầu đối với bến cảng 13
- + Quy định 11: Các thỏa thuận an ninh thay thế + Quy định 12: Các biện pháp an ninh tương đương + Quy định 13: Thông tin liên lạc Trong đó, SOLAS khẳng định tại mục 12, phần 1, quy định 1 rằng: Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (Bộ luật ISPS) là Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng gồm phần A (các điều khoản của nó là bắt buộc) và phần B (các điều khoản của nó được coi như khuyến nghị), được thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2002 bằng Nghị quyết số 02 của Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974, có thể được tổ chức sửa đổi bổ sung với điều kiện: - Bổ sung sửa đổi phần A của Bộ luật được thông qua và có hiệu lực phù hợp với điều VIII của Công ước liên quan đến thủ tục bổ sung sửa đổi phụ lục không phải là của chương I; và - Bổ sung sửa đổi phần B của Bộ luật được Ủy ban an toàn hàng hải thông qua phù hợp với các quy định về thủ tục của Ủy ban. Như vậy, trước những thách thức của tình hình an ninh thế giới, năm 2004, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã thông qua Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng bằng Nghị quyết số 02 của Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 (Luân- đôn, 9-13 tháng 12 năm 2002) vào ngày 12 tháng 12 năm 2002. Theo đó, việc tuân thủ Bộ luật này đã trở thành bắt buộc kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004. Các yêu cầu mới này tạo nên một cơ sở mang tính quốc tế giúp các tàu và bến cảng có thể hợp tác để phát hiện và ngăn chặn các hành động đe dọa tới an ninh trong lĩnh vực vận tải hàng hải. 1.1.2. Bối cảnh Việt Nam Tại Việt Nam, với hơn 3.000 km bờ biển và nhiều hải cảng có vị trí thuận lợi là thế mạnh để ngành Hàng hải Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, trong những năm qua, tình hình tai nạn hàng hải do đâm va hoặc các sự cố 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 316 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 185 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 245 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 107 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 159 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn