Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chia tài sản chung của vợ chồng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
lượt xem 8
download
Mục đích cảu đề tài là tìm hiểu các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đặc biệt trong việc đáp ứng yêu cầu kinh doanh riêng của vợ hoặc chồng, phát hiện những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quá trình áp dụng những quy định của pháp luật trong thực tiễn chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chia tài sản chung của vợ chồng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TỐNG THỊ LÝ Chia tµi s¶n chung CñA vî chång ®Ó tiÕn hµnh ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TỐNG THỊ LÝ Chia tµi s¶n chung CñA vî chång ®Ó tiÕn hµnh ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƢƠNG LAN HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. NGƯỜI CAM ĐOAN Tống Thị Lý
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN .............. 8 1.1. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ............................................................................................. 8 1.2. Các nguyên tắc cơ bản của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân .................................................................... 12 1.3. Sự cần thiết của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để sản xuất kinh doanh riêng.................................... 18 Chƣơng 2: CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ĐỂ VỢ HOẶC CHỒNG SẢN XUẤT KINH DOANH RIÊNG ................................................................... 24 2.1. Quyền yêu cầu chia .......................................................................... 24 2.2. Phƣơng thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích sản xuất kinh doanh riêng của vợ hoặc chồng ......................................................................................... 29 2.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để vợ hoặc chồng sản xuất kinh doanh riêng ............... 32 2.3.1. Quan hệ nhân thân .............................................................................. 33 2.3.2. Quan hệ tài sản ................................................................................... 35
- 2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con chung và đời sống chung của gia đình sau khi chia tài sản chung ................................... 40 2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với người thứ ba khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để một bên sản xuất, kinh doanh riêng ......................................................................................... 44 2.4. Vấn đề chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với mục đích sản xuất kinh doanh riêng ....................................................................................... 46 Chƣơng 3: NHỮNG VƢỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG ĐỂ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................. 48 3.1. Một số vƣớng mắc, bất cập khi áp dụng pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để vợ hoặc chồng sản xuất kinh doanh riêng .................................................... 48 3.1.1. Quyền yêu cầu chia tài sản chung để một bên vợ hoặc chồng sản xuất kinh doanh riêng ......................................................................... 48 3.1.2. Hình thức chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ........ 49 3.1.3. Về hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ............................................................................................. 50 3.1.4. Về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung khi một bên vợ hoặc chồng đầu tư kinh doanh riêng trong thời kỳ hôn nhân ............ 51 3.1.5. Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung chưa được pháp luật quy định ............................................................ 53 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với mục đích đầu tƣ kinh doanh riêng .................................................................. 55 3.2.1. Về quyền yêu cầu chia tài sản chung để một bên đầu tư kinh doanh riêng ......................................................................................... 56
- 3.2.2. Về hình thức của việc chia tài sản chung để một bên đầu tư kinh doanh riêng ......................................................................................... 57 3.2.3. Về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng ........ 58 3.2.4. Về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để một bên vợ, chồng sản xuất kinh doanh riêng ............. 59 3.2.5. Về các trường hợp chia tài sản chung bị coi là vô hiệu ..................... 60 3.2.6. Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ....................................................................... 61 KẾT LUẬN .................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự HĐTP Hội đồng Thẩm phán HN&GĐ Hôn nhân và Gia đình Luật DN Luật Doanh nghiệp Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Nghị quyết số 35/2000/QH10 Nghị quyết số 35/2000/QH ngày 09/06/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hôn nhân là cơ sở của gia đình, hai người đến với nhau bằng tình yêu và cùng nhau xây dựng một mái ấm, tạo nên gia đình hạnh phúc. Gia đình luôn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, nó được coi như những “tế bào” của xã hội, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân cách mỗi người, gia đình có tốt thì xã hội cũng mới phát triển. Một trong những chức năng cơ bản của gia đình đó là chức năng kinh tế mà nội dung của nó là sự tham gia của các thành viên vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra của cải vật chất, tinh thần bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của gia đình. Gia đình là một “tế bào” xã hội thực hiện chức năng kinh tế, vì thế giữa các thành viên gia đình luôn tồn tại những mối quan hệ liên quan đến tài sản. Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tính chất của mối quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình cũng có nhiều thay đổi. Vì vậy các quy định điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng luôn được các nhà làm luật quan tâm và xây dựng để trở thành một trong những chế định quan trọng nhất của pháp luật Hôn nhân và gia đình. Trong Luật HN&GĐ năm 2014 chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 28, vợ chồng có thể lựa chọn áp dụng chế độ tài sản pháp định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Về nguyên tắc khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng có nhu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trong quá trình chung sống vợ chồng luôn tham gia vào các giao dịch dân sự, thương mại khác nhau để phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của 1
- gia đình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhu cầu kinh doanh của các cá nhân trong xã hội là rất cao. Với mục đích để sản xuất kinh doanh riêng không ít các cặp vợ chồng đã thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để sản xuất kinh doanh riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một mặt nó đáp ứng nhu cầu chính đáng của vợ hoặc chồng trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng quyền tự do kinh doanh của công dân theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để sản xuất kinh doanh riêng vừa để đảm bảo nhu cầu về sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh vừa để ngăn chặn những hậu quả rủi ro từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó đối với gia đình, đảm bảo cho lợi ích của gia đình. Hiện nay việc chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm tạo điều kiện cho một bên vợ hoặc chồng sản xuất kinh doanh riêng được tiến hành không ít ở các vùng đô thị, thành phố lớn. Bên cạnh những tác động tích cực của các quy định về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để sản xuất kinh doanh thì thực tiễn thực hiện những quy định trên cũng bộc lộ những bất cập. Đặc biệt là những trường hợp lợi dụng những quy định của pháp luật về vấn đề này để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với người thứ ba hay việc giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện việc yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Điều đó cho thấy cần phải có sự nghiên cứu sâu về vấn đề chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đặc biệt chia tài sản chung để vợ chồng sản xuất kinh doanh riêng, phát hiện những bất cập của các quy định pháp luật để hạn chế những tranh chấp phát sinh mà vẫn giữ được hạnh phúc gia đình. Đó là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài: “Chia tài sản chung của vợ chồng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh” để nghiên cứu. 2
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đặc biệt trong việc đáp ứng yêu cầu kinh doanh riêng của vợ hoặc chồng, phát hiện những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quá trình áp dụng những quy định của pháp luật trong thực tiễn chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trong đó chú trọng nghiên cứu việc vận dụng quy định pháp luật về vấn đề này trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng đầu tư kinh doanh riêng. Thứ hai, phân tích, nhận dạng những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành khi vận dụng những quy định trên trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh riêng của vợ chồng. Thứ ba, một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói chung và khi vợ hoặc chồng đầu tư kinh doanh riêng trong mối quan hệ tương thích giữa Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành với các luật khác có liên quan như Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Thương mại; Luật Đất đai… 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Một số vấn đề lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. 3
- - Quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. - Vấn đề vận dụng những quy định của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi một bên vợ hoặc chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực tiễn thực hiện qua một số hình thức đầu tư kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu Chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để sản xuất kinh doanh ở đây được hiểu là việc vợ chồng chia tài sản chung để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh riêng của mỗi bên. Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận và đi đến thống nhất được việc sử dụng tài sản chung vào việc đầu tư kinh doanh thì họ sẽ thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia để bên có nhu cầu kinh doanh có nguồn vốn riêng phục vụ cho việc kinh doanh. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh sẽ không được đặt ra trong trường hợp vợ chồng dùng tài sản chung để kinh doanh, hoặc ủy quyền cho một bên đứng ra kinh doanh bằng tài sản chung. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu đề tài của Luận văn, tác giả tập trung đi sâu và phân tích về trường hợp vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh riêng của một bên vợ hoặc chồng. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trong đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở Luật HN&GĐ năm 2014 có sự so sánh với Luật HN&GĐ năm 2000 để đánh giá những điểm mới, tiến bộ hơn của những quy định pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Về thực tiễn thực hiện, do Luật HN&GĐ năm 2014 mới có hiệu lực, việc thực hiện trong thực tế chưa có nên thực tiễn thực hiện được xem xét nghiên cứu trên cơ sở vận dụng các quy định về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật HN&GĐ năm 2000. Trong phạm vi đề tài tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về 4
- chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích sản xuất kinh doanh riêng, cũng như việc vận dụng những quy định đó trên thực tiễn qua một số hình thức đầu tư kinh doanh của vợ chồng. Đồng thời nghiên cứu và làm rõ những hệ quả pháp lý của các hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp vợ, chồng lựa chọn khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đề tài nghiên cứu việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để vợ hoặc chồng kinh doanh riêng trong việc góp vốn để thành lập hoặc tham gia quản lý một số loại hình Doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 như: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH; Công ty Cổ phần hoặc Công ty Hợp danh. 4. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến tài sản chung của vợ chồng và chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Các công trình là Luận văn, Luận án gồm có: Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Hồng Hải (2002), Xác định chế độ tài sản của vợ chồng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội; Nguyễn Thị Hạnh (2012), Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện. Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội; Phạm Hồng Minh Hoàng (2013), Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội; Trần Đức Hoài (2006), Một số vấn đề về tài sản vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Một số bài viết trên các báo, tạp chí chuyên ngành Luật như: Ngô Thị 5
- Hường, “Đăng ký quyền sở hữu tài sản và việc xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng”, Tạp chí Luật học số 10/2008; Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học số 6/2002; Các công trình kể trên hầu như các tác giả đã đề cập đến chế độ tài sản của vợ chồng và vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật HN&GĐ năm 2000. Luận văn của tác giả Trần Đức Hoài nói về tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại không nói về chia tài sản chung của vợ chồng nhằm mục đích sản xuất kinh doanh riêng. Một số công trình cũng đã dẫn chiếu, liên hệ thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên các đề tài trên chưa nói đến các quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng các quy định đó cũng như hậu quả pháp lý phát sinh từ việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích sản xuất kinh doanh riêng. Do đó, với đề tài mà tác giả lựa chọn và nghiên cứu là “Chia tài sản chung vợ chồng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh” có nội dung hoàn toàn mới và không có sự trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Việc nghiên cứu những nội dung của đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin với phép duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, gắn với thực tiễn Việt Nam, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và Pháp luật nói chung và trong lĩnh vực pháp luật Hôn nhân và gia đình nói riêng. - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh để nghiên cứu đề tài. 6. Điểm mới của đề tài Luận văn có điểm mới nhất định, bên cạnh việc hệ thống hóa và phân tích những khái niệm, đặc điểm của vấn đề chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ 6
- hôn nhân, luận văn đi sâu làm rõ trường hợp chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để một bên vợ hoặc chồng sản xuất kinh doanh riêng. Điểm mới cơ bản của luận văn là phân tích việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích để vợ chồng có vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh riêng. Trên cơ sở đó luận văn xem xét, nghiên cứu các trường hợp đầu tư kinh doanh riêng trực tiếp của vợ chồng trong một số loại hình doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Hợp danh hay Doanh nghiệp tư nhân và những hệ quả pháp lý của các hoạt động sản xuất kinh doanh đó đối với vợ, chồng, đối với gia đình cũng như cách giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng. Từ việc phân tích những nội dung trên luận văn đã nêu lên được những quy định chưa phù hợp, những hạn chế còn tồn tại của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vận dụng trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng sản xuất kinh doanh riêng ở cả góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó luận văn kiến nghị một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật và góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về vấn đề này. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo và Mục lục thì nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Chương 2. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để vợ chồng sản xuất kinh doanh riêng. Chương 3: Những vướng mắc, bất cập trong việc vận dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để hoạt động sản xuất kinh doanh riêng và một số kiến nghị. 7
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN 1.1. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Tài sản chung của vợ chồng Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng phát sinh, tồn tại cùng với sự phát sinh và tồn tại của quan hệ hôn nhân. Tài sản của vợ chồng là một phạm trù pháp lý gắn với quyền sở hữu của vợ chồng. Xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân là cùng chung ý chí, chung công sức trong việc xây dựng gia đình, đảm bảo cho gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội của nó như: chăm sóc, nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình, phát triển kinh tế… nên pháp luật quy định giữa vợ chồng phát sinh tài sản thuộc sở hữu chung. Chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định tại các điều 33, 34 Luật HN&GĐ năm 2014, theo đó: 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 8
- 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung [36, Điều 33]. Tài sản chung của vợ chồng dùng để đáp ứng các nhu cầu chung của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định của BLDS và Luật HN&GĐ thì sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Sự đóng góp công sức của vợ chồng vào việc xây dựng khối tài sản chung có thể không ngang nhau nhưng quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang nhau. Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do công sức của cả hai vợ chồng mà có thể chỉ do vợ hoặc chồng làm ra hoặc là thu nhập hợp pháp của một trong hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân một bên hoặc cả hai vợ chồng trực tiếp bỏ công sức để tạo ra tài sản hoặc tham gia và trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh và có thu nhập thì tài sản và thu nhập đó được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời những tài sản vợ chồng được tặng cho chung hoặc thừa kế chung cũng được coi là tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, khi chủ sở hữu tài sản chuyển quyền sở hữu tài sản của họ cho vợ chồng bằng hợp đồng tặng cho tài sản hoặc theo di chúc thì vợ chồng được xác lập quyền sở hữu với tài sản được tặng cho hoặc được thừa kế. Tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ chồng có thể phát sinh hoa lợi, lợi tức. Đó là các sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại hoặc là các khoản thu được từ việc khai thác tài sản. Theo pháp luật hiện hành, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng được xác định là tài sản chung, trừ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng được chia từ khối tài sản chung của vợ chồng là tài sản riêng. Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn được xác lập từ những thu nhập hợp 9
- pháp khác như: tiền thưởng, khoản trợ cấp thường xuyên hoặc bất thường mà vợ chồng nhận được như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thai sản…, tiền trúng xổ số… và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung. Theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam, việc xác định là tài sản chung vợ chồng hay tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng được căn cứ vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc tài sản. Trong thời kỳ hôn nhân, tùy vào nguồn gốc tài sản được quy định trong các điều luật nêu trên, sẽ xác định được đó là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng. Thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân là ranh giới để xác định tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng. Về nguyên tắc thì những tài sản mà vợ, chồng có trước khi kết hôn luôn là tài sản riêng của một bên vợ, chồng. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Hiểu một cách khái quát thì thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng. Thời kỳ hôn nhân là “khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” [36, Điều 3, Khoản 13]. Thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm hai bên nam nữ đăng ký kết hôn đến thời điểm chấm dứt hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng chết, vợ hoặc chồng bị tuyên bố chết hay do ly hôn bằng bản án hoặc quyết định thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định chế độ tài sản của vợ chồng có thể là chế độ tài sản pháp định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản pháp định được quy định tại khoản 1 điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014. Tài sản chung của vợ chồng thuộc khối tài sản chung hợp nhất, phần quyền sở hữu của vợ chồng không được xác định trước. Đối với khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc quản lý, sử dụng. Chế độ tài sản này bắt đầu từ khi quan hệ hôn nhân được xác lập và thực hiện trong suốt thời kỳ hôn nhân. Trong một số trường hợp, vợ chồng có 10
- thể chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, phần tài sản chung được chia cho mỗi bên vợ, chồng là tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mặc dù quy định này đã được ghi nhận từ Luật HN&GĐ năm 1986; Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014, vì thế cũng đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tác giả Phạm Thị Tươi đã đưa ra khái niệm chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau: Chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản vốn là tài sản chung của vợ chồng thành tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng theo sự thỏa thuận của vợ chồng hoặc do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng khi có những lý do nhất định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ chồng và người thứ ba có liên quan mà không làm chấm dứt quan hệ giữa vợ và chồng trước pháp luật [41]. Cũng liên quan đến khái niệm chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì tác giả Phạm Hồng Minh Hoàng lại cho rằng: Chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ tài sản chung của vợ chồng thành tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng theo thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác. Việc chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân và hậu quả pháp lý của việc này không làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trước pháp luật [15]. Trên cơ sở tìm hiểu các quy định về thời kỳ hôn nhân, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tác giả xin đưa ra định nghĩa khái quát 11
- về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau: Chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là trường hợp được pháp luật quy định trong đó vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết nhằm tách một phần hoặc chuyển toàn bộ tài sản chung của vợ chồng thành tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng mà không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng với điều kiện không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình, của các con và không nhằm mục đích trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng. Có thể nói các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: về trường hợp chia, hình thức chia, hậu quả pháp lý của việc chia đã phát huy được hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của vợ chồng và các thành viên của gia đình cũng như lợi ích của bên thứ ba tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại với vợ, chồng. 1.2. Các nguyên tắc cơ bản của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định là những tư tưởng chỉ đạo mang tính chi phối, định hướng cho mọi hoạt động của các chủ thể tham gia vào việc giải quyết các yêu cầu liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về các nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân vì vậy ít nhiều đã gây ra những khó khăn trong thực tiễn áp dụng luật. Căn cứ từ lý luận và thực tế cho thấy việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cần phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Cụ thể là: Thứ nhất, nguyên tắc vợ chồng bình đẳng về tài sản. Nguyên tắc bình đẳng được xem là nguyên tắc cơ bản giữa các chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ giữa vợ chồng nói 12
- riêng. Nguyên tắc này được thể hiện trong các văn bản pháp luật có giá trị cao nhất như Hiến pháp quy định về quyền bình đẳng giữa các công dân trước pháp luật và quyền tự do kinh doanh của công dân. Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” [34, Điều 33]. Quyền cơ bản này của công dân đã được cụ thể hóa và quy định ở Bộ Luật dân sự cũng như các Luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật khác. Điều 5 BLDS năm 2005 đã ghi nhận trong quan hệ dân sự các chủ thể đều bình đẳng với nhau, Điều 8 BLDS năm 2005 cũng quy định trong quan hệ vợ chồng thì vợ, chồng là những chủ thể độc lập khi tham gia bất cứ một giao dịch hợp pháp nào mà bên kia không có quyền ngăn cản. BLDS năm 2005 quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” [29, Điều 40]. Quy định này đã thể hiện sự bình đẳng về mọi mặt của vợ chồng trong mọi quan hệ xã hội. Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể hơn nữa về quyền bình đẳng của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan” [36, Điều 17]. Quyền bình đẳng đó thể hiện rõ trong việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc và quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân cũng như tài sản liên quan đến đời sống chung của gia đình như việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái hay xây dựng và phát triển đời sống kinh tế của gia đình. Quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng còn được thể hiện trong việc yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 316 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 184 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 244 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 106 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 159 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn