Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới
lượt xem 5
download
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN và KCX Việt Nam có gắn với khảo cứu, so sánh pháp luật một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đề xuất hệ thống các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Công trình đƣợc hoàn thành KHOA LUẬT tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội TRƢƠNG HOÀNG NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diễn ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT VIỆT NAM TRONG TƢƠNG QUAN Phản biện 1: SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 Phản biện 2: Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2011. Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tƣ liệu - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung HÀ NỘI - 2011 tâm tƣ liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có 8 vốn đầu tư nước ngoài TRONG các KHU CÔNG NGHIệP và KHU CHế XUấT 1.1. Khái quát chung về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn 8 đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 8 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp, khu chế xuất 11 1.1.3. Khái niệm địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư 15 nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 1.1.4. Các quy định điều chỉnh địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn 17 đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 1.2. Vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các 21 khu công nghiệp và khu chế xuất 1.2.1. Vai trò trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 21 1.2.2. Vai trò trong việc phát triển hệ thống cơ cấu hạ tầng cho sản 24 xuất công nghiệp 1.2.3. Vai trò trong việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn 27 theo hướng tập trung
- 1.2.4. Vai trò trong việc chuyển giao công nghệ, phương thức quản 32 lý tiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam 1.2.5. Vai trò trong việc giải quyết việc làm cho lao động trong nước 34 1.3. Lược sử hình thành và phát triển địa vị pháp lý của doanh 36 nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 1.3.1. Pháp luật trong nước 36 1.3.2. Các Điều ước quốc tế có liên quan 42 Chương 2: quy định pháp luật việt nam và pháp luật nước ngoài về địa 44 vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài TRONG các khu công nghiệp, khu chế xuất 2.1. Quy định pháp luật về việc thành lập, quản lý, chấm dứt hoạt 44 động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 2.1.1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 44 trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 2.1.2. Quản lý hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 50 ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 2.1.3. Chấm dứt hoạt động và thanh lý doanh nghiệp có vốn đầu tư 63 nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 2.1.4. Đăng ký lại và tổ chức lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 66 ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 2.2. Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 68 ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất 2.2.1. Sử dụng đất và hạ tầng trong khu công nghiệp và khu chế xuất 68 2.2.2. Đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất 71 2.2.3. Chính sách ưu đãi trong khu công nghiệp, khu chế xuất 74 2.2.4. Quy chế đặc thù về cư trú, đi lại và trao đổi hàng hóa 87
- 2.2.5. Sử dụng và quản lý lao động trong khu công nghiệp, khu chế 92 xuất 2.2.6. Điều kiện về môi trường trong khu công nghiệp, khu chế xuất 96 2.2.7. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp FDI về tài chính, ngoại hối 99 2.2.8. Quyền và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trong khu công 103 nghiệp, khu chế xuất Chương 3: Thực trạng thực thi địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn 105 đầu tư nước ngoài TRONG các khu công nghiệp, khu chế xuất và đề xuất giải pháp 3.1. Thực trạng thực thi pháp luật về địa vị pháp lý của doanh 105 nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất 3.1.1. Những kết quả đạt được trong quá trình thực thi pháp luật về 105 địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp, khu chế xuất 3.1.2. Những vướng mắc, tồn tại 108 3.2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh 116 nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất 3.3. Các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của 118 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất 3.3.1. Hoàn thiện pháp luật liên quan đến môi trường đầu tư nước 118 ngoài tại Việt Nam 3.3.2. Đổi mới quan niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 119 ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 3.3.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách để cải thiện môi trường sản 123 xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và tăng cường công
- tác quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này 3.3.4. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế 125 xuất đồng bộ, hiện đại xứng tầm với các nước trong khu vực và thế giới 3.3.5. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính 126 3.3.6. Nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm 127 việc tại Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất 3.3.7. Thành lập Trung tâm dịch vụ hành chính công 128 3.3.8. Cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng 129 3.3.9. Cải thiện môi trường trong khu côn g nghiệp, khu chế xuất 131 KẾT LUẬN 133 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 135
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐTNN : Đầu tư nước ngoài KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài TNDN : Thu nhập doanh nghiệp UBND : ủy ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Đầu tư nước ngoài trong KCN theo ngành (tính đến 28 6/2011) 1.2 Phân loại trình độ công nghệ các doanh nghiệp trong KCN 33 2.1 So sánh thuế trong và ngoài đặc khu kinh tế của Trung Quốc 80 2.2 So sánh thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 86 2.3 So sánh về mức lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh 95 áp dụng năm 2011 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 1.1 Tỷ lệ % số dự án ĐTNN trong KCN theo ngành 29 1.2 Tỷ lệ % vốn ĐTNN trong KCN theo ngành 29
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là một trong những hướng đi chiến lược đối với các nhà đầu tư khi họ đã tích lũy được các điều kiện như vốn, công nghệ, trình độ quản lý trong khi thị trường trong nước không đáp ứng đủ các yêu cầu đầu tư mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tốc độ phát triển, thực hiện chiến lược "đi tắt, đón đầu", nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia kém hoặc đang phát triển luôn đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích, thu hút vốn đầu tư ngoài nước vào nước mình. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc kêu gọi đầu tư từ nước ngoài là vô cùng quan trọng, một mặt là để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư trong nước, mặt khác là để giải quyết việc làm cho người lao động, tiếp thu vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước phát triển trên thế giới để nâng cao năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dần rút ngắn khoảng cách về phát triển của Việt Nam và các nước. Như vậy, ĐTNN luôn là quan hệ mang tính gắn bó giữa nhu cầu của nhà đầu tư và nhu cầu của nước tiếp nhận đầu tư. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang trở thành một địa điểm đầu tư có sức hấp dẫn trên thế giới. Năm 2006 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,6%, năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 8,3%. Năm 2008 và 2009, mặc dù phải đối mặt với những thách thức lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt 6,7% và 5,32% vượt mức so với kế hoạch đã đề ra. Đến năm 2010, nền kinh tế khởi sắc hơn với tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 6,85% và trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt tốc tộ tăng trưởng 7,1%. 1
- Nói đến đầu tư nước ngoài không thể không nhắc đến hoạt động đầu tư của các nhà sản xuất trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) bởi lẽ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX chính là hình ảnh của đầu tư nước ngoài tại từng quốc gia tiếp nhận đầu tư… Tại thời điểm hiện nay, hầu hết các tên tuổi lớn trong cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế như Intel, Samsung, Canon, Toshiba, Panasonic, Toyota … đã có mặt và đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN, KCX của Việt Nam. Để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, một trong các yêu cầu quan trọng và tiên quyết đối với các nước sở tại là các quốc gia này phải có một chính sách đầu tư minh bạch và rõ ràng, đặc biệt là các quy định về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ khi nào yêu cầu trên được đáp ứng, các nhà đầu tư mới có thể yên tâm và mạnh dạn bỏ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý vào kinh doanh tại quốc gia kêu gọi đầu tư. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các cơ quan Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực không ngừng trong việc tạo lập một môi trường pháp lý về đầu tư đồng bộ, minh bách hóa, xóa bỏ dần các khoảng cách giữa đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, đưa các quy định của pháp luật về đầu tư tại Việt Nam tiệm cận dần với luật pháp và thực tiễn đầu tư quốc tế, trong đó có thể kể đến các quy định cơ bản sau đây: - Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp năm 2005 thống nhất hai hệ thống pháp luật trước đây là pháp luật về đầu tư nước ngoài và pháp luật về đầu tư trong nước thành một hệ thống pháp luật đầu tư và doanh nghiệp chung. Các đạo luật này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tương quan với các doanh nghiệp trong nước. 2
- - Luật Thương mại và Luật đất đai năm 2005 đã cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối và quy định về quyền sử dụng đất đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất trong KCN, KCX. - Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 của Chính phủ thay thế Nghị định 36/NĐ-CP trước đây về KCN, KCX. Nghị định mới này đã có nhiều quy định rõ hơn, điều chỉnh nhiều vấn đề liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp trong KCN, KCX bước đầu đã tạo ra một khung pháp lý cơ bản về địa vị pháp lý của các doanh nghiệp trong KCN, KCX trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các quy định của pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và địa vị pháp lý của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN và KCX nói riêng đã dần được củng cố, hoàn thiện cùng với sự hoàn thiện nói chung của hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn một vài điểm hạn chế và trong nhiều trường hợp vẫn còn chưa sáng tỏ, minh bạch chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của nhà đầu tư và trong một chừng mực nào đó vẫn còn những khoảng cách nhất định với pháp luật quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN và KCX Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới là một việc làm cần thiết không những về mặt lý luận mà còn là đòi hỏi của thực tiễn. Tính tích cực của đề tài: - Nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN và KCX Việt Nam. Qua đó, tác giả mong muốn đưa ra cách nhìn nhận rõ ràng hơn về địa vị pháp lý và vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN và KCX. 3
- - Góp phần giúp các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu sâu hơn về địa vị pháp lý của mình khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam đặc biệt là đầu tư vào các KCN, KCX Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX Việt Nam đồng thời lồng ghép, so sánh trong tương quan pháp luật một số nước như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan… tác giả đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một vấn đề khá hấp dẫn, đã được nghiên cứu dưới nhiều giác độ khác nhau. Trong nhiều bài viết phân tích về môi trường đầu tư của Việt Nam thì địa vị pháp lý của doanh nghiệp luôn là một trong những vấn đề được bàn luận nhiều nhất. Tuy nhiên, do môi trường đầu tư đã có nhiều thay đổi và do đầu tư trong các KCN, KCX có những đặc thù nhất định nên gần đây chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu và chi tiết về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc sỹ luật học. Đặc biệt, khi Việt Nam đã là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tham gia một loạt các thỏa thuận song phương, đa phương về đầu tư với các nước khác thì hệ thống pháp luật về đầu tư nói chung và các quy định liên quan đến địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu nhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tiếp tục nghiên cứu pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX có khảo cứu, so sánh pháp 4
- luật một số quốc gia trên thế giới với những phân tích có gắn với những yếu tố và những đòi hỏi của tình hình mới là đề tài mới mẻ và cần thiết. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN và KCX ở Việt Nam có gắn với việc so sánh pháp luật một số nước. Với cấp độ là một luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật Quốc tế, tác giả tập trung đi sâu vào việc phân tích các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và gắn với đặc thù các KCN, KCX Việt Nam nói riêng qua đó phân tích đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các phân tích của luận văn cũng lồng ghép với việc so sánh và đối chiếu với pháp luật của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore... nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong quá trình phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX tác giả đã cố gắng không so sánh, phân tích pháp luật một số nước một cách đơn lẻ, độc lập mà lồng ghép, phân tích đan xen trong các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu nhằm làm toát lên, làm sáng tỏ hơn và để tìm ra điểm khác ưu việt hơn so với pháp luật Việt Nam với mục đích đưa ra các bài học, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài luôn thể hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận 5
- văn đã sử dụng các phương pháp khác nhau như: phương pháp luận biện chứng duy vật để nhìn nhận, đánh giá địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phương pháp điều tra xã hội học nhằm tổng hợp, đánh giá những đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam, những hạn chế của pháp luật, cơ chế chính sách tác động đến địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để từ đó có những kết luận, kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao vai trò của loại hình doanh nghiệp này. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, chứng minh, diễn giải, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu khi nghiên cứu đề tài. 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài 5.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của luận văn là nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN và KCX Việt Nam có gắn với khảo cứu, so sánh pháp luật một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đề xuất hệ thống các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 5.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích làm sáng tỏ về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX Việt Nam theo các qui định của hệ thống pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng có so sánh, đối chiếu với pháp luật một số nước phát triển trên thế giới. 6
- - Đúc rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX Việt Nam cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 6. Những điểm mới của luận văn Trong phạm vi một luận văn cấp thạc sĩ, tác giả luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu sau đây: 1) Khái quát được địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX tại Việt Nam. 2) Hệ thống hóa được các quy định về địa vị pháp lý của doanh nghiệp trong các KCN, KCX Việt Nam trên cơ sở pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời khảo cứu, so sánh pháp luật một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những bài học nhằm đưa ra 03 giải pháp và 06 kiến nghị nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX Việt Nam. 3) Đề xuất được một số giải pháp có giá trị thực tiễn cho các cơ quan Nhà nước để hoàn thiện hệ thống pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Với những đóng góp như vậy, tác giả luận văn mong muốn được góp phần công sức nhỏ bé vào việc hoàn thiện, minh bạch pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN, KCX Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN và KCX. 7
- Chương 2: Qui định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN và KCX. Chương 3: Thực trạng thực thi pháp luật địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX và đề xuất giải pháp. 8
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp có vốn ĐTNN là thuật ngữ pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp luật về đầu tư tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương rút ngắn khoảng cách giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, cũng như pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt. Chính vì vậy, việc xác định và làm rõ khái niệm doanh nghiệp có vốn ĐTNN là hết sức quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý đầu tiên để xác định địa vị pháp lý của doanh nghiệp, pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, là tiền đề để doanh nghiệp có thể xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật Việt Nam. Theo khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005, doanh nghiệp có vốn nước ngoài được xác định gồm: "doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại" [42]. Như vậy, theo Luật Đầu tư, cách hiểu về doanh nghiệp có vốn ĐTNN chưa được rõ ràng, chưa có một cách hiểu chung thống nhất mà mới chỉ liệt kê được các trường hợp được coi là doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Điều này khiến cho các 9
- nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định liệu doanh nghiệp của mình có phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay không? Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ bao nhiêu phần trăm vốn trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? Đặc biệt, trong các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động thì nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đến bao nhiều phần trăm vốn điều lệ thì doanh nghiệp sẽ chuyển sang hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? Các doanh nghiệp được thành lập do sự tham gia góp vốn của (các) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác đã được thành lập ở Việt Nam thì được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước? Trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế và pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện, những điểm chưa rõ ràng nêu trên là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, một cách khái quát nhất, doanh nghiệp có vốn ĐTNN được hiểu là doanh nghiệp có sự góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Đây là cơ sở quan trọng nhất để nhận diện một doanh nghiệp có phải là doanh nghiệp có vốn ĐTNN hay không. Việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện dưới hình thức thành lập doanh nghiệp mới hoặc mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Ngoài ra, trên thực tiễn, các cơ quan quản lý nhà nước đều cho rằng các doanh nghiệp được thành lập từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác tại Việt Nam cũng được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một vấn đề khác cũng được nhiều học giả và nhà đầu tư quan tâm là khái niệm nhà đầu tư nước ngoài. Bởi lẽ, nếu khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài không được làm rõ thì khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng không thể được làm rõ. Theo khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005, nhà đầu tư nước ngoài được xác định gồm: "tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam" [42]. Cũng giống như khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khái niệm nhà đầu tư 10
- nước ngoài theo Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam được xây dựng theo phương pháp liệt kê. Tuy nhiên, theo tôi, khái niệm này chưa chỉ rõ một số trường hợp như người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam được coi là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài. Trước đây, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước nêu rất rõ nguyên tắc người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam có thể được lựa chọn một trong hai hình thức đầu tư là đầu tư trong nước hoặc đầu tư nước ngoài nhưng tại Luật Đầu tư năm 2005 và các văn bản hướng dẫn cho đến thời điểm hiện nay thì nguyên tắc này lại không còn được đề cập. Ngoài ra, khi xây dựng Luật Đầu tư 2005, các nhà làm luật đã lấy tiêu chí nguồn vốn đầu tư để phân biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước. Tuy nhiên với cách định nghĩa nhà đầu tư nước ngoài nêu trên, tác giả cho rằng khái niệm nhà đầu tư nước ngoài chưa thể hiện được đầy đủ tiêu chí trên trên. Bởi lẽ, tổ chức nước ngoài cũng có thể do nhà đầu tư Việt Nam thành lập ở nước ngoài để đầu tư trở lại Việt Nam. Trên thực tiễn, trong thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều trường hợp các doanh nhân Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài và nhiều trường hợp trong số đó là rất thành công. Đến nay, các doanh nhân thông qua các công ty do họ thành lập ở nước ngoài để đầu tư vào Việt Nam. Nếu đúng theo như khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài tại Luật Đầu tư 2005 thì các doanh nghiệp được thành lập trong trường hợp này là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (do pháp nhân nước ngoài thành lập) nhưng nếu xét trên phương diện nguồn vốn đầu tư thì các doanh nghiệp này lại là các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư của các doanh nhân Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước. Đây có thể coi là điểm còn chưa hoàn thiện của pháp luật về đầu tư của Việt Nam và cần được nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tới. 11
- Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là hình thức đầu tư mà ở đó các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn để lập ra pháp nhân mới tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu chung của các nhà đầu tư. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện dưới hai hình thức: doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chung một số đặc điểm sau: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Sau khi được thành lập nó trở thành chủ thể kinh doanh độc lập trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh trên danh nghĩa doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữuc hạn. Có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. - Các nhà đầu tư vốn nước ngoài có quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp theo hình thức đầu tư liên doanh hay 100% vốn. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư và pháp luật có liên quan của Việt Nam. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp, khu chế xuất Ngay từ những năm 60, sớm nhận thấy những lợi thế phát triển của các KCN tập trung, những KCN đầu tiên của nước ta được thành lập như KCN Thượng Đình (Hà Nội), Khu gang thép Thái Nguyên (Thái Nguyên), KCN hóa chất Việt Trì (Vĩnh Phúc) … Tuy nhiên, tại các văn bản pháp luật, khái niệm KCX chỉ mới được đưa ra vào năm 1991 tại Quy chế Khu chế xuất tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 332-HĐBT ngày 18/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Theo đó, KCX là "khu công nghiệp tập trung 12
- chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu" và "do Chính phủ thành lập ở những địa bàn có vị trí thuận tiện cho sản xuất hàng xuất khẩu và cho xuất khẩu, có ranh giới địa lý được ấn định theo quyết định thành lập". Khái niệm KCN được đưa ra vào năm 1994 tại Quy chế Khu công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 192-CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ. KCN có các đặc điểm đặc thù là "Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống" [12]. Tuy nhiên, phải chờ đến năm 1997, cả hai khái niệm KCN và KCX mới được ghi nhận một cách đầy đủ tại Quy chế KCN, KCNC được ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ. Theo Nghị định này: Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất [13]. Tiếp theo đó, định nghĩa về KCN, KCX được xây dựng chặt chẽ hơn tại một văn bản pháp lý có giá trị cao hơn, đó là Luật Đầu tư năm 2005. Theo đó: "Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ" [42] còn "khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ" [42]. Các khái niệm này một lần nữa được nhắc lại trong Nghị định 29/2008/NĐ-CP về KCN, KCX và khu kinh tế ngày 14/3/2008 của Chính phủ. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 316 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 185 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 244 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 106 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 159 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn